Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Học kỳ / Năm học 2 2023- 2024

ĐỀ ÔN TẬP
Ngày thi 15/05/2024
Môn học Xác suất và thống kê
Mã môn học MT2013
Thời lượng 140 phút Mã đề 01
Ghi chú:
- Sinh viên làm bài trên đề thi và nộp lại đề thi. Sinh viên được sử dụng máy tính bỏ túi.
- Sinh viên được sử dụng tài liệu là các bảng tra và công thức (bản in).
- Sinh viên không được sử dụng điện thoại và máy tính có chức năng lập trình.
Họ và tên sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MSSV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mã nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 1. (1 điểm) Một máy sản xuất tự động có tỷ lệ sản phẩm loại A lúc đầu là 48%. Người ta cải tiến kỹ thuật
và sau một thời gian áp dụng, người ta kiểm tra 40 lần, mỗi lần 10 sản phẩm và ghi được số liệu sau:
Số sản phẩm loại A trong 1 lần kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lần kiểm tra 2 0 4 6 8 10 4 5 1 0

Có ý kiến cho rằng việc cải tiến máy đã làm tăng tỉ lệ sản phẩm loại A. Với mức ý nghĩa 5%, anh (chị) hãy nhận
định về ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
(a) Xác định sai số chuẩn của f (f còn gọi là pb).
A. 0.0249 B. 0.4986 C. 0.5375 D. 0.0006 E. Các câu đều sai
(b) Tính giá trị thống kê kiểm định cho bài toán trên.
A. 2.0183 B. 2.3018 C. 2.3081 D. 2.8130 E. Các câu đều sai
(c) Phân phối (xấp xỉ) cho tỷ lệ mẫu của bài toán kiểm định trên là gì?
A. Phân phối chuẩn với trung bình là 0.5375 và độ lệch chuẩn là 0.0249.
B. Phân phối chuẩn với trung bình là 0.5375 và độ lệch chuẩn là 0.0250.
C. Các câu đều sai.
D. Phân phối chuẩn với trung bình là 0.48 và độ lệch chuẩn là 0.0249.
E. Phân phối chuẩn với trung bình là 0.48 và độ lệch chuẩn là 0.0250.
(d) Tìm khoảng tin cậy 98% cho tỉ lệ sản phẩm loại A sau cải tiến.
A. [0.4732; 0.5956] B. [0.4732; 0.6018] C. [0.4794; 0.6018]
D. [0.4864; 0.5886] E. [0.4794; 0.5956]
(e) Cần phải khảo sát ít nhất bao nhiêu sản phẩm để độ dài khoảng ước lượng với độ tin cậy 94% cho tỷ lệ sản
phẩm phẩm loại A sau cải tiến không quá 8%.
A. 553 B. 849 C. 153 D. 449 E. 550

Câu 2. (1 điểm) Khảo sát số hoa hồng bán ra trong một ngày của một cửa hàng bán hoa sau một thời gian,
người ta ghi được số liệu sau:
Số hoa hồng (đoá) 12 13 15 16 17 18 19
Số ngày 3 2 7 7 3 2 1

Sau khi tính toán, ông chủ cửa hàng nói rằng nếu trung bình một ngày không bán được 15 đoá hoa thì chẳng thà
đóng cửa còn hơn. Dựa vào số liệu trên, hãy kết luận giúp ông chủ cửa hàng xem có nên tiếp tục bán tiếp hay
không, với mức ý nghĩa 5%. Giả sử rằng số hoa hồng bán ra trong một ngày có phân phối chuẩn.
(a) Giá trị kiểm định thống kê:
A. 1.9505 B. 1.9055 C. 1.0690 D. 1.0960 E. Các câu đều sai
(b) Miền bác bỏ của bài toán:
A. (1.711; +∞)
B. (−∞; −1.96) ∪ (1.96; +∞)
C. (−∞; −1.711)
D. (1.645; +∞)
E. (−∞; −1.711) ∪ (1.711; +∞)

