Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

a) Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 (còn gọi là biểu đồ TAS) của Le Maitre (1989)

(Hình 2.2), được xây dựng trên cơ sở 24.000 đá núi lửa tươi hoặc ít biến đổi (vì khi biến
đổi tổng lượng kiềm thay đổi khá nhiều). Cần chú ý số liệu thạch hoá khi đưa lên biểu
đồ TAS cần tính ra 100% sau khi loại bỏ hàm lượng nước và khí CO2. Trên biểu đồ này
chỉ ra các trường đá núi lửa khác nhau với các tên đá được thừa nhận phổ biến. Tuy vậy,
một số trường, nếu không có các thông số bổ sung thì không thể định danh được tên đá.
Ví dụ, trường bazanit và tefrit hoặc trachyt và trachydacit

b) Biểu đồ (Na2O+K2O)-SiO2 của Cox và nnk (1979), Wilson (1989) (Hình 2.3)
dùng cho đá xâm nhập. Biểu đồ này có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì các biểu đồ khác
không thể bao hàm toàn bộ các đá xâm nhập.

Hình 2.3. Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 của Cox và nnk. (1979),


được Wilson bổ sung (1989) dành cho các đá xâm nhập. Đường cong đậm nét phân chia

1
các đá kiềm ở trên và á kiềm ở dưới.
So sánh hai biểu đồ trên cho thấy ranh giới các trường đá xâm nhập và các đá núi
lửa tương ứng không trùng nhau.
c) Biểu đồ SiO2-MgO (Malyuk B.I., Sivoronov A.A., 1984) (Hình 2.4) dùng để
phân chia các đá núi lửa. Đáng chú ý trên biểu đồ này định rõ hai trường komatit siêu
mafic và komatit mafic cũng như các trường meimechit và boninit bên cạnh những đá
núi lửa bình thường khác.

d) Phân loại các đá magma trên cơ sở sử dụng cation


* Biểu đồ R1-R2 của De la Roche ... (1980) dùng để phân loại các đá núi lửa
(Hình 2.5a) và xâm nhập (Hình 2.5b) trên cơ sở tỉ lệ cation (được tính ra milication).
Trên biểu đồ hai biến số:
R1 = 4Si-11(Na+K)-2(Fe+Ti) là hoành độ và R2 = 6Ca+ 2Mg+Al là tung độ. Chú ý ở
đây Fe là tổng lượng sắt
Hướng dẫn cách tính chuyển từ % trọng lượng các oxid sang millication xin xem
ví dụ ở Bảng 2.1
Sơ đồ phân loại của De la Roche có nhiều ưu thế:
 Toàn bộ các nguyên tố chính của đá đều được sử dụng để phân loại;
  Sơ đồ chung để áp dụng cho tất cả các kiểu đá magma;
  Thành phần khoáng vật cũng có thể biểu diễn trên biểu đồ cho phép so sánh
một cách rõ ràng giữa tài liệu khoáng vật và hoá học;
  Mức độ bão hoà silic và thay đổi thành phần felspat có thể được thể hiện trên
biểu đồ này.

2
Bảng 2.1. Cách tính chuyển % trọng lượng oxid sang millication
Oxid Trọng lượng oxid Trọng lượng Số cation Tỉ lệ cation Millication
(%) mol

SiO2 62,25 60,09 1,00 1,03594 1035,94


TiO2 0,80 79,90 1,00 0,01001 10,01

Al2O3 16,90 101,96 2,00 0,33150 331,50

Fe2O3 1,55 159,69 2,00 0,01941 19,41

FeO 3,69 71,85 1,00 0,05136 51,36

MnO 0,08 70,94 1,00 0,01007 10,07

MgO 2,67 40,30 1,00 0,06625 66,25

CaO 4,70 56,08 1,00 0,08381 83,81

Na2O 3,02 61,98 2,00 0,09745 97,45

K2O 2,66 94,20 2,00 0,05648 56,48

P2O5 0,25 141,95 2,00 0,00352

R1= 4Si – 11(Na +K) – 2(Fe + Ti) = 2288,79 và R2= 6Ca + 2Mg + Al = 966,86

3
Hình 2.5. Biểu đồ phân loai các đá núi lửa (a) và xâm nhập (b)
dựa trên thông số R1 và R2 (Roche và nnk., 1980) được tính theo millication.
R1 = 4Si - 11(Na+K) - 2(Fe+Ti); R2 = 6Ca + 2Mg + Al
*Biểu đồ cation của Jensen (1976). Biểu đồ này dùng để phân loại các đá núi
lửa á kiềm và đặc biệt có ích cho komatit. Nó dựa trên tỉ lệ của các cation
(Fe2++Fe3++Ti), Al và Mg được tính cho 100% và thể hiện trên biểu đồ tam giác. Các
nguyên tố được lựa chọn cho biểu đồ nhìn chung bền vững khi bị biến chất. Do đó nó có
thể sử dụng tốt cho các đá núi lửa bị biến chất trao đổi kiềm đây là một thế mạnh của
biểu đồ. Biểu đồ nguyên bản của Jensen (1976) đã được Jensen và Pyke (1982) hiệu
chỉnh đôi chút bằng cách dịch chuyển ranh giới trường bazan-komatit / komatit về phía
giá trị Mg thấp hơn. Hình 2.6 là phiên bản cuối cùng kể trên.

4
Hình 2.6. Biểu đồ của Jensen (1976) có hiệu chỉnh của Jensen, Pyke (1982) và Rickwood (1989)
để phân loại các đá núi lửa á kiềm, trong đó có komatit
e) Đối với các đá núi lửa bị biến chất hoặc bị biến đổi mạnh mẽ, J. A. Winchester
và P. A. Floyd (1976) đề xướng các biểu đồ dùng các nguyên tố không linh động, như
SiO2-Zr/TiO2 (Hình 2.7a), SiO2-Nb/Y (Hình 2.7b) và Zr/TiO2-Nb/Y (Hình 2.7c).

2.1.2. Phân loại các đá thành phần siêu bazơ


a) a) Biểu đồ A-S (Dmitriev L., Uhanov A., Sharaxkin A., 1972) dùng tất cả
các nguyên tố chính để phân chia các đá siêu mafic (kể cả đá xâm nhập lẫn đá núi lửa).

5
Đại lượng S = SiO2- (MgO+Fe2O3+FeO+TiO2+MnO) được đưa lên trục hoành, còn đại
lượng A = (Al2O3+CaO+Na2O+K2O) thể hiện trên trục tung (Hình 2.8). Ngoài ra trên
biểu đồ còn cho phép thể hiện thành phần của các khoáng vật tạo đá tiêu hình. Điều này
giúp ích trong việc tìm hiểu thành phần khoáng vật của các đá nghiên cứu bị biến đổi,
vẫn thường gặp trong các thành tạo đá siêu mafic.

b) b) Các biểu đồ phân biệt các đá siêu mafic và mafic của Hallberg (1985)
dùng các nguyên tố trơ (không linh động): biểu đồ Cr-TiO2 (Hình 2.9a); Ni-Cr (Hình
2.9b). Những biểu đồ này rất có ích để nhận biết các đá bazan cao-Mg, komatit và bazan
tholeit.

