Damh-Mang Asi - Ban 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................2


DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................3
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN THÔNG AS-I..............................5
1.1. Tổng quan...............................................................................................................5
1.1.1. Giới thiệu.............................................................................................................5
1.1.2. Các thành phần tạo thành mạng ASI...................................................................6
1.2. Kiến trúc giao thức.................................................................................................7
1.3. Cấu trúc mạng và cáp truyền..................................................................................7
1.4. Cơ chế giao tiếp......................................................................................................8
1.5. Cấu trúc bức điện và đặc điểm của mạng...............................................................9
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG MẠNG TRUYỀN THÔNG AS-I
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HẢI DƯƠNG.......................................................11
2.1. Giới thiệu hệ thống mạng truyền thông ASI........................................................11
2.1.1. Tổng quan..........................................................................................................11
2.1.2. Modul xử lý trung tâm CPU314C-2PN/DP (314- 6EH04-0AB0)....................12
2.1.3. Modul ASI-Master CP 343-2P (6GK7343-2AH11-0XA0)..............................14
2.1.4. Cáp mạng truyền thông ASI..............................................................................17
2.1.5. Bộ lặp tín hiệu Repeater (3Rx98 00-0AA00)....................................................18
2.1.6. Modul ASI Slave (3RK 1400-1CE00-0AA2)...................................................20
2.1.7. Thiết bị đặt địa chỉ PSG (3RK1904-2AB02)....................................................24
2.2. Các ví dụ của mạng truyền thông ASI..................................................................33
2.2.1. Thiết lập cấu hình hệ thống cho mạng ASI.......................................................33
2.2.2. Phân tích địa chỉ vào/ra trên CPU.....................................................................33
2.2.3. Phân tích địa chỉ vào/ra của mạng ASI.............................................................34
2.2.4. Một số ví dụ của mạng ASI...............................................................................35
2.2.4.1. Ví dụ 1............................................................................................................36
2.2.4.2. Ví dụ 2............................................................................................................37
2.2.4.3. Ví dụ 3............................................................................................................39
CHƯƠNG 3: HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP............41
3.1. Hướng phát triển đề tài- đồ án tốt nghiệp.............................................................41
3.2. Phác thảo modul thực hành mạng truyền thông ASI............................................41
3.3. Khảo sát danh mục các thiết bị trong modul mạng ASI.......................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................44

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Minh hoạ mạng thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành sử dụng AS-i..........6
Hình 1.2. Các thành phần trong mạng ASI...................................................................6
Hình 1.3. Nguyên tắc ghép nối các thành phần trong mạng AS-I.................................7
Hình 1.4. Cấu trúc bức điện trong mạng AS-I..............................................................9
Hình 1.5. Cấu trúc các lệnh gọi từ trạm chủ AS-I.......................................................10
Hình 2.1. Hệ thống mạng ASI Trường cao đẳng nghề Hải Dương.............................13
Hình 2.2. Modul CPU314C-2PN/DP..........................................................................15
Hình 2.3. Hiển thị địa chỉ Slave20, 21, 22 hoạt động trên Master……………….15
Hình 2.4. Hiển thị địa chỉ Salave10, 17, hoạt động trên Master.................................15
Hình 2.5. Sơ đồ kết nối cáp ASI trên CP343-2P.........................................................16
Hình 2.6. Hình ảnh thực tế CP343-2P.........................................................................16
Hình 2.7. Địa chỉ kết nối cáp AS-I Slave trên CP343-2P............................................17
Hình 2.8. Cáp dẹt.........................................................................................................18
Hình 2.9. Cáp tròn.......................................................................................................18
Hình 2.10. Hình ảnh Repeater đầy đủ.........................................................................19
Hình 2.11. Hình ảnh mở lắp Repeater.........................................................................20
Hình 2.12. ASI Slave...................................................................................................21
Hình 2.13. Sơ đồ các chân của Slave..........................................................................21
Hình 2.14. Đầu vào của ASI Slave..............................................................................23
Hình 2.15. Đầu ra của ASI Slave................................................................................23
Hình 2.16. Thiết bị tổng quan......................................................................................24
Hình 2.17. Chế độ OFF...............................................................................................26
Hình 2.18. Chế độ MEMORY.....................................................................................27
Hình 2.19. Chế độ ASI V............................................................................................28
Hình 2.20. Chế độ ADDR...........................................................................................28
Hình 2.21. Chế độ ADDR- MEM...............................................................................29
Hình 2.22. Chế độ PROFILE......................................................................................30
Hình 2.23. Chế độ DATA............................................................................................31
Hình 2.24. Chế độ PARAMETER..............................................................................31
Hình 2.25. Chế độ ASI SAFE.....................................................................................32
Hình 2.26. Sơ đồ truyền thông mạng AS-I..................................................................35
Hình 3.1. Phác thảo modul thực hành mạng truyền thông ASI...........................40
Hình 3.2. Mô hình tổng quan hệ thống mạng ASI...............................................41

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng liệt kê các thiết bị...............................................................................11
Bảng 2.2. Giải thích các chân Slave............................................................................22
Bảng 2.3. Gải thích các chế độ....................................................................................25
Bảng 2.4. Vùng địa chỉ cho Slave trên Slot4...............................................................34
Bảng 3.1. Bảng liệt kê các thiết bị...............................................................................42

