Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

THUYẾT TRÌNH NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI

1. Lịch sử hình thành Nghệ thuật Bài Chòi


Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng
ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân
khấu ca kịch khoảng cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Bài chòi là di sản
chung của 9 tỉnh Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận) nhưng
Bình Định vẫn được xem là cái nôi của di sản này.
Ðào Duy Từ (1572-1634), người Thanh Hóa, theo Chúa Nguyễn vào Nam,
điểm dừng chân đầu tiên của ông là Bình Định. Đào Duy Từ đã dựa theo mô
hình tiêu khiển ở các chòi canh miền núi mà sáng tạo ra hội bài chòi. Từ lối
sinh hoạt văn hóa nương rẫy, ông ứng dụng vào trò chơi đánh bài trên chòi, dần
dần có tên gọi là hội đánh bài chòi. Về sau, hội bài chòi thường được tổ chức
trong những dịp xuân nên được gọi là hội đánh bài chòi xuân.

2. Độc đáo Nghệ thuật Bài Chòi


Bài Chòi là hình thức chơi bài nhưng không như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí
bằng hình thức đối đáp vui xuân. Hội chơi Bài Chòi thường diễn ra ở sân đình
làng hoặc những khoảng đất rộng, thuận lợi cho mọi người đi dự hội. Để chơi
Bài Chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những
chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi Cái.
Người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị Hiệu, ngồi ở chòi Cái. Họ rút con bài
trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô Thai.
Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài trùng
với những con bài mà anh/chị Hiệu xuớng tên thì thắng cuộc
3. Nơi diễn ra Nghệ thuật Bài Chòi
Là một trong những hoạt động văn hóa cộng đồng đầy giá trị mà không mang
nặng tính đỏ đen, cờ bạc. Thông qua trò chơi này, ta được nghe những câu hát
ý nghĩa về quê hương, đất nước lưu truyền trong dân gian. Là món ăn tinh thần
không thể thiếu đối với nhân dân lao động. Trong cuộc chơi, mọi người đều
bình đẳng tuyệt đối như nhau, không phân biệt tầng lớp, ai cũng có thể tham
gia.
4. Bảo tồn Nghệ thuật Bài Chòi
Để có bảo tồn, gìn giữ và phát huy Nghệ thuật Bài Chòi cho các thế hệ mai sau,
nhiều hoạt động đã được diễn ra như mở các lớp dạy Bài Chòi hoặc đưa vào
trong nhà trường. Ngoài ra, còn thành lập các câu lạc bộ Bài Chòi và đi lưu
diễn ở khắp nơi. Các địa phương còn tổ chứ các buổi liên hoan, giao lưu nghệ
thuật Bài Chòi

You might also like