6
Hình 2.9. Biểu đồ Cr-TiO2 (a) và Ni-Cr (b) của Hallberg (1985) phân chia các đá: CK-
komatit tích đọng (cumulative komattites); K- komatit; LMS- thể vỉa (sills) thấp Mg;
HMB- bazan cao Mg và T- bazan tholeit
2.1.3. Phân loại các đá thành phần bazơ
Để phân loại các đá thành phần bazơ, dùng các biểu đồ chung phân loại các đá
magma và thường phân ra các seri có đặc điểm thạch địa hoá riêng, nhất là các đá núi
lửa.
Các đá núi lửa seri tholeit đặc trưng chủ yếu là bazan, nhưng cũng có cả andesit
và axit hơn. Seri này có đặc điểm:
- Các đá bão hoà silic;
- Trong thành phần luôn có hypersthen (khoáng vật chuẩn mức);

Hình 2.10. Biểu đồ (Na2O+K2O) - MgO của Le Bas M.J. (2000) phân loại các đá núi
lửa cao Mg: picrobazan, picrit, komatit và meimechit

a) Bazan giữa đại dương của các phức hệ ophiolit (thường gọi là bazan nguyên
thuỷ) có đặc điểm:
- Hàm lượng K2O thấp (0,1  0,5%);

7
- Các nguyên tố litophil ion lớn có hàm lượng thấp;
- Hàm lượng các nguyên tố nhóm sắt cao (xem Bảng 2.2).
b) Bazan tholeit nội mảng so với bazan nguyên thuỷ có:
- Hàm lượng cao các nguyên tố litophil và lantanoid nhẹ (2  3 lần cao hơn);
- Trong số các bazan nội mảng lại phân ra các bazan đảo đại dương, rift lục địa và
trap. Bazan lục địa khác với đại dương cũng có hàm lượng các nguyên tố lithophil và
lantanoid nhẹ cao hơn (Bảng 2.2).
- Bazan seri tholeit phân bố ở sống núi giữa đại dương (bazan nguyên thuỷ), trên
đáy đại dương, trong ophiolit cổ, ở phần trước của cung đảo, ở rift lục địa và nội mảng.

Hình 2.11. Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 phân loại và gọi tên các đá núi lửa
cao Mg: komatit và meimechit (a) và picrit (b), theo Le Bas M.J. (2000)
c) Bazan tholeit phần trước của các cung đảo khác với các kiểu bazan kể trên là
hàm lượng các nguyên tố nhóm sắt và phần lớn các nguyên tố lithophil cực kỳ thấp. Có
thể xem hàm lượng thấp của các nguyên tố nhóm sắt là dấu hiệu nổi trội của nhóm đá
này, gặp không chỉ ở các cung đảo hiện đại, mà còn ở các bazan của các đới ophiolit. Vì
thế có người gọi nó là bazan tholeit thấp crom-nickel.
Các đá núi lửa seri kiềm vôi phổ biến rộng ở cung đảo, rìa lục địa tích cực của các
kiểu Andes và California và các tương đồng cổ của chúng. Các đá của seri này chủ yếu
là andesit và andesitobazan (có cả bazan và ryolit) đặc trưng:
- Khoáng vật tiêu hình của các đá seri này gồm có pyroxen, horblend và
plagioclas;
Trong andesit rìa lục địa tích cực (so với cung đảo) thường gặp ban tinh horblend,

8
xuất hiện felspat kali và thạch anh; chúng thường cao kali hơn, trong khi đó trong đá núi lửa
cung đảo chủ yếu là natri.
- Về thạch hoá, đặc trưng cao nhôm (Al2O3 đến 1618%), chưa bão hoà sắt (f =
0,8÷1,6), so với tholeit thì tổng lượng kiềm cao hơn;
- Trong andesit và andesitobazan thuộc rìa lục địa tích cực, tất cả các nguyên tố
lithophil (ngoại trừ lantanoid nặng), crom và nickel có hàm lượng cao.

9
Bảng 2.2. Thành phần các đá núi lửa bazơ - trung tính thuộc các seri (%) (theo Skliarov
E.V., 2001)
Seri tholeit Seri kiềm-vôi Seri bazan Seri latit
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
SiO2 50,14 48,81 51,57 49,45 59,50 57,20 47,56 53,74 58,20 59,27
TiO2 1,40 1,65 0,80 2,42 0,70 0,90 2,71 1,05 1,20 0,56
Al2O3 15,65 15,14 15,91 13,40 17,20 16,80 14,07 15,84 15,30 15,90
FeO t 9,84 11,30 9,52 9,41 6,10 6,70 11,90 7,79 6,80 5,20
MgO 7,87 7,80 6,73 9,19 3,42 4,20 7,31 6,36 3,10 5,45
CaO 11,66 11,89 11,74 11,48 7,03 6,70 9,71 7,90 5,20 5,90
Na2O 2,61 2,16 2,41 3,00 3,68 3,80 3,44 2,38 4,00 2,67
K2O 0,17 0,19 0,44 0,24 1,60 2,10 1,30 2,57 3,10 2,68
Rb 1,5 2,9 5,0 2,9 31 56 26 75 80 100
Ba 22 60 75 - 270 643 380 1000 1575 850
Sr 129 90 200 - 385 600 580 700 1190 850
Zr 95 99 70 139 110 225 295 50 330 150
Hf - 4,9 1,0 2 2,3 4,9 - - 5,5 3,2
La 3,5 6,3 1,1 - 11,9 35 34 14 74 18
Ce 11,1 17,2 2,6 - 24 58 92 28 136 35
Yb 3,3 3,6 1.4 - 1,9 1,9 2,7 2,1 2,7 1,2
Y 33 22 - 20 21 20 31 - 29 -
Cr 302 224 50 623 56 100 200 30 93 -
Ni 113 104 30 153 18 38 127 20 55 7,2
Co 41 45 30 42 25 20 48 32 19 11,2
V 312 314 270 243 175 131 - - - -
K/Rb 940 544 731 687 428 322 415 284 320 222
Rb/Sr 0.01 0,06 0,01 - 0,08 0,09 0,04 0,10 0,07 0,12
Ni/Co 2.7 2,3 1,0 3,6 0,7 1,9 2,6 0,6 2,9 0,6
Ghi chú: 1- Bazan tholeit nguyên thuỷ (các đới rift đại dương); 2- Bazan tholeit (magma nội mảng); 3-
Bazan tholeit thấp Cr-Ni (phần trước cung đảo); 4- Bazan ophiolit; 5- Andesit kiềm-vôi natri; 6- Thành
phần trung bình của andesit rìa lục địa; 7- Bazan của kiểu bazan kiềm; 8- Andezitobazan của kiểu
shosonit; 9- Latit của kiểu latit; 10- Latit của kiểu shosonit.
2.2 Phân loại các đá granit
Phân loại granitoid ra các kiểu I, S, M và A.
Các kiểu này thoạt tiên được các nhà địa chất người Australia B. Chappel và A.
White (1974) phân chia kiểu S và I granit; năm 1979, White A. chia ra kiểu thứ ba –
granit kiểu M; kiểu thứ tư - granit kiểu A lần đầu được Loiselle M. và Wones D. (1979)
mô tả.
Bốn kiểu granitoid nêu trên thường được sử dụng rộng rãi để phân loại các đá xâm
nhập thành phần axit. Ngoài ra còn phân ra các kiểu khác, như kiểu H (lai tính Hybrid),
kiểu C (Charnokite).