3
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì các
thiết bị điều khiển giám và mạng truyền thông công nghiệp sử dụng rộng rãi trong
các nhà máy, xí nghiệp … để thực hiện các yêu cầu của hệ thống sản xuất tự động.
2. Trong hệ thống sản phẩm của hãng Siemens, chúng ta có thể khai thác được
rất nhiều ứng dụng của các thiết bị điều khiển giám sát (HMI, PLC S7200, PLC S7-
300, PLC S7-1200...) và mạng truyền thông (AS-I, Profibus, Profinet, Etherenet…).
Đó là những điều kiện về kỹ thuật để hỗ trợ thực hiện đề tài này.
3. Do nhu cầu giảng dạy của một số môn học như (Mạng truyền thông công
nghiệp, Điều khiển lập trình PLC, Tự động hóa quá trình sản xuất) của khoa điện-
điện tử Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên về mạng truyền thông.
Trường đã có hệ thống mạng truyền thông Profibus, Ethernet nhưng chưa có mạng
truyền thông AS-I. Do đó cần xây dựng một mô hình thực hành mạng truyền thông
công nghiệp ASI.
4. Là cơ sở để thực hiện các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp và các đề tài
nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ những yêu cầu thực đó nhóm chúng em đã quyết định thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu và thiết kế mô hình thực hành mạng truyền thông công nghiệp
AS-I”.
Với sự hướng dẫn của thầy: Ts.Đặng Quang Đồng chúng em đã tiến hành thực
hiện việc nghiên cứu và thiết kế mô hình đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài do khả năng và kiến thức thực tế còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi sai sót, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài để
chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN THÔNG AS-I

1.1. Tổng quan


1.1.1. Giới thiệu
AS-I (Actuator Sensor Interface) là kết quả phát triển hợp tác của 11 hãng sản
xuất các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành có tên tuổi trong công nghiệp, trong
đó có Siemens AG, Festo KG, Pepperl & Fuchs GmbH. Như tên gọi của nó phần nào
diễn tả, mục đích sử dụng duy nhất của AS-i là kết nối các thiết bị cảm biến và chấp
hành số với cấp điều khiển. Từ một thực tế là hơn 80% cảm biến và cơ cấu chấp hành
trong một hệ thống máy móc làm việc với các biến logic, cho nên việc nối mạng
chúng trước phải đáp ứng được yêu cầu về giá thành cũng như lắp đặt, vận hành và
bảo dưỡng đơn giản. Vì thế, các tính năng kỹ thuật được đặt ra là:
- Khả năng đồng tải nguồn, tức dữ liệu và dòng nuôi cho toàn bộ các cảm biến và một
phần lớn các cơ cấu chấp hành phải được truyền tải trên cùng một cáp hai dây.
- Phương pháp truyền phải thật bền vững trong môi trường công nghiệp nhưng không
đòi hỏi cao về chất lượng đường truyền.
- Cho phép thực hiện cấu trúc mạng đường thẳng cũng như hình cây.
- Các thành phần giao diện mạng có thể thực hiện với giá cả rất thấp.
- Các bộ nối phải nhỏ, gọn, đơn giản và giá cả rất hợp lý.
Với các hệ thống bus đã có, các yêu cầu trên chưa được đáp ứng một cách thoả
đáng. Đó chính là động lực cho việc hợp tác phát triển hệ bus mới AS-I. Thế mạnh
của AS-I là sự đơn giản trong thiết kế,lắp đặt và bảo dưỡng cũng như giá thành thấp,
nhờ một phương pháp truyền thông đặc biệt cũng như một kỹ thuật điện cơ mới.
Hình 1.1 minh hoạ mạng thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành sử dụng AS-I đối
chiếu với các phương pháp khác. Hình 1.1 (a) là cách nối dây điểm - điểm cổ điển,
trong đó một bộ điều khiển như PLC đóng vai trò là nút trung tâm trong cấu trúc hình
sao. Việc thay thế cách ghép nối cổ điển này bằng một hệ thống bus để có thể thực
hiện theo hai phương pháp sạu:
- Sử dụng bus trường nối PLC với các thiết bị vào/ra phân tán như hình 1.1 (b).

5
- Sử dụng một hệ thống bus như AS-I nối PLC trực tiếp với các cảm biến và cơ
cấu chấp hành hình 1.1 (c). Hình 1.1 (a) nối điểm-điểm cổ điển, (b) bus trường
với vào\ra phân tán, (c) nối trực tiếp-mạng AS-I.
(a) (b) (c)

Hình 1.1. Minh hoạ mạ ng thiết bị cả m biến và cơ cấ u chấ p hà nh sử dụ ng AS-I

1.1.2. Các thành phần tạo thành mạng ASI


- AS-I master
- AS-I module
- Cáp AS-I
- Nguồn AS-I
Sensor/ actuator với chip AS-I được tích hợp
Đơn vị định địa chỉ
Phần mềm cho AS-I