Trang 1 - Đề 01
(c) Kết luận của bài toán:
A. Chưa bác bỏ được giả thuyết H0.
B. Đủ bằng chứng để bác bỏ được giả thuyết H1.
C. Đủ bằng chứng để bác bỏ được giả thuyết H0.
D. Không thể kết luận.
E. Các câu đều sai.
(d) Giả sử những ngày bán được từ 13 đến 17 đoá hoa hồng là những ngày bình thường. Hãy ước lượng số ngày
bình thường của cửa hàng trong một năm 365 ngày ở độ tin cậy 90%.
A. (0.6199; 0.9001)
B. (226.2696; 328.5304)
C. Các câu đều sai
D. (226; 329)
E. (227; 328)
(e) Nếu muốn cho khoảng ước lượng tỷ lệ ngày bình thường của cửa hàng có sai số là 10% thì cần khảo sát
thêm bao nhiêu ngày nữa, xét độ tin cậy là 98%?
A. 75 B. 100 C. 99 D. 74 E. Các câu đều sai

Câu 3. (1 điểm) Theo dõi doanh số bán hàng (triệu đồng/ ngày) của một cửa hàng trong 8 ngày của tháng 4 và
8 ngày của tháng 10, người ta thu được kết quả sau:
Ngày trong tháng 1 5 8 10 17 24 27 30
Tháng 4 7.8 9.3 5.2 5.6 7.4 6.9 7.2 6.5
Tháng 10 7.8 9.0 4.2 4.1 6.3 5.6 6.7 6.7

Với mức ý nghĩa 1%, có thể cho rằng doanh số bán trung bình hàng ngày trong tháng 10 có giảm sút so với tháng
4 hay không? Giả thiết doanh số bán có phân phối chuẩn.
(a) Giả thuyết kiểm định của bài toán là gì?
A. µ1 ≥ µ2 B. µ1 > µ2 C. µ1 < µ2 D. µ1 6= µ2 E. µD = 0
(b) Xác định miền chấp nhận giả thuyết H0 ?
A.(−2.9980; +∞) B. (−∞; 2.9980) C. (2.33; +∞) D. (−2.33; 2.33) E. (−∞; 3.1427)
(c) Sai số chuẩn cho bài toán kiểm định.
A. 0.3164 B. 0.2216 C. 0.2222 D. 0.3215 E. Các câu đều sai
(d) Xác định tiêu chuẩn kiểm định cho bài toán?
A. 3.4264 B. 4.3264 C. 2.4463 D. 6.4234 E. 3.1031
(e) Kết luận của bài toán là gì?
A. Có thể kết luận rằng doanh số bán trung bình hàng ngày trong tháng 10 có giảm sút so với tháng 4.
B. Chưa đủ bằng chứng kết luận rằng doanh số bán trung bình hàng ngày trong tháng 10 có giảm sút so
với tháng 4.
C. Không thể kết luận vì thiếu dữ kiện.
D. Các câu đều sai.
E. Có thể kết luận rằng doanh số bán trung bình hàng ngày trong tháng 10 không giảm sút so với tháng 4.

Câu 4. (1 điểm) Có một mẫu áo sơ mi được gia công tại phân xưởng A và phân xưởng B của một nhà máy. Thời
gian mỗi cái áo được hoàn thành ở phân xưởng là biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn.
Ở phân xưởng A, người ta chọn ngẫu nhiên 6 cái áo và ghi nhận được thời gian hoàn thành mỗi cái áo như sau:

19; 21; 22; 23; 22; 21 (đơn vị: phút)

Ở phân xưởng B, người ta lấy ngẫu nhiên 10 áo và tính được thời gian hoàn thành trung bình của chúng là 21.8
(phút) và phương sai mẫu 2.4 (phút2 ). Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem như phân xưởng A gia công mẫu áo này
nhanh hơn so với phân xưởng B hay không?
(a) Tìm thời gian gia công trung bình tối đa cho một cái áo ở phân xưởng A với độ tin cậy 95%.
A. 22.4572 B. 22.7674 C. 19.8993 D. 20.2094 E. Các câu đều sai
(b) Xác định phương pháp kiểm định phù hợp.
A. Kiểm định z theo định lý giới hạn trung tâm

Trang 2 - Đề 01
B. Kiểm định z biết phương sai tổng thể
C. Kiểm định t với phương sai khác nhau
D. Kiểm định t với bậc tự do 14
E. Các câu đều sai
(c) Phương sai mẫu chung:
A. 2.2095 B. 2.2151 C. 2.4950 D. 1.8667 E. Các câu đều sai
(d) Thống kê kiểm định:
A. -5.5213 B. -0.4900 C. -0.4090 D. -5.1235 E. Các câu đều sai
(e) Khoảng tin cậy 99% cho sự khác biệt về thời gian gia công trung bình của một cái áo ở phân xưởng A và B?
A. (-2.4808, 1.5475) B. (-2.7518, 1.8185) C. (-3.8634, 2.9301) D. (-3.4606, 2.5273) E. Các câu đều sai