10
a) Granit kiểu I:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Các đá có khuynh hướng đều hạt hoặc không đều hạt, có bao thể (đá tù) chứa
amphibol;
- Felspat kali màu hồng, thường kiến trúc perthit, rất ít khi có microclin; biotit
luôn có mặt với màu nâu sẫm hoặc xanh dưới lát mỏng; horblend màu xanh - phớt lơ
hoặc xanh oliu (lục vàng) dưới lát mỏng;
- Sphen, magnetit gặp với hàm lượng cao, nghèo ilmenit;
- Không có khoáng vật silicat alumin.
Đặc điểm địa hoá:
- Nói chung là dãy thành phần kéo dài (SiO2 từ 53 đến 72%, đôi khi 76%);
- Nghèo nhôm (Al*= ASI thay đổi từ 0,69 đến 1,10 cá biệt đến 1,20), chỉ số nhôm
bão hoà ASI (tính bằng số phân tử):
Al2O3
ASI 
Na2O  K 2O  CaO

- Giàu CaO (ví dụ > 3,7% ở 66% SiO2) (xem Bảng 2.3);
- Giàu Na2O (tức là 2,2% ở đá mafic, tới 3,2% trong đá felsic);
- Nhìn chung Sr cao, thấp hoặc trung bình Rb, Rb/Sr bao giờ cũng thấp hơn so với
kiểu-S ở cùng mức phân dị; tỉ lệ 87Sr/86Sr nguyên thuỷ = 0,705 á 0,709 (cá biệt tới
0,714).
b) Granit kiểu S:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Felspat kali có khuynh hướng tạo tinh thể lớn, màu xám trắng, perthit, chủ yếu
microclin; luôn có biotit màu đỏ nâu (nhưng cũng có màu xanh hoặc nâu), hiếm khi có
actinolit màu xanh nhạt; thực tế không khi nào thấy sphen
- Thường gặp bao thể (đá tù) đá trầm tích biến chất; thực tế không bao giờ gặp bao
thể mafic
- Không có sphen, giàu ilmenit, nghèo magnetit;
- Có silicat alumin (cordierit, granat, silimanit,...).
Đặc điểm địa hoá:
- Dãy thành phần thường ngắn (SiO2 từ 65 đến 77%);
- Quá hoặc bão hoà nhôm Al*> 1,011,99;
- Thấp CaO, Na2O;
- Nhìn chung thấp Sr, cao Rb, Rb/Sr luôn cao hơn so với kiểu I-granit ở cùng mức
phân dị, tỉ lệ 87Sr/86Sr nguyên thuỷ > 0,710 (nguồn gốc nguyên thuỷ vỏ lục địa).
c) Granit kiểu M:
- Đặc trưng chủ yếu bởi diorit thạch anh và tonalit;
- So với granitoid các kiểu khác, granit kiểu M nghèo SiO2, K2O, Rb, Nb giàu
MgO, CaO (xem Bảng 2.3);
- Điển hình tỉ lệ K2O/Na2O <1;

11
- So với granit kiểu S, A chúng chứa nhiều các khoáng vật sắt-magnesi.
d) Granit kiểu A:
Đặc điểm địa chất thạch học:
- Granit kiểu A có nhiều nét tương tự với kiểu I, nhiều trường hợp có horblend
kiềm, đôi khi pyroxen natri, chủ yếu felspat kiềm perthit, đặc trưng biotit giàu Fe (giàu
minal annit);
Đặc điểm địa hoá:
- Đặc trưng tổng hàm lượng kiềm (Na2O + K2O) cao;
- Tỉ lệ FeO*/MgO cao, ở đây FeO* = 0,9Fe2O3 + FeO;
- Thấp Al2O3, CaO, MgO;
- Giàu Ga, Zr, Nb, Y, Zn (xem Bảng 2.3), đất hiếm (trừ Eu); nghèo Sr, Sc, V, Eu;
tỉ lệ Ga/Al cao;
- Đặc trưng hàm lượng halogen cao, nhất là F;
- 87Sr/86Sr nguyên thuỷ thay đổi mạnh từ rất thấp đến cao vừa.
Để nhận biết các kiểu granit mô tả ở trên (theo tiêu chuẩn địa hoá) nhiều nhà thạch
luận đã xây dựng các biểu đồ (Hình 2.12).
Phân loại granit của Ishihara (1977)
Ishihara, trên cơ sở các khoáng vật không trong suốt, đã chia granit ra hai seri:
magnetit và ilmenit. Trong granit seri magnetit gồm tổ hợp magnetit, ilmenit, hematit
và pyrit; còn granit seri ilmenit– ilmenit, pyrotit và graphit. Các tổ hợp khoáng vật này
mang đặc điểm từ tính tương phản có thể đo được hoặc ở ngoài thực địa hoặc trong
phòng.
Phân loại này, về đại thể, tương ứng với các kiểu IS-granit của Chappell và
While (1974). Seri ilmenit tương đồng với granit kiểu S và seri magnetit với kiểu I. Tuy
nhiên sự tương đồng này chỉ mang tính cục bộ, trong khi toàn bộ kiểu S là seri ilmenit,
thì kiểu I có thể hoặc là seri ilmenit, hoặc là seri magnetit.