Hình 1.2. Các thành phần trong mạng ASI

6
1.2. Kiến trúc giao thức
Kiến trúc giao thức của AS-I phản ánh đặc điểm của các hoạt động giao tiếp
giữa một bộ điều khiển với các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành số là hạn chế ở
việc trao đổi dữ liệu thuần tuý và lượng dữ liệu trao đổi rất nhỏ. Để nâng cao hiệu
suất và đơn giản hoá việc thực hiện các vi mạch, toàn bộ việc xử lý giao thức được
gói gọn chỉ trong lớp 1 ( lớp vật lý ) theo mô hình AS-I.
Trong phạm vi lớp vật lý, AS-I đưa ra một phương pháp mã hoá bit hoàn toàn
mới để thích hợp với đường truyền hai dây đồng tải nguồn và không dựa vào chuẩn
truyền dẫn RS-485 thông dụng ở các hệ thống bus khác. Bên cạnh quy định về giao
diện vật lý của các thành phần mạng chức năng điều khiển truy nhập bus và bảo toàn
dữ liệu cũng được thực hiện ở lớp 1. Như một số hệ thống bus cấp thấp khác AS-I sử
dụng phương pháp chủ/tớ thuần tuý để điều khiển truy nhập bus. Trong khi đó, chức
năng bảo toàn dữ liệu lại dựa vào phương pháp bit chẵn lẻ kết hợp với cách mã hoá
bit.
1.3. Cấu trúc mạng và cáp truyền
Trong một mạng AS-I có một trạm chủ duy nhất đóng vai trò kiểm soát toàn bộ
hoạt động giao tiếp trong mạng, như được minh hoạ trên hình 2.2. Trạm chủ này có
thể là một máy tính điều khiển như PLC, PC hay CNC, hoặc có thể là một bộ nối bus
trong trường (fiedbus coupler). Trong trường hợp trạm chủ là một bộ nối bus trường,
nó có nhiệm vụ chuyển đổi giao thức giữa một đoạn bus trường (ví dụ Profibus -DP)
với mạng AS-I. Các trạm tớ còn lại có thể là một module tích cực ghép nối với tối đa
4 bộ cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành thông thường, hoặc chính là một cảm biến/cơ
cấu thấp có tích hợp giao diện AS-I (trạm tớ) được nối trực tiếp hay qua một bộ chia
với đường truyền.

7
Hình 1.3. Nguyên tắc ghép nối các thành phần trong mạng AS-I
Chiều dài tổng cộng của cáp truyền cho phép tối đa là 100 mét. Với các khoảng
cách lớn hơn cần sử dụng các bộ lặp (repeater) hoặc bộ mở rộng (extender). Số trạm
tớ tối đa trong một mạng là 31, tương ứng với tối đa 124 thiết bị (mỗi trạm tớ ghép
nối được tối đa 4 thiết bị). Có nghĩa là, thực hiện truyền hai chiều sẽ cho phép một
trạm quản lý tối đa 124 kênh vào số và 124 kênh ra số. Tốc độ truyền được quy định
là 167 kbit/s tương đương với thời gian bit là 6µs.
Về cáp truyền mạng AS-I quy định hai loại là cáp dẫn điện thông thường (cáp
tròn) và cáp AS-I đặc biệt (cáp dẹt). Trong khi cáp tròn thông thường để kiếm và giá
thành thấp, thì loại cáp dẹt có ưu điểm là dễ lắp đặt. Đường kính lõi dây phải là
1.5mm để đáp ứng yêu cầu cung cấp dòng một chiều tối thiểu 2A (24V DC).
1.4. Cơ chế giao tiếp
AS-I hoạt động theo cơ chế giao tiếp chủ - tớ. Trong một chu kỳ bus, trạm chủ
thực hiện trao đổi với mỗi trạm tớ một lần theo phương pháp hỏi tuần tự (polling).
Trạm chủ gửi một bức điện có chiều dài 14 bit, trong đó có chứa 5 bit địa chỉ trạm tớ
và 5 bit thông tin (dữ liệu đầu ra hoặc mã gọi hàm) chờ đợi trạm tớ này trả lời nội
trong một khoảng thời gian được định nghĩa trước. Bức điện trả lời của các trạm tớ có
chiều dài 7 bit, trong đó có 4 bit thông tin (dữ liệu đầu vào hoặc kết quả thực hiện
hàm). Vì khoảng cách truyền dẫn tương đối nhỏ, trong khi tốc độ truyền cố định là
167kbit/s nên thời gian một chu kỳ bus phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng trạm tớ
ghép nối. Tuy tốc độ truyền không lớn, nhưng thời gian một chu kỳ bus tối đa được
đảm bảo không lớn hơn 5ms (với 31 trạm tớ).
Cơ chế giao tiếp chủ - tớ của AS-I một mặt cho phép thực hiện vi mạch ghép nối
cho các trạm tớ rất đơn giản, dẫn đến giá thành thực hiện thấp, mặt khác tạo ra độ
linh hoạt của hệ thống. Trong trường hợp xảy ra sự cố nhất thời trên bus, trạm chủ có
thể gửi lại riêng từng bức điện mà nó không nhận được trả lời, chứ không cần thiết
phải chờ lặp lại cả một chu trình.
Bên cạnh các bức điện dữ liệu định kỳ, trạm chủ cũng có thể gửi kèm các thông
báo khác mà không gây ảnh hưởng đáng kể tới thời gian chu kỳ bus. Trong tổng cộng
9 loại thông báo có hai loại phục vụ truyền dữ liệu và tham số, hai loại dùng để đặt
địa chỉ trạm tớ, năm loại được sử dụng để nhận dạng và xác định trạng thái các trạm
tớ.

8
1.5. Cấu trúc bức điện và đặc điểm của mạng
Các bức điện của AS-I được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản, giảm thiểu các
thông tin bổ trợ để tăng hiệu suất sử dụng đường truyền. Thực tế, tất cả các bức điện
gửi từ trạm chủ (thuật ngữ AS-I: lời gọi) có chiều dài cố định là 14 bit và tất cả các
bức điện đáp ứng từ các trạm tớ (thuật ngữ AS-I: trả lời) đều có chiều dài cố định là 7
bit. Cấu trúc của chúng được minh hoạ trên hình 1.4.

