Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NGÀNH:KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO

CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG BIỂN

Giảng Viên:Vũ Ngọc Linh


Sinh viên thực hiện: Phạm Hoàng Thắng
Đinh Đức Chung
Ngô Văn Khải
Vũ Minh Đức
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
 ABSTRACT 4
 ĐẶT VẤN ĐỀ 4
Chương I. Năng lượng thủy triều 5
1. Lịch sử phát triển và cấu tạo 5
1.1 Nguồn gốc 5
1.2 Cơ chế hình thành năng lượng thủy triều: 5
2. Tiềm năng 6
2.1 Thế giới 6
2.2 Việt nam 6
3. Hiện trạng khai thác năng lượng thủy triều 9
3.1 Những mối quan ngại đối với môi trường 9
3.2 Các tua bin thủy triều 9
3.3 Đập thủy triều 9
3.4 Đầm phá thủy triều 9
3.5 Sự ăn mòn 9
3.6 Sự ô nhiễm 10
3.7 Chi phí 10
4. Nguyên lí hoạt động 10
5. Các phương thức vận hành: 12
5.1 Máy phát điện thủy triều. 12
5.2 Đập thủy triều. 12
5.3 -Động năng thủy triều. 12
5.4 Đầm phá thủy triều. 13
Chương II. NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN 13
1. Lịch sử phát triển. 13
2. Tiềm năng 14
2.1 Thế giới 14
2.2 Việt nam 14
3. Hiện trạng năng lượng sóng biển 15
4. Nguyên lí hoạt động 15
4.1 Thiết bị Pelamis 15
4.2 Hệ thống phao tiêu 16
4.3 Hệ thống phao tiêu chìm AWS 16
4.4 Phao hấp thụ điểm 16
4.5 Bộ suy giảm bề mặt 17
4.6 Công cụ chuyển đổi sóng dao động 17
4.7 Cột nước dao động 17
4.8 Thiết bị overtopping 17
4.9 Chênh lệch áp suất 17
Chương III. NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI 18
1. Lịch sử phát triển 18
-Chất bã của sinh khối đã qua xử lý 18
2. Tiềm năng 19
3. Hiện trạng năng lượng sinh khối 20
4. Nguyên lí hoạt động 21
5. Phương thức vận hành 21
Chương IV. Năng lượng dòng chảy 22
1. Lịch sử phát triển 22
1.1 Bánh xe nước và cối xay nước 22
1.2 Ống dẫn thủy năng 23
2. Tiềm năng 23
3. Hiện trạng 24
4. Nguyên lí hoạt động 25
5. Phương thức vận hành 25
5.1 Cách tập trung cột nước. 25
5.2 Phương thức khai thác kiểu đường dẫn. 26
Chương V. GRADIENT NHIỆT BIỂN 26
1. Lịch sử phát triển 26
2. Tiềm năng và hiện trạng 27
3. Nguyên lý, cấu tạo và vận hành 29
Chương VI. Gradient muối 31
1. Lịch sử phát triển 31
2. Tiềm năng và hiện trạng 31
3. Nguyên lý, cấu tạo và vận hành 32
3.1 Phương pháp thẩm thấu chậm áp suất(PRO) 32
3.2 Phương pháp thẩm tách điện ngược(RED) 33
3.3 Phương pháp điện dung 33
3.4 Phương pháp chênh lệch áp suất hóa hơi 33
3.5 Ao năng lượng Mặt Trời 34
3.6 Ống nano boron nitride 34
3.7 Sử dụng năng lượng thải calo thấp bằng cách tái sinh amoni
bicacbonat ở dung dịch cao trong dung dịch có độ mặn thấp 35
Chương VII. Tổng kết 35
Chương VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
 ABSTRACT
- Bài báo cáo giới thiệu khái quát về tiềm năng và hiện trạng khai thác sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên đại dương thế giới. Đây cũng
là một xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển xanh, một nhiệm
vụ khoa học công nghệ được ưu tiên và mang tính chiến lược lâu dài đối với
tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về 8 nguồn
năng lượng tái tạo trên biển như gió, solar, sóng, dòng chảy, thủy triều,
gradient nhiệt, gradient muối, sinh khối, tuy nhiên chúng ta chưa có đánh giá
đầy đủ tiềm năng sơ cấp của từng dạng tài nguyên NLTT biển, cũng như chưa
có phân vùng và quy hoạch không gian NLTT phục vụ khai thác. Bài viết
đánh giá sơ bộ về tiềm năng NLTT trên biển Việt Nam và cơ chế chính sách
hiện có phục vụ định hướng xây dựng 1 chiến lược quốc gia phát triển năng
lượng biển tái tạo của Việt Nam.