Bảng 2.3. Thành phần trung bình (%, ppm) của các kiểu granit
(theo Whalen J.B, Currie K.L., Chappen B.W., 1987)
Thành phần Kiểu M (n= 17) Kiểu I (n= 991) Kiểu S (n= 578) Kiểu A (n= 148)

1 2 3 4 5

SiO2 67,24 69,17 70,27 73,81

TiO2 0,49 0,43 0,48 0,26

Al2O3 15,18 14,33 14,10 12,40

Fe2O3 1,94 1,04 0,56 1,24

FeO 2,35 2,29 2,87 1,58

MnO 0,11 0,07 0,06 0,06

MgO 1,73 1,42 1,42 0,20

CaO 4,27 3,20 2,03 0,75

12
Na2O 3,97 3,13 2,41 4,07

K2O 1,26 3,40 3,96 4,65

P2O5 0,09 0,11 0,15 0,04

Ba 263 538 468 352

Rb 17,5 151 217 169

Sr 282 247 120 48

Pb 5 19 27 24

Th 1,0 18 18 23

U 0,4 4 4 5

Zr 108 151 165 528

Nb 1,3 11 12 37

Y 22 28 32 75

Ce 16 64 64 137

Sc 15 13 12 4

v 72 60 56 6

Ni 2 7 13 <1

Cu 42 9 11 2

Zn 56 49 62 120

Ga 15 16 17 24,6

K/Rb 598 187 151 229

Rb/Sr 0,06 0,61 1,81 3,52

Rb/Ba 0,07 0,28 0,46 0,48

13
Phân loại granit của Frost B.R. và nnk (2000)
Năm 2000, Frost, Barnes, Collins, Arculus và Ellis đề nghị một phân loại mới –
phân loại ba cấp cho các đá granit dựa trên ba biến số: chỉ số sắt (Fe-number hoặc Fe*),
chỉ số kiềm vôi biến đổi (MALI) và chỉ số bão hoà nhôm (ASI):
Fe-no = FeO/(FeO+MgO)
Fe* = FeOtot/(FeOtot + MgO);
MALI = (Na2O + K2O – CaO);
ASI = Al/(Ca –1,67P + Na + K).
Cấp thứ nhất phân loại dựa trên tỉ số FeO/(FeO+MgO) của đá (Hình 2.13a). Biến
số này chuyển tải thông tin về lịch sử phân dị của magma granit.

14
Hình 2.13 (a) Biểu đồ Fe* - SiO2 vạch định ranh giới giữa granit sắt và magnesi, trên
biểu đồ này cũng thể hiện cả Fe-no; (b) Biểu đồ (Na2O+ K2O-CaO)-SiO2 phân định ra
các seri kiềm, kiềm-vôi, vôi-kiềm và vôi.
2.3. Xác định bối cảnh địa động hình thành các thành tạo magma.
Khôi phục bối cảnh địa động lực của các thành tạo magma là một trong những
phương pháp ngày nay được áp dụng rộng rãi trên cơ sở tài liệu địa hoá. Đầu những
năm 70 của thế kỷ XX, Pearce I. A. và Cann J. R. đã đề nghị một số biểu đồ thiết lập
trên cơ sở thực nghiệm.
2.3.1. Các biểu đồ phân biệt các đá thành phần bazan và andesit.
Tồn tại số lượng lớn các biểu đồ áp dụng cho bazan và andesitobazan dùng cả
nguyên tố vết và nguyên tố chính.
Các biểu đồ dùng nguyên tố vết
a) Các biểu đồ Ti-Zr, Ti-Zr-Y và Ti-Zr-Sr (Pearce J., Cann J., 1973)
Chú ý các biểu đồ này chỉ dùng trong trường hợp thành phần các đá phân tích
phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Đối với đá bazan tholeit: 20% > CaO + MgO > 12%;
- Đối với bazan kiềm đảo đại dương và bazan kiềm lục địa: Y/Nb < 1,0;
- Đối với bazan kiềm đáy đại dương: Y/Nb < 2,0.
Cần rất thận trọng khi đưa lên biểu đồ các điểm đá có hàm lượng cao đột biến
các nguyên tố sử dụng (Ti, Zr, Y, Nb và Sr), dù là quan hệ các nguyên tố này trên biểu
đồ thường không thay đổi. Các kết quả sai có thể nhận được ở đá có pha chứa Ti tàn
dư như titanomagnetit và clinopyroxen.

15
Hình 2.20. Các biểu đồ: (a) Ti-Zr-Y (phỏng theo Pearce và Cann, 1973); (b) Ti-Zr (theo
Pearce và Cann, 1973); (c) Ti-Zr (theo Pearce, 1982) và (d) Ti-Zr-Sr (theo Pearce và
Cann, 1973). B (trên các hình a, b) thể hiện trường chồng lấn của A, C, D (giải thích
xem trong phần viết)
1. Biểu đồ Ti-Zr-Y. Biểu đồ này (Hình 2.20a) được sử dụng có hiệu quả để phân
chia các bazan tholeit cung đảo (A), bazan kiềm-vôi (C), bazan nội mảng (D).
2. Biểu đồ Ti-Zr. Trên biểu đồ này (Hình 2.20b) chia ra 4 trường: tholeit cung
đảo IAT (trường A); bazan kiềm-vôi CAB (trường C); bazan sống giữa đại dương
MORB (trường D); còn trường B bao gồm cả ba kiểu bazan kể trên. Một biến thể của
biểu đồ này, trên đó chia ra các bazan cung núi lửa (VAB), bazan nội mảng (WPB) và
MORB, do Pearce đề nghị (Hình 2.20c). Chú ý biểu đồ Hình 2.20c được thể hiện ở
thang logarit thập phân.
3. Biểu đồ Ti-Zr-Sr. (Hình 2.20d) chỉ có thể sử dụng cho đá không bị biến đổi, vì
Sr là nguyên tố khá linh động khi biến đổi nhiệt dịch. Mục đích chính của biểu đồ này
là phân chia các đá mà trên biểu đồ Ti-Zr-Y rơi vào trường B ra các nhóm phù hợp với
các bối cảnh kiến tạo khác nhau: bazan đáy đại dương (OFB); bazan cung đảo (IAB)
và bazan kiềm-vôi (CAB)
J. Pearce và J. Cann (1973) đề nghị dùng 3 biểu đồ kể trên theo trật tự sau: trước
hết áp dụng biểu đồ Ti-Zr-Y (Hình 2.20a), để phát hiện các bazan nội mảng, sau đó có
thể dùng biểu đồ Ti-Zr (Hình 2.20b,c) và đối với các mẫu không bị biến đổi dùng biểu
đồ Ti-Zr-Sr (Hình 2.20d) để phân loại các kiểu bazan khác. Các biểu đồ này được
dùng khá phổ biến và trong quá trình áp dụng chúng đã phát hiện ra một vài không