Hình 1.4. Cấu trúc bức điện trong mạng AS-I


Giải thích một số ký hiệu của cấu trúc bức điện:
- ST (start bit): Đánh dấu bắt đầu master request (= 0: start bit hợp lệ; = 1:
không cho phép).
- SB (Control bit): Đánh dấu gọi dữ liệu/ tham số/ địa chỉ hay gọi lệnh (= 0:
dữ liệu/ tham số/ địa chỉ; = 1: gọi lệnh).
- A0…A4 (Địa chỉ): Địa chỉ của slave dược gọi (5 bit).
- I0…I4 (Thông tin): Phụ thuộc vào kiểu yêu cầu 5 bit chứa thông tin sẽ
được truyền đi. Chi tiết được cho vùng với mỗi thông điệp
- FB (Parity bit): Tổng tất cả các 1 trong master requet (không kể EB) phải
là số chẵn ( kiểm tra parity chẵn).
- EB (End bit): Đánh dấu kết thúc master request (= 0: không được phép;
= 1: EB hợp lệ).
Giữa lời gọi của trạm chủ và trả lời của trạm tớ cần một khoảng thời gian nghỉ
dài từ 3 đến 8 thời gian bit. Bit điều khiển trong phần đầu lời gọi của trạm chủ ký
hiệu loại thông báo dữ liệu, tham số, địa chỉ hoặc lệnh gọi. AS-I phân biệt 9 loại lệnh
gọi được minh họa trên hình 1.5.

9
Hình 1.5. Cấu trúc các lệnh gọi từ trạm chủ AS-I
Đặc điểm của mạng ASI:
- Các phần tử ASI slave tích hợp ASI chip, không sử dụng vi sử lý và phần
mềm, làm cho việc lắp đặt rất dễ dàng.
- Khả năng mở rộng tối đa 31 điểm, 4 bit dữ liệu, ghép nối được tối đa là
124 phần tử đầu vào và 124 phần tử đầu ra.
- Sử dụng chuẩn truyền RS-485.
- Có thể truyền dữ liệu trên cable 2 dây (2x1,5mm 2), với điện áp vi sai lên
tới 30V.
- Chu kỳ quét lớn nhất là 5 ms.
- Khoảng cách truyền tối đa là 100m (nếu sử dụng Repeater sẽ lên tới
300m).
- Mạng có thể xây dựng theo cấu trúc hình sao, tuyến tính (daisy-chain,
trunk-line/drop-line) hoặc hình cây.

10
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG MẠNG TRUYỀN THÔNG ASI-
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HẢI DƯƠNG
2.1. Giới thiệu hệ thống mạng truyền thông ASI
2.1.1. Tổng quan
- Bảng liệt kê các thiết bị:

TT Tên Mã sản phẩm Chức năng


1 Modul xử lý trung tâm CPU314C-2pn/dp Điều khiển độ rộng của
(314- 6EH04-0AB0) xung, điều khiển vị trí,
đo tần số, đếm, xuất
xung điều khiển PID
2 Modul ASI-Master CP 343-2P Trao đổi tín hiệu giữa
(6GK7343-2AH11- PLC S7-300 với các
0XA0) slave

3 Cáp ASI (3RX9010-0AA00) Kết nối mạng ASI master


và slave
4 Bộ khuếch đại tín hiệu Repeater Dùng để mở rộng khoảng
(3RX9800-0AA00) cách
5 Modul ASI-Slave (3RK1400-1CE00- Nhận tín hiệu từ master,
0AA2) cảm biến, cơ cấu chấp
hành
6 Thiết bị đặt địa chỉ PSG (3RK1904-2AB02) Thiết bị gán địa chỉ cho
các slave

Bảng 2.1. Bảng liệt kê các thiết bị

11
Hình 2.1. Hệ thống mạng ASI Trường cao đẳng nghề Hải Dương
2.1.2. Modul xử lý trung tâm CPU314C-2PN/DP (314- 6EH04-0AB0)
•Chức năng:
- Đếm, đo tần số (60 KHz).
- Điều khiển độ rộng xung.
- Xuất xung (2.5 KHz).
- Điều khiển vòng kín.
- Điều khiển vị trí.
- Điều khiển PID.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Nguồn cung cấp: 24 VDC.
- Số đầu vào số: 24DI.
- Số đầu ra số: 16DO.
- Số đầu vào tương tự: 5AI.
- Số đầu ra tương tự: 2AI.
- Cổng truyền thông: 01 cổng MPI/DP; 02 cổng Profinet.
- Ngôn ngữ lập trình: LAD, FBD, STL, SCL, CFC, GRAPH.