Câu 5. (1 điểm) Trong một nghiên cứu về khả năng sinh con của những phụ nữ đã kết hôn được thực hiện bởi
Martin O’Connell và Carolyn C. Rogers cho Cục Điều Tra Dân Số vào năm 1979, hai nhóm phụ nữ không con
tuổi từ 25 đến 29 được chọn ngẫu nhiên, và mỗi người được hỏi xem cô ấy cuối cùng đã lên kế hoạch có em bé
hay không. Một nhóm được chọn từ những người vợ đã kết hôn trong vòng hai năm và nhóm kia từ những người
vợ đã kết hôn năm năm. Giả sử rằng 240 trong 300 người vợ đã kết hôn trong vòng hai năm đã lên kế hoạch có
em bé và 288 trong 400 người vợ đã kết hôn năm năm đã lên kế hoạch có em bé. Ta có thể kết luận rằng tỷ lệ
người vợ đã kết hôn trong vòng hai năm đã lên kế hoạch có em bé là cao hơn một cách có ý nghĩa so với tỷ lệ
người vợ đã kết hôn năm năm không? α = 0.05.
(a) Sai số chuẩn cho hiệu 2 tỷ lệ ở bài toán kiểm định trên.
A. 0.0329 B. 0.0033 C. 0.0322 D. 0.0032 E. Các câu đều sai
(b) Giả thuyết đối của bài toán.
A. p1 ≤ p2 B. p1 > p2 C. p1 < p2 D. p1 6= p2 E. p < 0
(c) Thống kê kiểm định:
A. 2.433 B. 2.4839 C. 2.2125 D. 2.4119 E. Các câu đều sai
(d) Kết luận của bài toán.
A. z > zα = 1.64 nên ta đủ bằng chứng để bác bỏ H0
B. |z| > zα/2 = 1.96 nên ta đủ bằng chứng để bác bỏ H0
C. z < zα = 1.64 nên ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ H0
D. Ta không đủ dữ kiện để kết luận.
E. z > −zα = 1.64 nên ta chưa đủ bằng chứng để bác bỏ H0 .
(e) Khoảng tin cậy 95% cho sự chênh lệch về tỷ lệ lên kế hoạch có em bé của nhóm người vợ đã kết hôn năm
năm và hai năm.
A. (0.0169, 0.1439) B. (-0.1431, -0.0169) C. (0.0160, 0.1431)
D. (-0.1444,-0.0156) E. Các câu đều sai

Câu 6. (1 điểm) Xét nghiệm máu cho khả năng phát hiện đến 99% một loại bệnh (tức một người mắc bệnh khi
được xét nghiệm máu thì ra kết quả dương tính với xác suất là 0.99). Tuy nhiên xét nghiệm cũng cho những kết
quả dương tính giả có 2% những người khoẻ mạnh (tức là khi một người khoẻ mạnh được tiến hành thí nghiệm
thì xác suất để ra kết quả dương tính là 0.02). Cho biết 1% dân số thực sự mắc loại bệnh này.
(a) Tính tỷ lệ cho kết quả xét nghiệm sai.
A. 0.0199 B. 0.0773 C. 0.0652 D. 0.0348 E. Các câu đều sai
(b) Tính xác suất xét nghiệm cho kết quả dương tính.
A. 0.0228 B. 0.0279 C. 0.0328 D. 0.1482 E. Các câu đều sai
(c) Nếu biết người đó mắc bệnh thì xác suất người đó xét nghiệm 3 lần thấy 2 lần cho kết quả dương tính, 1
lần cho kết quả âm tính.
A. 0.0028 B. 0.0297 C. 0.0562 D. 0.0294 E. Các câu đều sai
(d) Một người xét nghiệm 3 lần thấy 2 lần có kết quả dương tính, 1 lần âm tính. Hỏi rằng xác suất anh ta mắc
bệnh là bao nhiêu?
A. 0.2016 B. 0.2773 C. 0.2682 D. 0.2348 E. Các câu đều sai
(e) Nếu một bệnh viện xét nghiệm 2 ngàn người trong một năm (giả sử một xét nghiệm là độc lập với nhau).
Tính xác suất có tối đa 40 xét nghiệm cho kết quả sai trong một năm.
A. 0.4528 B. 0.4773 C. 0.5545 D. 0.5617 E. Các câu đều sai