16
phù hợp, được nêu dưới đây:
- Các điểm biểu diễn một số mẫu tholeit lục địa được đưa lên biểu đồ Ti-Zr-Y
không rơi vào trường D, tức là trường có bối cảnh nội mảng;
- Pearce J. và Cann J. khi tạo ra biểu đồ đã không tính đến hiệu ứng hỗn nhiễm
vỏ, quá trình này ảnh hưởng đến thành phần hoá học của bazan lớp phủ lục địa và có
thể là nguyên nhân phân loại chúng không đúng đắn;
- Từ lúc công bố biểu đồ Ti-Zr-Y, đã có nhiều tài liệu về thành phần hoá học của
platobazan đại dương và một số kiểu MORB;
- Việc tính chuyển hàm lượng các nguyên tố sang 100% trước khi đưa chúng lên
biểu đồ đã dẫn đến gộp nhóm các điểm biểu diễn một cách nhân tạo, trong khi đó
nồng độ tuyệt đối của các nguyên tố có thể khác biệt nhiều.
b) Các biểu đồ dùng biến thiên hàm lượng Ti-Zr-Y-Nb.
Phải hết sức chú ý khi sử dụng các biểu đồ có Nb, vì xác định chính xác hàm
lượng Nb khá khó khăn (thường dùng phương pháp huỳnh quang tia X).
1. Biểu đồ Zr/Y-Zr (Hình 2.21a) của Pearce J. và Norry M. (1979) để phân chia bazan
cung đảo (VAB), bazan sống núi giữa đại dương (MORB), bazan nội mảng (WPB).

Biểu đồ Zr/Y-Zr cũng có thể được dùng để phân chia các bazan cung đảo ra loại
được hình thành trong phạm vi cung bên trong đại dương hay được phun trào trong
bối cảnh rìa lục địa tích cực. Các bazan của cung phát triển gần rìa lục địa đặc trưng là
có tỉ lệ Zr/Y cao hơn và hàm lượng Zr nâng cao (Hình 2.21b).
J. Pearce và G. Gale (1973) đã sử dụng biểu đồ tương tự theo toạ độ Zr/Y và
Ti/Y để phân biệt các bazan nội mảng với các bazan kiểu khác, được gộp chung vào
chuyên từ "bazan các rìa mảng" (Hình 2.21c). Biểu đồ này dựa trên cơ sở bazan nội
mảng giàu Ti, Zr và hàm lượng Y không cao.

17
2. Biểu đồ Ti/Y-Nb/Y (Pearce J. 1982) (Hình 2.22) cho phép phân định các bazan
nội mảng với các bazan sống giữa đại dương và cung núi lửa, mà trường của chúng
chồng lấn lên nhau trên biểu đồ này.
Bazan nội mảng có tỉ lệ Ti/Y và Nb/Y cao hơn so với các kiểu bazan khác, điều
này phản ánh tính chất giàu nguồn manti của bazan nội mảng so với nguồn nguyên
thuỷ của MORB và bazan đảo đại dương. Sự khác nhau về tỉ lệ Nb/Y cho phép về sau
phân các bazan nội mảng ra 3 seri: tholeit, chuyển tiếp và kiềm.

Hình 2.22 Biểu đồ Ti/Y - Nb/Y phân định các bazan (Pearce,1982)

3. Biểu đồ Zr-Nb-Y (M. Meschide, 1986) giúp phân chia các bazan sống giữa đại
dương (MORB) ra 2 kiểu: MORB kiểu N, bazan “bình thường” của sống giữa đại dư-
ơng, nghèo các nguyên tố vết không tương hợp và MORB kiểu E, bazan “giàu” của
đáy đại dương. Sự hình thành của chúng xảy ra ở khu vực phát triển quá trình xuyên
trồi (plume) như ở Iseland. Bazan MORB kiểu E giàu các nguyên tố vết không tương
hợp.
Trên biểu đồ tam giác Zr/4-Nb.2-Y (Hình 2.23), Meschide phân định trên cơ sở
sử dụng hơn 1800 phân tích các bazan hiện đại với điều kiện 20% > CaO+MgO >
12%.
Các bazan kiềm nội mảng trên biểu đồ Zr-Nb-Y rơi vào trường A(A1, A2),
tholeit nội mảng vào các trường A2 và C. Các điểm bazan MORB kiểu E rơi vào
trường B, bazan MORB kiểu N - vào trường D. Bazan cung núi lửa nằm trong trường
C và D. Như vậy chỉ có bazan kiềm nội mảng và MORB kiểu E mới có thể nhận biết
một cách chắc chắn trên biểu đồ này.
J. Pearce và M. Norry (1979), sau khi nghiên cứu sự khác nhau của tỉ lệ Zr/Y và
Ti/Y đối với các kiểu bazan khác nhau, đã đi đến kết luận đó là do có mối liên quan

18
chắc chắn nhất với sự không đồng nhất của nguồn magma nguyên thuỷ tồn tại lâu dài

Rõ ràng sự khác nhau giữa các bazan nội mảng (có trị số Zr/Y cao) và các kiểu
bazan khác phản ánh sự khác nhau của nguồn manti. Bằng cách đó giải thích cho cả
sự khác biệt về trị số Zr/Nb và Y/Nb đối với bazan kiềm và tholeit. Bazan cung đảo và
MORB có thể được nóng chảy từ các nguồn giống nhau, tuy nhiên hàm lượng tuyệt
đối của Ti, Zr và Y trong bazan cung đảo thấp hơn (phản ánh mức độ cao của sự nóng
chảy từng phần vật chất khi thành tạo chúng).
b) b) Biểu đồ Th-Hf-Ta của Wood (1980)
Wood D. (1980) đề xuất biểu đồ trên cơ sở hàm lượng các nguyên tố điện tích
cao không linh động Th-Hf-Ta (Hình 2.24). Nếu khi không có khả năng xác định được
hàm lượng Hf và Ta trong đá, nhưng có hàm lượng Zr và Nb có thể tính hàm lượng Hf
= Zr/39, còn Ta = Nb/16. Ưu thế của biểu đồ này là có thể phân định các bazan
MORB ra các kiểu khác nhau; ngoài bazan còn có thể áp dụng cho các dung nham
trung tính và axit; có thể nhận biết tốt các bazan cung đảo. Trên biểu đồ, bazan MORB
kiểu N phân bố trong trường A; MORB kiểu E và bazan tholeit nội mảng trong trường
B. Như thế theo biểu đồ không có khả năng phân biệt MORB kiểu E và tholeit nội
mảng, để phân định chúng có thể dùng biểu đồ của Pearce J. và Cann J. (1993). Bazan
kiềm nội mảng trên biểu đồ Hf-Th-Ta phân bố trong trường C và bazan cung đảo ở tr-
ường D. Trường D bao gồm tholeit cung đảo (tholeit cung nguyên thuỷ) có tỉ lệ Hf/Th
> 3 và bazan vôi kiềm có Hf/Th < 3. Do Th khá linh động trong các bazan bị biến đổi,
nên chú ý chỉ nên dùng đối với các bazan còn tươi (khi thuỷ tinh núi lửa ít bị biến đổi)