 ĐẶT VẤN ĐỀ
-Ngành công nghiệp điện thế giới hiện nay chủ yếu dựa trên công nghệ
nhiệt điện và thủy điện, đã mang đến cho nhân loại nền văn minh điện, nhưng
cũng đã bộc lộ mặt trái của nó đối với môi trường trái đất. Với việc đốt cháy
nhiên liệu gốc hóa thạch (than đá, dầu nặng, ), các nhà máy nhiệt điện đã
trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất gây ra BĐKH trên toàn cầu.
Công nghệ điện hạt nhân không an toàn và gây ra những hiểm họa phóng xạ
như Checnobưn (1986), Fukushima (2011) và để lại tác hại lâu dài cho kinh tế
xã hội và môi trường trên toàn cầu. Thế kỷ 21 với chiến lược phát triển bền
vững trên toàn cầu, đặc biệt là thời kỳ “phát triển kinh tế xanh” đã bắt đầu
chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện "sạch hơn", trong đó có
sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong môi trường thiên
nhiên hay luôn phát sinh cùng đời sống con người. Đồng thời thế kỷ 21 là thế
kỷ tiến ra đại dương khai thác tài nguyên phục vụ con người. Khai thác các
nguồn tài nguyên mới của biển cùng với sự tiến bô công nghệ sản xuất điện từ
nguồn năng lượng tái tạo biển có trong tự nhiên: gió; sóng biển, dòng chảy,
thủy triều; solar (bức xạ mặt trời); gradient nhiệt biển (OTEC), gradient muối,
sinh khối tảo biển. Trong đó đã thương mại hóa ở quy mô lớn là những trạm
điện gió (đặt trên đất liền, hải đảo hoặc trên biển), trạm điện mặt trời, trạm
điện thủy triều và sóng biển, OTEC. Nhà máy điện thủy triều đầu tiên Rance
(Pháp) bắt đầu từ năm 1967 với công suất 240 MW, Sihwa (Hàn Quốc), 2011
với 254 MW. Các dự án điện gió biển (offshore wind) hiện nay đã đạt gần
100 GW và đang phát triển rất nhanh. Hiện nay sự gia tăng phát triển kinh tế
của Việt Nam nhu cầu điện tiêu thụ hiện nay là 300 TWh/năm và sẽ gia tăng
15-20% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng cao, việc đa dạng hóa
nguồn năng lượng cấp điện, trong đó nguồn NLTT trên biển là cần thiết.
Chương I. Năng lượng thủy triều
1.Lịch sử phát triển và cấu tạo
1.1 Nguồn gốc