12
Hình ảnh modul:

Hình 2.2. Modul CPU314C-2PN/DP


Đèn báo trạng thái và lỗi:
- SF (đỏ): Lỗi phần cứng hoặc phần mềm.
- BF1, BF2: Báo truyền thông.
- DC5V (xanh): nguồn 5V bình thường.
- FRCE (vàng): yêu cầu tích cực.
- RUN (xanh): CPU mode Run.LED chớp lúc start-up w. 1Hz; mode
HALT w. 0.5 Hz.
- STOP (vàng): CPU mode STOP hay HALT hay start-up; LED chớp khi
yêu cầu đặt lại bộ nhớ.
Khóa mode:
- RUN: chế độ chạy chương trình.
- STOP: chế độ dừng chương trình.
- MRES: chế độ reset bộ nhớ.
Khe cắm thẻ nhớ:
- Có thể có dung lượng từ 16KB đến 4MB; chứ chương trình từ PLC
chuyển qua và chuyển chương trình ngược trở lại cho CPU.
Cổng truyền thông MPI (MultiPoint Interface) có thể nối:
- Máy tính lập trình, màn hình OP (Operator panel), các PLC có cổng MPI
(S7-300, M7-300, S7-400, M7-400, C7-6xx), S7-200, vận tốc truyền đến
187.5kbps (12Mbps với CPU 318-, 10.2 kbps với S7-200).
13
Cổng truyền thông ProfiBUS-DP:
- Nối các thiết bị trên theo mạng ProfiBUS với vận tốc truyền lên đến
12Mbps.
2.1.3. Modul ASI-Master CP 343-2P (6GK7343-2AH11-0XA0)
Chức năng:
- Trao đổi dữ liệu qua lại giữa PLC S7-300 và các slave trong modul mạng
ASI.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Chu kỳ quét: 5ms cho 31 slave.
- Thứ tự địa chỉ: 16 byte vào và 16 byte ra trong vùng analog.
- Nguồn cung cấp: 5 VDC.
- Nguồn cung cấp cho cáp: Tùy thuộc vào loại ASI.
- Nhiệt độ vận hành: 0- 60 độ C.
- Kích thước: (W - H – D) 40 x 125 x115.
- Trọng lượng: 200g.
- Trạng thái các đèn báo:
SF (đỏ): Lỗi hệ thống.
APF (đỏ): Lỗi nguồn ASI.
CER (Vàng): Lỗi cấu hình.
AUP (xanh): Chế độ tự động.
CM (vàng): Chế độ cấu hình.
PWR (xanh): Đèn báo nguồn.
- Chế độ hiển thị đèn slave:
Các slave được kích hoạt và hiển thị đèn LED từ 0-9, 10+, 20+, B.
Đèn B sáng: địa chỉ slave vùng mở rộng được kích hoạt.
VD1: Slave1, slave2, salve5 được kích hoạt.
VD2: Slave20, Slave21, Slave22 được kích hoạt.
VD3: slave31B được kích hoạt.
VD4: slave10B, slave17B được kích hoạt.

14
Hình 2.3. Hiển thị địa chỉ Slave20, 21, 22 hoạt động trên Master

Hình 2.4. Hiển thị địa chỉ Slave10, 17, hoạt động trên Master

15
Hình 2.5. Sơ đồ kết nối cáp ASI trên CP343-2P
Hình ảnh modul:

Hình 2.6. Hình ảnh thực tế CP343-2P


16
Hình 2.7. Địa chỉ kết nối cáp AS-I Slave trên CP343-2P

2.1.4. Cáp mạng truyền thông ASI


Chức năng của cáp mạng:
- Kết nối các modul trong hệ thống mạng ASI.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Khi cần ta có thể thay đổi cáp 2 dây đơn giản bằng module thích hợp hoặc
các bộ nối T.
- Cáp ASI gồm hai loại: Cáp dẫn điện thông thường (cáp tròn) và cáp ASI
đặc biệt (cáp dẹt).
- Cáp tròn có ưu điểm dễ tìm, giá thành thấp. Cáp dẹt có ưu điểm dễ lắp đặt
- Đường kính lõi dây 1,5 mm đáp ứng yêu cầu cung cấp dòng một chiều tối
thiểu 2A(24VDC).
17
Hình ảnh cáp mạng truyền thông ASI:

Hình 2.8. Cáp dẹt

Hình 2.9. Cáp tròn

2.1.5. Bộ lặp tín hiệu Repeater (3Rx98 00-0AA00)


Chức năng:
- Dùng để mở rộng khoảng cách truyền từ 100m lên tới 300m, được ghép
vào hệ thống mạng trên đường truyền tín hiệu.
Đặc điểm, thông số của Repeater:
- Mở rộng chiều dài cáp đến tối đa 300m.
- Lắp đặt trong dạng đóng vỏ module.
- Các ASI slave có thể được sử dụng ở cả 2 bên Repeater.
- Mỗi bên giao tiếp ASI cần một bộ nguồn ASI.
- Có cách ly điện áp cho mỗi bên.
- Khuếch đại tín hiệu trên đường truyền.
- Repeater được sử dụng khi các slave phải được hoạt động trên tất cả các
đoạn cáp.
18
Giải thích các đường nối vào Repeater:
- Nguồn (đỏ): 24VDC
- Nguồn (xanh): 0VDC
- Màu vàng (tín hiệu): ASI +, ASI –
Lắp đặt:
- Modul kết nối được dùng để gắn vào chỗ hở cáp ASI.
- Đặt cáp ASI vào đường dẫn trên các lá tiếp xúc và được an toàn về cơ
học.
- Cáp ASI được ghép chặt vào các điểm tiếp xúc trên repeater. Chúng được
đưa vào các dây dẫn và bảo đảm kết nối tin cậy.

Hình 2.10. Hình ảnh Repeater đầy đủ

19
Hình 2.11. Hình ảnh mở lắp Repeater

2.1.6. Modul ASI Slave (3RK 1400-1CE00-0AA2)


Tổng quan:
- Trong hệ thống được sử dụng 2 Slave.
- Một ASI slave gồm tối đa 4 đầu vào số và 4 đầu ra số.
- Định địa chỉ cho Module AS-I:
+ Có thể sử dụng nhiều phần tử AS-i Slave của các hãng khác nhau
trên cùng một mạng. Mỗi phần tử này được gán một địa chỉ riêng biệt, có
thể dùng thiết bị chuyên dụng để đặt địa chỉ cho các AS-i Slave hoặc thông
qua phần tử Master (ghép nối trực tiếp).
+ Định địa chỉ cho Module AS-I bằng bộ định địa chỉ thông qua chân
ADDS.
- Slave đèn báo thể hiện 3 trạng thái:
+ Đèn đỏ: hệ thống dừng hoạt động.
+ Đèn xanh: hệ thống hoạt động bình thường.
+ Đèn vàng: hệ thống báo lỗi
20
Hình 2.12. ASI Slave
Các chân của slave:

