Bài 4 - KHBD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Trường: ……………………….. Họ và tên giáo viên: …………………….

Tổ: ……………………………..
BÀI 4: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm cơ bản và các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi.
- Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp để tìm hiểu thêm về phương pháp chọn giống
vật nuôi.
2. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Nêu được khái niệm cơ bản và các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi.
- Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp để tìm hiểu thêm về phương pháp chọn giống
vật nuôi.
b) Năng lực chung
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Làm việc cặp đôi, thảo luận nhóm để tìm ra một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc
với giáo viên.
3. Phẩm chất
- Tích cực, chủ động trong tìm hiểu về giống vật nuôi và phương pháp chọn giống vật nuôi.
- Nhận thức được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi để có thể đề xuất
với gia đình, người thân trong việc lựa chọn giống vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, vi déo liên quan đến chọn giống vật nuôi, các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi
và một số phương pháp chọn giống vật nuôi ở địa phương và các trung tâm nhân giống.
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP

Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể

2. Chuẩn bị của học sinh


- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và lưu video, hình ảnh liên quan đến chọn giống vật
nuôi, các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi và một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
2. Học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK
- Bảng phụ.
- Tìm kiếm và lưu video, hình ảnh liên quan đến chọn giống vật nuôi, các chỉ tiêu cơ bản để chọn
giống vật nuôi và một số phương pháp chọn giống vật nuôi.và dụng cụ học tập (nếu cần) theo
yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video, tình huống thực tế liên quan đến chọn giống vật
nuôi, các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi, kích thích học sinh mong muốn tìm hiểu về các
nội dung mới, lí thú trong bài học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, chiếu video, đặt câu hỏi, HS xem và đưa ra câu trả
lời.
c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh, chiếu video liên quan đến chọn giống vật nuôi, các chỉ tiêu cơ
bản để chọn giống vật nuôi cho HS theo dõi:
Sau khi quan sát hình ảnh, xem xong video, GV đặt câu hỏi:
+ Chọn giống vật nuôi là gì?
+ Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào?
+ Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? Nội dung của từng phương pháp chọn giống là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, theo dõi video, tiếp nhận câu hỏi và đưa ra ý kiến chủ quan của bản
thân.
+ Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại
làm giống.
+ Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu: ngoại hình thể chất, sinh trưởng
phát dục và sức sản xuất.
+ Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
 Chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn lọc trong đó các nhà chọn giống chỉ tiến hành
chọn các cá thể theo các tính trạng kiểu hình mà không kiểm tra theo gen.
 Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng
biêt, quá trình gồm 3 bước: chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân, kiểm tra qua đời sau.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện 1cá nhân/ nhóm trả lời
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá,phân tích, nhận xét và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.
Bài 4: Chọn giống vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh nhận biết được khái niệm chọn giống vật nuôi.
b. Nội dung:GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk kết hợp trả lời các câu hỏi gợi ý
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở khái niệm chọn giống vật nuôi, mục đích của chọn giống vật
nuôi.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. KHÁI NIỆM CHỌN GIỐNG VẬT
- GV giới thiệu câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm chọn NUÔI
giống vật nuôi của ông cha như: + Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại
Gà nâu, chân thấp, mình to làm giống những cá thể mang đặc tính tốt,
Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi. phù hợp với mục đích của chăn nuôi và
Chẳng nên nuôi giống pha mùi mong muốn của người chọn giống, đồng thời
Trứng không đẻ mấy, con nuôi vụng về. thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong sgk. + Mục đích: Duy trì và nâng cao những đặc
+ Chọn giống vật nuôi là gì? điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.
+ Mục đích của chọn giống vật nuôi là gì?
+ Em hãy nêu thêm ví dụ về chọn giống một loại vật nuôi
ở gia đình, địa phương em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu
hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời :
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, hoàn thiện kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi.
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh nhận biết được các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật
nuôi: Ngoại hình, thể chất, sinh trưởng và phát dục, khả năng sản xuất của vật nuôi.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II, quan sát các hình 4.1 trong sgk hoặc các
video nói về các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi để trả lời các câu hỏi gợi ý
c. Sản phẩm: HS thảo luận trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức, ghi nhận vào vở nội
dung các khái niệm và ý nghĩa của các chỉ tiêu: Ngoại hình, thể chất, sinh trưởng và phát dục,