Trang 3 - Đề 01
Câu 7. (1 điểm) Một đại lý ô tô mới quan tâm đến mối quan hệ giữa số lượng nhân viên bán hàng làm việc vào
cuối tuần (x) và số lượng ô tô bán được (y). Anh ấy đã thu thập dữ liệu trong 12 ngày Chủ nhật liên tiếp và áp
dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản để phân tích những dữ liệu đó. Một số thống kê tóm tắt có kết quả
như dưới đây:

x = 6.8333, y = 16.3333
n
X n
X n
X
2
Sxx = (xi − x) = 193.6667 ; Sxy = (xi − x)(yi − y) = 11.6667 ; Syy = SST = (yi − y)2 = 4.6667
i=1 i=1 i=1

(a) Phương trình đường thẳng hồi quy ước lượng?


A. yb = 0.0602 + 15.9217x
B. yb = 0.0602x + 15.9217
C. yb = 0.0241 + 0.0602x
D. yb = 15.0602x + 0.0241
E. Các câu đều sai
(b) Số xe bán được trung bình trong một ngày chủ nhật có 14 nhân viên bán hàng?
A. 16.7650 B. 22.2964 C. 16.7645 D. 22.1975 E. Các câu đều sai
(c) Nếu một ngày chủ nhật tăng 2 nhân viên so với tuần trước thì giá trị trung bình của số xe bán được thay
đổi như thế nào?
A. Tăng 0.0602 về mặt trung bình theo đơn vị của số xe.
B. Tăng 31.8433 về mặt trung bình theo đơn vị của số xe.
C. Tăng 15.9217 về mặt trung bình theo đơn vị của số xe.
D. Tăng 0.1205 về mặt trung bình theo đơn vị của số xe.
E. Các câu đều sai
(d) Tổng bình phương sai số?
A. 3.6363 B. 3.9639 C. 0.5747 D. 1.9910 E. Các câu đều sai
(e) Hệ số xác định?
A. 0.8494 B. 0.9216 C. 0.3881 D. 0.1506 E. Các câu đều sai
(f) Ý nghĩa của hệ số xác định?
A. X, Y có quan hệ tuyến tính mạnh.
B. X, Y có quan hệ đồng biến.
C. X, Y có quan hệ tuyến tính yếu.
D. Phần trăm sự thay đổi của số xe bán được giải thích bởi phần trăm của số nhân viên.
E. Phần trăm sự thay đổi của số xe bán được giải thích bởi phần trăm của thành phần sai số ngẫu nhiên.
(g) Một điểm phân tán (x, y) = (8, 17) thì phần dư tương ứng?
A. 0.5523 B. 0.5964 C. 0.5772 D. 0.5263 E. Các câu đều sai
(h) Sai số chuẩn của hệ số góc?
A. 0.0452 B. 0.0801 C. 0.5747 D. 0.6296 E. Các câu đều sai
(i) Khoảng tin cậy 95% cho hệ số góc?
A. [-0.0405; 0.1610]
B. [-0.0405; 0.1823]
A. [15.1227; 16.2333]
D. [15.1227; 16.7206]
E. Các câu đều sai
(j) Khoảng tin cậy 95% cho hệ số chặn?
A. [15.1227; 16.2333]
B. [-0.0405; 0.1610]
C. [-0.0405; 0.1823]
D. [15.1227; 16.7206]
E. Các câu đều sai

Trang 4 - Đề 01
Câu 8. (2 điểm) Một công ty dược phẩm so sánh ba công thức thuốc giảm đau cho chứng đau nửa đầu. Trong thí
nghiệm, 27 người tình nguyện được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm tương ứng với mỗi công thức thuốc. Những
người này sẽ uống thuốc khi bị đau nửa đầu và phản hồi mức đau sau khi uống thuốc (10 là mức đau nhất). Dưới
đây là dữ liệu thu được:

Công thức A 4 5 4 3 2 4 3 4 4
Công thức B 6 8 4 5 4 6 5 8 6
Công thức C 6 7 6 6 7 5 6 5 5