19
Quá trình kết tinh phân dị cũng có thể ảnh hưởng đến vị trí các điểm biểu diễn
trên biểu đồ, dung thể tàn dư đặc trưng có nồng độ Th cao hơn.
c) Biểu đồ La-Y-Nb của Cabanis và Lecolle (1989) (Hình 2.25). Biểu đồ này cho
phép phân định bazan cung núi lửa, bazan lục địa và đại dương. Hàm lượng các
nguyên tố đưa lên biểu đồ cần chú ý điều kiện La/10 (ppm), Y/15 (ppm) và Nb/8
(ppm). Lantan linh động trong quá trình nhiệt dịch, vì thế các đá bị biến đổi và biến
chất mạnh, có sự sai lệch ở miền góc La của biểu đồ.
d) Các biểu đồ dùng để nhận biết các bazan cung đảo.
J. Pearce (1982, 1983) đã dùng biểu đồ chân nhện cho các nguyên tố vết được
chuẩn hoá theo MORB để nhận dạng các magma được thành tạo trong bối cảnh cung
đảo. Dựa trên những kết quả có được, ông đã xác định ba đặc điểm phân biệt chủ yếu
của các bazan cung đảo: 1) giàu các nguyên tố Sr, K, Rb, Ba và Th so với Ta và Cr; 2)
trong tholeit cung đảo, các nguyên tố trường lực mạnh có hàm lượng thấp hơn so với
bazan MORB; 3) các bazan kiềm-vôi giàu các nguyên tố Th, Ce, P và Sm so với các
nguyên tố trường lực mạnh (HFS). Những đặc trưng này là cơ sở xây dựng hàng loạt
các biểu đồ phân định MORB, bazan nội mảng và bazan cung núi lửa.

20
1. Biểu đồ Cr-Y (Pearce, 1982)
Trong các bazan cung đảo, hàm lượng Cr thấp so với các kiểu bazan khác đã
được dùng trong nhiều biểu đồ. Crom là nguyên tố tương hợp đối với olivin,
orthopyroxen, clinopyroxen và spinel trong dung thể bazan, vì thế nồng độ thấp của
Cr trong các bazan cung đảo là dấu vết của mức độ nóng chảy khác nhau của nguồn
MORB và (hoặc) phản ánh sự khác biệt trong cơ chế phân dị. Hàm lượng Y trong
bazan cung đảo cũng hơi thấp hơn so với các kiểu bazan khác. Như vậy, biểu đồ Cr-Y
(Hình 2.26a) tách bạch bazan cung đảo với MORB chỉ có sự chờm lấn không lớn các
trường thành phần của chúng. Bazan nội mảng rơi cả vào trường MORB, lẫn vào
trường bazan cung đảo.
2. Biểu đồ Cr-Ce/Sr
Hành vi Ce và Sr trong các bazan kiểu MORB gần như nhau, nhưng ở các bazan
cung đảo, hành vi của những nguyên tố này lại rất khác nhau, bởi vì Ce và Sr có độ
linh động khác nhau trong thành phần dòng chất lưu nước. Trên các biểu đồ chân nhện
của các bazan cung đảo được chuẩn hoá theo MORB thấy được sự giàu tương đối Sr
so với Ce, trong khi đó hàm lượng chuẩn hoá của Ce và Sr khá gần gũi. Nhờ đó tỉ số
Ce/Sr là tiêu chuẩn tốt để phân định bazan cung đảo và MORB. Trên biểu đồ Cr-Ce/Sr
(Hình 2.26b) bazan cung đảo thấy rõ tỉ lệ Ce/Sr thấp hơn so với MORB và bazan nội
mảng trong khi hàm lượng Cr gần xấp xỉ nhau.

21
Hình 2.26 (a) Biểu đồ Cr-Y và (b) Cr-Ce/Sr (theo Pearce, 1982) phân định các
bazan (xem giải thích trong phần viết)

Khác với các biểu đồ đã được xem xét, ở đó hàm lượng các nguyên tố biến động
chủ yếu do mức độ nóng chảy từng phần và kết tinh phân dị khác nhau, còn có những
biểu đồ chỉ ra sự biến thiên liên quan tới sự khác nhau về hoá học trong thành phần
của magma nguyên thuỷ. Sự khác nhau này có thể do tính không đồng nhất của manti
gây nên. Ba tỉ số K/Ta, Ce/Ta và Th/Ta thể hiện sự khác nhau giữa bazan cung đảo và
MORB. Trong mỗi trường hợp, các nguyên tố ở mẫu số chung được xem như là yếu
tố chuẩn hoá. Yb là nguyên tố không linh động trong chất lưu nước và thể hiện như
nguyên tố không tương hợp, vì thế ti số hai nguyên tố không tương hợp như Th/Yb, sẽ
không bị biến đổi trong tiến trình nóng chảy từng phần và kết tinh phân dị. Những
khẳng định như vậy chắc chắn cho cả tỉ số Ta/Yb và như vậy biến thiên trên biểu đồ
Th/Yb-Ta/Yb sẽ phản ánh sự khác nhau của thành phần lò magma nguyên thuỷ (Hình
2.27).
g) Các biểu đồ dùng để phân định bazan kiềm và tholeit
Floyd P. A., Winchester J. A. đề nghị một loạt biểu đồ dựa trên hàm lượng của các
nguyên tố điện tích cao ít linh động để phân định các bazan kiềm và tholeit. Những biểu
đồ này có thể sử dụng để nhận dạng các đá bị biến đổi, trong khi đó các phương pháp
chuẩn để phân chia các seri kiềm và tholeit không có thể sử dụng được.

22
Hình 2.27. Biểu đồ Th/Yb-Ta/Yb (theo Pearce, 1983) phân định bazan cung đảo với rìa lục địa
và phản ánh miền nguồn khác nhau của các bazan

Do độ linh động cao của các kim loại kiềm trong thành phần của chất lưu nước,
những biểu đồ này phân biệt có hiệu quả seri tholeit và kiềm, nhưng không cho phép
khôi phục lại bối cảnh kiến tạo hình thành chúng. Với tư cách ngoại lệ chỉ có biểu đồ
Ti-Y/Nb chỉ ra sự khác biệt giữa tholeit lục địa và bazan sống giữa đại dương
1. Biểu đồ TiO2-Y/Nb (Floyd, Winchester, 1975) chia ra 3 trường (Hình 2.28)