Hình 2.13. Sơ đồ các chân của Slave

21
Bảng 2.2. Giải thích các chân Slave
TT Ký hiệu Chức năng
1 Asi- Chân âm của tín hiệu ASI
2 In 1 Đầu vào 1 ASI
3 In 2 Đầu vào 2 ASI
4 - Nối vào chân âm của cảm biến
5 In 3 Đầu vào 3 ASI
6 In 4 Đầu vào 4 ASI
7 Asi+ Chân dương của tín hiệu ASI
8 - Chân đấu nối công tắc tơ
9 - Chân đấu nối công tắc tơ
10 -
11 - Nối vào chân trung tính của cảm biến
12 - Nối vào chân âm của cảm biến
13 L24+ Chân nguồn dương 24V VDC
14 Out 1 Đầu ra 1 ASI
15 Out 2 Đầu ra 2 ASI
16 -
17 Out 3 Đầu ra 3 ASI
18 Out 4 Đầu ra 4 ASI
19 M24 Chân nguồn âm 24V VDC
20 - Chân âm đấu nối với đèn
21 - Chân âm đấu nối với đèn
22 -
23 - Chân âm đấu nối với đèn
24 - Chân âm đấu nối với đèn

Đầu nối đầu vào:


- Có 4 đầu vào: In1(8), In2(9), In3(11), In4(12).
- Và 2 dây mạng ASI+ (7) và ASI- (1).

22
Hình 2.14. Đầu vào của ASI Slave
Đầu nối đầu ra:
- Có 4 đầu ra: Out1(14), Out2(15), Out3(17), Out4(18)
- Và 2 dây nguồn riêng 24V là L+(13) và M(19).

Hình 2.15. Đầu ra của ASI Slave


23
2.1.7. Thiết bị đặt địa chỉ PSG (3RK1904-2AB02)
Tổng quan:

Hình 2.16. Thiết bị tổng quan


Giải thích ký hiệu trên PSG:
1. Hiển thị chính với 8 chữ số và thông tin bổ sung cho các giá trị slave.
Biểu tượng này đại diện cho thông tin trên màn hình hiển thị 7 đoạn.
2. Trường địa chỉ: Hiển thị các địa chỉ AS-i đã chỉ định.
3. RETURN / Xác nhận đầu vào
4. Tăng / Tăng giá trị
5. Giảm / Giảm giá trị
6. Thoát / Hủy
7. Bộ chuyển đổi quay để lựa chọn chức năng
8. Ổ cắm M12 để kết nối các AS-I slave
 Chú ý: Dây kết nối địa chỉ hoạt động ngay cả khi không được lắp đúng
vị trí trong ổ cắm M12 của bộ định vị.

24
Ý nghĩa của thông tin bổ sung trong màn hình chính:
- Bin: Hiển thị Bin dưới dạng số nhị phân.
- Hex: Hiển thị dưới dạng số thập lục phân (nếu không hiển thị dưới dạng
số thập phân).
- IN: Giá trị đầu vào.
- EDIT: Giá trị đầu ra / Chế độ chỉnh sửa.
- Channel: Số Kênh (ví dụ: đối với mô đun tương tự).
- PFF: I / O cờ lỗi (báo cáo bởi slave).
- IO.ID.ID2: Mã tiểu sử
- ID1 ID1: Mã A hoặc B Địa chỉ phát hiện cho nô lệ với địa chỉ mở rộng
A hoặc V Hiển thị điện áp hoặc volts.
: Điện thế pin thấp.
Các chế độ của thiết bị:
Bảng 2.3. Gải thích các chế độ

TT Chế độ Chức năng

1 Off Tắt thiết bị đặt địa chỉ chế độ bằng tay

2 Memory Xóa, sao chép, lưu trữ và tải bộ nhớ

3 ASI V Hiển thị điện áp AS-I, tiêu thụ dòng điện ASI và điện áp
của pin thiết bị
4 ADDR Dùng dể đặt địa chỉ

5 ADDR-MEM Giống như ADDR nhưng ngăn cản nhiều địa chỉ trên
cùng một địa chỉ
6 Profile Đọc hồ sơ địa chỉ I0.ID.ID2 và ID1

7 Data Đọc và ghi dữ liệu địa chỉ

8 Parameters Viết và đọc tham số( gồm 4 bit là đầu vào/đầu ra)

9 ASI safe Mã của địa chỉ đầu vào an toàn .

10 CTT2 Đọc và ghi các kênh dữ liệu tuần hoàn cho CTT2 ( do mô
hình không sử dụng lên không tìm hiểu)

25
Chế độ OFF:
- Vị trí chuyển sang OFF, bộ phận địa chỉ được tắt bằng tay.
- Để bảo tồn pin, thiết bị sẽ tự động tắt nếu một thao tác của người sử dụng
(phím, công tắc quay) không diễn ra khoảng 5 phút.
- Thiết bị được bật lại sau khi tắt máy tự động bằng cách kích hoạt công tắc
quay hoặc RETURN.

Hình 2.17. Chế độ OFF

26
Chế độ MEMORY:
- Xóa, sao chép, lưu trữ và tải bộ nhớ.

Hình 2.18. Chế độ MEMORY


Chế độ ASI V:
- Hiển thị điện áp AS-i, tiêu thụ dòng điện AS-i và điện áp của pin thiết bị.
- Các giá trị đặc trưng cho chức năng ASI V.