khả năng sản xuất của vật nuôi.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ CHỌN
- GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu về một GIỐNG VẬT NUÔI.
chỉ tiêu như sau: 1) Ngoại hình
Nhóm 1: Tìm hiểu chỉ tiêu ngoại hình - Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II, quan sát các hình nuôi có liên quan đến sức khỏe cũng như cấu
ảnh trong mục II.1 trong sgk trả lời các câu hỏi gợi ý tạo, chức năng của các bộ phận bên trong
1. Em hãy nêu thêm ví dụ về chọn giống một loại vật của cơ thể và khả năng sản xuất của con vật
nuôi ở gia đinh, địa phương em? (hình dáng đặc trưng của vật nuôi)
2. Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng - Một số chỉ tiêu ngoại hình:Hình dáng toàn
về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bò hướng thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số
sữa? núm vú, sừng chân(đối với gia súc), mào,
3. Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về các chỉ tiêu tích, chân, màu sắc lông(đối với da cầm)
ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa phương - Căn cứ vào ngoại hình, người ta chọn
em? những cá thể cân đối, mang đặc điểm đặc
Nhóm 2: Tìm hiểu chỉ tiêu thể chất trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và
4. Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống.
nào? 2. Thể chất
Nhóm 3:Tìm hiểu chỉ tiêu sinh trưởng, phát dục - Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật
5. Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví trong những điều kiện sinh sống và di truyền
dụ minh họa. nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả
6. Sử dụng internet, sách, báo,.. và cho biết nghiên cứu năng sản xuất của con vật.
sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong - Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố: tốc
chăn nuôi. độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức
Nhóm 4: Tìm hiểu chỉ tiêu khả năng sản xuất khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của
7. Thế nào là khả năng sản xuất vật nuôi,...
8. Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm khả 3. Sinh trưởng, phát dục
năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến ở địa - Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do
phương em. quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng
9. Việc lựa chọn giống dựa trên chỉ tiêu đó đem lại ý lên về khối lượng, thể tích và kích thước của
nghĩa gì trong chăn nuôi? từng cơ quan, bộ phận và toàn cơ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc mới nở khoảng
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận 20g, 4 tuần tuổi là 77g, 8 tuần tuổi đạt 118g,
nhóm trả lời câu hỏi. 16 tuần tuổi đạt 186g.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - Phát dục là quá trình biến đổi về chất của
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận cơ thể. Sự biến đổi này bao gồm sự hình
thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ
- GV mời đại diện các nhóm trả lời :
quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai
C1. Chọn giống lợn: mình trong, lưng thẳng, bụng không đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong
sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật,
mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở. Ví dụ: Gà trống biết gáy; gà mái bắt đầu đẻ
Chọn giống vịt cỏ: tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, trứng.
lông có nhiều màu khác nhau.
C2. Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề 4. Khả năng sản xuất
ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng - Khả năng sản xuất là khả năng tạo ra sản
vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi phẩm của vật nuôi như năng suất sinh sản,
nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng.... cho thịt, trứng, sữa, sức kéo (Bảng 4.1).
Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần - Khả năng sản xuất của vật nuôi phụ thuộc
trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, vào từng giống, chế độ chăm sóc , nuôi
tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, dưỡng và đặc điểm cá thể
cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít
phát triển.
C3. Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về các chỉ * Khả năng sản xuất của một số giống vật
tiêu ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa nuôi phổ biến ở địa phương em.
phương em. + Giống bò Sind: Sản lượng sữa cao từ 1.250
Gà Đông Tảo: Những con có đầu to, mào đỏ, dái tai to, - 1.800kg/chu kì. Nếu được chăn nuôi và
tích gà đỏ xệ đều đồng thời bộ lông mượt và tươi màu. cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, giàu dinh
Thân hình gà bệ vệ, dáng đứng thẳng di chuyển nhanh dưỡng, một số con có thể cho 5.000kg
nhẹn, linh hoạt. Đặc biệt không nên chọn gà trống có sữa/chu kì.
chân quá to vì điều này sẽ khiến chúng khó đạp mái. Do + Bò vàng Việt Nam: Sản lượng sữa của
đó, chỉ cần chọn những chú gà Đông Tảo có chân tròn, to giống bò vàng Việt Nam chỉ từ 300 -
vừa, cân đối là được. Gà giống trưởng thành có mức cân 400kg/chu kì từ 6 - 7 tháng.
nặng lý tưởng từ 4-5 kg. + Giống bò sữa Holstein Friesian: Sản lượng
Trâu đực: Những con có ngoại hình cân đối, tầm vóc và sữa từ 5.000 - 8.000 lít/chu kì.
khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất + Giống Gà Ri: Năng suất trứng khoảng 90 -
nhanh nhẹn, hăng hái. Đầu và cổ to, rắn chắc. Ngực sâu 120 quả/mái/năm.
và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon gọn,
không xệ, mông dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khoẻ,
đi không chụm khoeo hay chữ bát. Móng chân khít. Bộ
phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hoàn cân đối,
mềm mại, nhưng không quá sa xuống.
4. Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong
những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên
quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.
Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố: tốc độ sinh trưởng,
kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng
hoạt động của vật nuôi,...
6. Nghiên cứu sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý
nghĩa là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc, làm cho
cơ thể vật nuôi phát triển ngày một hoàn chỉnh.
8. Khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến
ở địa phương em.
+ Giống bò Sind: Sản lượng sữa cao từ 1.250 -
1.800kg/chu kì. Nếu được chăn nuôi và cung cấp nguồn
thức ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng, một số con có thể cho
5.000kg sữa/chu kì.
+ Bò vàng Việt Nam: Sản lượng sữa của giống bò vàng
Việt Nam chỉ từ 300 - 400kg/chu kì từ 6 - 7 tháng.
+ Giống bò sữa Holstein Friesian: Sản lượng sữa từ
5.000 - 8.000 lít/chu kì.
+ Giống Gà Ri: Năng suất trứng khoảng 90 - 120
quả/mái/năm.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, hoàn thiện kiến thức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số phương pháp chọn giống vật nuôi
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh nhận biết được khái niệm, các bước tiến hành, ưu và
nhược điểm của một số phương pháp chọn giống.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III.1,III.2, quan sát các hình 4.2 và trả lời các
câu hỏi trong hộp khám phá
c. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các nội dung sau: Khái niệm, các bước tiến hành chọn lọc,
ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp chọn lọc.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III.1,III.2, quan GỐNG VẬT NUÔI.
sát các hình 4.2 và trả lời các câu hỏi trong hộp khám 1. Chọn lọc hàng loạt
phá a) Khái niệm
1. Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? - Chọn lọc hàng loạt là dựa vào ngoại hình, các
2. Nêu khái niệm chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi
3. Trình bày các bước tiến hành của chọn lọc hàng loạt để chọn ra những cá thể tốt nhất phù hợp với
và chọn lọc cá thể? mục tiêu chọn lọc để làm giống (thời gian ngắn)
4. Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về phương b) Các bước tiến hành.
pháp chọn lọc hàng loạt một số vật nuôi phổ biến. B1: Xác định chỉ tiêu chọn lọc
5. Nêu ưu, nhược điểm của chọn lọc hàng loạt và chọn B2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1)
lọc cá thể? B3: Đánh giá hiệu quả chọn lọc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập c)Ưu điểm và nhược điểm
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu - Ưu điểm: Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật
hỏi. cao, không tốn kém.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - Nhược điểm: Chủ yếu căn cứ vào kiểu hình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận chưa biết được kiểu gene nên hiệu quả chọn lọc
thường không cao và không ổn định.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời:
2. Chọn lọc cá thể
c4. Để có giống gà ri ngày càng tốt hơn người ta giữ lại a) Khái niệm
làm giống những con gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ Chọn lọc cá thể là chọn ra một hay vài cá thể
nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo. biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu
Trong 1 đàn gà Lơgo chọn ra những con có sản lượng đặt ra của giống (thường là đực giống)
trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày b) Các bước tiến hành(tiến hành tại các trung
sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng tâm giống).
ít hơn bị loại thải. B1: Chọn lọc tổ tiên
B2:Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất bản
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung thân)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học B3: Chọn lọc theo đời sau
tập c)Ưu điểm và nhược điểm
- GV đánh giá, nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao, giống được
tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định.
- Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, cơ sở vật
chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk.
b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm:Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu:
1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?
2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.
3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS/ đại diện nhóm trả lời
1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?
A. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.
C. Chọn trong đàn lấy những con trâu "Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, chân trắng" để
làm giống.
D. Loại thải những con "gà trắng, chân chì", giữ lại những con "mình đen, chân trắng" để làm
giống.
E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.
G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.
H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con
nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để là giống.
- Chọn lọc hàng loạt: A,C,D,E,H.
- Chọn lọc các thể: B,G,I
2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.
* Giống nhau:
- Cả hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của cơ thể
- Là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc vật nuôi
* Khác nhau:
- Quá trình sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
vật nuôi.
Ví dụ: Thể trọng lợn con tăng từ 2kg lên 8kg
- Quá trình phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
- Ví dụ: Gà trống biết gáy
3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
Giống nhau:
 Đều được sử dụng trong chọn giống động vật.
 Đều có cơ sở chung là tạo ra giông có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho
nhu cầu con người.
* Khác nhau

Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể


Dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản Chọn ra một hay vài cá thể biểu hiện các
xuất của đàn vật nuôi đề chọn ra những cá thể tốt đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra
nhất phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống của giống (thường là đực giống)
Áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cá thể
Áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi
vật nuôi để làm giống trong một thời
để làm giống trong một thời gian ngắn
gian dài
Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không Cần nhiều thời gian,cơ sở vật chất và
tốn kém, phù hợp với trình độ còn thấp về công yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải
tác giống. cao.
Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo
Chưa biết được kiểu gene nên hiệu quả chọn lọc
ra có độ đồng đều, năng suất ổn định,
thường không cao và không ổn định
được sử dụng trong thời gian dài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV HS khác đối chiếu, bổ sung, đóng góp ý kiến .
- GV nhận xét.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho
một đối tượng vật nuôi cụ thể ở gia đình và địa phương.
b. Nội dung: Câu hỏi phần Vận dụng SGK
c. Sản phẩm: Bản đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS về nhà quan sát, thu thập thông tin, lập bảng thống kê
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát, thu thập thông tin, lập bảng thống kê các ý kiến đề xuất
biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể tại gia đình hoặc địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và môi trường tại địa phương.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu Nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.
* Đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho đối tượng vật nuôi là lợn:
+ Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu
chuẩn: cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng.
+ Áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 ngày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.
*Hướng dẫn về nhà
- Xem lại kiến thức đã học ở bài 4
- Xem trước nội dung bài 5: Nhân giống vật nuôi

Phụ lục

PHIẾU HỌC TẬP

Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể

Hình ảnh

Hình 4.1. Ngoại hình của bò hướng thịt (a) và bò hướng sữa (b)

You might also like