23
Pearce chỉ ra rằng các oxid như MgO, FeO và Al2O3 chỉ để phân định các đá tư-
ơng ứng với bối cảnh kiến tạo nhất định: MORB, bazan cung đảo, bazan lục địa,
bazan cung núi lửa và rìa lục địa tích cực, cũng như bazan thuộc các đảo trên tâm tách
giãn (như Islandi, các đảo Galapagoss). Ranh giới giữa các trường được thể hiện trên
Hình 2.30. Biểu đồ này được áp dụng tốt chủ yếu cho các bazan á kiềm chưa bị biến
đổi. Giới hạn của biểu đồ là do độ linh động tương đối của các nguyên tố được lựa
chọn trong bazan. Như J. Pearce chỉ rõ MgO và FeO linh động trong quá trình phong
hoá dưới nước, còn MgO và Al2O3 - trong quá trình biến chất lục hoá.
2. Biểu đồ MnO-TiO2-P2O5 (Mullen E. D., 1983).
Bazan và andesit bazan có hàm lượng 45-54% SiO2 có thể được phân định tuỳ
thuộc vào hàm lượng MnO, TiO2 và P2O5 trong chúng.
Ranh giới các trường khoanh định trên Hình 2.31 được xác định trên cơ sở 507
phân tích bazan đã được công bố. Khi thiết lập biểu đồ, hàm lượng MnO và P2O5
được nhân với 10. Cần thấy rằng biến thiên hàm lượng của các nguyên tố này không
lớn, thường chỉ trong giới hạn: 0,16  0,24% MnO; 0,14  0,74% P2O5; 0,81  3,07%
TiO2, điều đó đòi hỏi phân tích có độ chính xác cao. Mn và Ti là những nguyên tố có

24
mặt trong các pha phân dị trong bazan: Mn trong olivin, pyroxen và titanomagnetit,
còn Ti trong titanomagnetit và pyroxen. Như vậy sự khác nhau giữa magma cung núi
lửa và bazan cung đại dương có thể được giải thích bằng con đường kết tinh phân dị
khác nhau. Đồng thời, biến thiên hàm lượng P2O5 liên quan hoặc với đặc tính của lò
magma, hoặc với mức độ nóng chảy từng phần. Ti, Mn và P ít linh động và không
nhạy đối với các biến đổi nhiệt dịch trong khoảng nhiệt độ đến tướng đá phiến lục,
mặc dù trong đá bị carbonat hoá quan hệ của các nguyên tố này có thể thay đổi so với
ban đầu.

3. Các biểu đồ F1-F2-F3 của Pearce J. (1976)


Pearce đã tính toán hàm thực nghiệm dựa trên 8 oxid nguyên tố chính SiO2, TiO2,
Al2O3, FeOt, MgO, CaO, Na2O và K2O và thể hiện trên biểu đồ phân định MORB,
bazan nội mảng (bazan lục địa và bazan đảo đại dương), bazan vôi-kiềm, tholeit cung
đảo và shosonit (Hình 2.32). Chú ý ranh giới trên biểu đồ được vạch ra trên cơ sở các
bazan tươi hiện đại (các mẫu có FeO/F2O3 < 0,5 bị loại bỏ) với thành phần 20% >
CaO + MgO > 12% và tổng (bao gồm cả H2O) trong khoảng 99 - 101%.
2.3.2. Các biểu đồ dùng để xác định bối cảnh địa động hình thành granitoid
Để phân loại granitoid với mục đích xác định vị trí địa kiến tạo của chúng,
người ta áp dụng một loạt các biểu đồ dựa trên hàm lượng các nguyên tố chính và
nguyên tố vết trong đá.
Các biểu đồ đưa ra thảo luận trong nhiều trường hợp cụ thể không liên quan gì
tới điển hình hoá thạch học-địa hoá các granitoid theo các kiểu I, S, M, A. Vì thế để so
sánh tốt nhất các biểu đồ địa động lực với các kiểu cụ thể của granit, chúng tôi dẫn ra
một phần bảng do Cobbing J. (1996) đề xuất (Bảng 2.5).

25
Hình 2.32. Biểu đồ nhận biết các bazan theo các nguyên tố chính.
Các hàm F1, F2 và F3 (theo Pearce J., 1976)
F1 = +0,0088 SiO2 - 0,0774 TiO2 + 0,010 Al2O3 + 0,0066 FeO - 0,0017 MgO - 0,0143
CaO - 0,0155 Na2O - 0,0007 K2O; F2 = -0,0130 SiO2 - 0,0185 TiO2 - 0,0129 Al2O3 -
0,0134 FeO - 0,0300 MgO - 0,0204 CaO - 0,0481 Na2O - 0,0715 K2O; F3 = -0,2210
SiO2 - 0,0532 TiO2 - 0,0361 Al2O3 - 0,0016 FeO - 0,0310 MgO - 0,0237 CaO - 0,0614
Na2O - 0,0289 K2O

Bảng 2.5. Các bối cảnh địa động lực hình thành các kiểu granitoid khác nhau (theo
Cobbing, 1996)
Cung đảo đại dương Diorit thạch anh kiểu M

Cung rìa lục địa Granodiorit và tholeit kiểu I với lượng không đáng
Tạo núi kể granit

Miền nâng sau uốn nếp Granodiorit kiểu I và S

Va chạm lục địa Granit kiểu S, migmatit

26
Phi tạo núi Rift Granit biotit, granit kiềm và syenit kiểu A

* Các biểu đồ của J. Pearce (1984)

Hình 2.33. Các biểu đồ phân định bối cảnh kiến tạo của granit
(a) Nb-Y; (b) Ta-yb; (c) Rb-(Y+Nb) và Rb-(yb+Ta). Các trường: VAG- granit cung núi
lửa; syn-COLG- granit đồng chạm mảng; WPG- granit nội mảng; ORG- granit sống
núi giữa đại dương. Trên biểu đồ (a) và (b) đường nét đứt là biên của trường ORG
thuộc sống núi đại dương bất bình thường
Biểu đồ của Pearce (dùng quan hệ Rb-Y-Nb và Rb-Yb-Ta) là biểu đồ nổi tiếng và
được sử dụng rộng rãi để phân loại địa động lực các granitoid. Trong số các nguyên tố
có mặt trong granitoid, các tác giả đã lựa chọn chính những nguyên tố này, bởi vì
chúng phân định tốt nhất các kiểu granit, như granit sống đại dương (ORG), granit nội
mảng (WPG), granit cung núi lửa (VAG) và granit chạm mảng (COLG). Trong số các
kiểu granit được phân loại nhờ các biểu đồ, dường như kém hiệu quả hơn cả là các
granit sau tạo núi; chúng khó phân biệt với granit cung núi lửa và granit đồng va chạm
mảng.
Pearce J. đã đề nghị 4 biểu đồ: Nb-Y, Ta-Yb, Rb-(Y+Nb), Rb-(Yb+Ta) (Hình
2.33a, b, c, d). Cũng như khi sử dụng các biểu đồ nhận dạng khác, đối với biểu đồ của