Giá trị đo Dải đo Độ chính xác

Voltage 2…35V ±(3.5% v.M + 2 D)

Dòng (đối với slave) 0…0,15A ±(5 % v.M + 2 D)

- Điện trở đầu vào cho phép đo điện áp: Khoảng 300 kohm.
- Giải thích: v.M= giá trị đo được, D= số.

27
Hình 2.19. Chế độ ASI V

Hình 2.20. Chế độ ADDR

28
Chế độ ADDR:
- Dùng để đặt địa chỉ .
- Kết nối một AS-Interface slave tới đơn vị địa chỉ.

Chế độ ADDR- MEM:


- Giống chức năng của ADDR để đặt địa chỉ cho ASI slave.

Hình 2.21. Chế độ ADDR- MEM

29
Chế độ PROFILE:
- Đọc cấu hình slave (IO, ID, ID2)
- Đọc và thiết lập mã ID1

Hình 2.22. Chế độ PROFILE

Chế độ DATA:
- Đọc và ghi dữ liệu mã slave
- Các đơn vị địa chỉ có thể đọc các đầu vào của một slave và kiểm soát các
kết quả đầu ra.
 Chú ý: Dữ liệu được ghi ngay cho slave. Đảm bảo rằng các thiết lập
của đầu ra không thể gây ra một tình huống nguy hiểm xảy ra.
30
Hình 2.23. Chế độ DATA

Hình 2.24. Chế độ PARAMETER

31
Chế độ PARAMETER:
- Thiết lập các thông số của một slave cho mục đích kiểm tra và đọc lại các
tham số echo.

- Để kích hoạt trao đổi dữ liệu của một slave AS-i (đọc / ghi đầu vào dữ
liệu đầu vào / dữ liệu đầu ra), nó là cần thiết rằng slave nhận được một 4-bit
tham số.
- Thông số echo bao gồm 4 bit với bất kỳ giá trị nào, tức là khi tín hiệu đầu
vào bật thì 4 bit hiện số 1( hệ số bin). Ngược lại, không có sẽ hiện bằng 0
Chế độ ASI SAFE:
- Đọc ra các trình tự mã an toàn của slaves đầu vào an toàn (ASIsafe).

Hình 2.25. Chế độ ASI SAFE


32
2.2. Các ví dụ của mạng truyền thông ASI
2.2.1. Thiết lập cấu hình hệ thống cho mạng ASI
Liệt kê các modul và mã sản phẩm sử dụng trong hệ thống:
STT Tên modul Mã sản phẩm
1 CPU 314C-2 PN/DP 6ES7 314-6EH04-0AB0
2 CP343-2P 343-2AH11-0XA0
Thiết lập cấu hình phần cứng:

2.2.2. Phân tích địa chỉ vào/ra trên CPU


Địa chỉ đầu vào số:
- Trên CPU được tích hợp sẵn cổng vào gồm 16 địa chỉ là: I136.0, I136.1,
I136.2, I136.3, I136.4, I136.5, I136.6, I136.7, I137.0, I137.1, I137.2, I137.3,
I137.4, I137.5, I137.6, I137.7.
Địa chỉ đầu ra số:
- Trên CPU được tích hợp sẵn cổng ra gồm có 16 địa chỉ là: Q136.0,
Q136.1, Q136.2, Q136.3, Q136.4, Q136.5, Q136.6, Q136.7, Q137.0, Q137.1,
Q137.2, Q137.3, Q137.4, Q137.5, Q137.6, Q137.7.
33
Địa chỉ đầu vào analog:
- Trên CPU được tích hợp sẵn cổng đầu ra analog gồm có 5 địa chỉ là:
PIW800, PIW802, PIW804, PIW806, PIW808.
Địa chỉ đầu ra analog:
- Trên CPU được tích hợp sẵn cổng ra analog với 2 địa chỉ gồm: PQW800,
PQW802.
2.2.3. Phân tích địa chỉ vào/ra của mạng ASI
Bảng địa chỉ cho mạng ASI:
Bảng 2.4. Vùng địa chỉ cho Slave trên Slot4
Inputs IN/OUT IN/OUT Address Outputs
7 6 5 4 3 2 1 0 CP342-2
PII IN4 IN3 IN2 IN1 IN4 IN3 IN2 IN1 PIQ
(PI/PQ)
Out4 Out3 Out2 Out1 Out4 Out3 Out2 Out1
64 Slave01 256 64
65 Slave02 Slave03 257 65
66 Slave04 Slave05 258 66
67 Slave06 Slave07 259 67
68 Slave08 Slave09 260 68
69 Slave10 Slave11 261 69
70 Slave12 Slave13 262 70
71 Slave14 Slave15 263 71
72 Slave16 Slave17 264 72
73 Slave18 Slave19 265 73
74 Slave20 Slave21 266 74
75 Slave22 Slave23 267 75
76 Slave24 Slave25 268 76
77 Slave26 Slave27 269 77
78 Slave28 Slave29 270 78
79 Slave30 Slave31 271 79
Phân tích địa chỉ vào/ra trên modul Slave-2 và Slave-4:
- Đây là 1 CPU master trong mạng AS-I nó được đặt ở vị trí slot thứ 4 nên
có địa chỉ định sẵn là bắt đầu từ byte 256 đến byte 271.