Sử dụng mô hình ANOVA so sánh tác dụng của ba công thức thuốc trên với mức ý nghĩa 5%.
(a) Các giả định nào không có trong bài ANOVA.
A. Các quan sát được lấy mẫu độc lập.
B. Phương sai mức đau ở các nhóm công thức thuốc bằng nhau.
C. Mức đau trung bình ở các nhóm công thức thuốc bằng nhau.
D. Mức đau ở các nhóm công thức thuốc tuân theo quy luật chuẩn.
E. Các câu đều sai
(b) Tính phương sai các chênh lệch bình phương giữa các nhóm cho dữ liệu này.
A. 28.4444 B. 1.1852 C. 14.1111 D. 28.2222 E. Các câu đều sai
(c) Tính độ biến thiên do mẫu ngẫu nhiên (tổng bình phương sai số).
A. 28.4444 B. 56.6667 C. 14.1111 D. 28.2222 E. Các câu đều sai
(d) Tính biến thiên toàn phần cho dữ liệu này.
A. 55.5667 B. 56.5667 C. 57.5667 D. 58.5667 E. Các câu đều sai
(e) Tính giá trị kiểm định thống kê cho bài toán kiểm định.
A. 12.9037 B. 10.9063 C. 13.9037 D. 11.9063 E. Các câu đều sai
(f) Tìm miền bác bỏ cho bài toán kiểm định.
A. (2.064; +∞)
B. (−∞; −3.40) ∪ (3.40; +∞)
C. (3.01; +∞)
D. (3.40; +∞)
E. (3.41; +∞)
(g) Tính giá trị chênh lệch nhỏ nhất LSD của phương pháp so sánh bội.
A. 2.0641 B. 1.0592 C. 1.5747 D. 1.0150 E. Các câu đều sai
(h) Tìm khoảng tin cậy 95% cho mức đau trung bình sau khi uống thuốc ở nhóm người sử dụng công thức thuốc
B.
A. [-4.7628; -1.1630]
B. [-3.2815; 6.7928]
C. [-3.2815; -1.1630]
D. [4.7628; 6.7928]
E. Các câu đều sai
(i) Cho kết luận đúng nhất trong các kết luận sau.
A. Công thức B và C có sự khác biệt về hiệu quả.
B. Công thức C có hiệu quả cao hơn công thức A.
C. Công thức B có hiệu quả cao hơn công thức A.
D. Không có sự khác biệt về hiệu quả giữa công thức A và C.
E. Công thức A có hiệu quả nhất.
(j) Tìm khoảng tin cậy 95% cho sự chênh lệch về mức đau trung bình sau khi uống thuốc ở nhóm người sử
dụng công thức thuốc A và C.
A. [-4.7628; -1.1630]
B. [-3.2815; 6.7928]
C. [-3.2815; -1.1630]
D. [4.7628; 6.7928]
E. Các câu đều sai

Trang 5 - Đề 01
Câu 9. (0.5 điểm) Giả sử trọng lượng hành lý ký gửi của hành khách đi máy bay tuân theo phân phối chuẩn với
trung bình 20.41 kg và độ lệch chuẩn 1.45 kg. Hầu hết các hãng hàng không đều tính phí hành lý nặng hơn 22.67
kg.
(a) Xác định bao nhiêu phần trăm khách hàng đi máy bay phải chịu khoảng phí này (%).
A. 0.0594 B. 5.94 C. 0.0721 D. 7.21 E. Các câu đều sai
(b) Giả sử trong một chuyến bay có 200 hành khách. Cân nặng hành lý của từng khách là độc lập với nhau.
Gọi Y là số lượng hành khách bị phạt vì có hành lý nặng hơn 22.67 kg. Tính xác suất cho việc có từ 10 đến
20 hành khách bị phạt.
A. 0.8494 B. 0.9216 C. 0.7465 D. 0.1506 E. Các câu đều sai
Câu 10. (0.5 điểm) Một quán cà phê phục vụ trung bình 75 khách hàng mỗi giờ vào giờ cao điểm buổi sáng.
(a) Phân phối xác suất nào là thích hợp nhất để tính xác suất một số lượng khách hàng nhất định đến trong
vòng một giờ vào thời điểm này trong ngày.
A. Phân phối Đều
B. Phân phối Mũ
C. Phân phối Nhị Thức
D. Phân phối Poisson
E. Phân phối Chuẩn
(b) Tính xác suất mà quán cà phê này phục vụ 70 khách hàng trong một giờ vào thời điểm này trong ngày.
A. 0.0523 B. 0.0402 C. 0.0333 D. 0.0274 E. Các câu đều sai.

Trang 6 - Đề 01

You might also like