27
Pearce, cần phải chú ý đến các nguyên tố linh động, đặc biệt Rb (có thể linh động khi
biến đổi nhiệt và biến chất). Thường các granit ít bị biến đổi hơn so với bazan, nhưng
nghiên cứu thạch học chi tiết dầu sao cũng rất cần thiết, không thể bỏ qua.
* Các biểu đồ của P. Meniar, P. Piccoli (1989)
P. Meniar và P. Piccoli đã đề xuất một loạt biểu đồ nhận dạng các granitoid được
hình thành trong các bối cảnh địa động khác nhau. Trong phạm vi hai nhóm lớn -
granitoid tạo núi và phi tại núi, họ đã chia ra 7 kiểu granitoid. Trong nhóm granitoid
tạo núi chia ra: granitcung đảo (IAG), granit cung lục địa (CAG), granit va chạm
mảng lục địa (CCG), granit sau tạo núi (POG); trong nhóm granitoid phi tạo núi:
granit liên quan tới rift (RRG), granit nâng lục địa sau tạo núi (CEUG), plagiogranit
đại dương (OP).
Để thiết lập các biểu đồ, Meniar P. và Piccoli P. đã dùng hàm lượng các oxid
chính (% trọng lượng).
Để phân định các granitoid cần thực hiện 4 bước dưới đây:
Bước 1: tách OP khỏi các kiểu granitoid còn lại (biểu đồ K2O-SiO2, Hình 2.34a).
Plagiogranit đại dương có hàm lượng K2O < 1%. Do kali là nguyên tố rất linh động,
nên đối với nhiều granit bị biến đổi của các bối cảnh kiến tạo bất kỳ có thể có hàm
lượng K2O thấp bất thường. Do đó để nhận dạng chắc chắn các granit cần nghiên cứu
thạch học bổ sung. Plagiogranit không có felspat kali là đặc điểm phân biệt cần phải
nhớ.
Bước 2: phân định các nhóm I (IAG, CAG, CCG), II (PRG, CEUG), III (POG).
Để phân định dùng 4 biểu đồ: Al2O3-SiO2 (Hình 2.34b); FeOt/(FeOt+MgO)-SiO2
(Hình 2.34c); FeO*-MgO (Hình 2.34d); (FeOt + MgO)-CaO (Hình 2.34e).

28
Trên tất cả 4 biểu đồ, granitoid nhóm I và II tạo ra trường tách biệt, trong khi đó
các đá nhóm III không có trường tách biệt, nó chồng lấn lên các trường của cả nhóm I
và II. Điều đó là do tính chuyên biệt của thành phần granit sau tạo núi, có những đặc
điểm thuộc cả nhóm I và II. Biểu đồ (Hình 2.34b) chỉ có thể áp dụng đối với các đá có
hàm lượng SiO2 > 70%. Biểu đồ (Hình 2.34c) trái lại dùng tốt cho các đá có hàm
lượng SiO2 thấp hơn.
Bước 3: phân định CCG và IAG+CAG. Cơ sở để phân định chúng là chỉ số ASI
= Al2O3/(Na2O+K2O+CaO) (tính theo số phân tử). Đối với các đá kiểu CCG chỉ số
ASI > 1,15; trong khi đó IAG và CAG đặc trưng ASI < 1,05. Nếu chỉ số ASI ở trong
khoảng 1,05á1,15 thì phân chia CCG và IAG+CAG không thể được. Ngoài ra, chỉ
trên cơ sở các tài liệu được sử dụng trong phương pháp này, không thể phân biệt được
IAG và CAG.
Bước 4: phân định RRG và CEUG. Phân định được tiến hành trên cơ sở biểu đồ
TiO2-SiO2. Đối với granitoid RRG đặc trưng có hàm lượng TiO2 cao hơn so với
granitoid CEUG.
*Biểu đồ R1-R2 của Batchelor và Bowden (1985)
Batchelor R. và Bowden đề nghị biểu đồ R1 (hoành độ), R2 (tung độ) của các nguyên

29
tố tạo đá chính, được tính chuyển ra millication (xem hướng dẫn tính chuyển tại Bảng
2.1).

Hình 2.35. Biểu đồ R2-R1 phân định các granit (Batchelor và Bowden, 1985). R1 =
4Si -11 (Na+K) - (Fe+Ti); R2 = 6Ca + 2Mg +Al

Trên biểu đồ (Hình 2.35) phân định granit theo bối cảnh: phân dị manti (mantle
fractionates), trước va chạm mảng (pre-plate collision), nâng sau va chạm
(post-collision uplift), tạo núi muộn (late-orogenic), phi tạo núi (anorogenic), đồng va
chạm (syn-collision) và sau tạo núi (post-orogenic)
2.3.3. Các biểu đồ dùng để phân định granitoid tạo núi và phi tạo núi.
Vấn đề phân định các granitoid tạo núi và phi tạo núi đặc biệt quan trọng đối với
granit kiểu A. Phần lớn granit kiểu A trùng với các miền căng giãn nội lục và tập hợp
với rift nội lục, tuy vậy granit kiểu A cũng có thể liên quan với các sự kiện sau tạo núi.
Cái khó phân định granit của cả hai bối cảnh là có sự giống nhau về thành phần
khoáng vật và hàng loạt các đặc tính thạch - địa hoá của granit kiểu A, và vì vậy, trên
biểu đồ của Pearce, tất cả các điểm biểu diễn của chúng đều nằm trong trường granit
nội mảng. Một trong những tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân định các granit, liên
quan với bối cảnh nội mảng và sau tạo núi, là các tài liệu địa niên tuyệt đối như xâm
nhập của granit sau tạo núi xảy ra sau sự kiện tạo núi chính không quá 75 triệu năm,
trong khi đó sự hình thành các phức hệ granitoid không tạo núi tách xa sự kiện này
một khoảng thời gian khá lớn (hơn 100 triệu năm). Tuy nhiên các tài liệu về địa niên
tuyệt đối thường không có được, vì thế ở đây chúng ta sẽ xem xét một loạt phương
pháp, bao gồm các biểu đồ có thể sử dụng khi khôi phục lại các bối cảnh địa động của
sự hình thành các kiểu granitoid như thế.
Biểu đồ Rb-Hf-Ta (N. Harris, 1986)
Harris N. đã đề xuất các biểu đồ trên đó tách trường granit sau va chạm mảng
(Hình 2.36). Biểu đồ có toạ độ Hf-(Rb/30)-Ta´3 (Hình 2.36a), trên đó phân ra 4 trường:

30
granit nội mảng (WPG), granit cung núi lửa (VAG), granit đồng va chạm (syn-COLG)
và granit sau va chạm (post-COLG). Một biến thể là biểu đồ có toạ độ
Hf-(Rb/10)-Ta´3 (H.2.36b), ở đây phân định ra granit sống núi đại dương (ORG),
granit cung núi lửa (IAG), granit va chạm mảng (COLG) và granit nội mảng (WPG).

Hình 2.36. Các biểu đồ Hf-Rb-Ta phân định granit


theo bối cảnh địa động lực (Haris N., Pearce J., Tindle A., 1986)

31

You might also like