34
- Đối với slave2 có địa chỉ là 4 bít cao của byte PIB 257 và PQB 257, vùng
nhớ chuyển dữ liệu của slave2 là 4 bít cao của byte IB65 (I65.4; I65.5; I65.6;
I65.7) và QB65 (Q65.4; Q65.5; Q65.6; Q65.7).
- Đối với slave4 có đại chỉ là 4 bít cao của byte PIB66 và PQB66, vùng nhớ
chuyển dữ liệu của slave4 là 4 bít cao của byte IB66 (I66.4; I66.5; I66.6; I66.7)
và QB66 (Q66.4; Q66.5; Q66.6; Q66.7).

2.2.4. Một số ví dụ của mạng ASI


Mô tả ví dụ 1:
Mô tả truyền thông giữa CPU và Slave2: Với tín hiệu đầu vào là nút nhấn
trên CPU và trên Slave2 tại đầu ra được kết nối để điều khiển động cơ hoạt
động.
Mô tả ví dụ 2:
Mô tả truyền thông trên Slave2: Với tín hiệu vào là công tắc được tích hợp
sẵn trên Slave2, đầu ra kết nối với công tắc tơ điều khiển động cơ hoạt động.
Mô tả ví dụ 3:
Mô tả truyền thông giữa Slave2 và Slave4: Với tín hiệu đầu vào là công tắc
trên Slave, đầu ra là các trạng thái đèn ứng với đèn xanh, vàng, đỏ.
Hình ảnh sơ đồ truyền thông:

Hình 2.26. Sơ đồ truyền thông mạng AS-I

35
2.2.4.1. Ví dụ 1
Lập bảng symbol:

Viết chương trình:

36
2.2.4.2. Ví dụ 2
Lập bảng symbol:

Viết chương trình:

37
2.2.4.3. Ví dụ 3
Lập bảng symbol:

Viết chương trình điều khiển điều khiển đèn đỏ:


38
39
CHƯƠNG 3: HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.1. Hướng phát triển đề tài- đồ án tốt nghiệp


Đề tài 1: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo modul thực hành mạng truyền
thông công nghiệp ASI”
Mục tiêu: Chế tạo được modul thực hành mạng truyền thông công nghiệp ASI
đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và ổn định.
Đề tài 2: “Thiết kế hệ thống diều khiển giám sát dùng HMI, PLC S7-300 và
mạng truyền thông ASI”
Mục tiêu: Xây dựng được một giao diện điều khiển giám sát sử dụng HMI, PLC
S7-300 và mạng truyền thông ASI yêu cầu đơn giản, tin cậy và dễ sử dụng.
Đề tài 3: “Điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha sử dụng PLC S7-300,
biến tần và mạng truyền thông ASI”
Mục tiêu: Lập trình được PLC S7-300 và cài đặt được biến tần điều khiển động
cơ không đồng bộ 3 pha qua mạng ASI.

3.2. Phác thảo modul thực hành mạng truyền thông ASI
Gần giống mô hình mạng truyền thông ASI- Trường Cao Đẳng nghề Hải Dương
như dưới đây:

Hình 3.1. Phác thảo modul thực hành mạng truyền thông ASI

40
Tuy nhiên mở rộng thêm như sơ đồ sau:

Điểu khiển và giám sát; Máy tính, HMI...

Mạng Profibus, profinet

Điều khiển; PLC, ASI master


Mạng ASI

Cấp trường: + ASI Salve, cảm biến…


+ Cơ cấu chấp hành: nút nhấn, biến tần...
Hình 3.2. Mô hình tổng quan hệ thống mạng ASI

3.3. Khảo sát danh mục các thiết bị trong modul mạng ASI
Bảng 3.1. Bảng liệt kê các thiết bị
TT Tên Mã sản phẩm Chức năng Ghi chú

Điều khiển độ rộng


1 Modul xử lý CPU314C-2DP Đã có tại bộ
của xung, điều khiển
trung tâm môn
(314- 6CG03-0AB0) vị trí, đo tần số, đếm,
xuất xung điều khiển
PID
CP 343-2P Trao đổi tín hiệu
2 Modul ASI- Cần trang bị
giữa PLC S7-300 với
Master (6GK7343-2AH11-
các slave
0XA0)
Cáp ASI (3RX9010-0AA00) Kết nối mạng ASI
3 Cần trang bị
master và slave
Bộ khuếch đại Repeater Dùng để mở rộng
4 Cần trang bị
tín hiệu (3RX9800-0AA00) khoảng cách
Nhận tín hiệu từ
5 Modul ASI- (3RK 1400-1CE00- Cần trang bị
master, cảm biến, cơ
Slave 0AA2)
cấu chấp hành

6 Thiết bị đặt địa (3RK1904-2AB02) Thiết bị gán địa chỉ Cần trang bị

41
chỉ PSG cho các slave
Điều khiển độ rộng
7 Các cơ cấu của xung, điều khiển
Đã có tại bộ
chấp hành vị trí, đo tần số, đếm,
môn và cần
xuất xung điều khiển
trang bị
PID

Siemens KTP600 Điều khiển và giám


HMI Basic (6AV6647- sát mạng truyền
8 Đã có tại bộ
0AD11-3AX0) thông ASI.
môn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42
Giáo trình:
- Điều Khiển Lập Trình 2
Tác giả: Tạ Văn Phương – Nguyễn Tấn Đời
Nhà xuất bản: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
- Mạng Truyền thông công nghiệp
Tác giả: Hoàng Minh Sơn
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Tài liệu:
- Siemens automation
Tác giả: Tạ Văn Phương
Website:
- Google.com.vn
- Tailieu.vn
- Scribd.com

43

You might also like