-Trong lịch sử, nhiều cối xoay thuỷ triều đã được áp dụng ở Châu Âu và trên
bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mĩ. Dòng nước chảy đến được chứa trong
các bể lớn, khi thuỷ triều hạ xuống, nước được dự trữ sẽ quay bánh xe nước
sử dụng năng lượng cơ học được sản xuất để nghiền hạt. Xuất hiện sớm nhất
từ thời Trung Cổ, hoặc thậm chí từ thời La Mã cổ đại. Quá trình sử dụng dòng
chảy của nước và tuabin quay để tạo ra điện đã được xuất hiện ở Mỹ và châu
Âu vào thế kỉ thứ 19.
-Năng lượng thủy triều là một loại năng lượng tái tạo, được sản sinh bởi sự
lên xuống của thủy triều. Vào thế kỷ 20, các kỹ sư đã phát triển nhiều cách để
tận dụng chuyển động của sóng biển cũng như hoạt động thủy triều để tạo ra
điện năng. Các phương pháp đó đều sử dụng một loại máy phát điện đặc biệt
để chuyển đổi năng lượng thủy triều thành điện năng.
1.2 Cơ chế hình thành năng lượng thủy triều:
-Năng lượng thủy triều được lấy từ thủy triều đại dương của Trái Đất. Lực
thủy triều là các biến thiên định kỳ trong lực hút hấp dẫn do các thiên thể gây
ra. Các lực lượng này tạo ra các chuyển động hoặc dòng điện tương ứng trong
các đại dương của thế giới. Do sự hấp dẫn mạnh mẽ tới các đại dương, sự
phình ra ở mực nước được tạo ra, gây ra sự gia tăng tạm thời mực nước biển.
Khi Trái Đất quay, sự phình ra ở đại dương này gặp nước nông tiếp giáp với
bờ biển và tạo ra một thủy triều. Sự xuất hiện này xảy ra một cách bất thường,
do mô hình phù hợp của quỹ đạo của mặt trăng quanh Trái Đất. Tầm quan
trọng và đặc điểm của chuyển động này cho thấy các vị trí thay đổi của Mặt
Trăng và Mặt Trời liên quan đến Trái Đất, sự ảnh hưởng của vòng quay Trái
Đất, và tính chất địa lý của đáy biển và bờ biển.
---Bởi vì thủy triều của Trái Đất hình thành là do sự tương tác của lực hấp dẫn
với Mặt trăng và Mặt trời và sự di chuyển của Trái Đất, năng lượng thủy triều
thực tế là vô tận và được phân loại như là một nguồn Năng lượng tái tạo. Sự
dịch chuyển thủy triều làm tiêu hao năng lượng cơ học trong hệ thống Trái
Đất – Mặt Trăng: đây là kết quả của việc bơm nước qua các hạn chế tự nhiên
xung quanh đường bờ biển và do đó xuất hiện sự phân tán độ nhớt ở dưới Đáy
đại dương và ở Dòng chảy rối. Sự tiêu hụt năng lượng này đã làm cho sự di
chuyển vòng của Trái Đất chậm lại trong 4,5 tỷ năm kể từ khi hình thành.
Trong suốt 620 triệu năm qua, thời gian quay của Trái Đất (chiều dài một
ngày) đã tăng từ 21,9 giờ lên 24 giờ; trong giai đoạn này Trái Đất đã mất 17%
năng lượng quay của nó. Mặc dù thủy triều làm tiêu hao thêm năng lượng từ
hệ thống, ảnh hưởng của nó không đáng kể và sẽ chỉ được nhận thấy trong
hàng triệu năm.

2.Tiềm năng
2.1 Thế giới

-Năm 1967, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy thủy triều đầu tiên trên thế
giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, sản xuất 640 triệu kWh
hàng năm, cung cấp 90% điện cho vùng Brithany của Pháp. Tại Canada đã
vận hành một nhà máy 20 MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng
năm. Trung Quốc bắt đầu quan tâm sử dụng năng lượng thủy triều từ năm
1958, đã xây dựng 40 trạm thủy triều mini (tổng công suất 12 kW). Từ năm
1980, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy có công suất 3,2 MW và
1,3 MW nhưng không thành công. Hiện nay Trung Quốc có 07 nhà máy điện
thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW.
-Vương quốc Anh không phát triển công nghệ sử dụng đập, mà theo hướng
công nghệ dòng thủy triều (tidal stream technology). Năm 2002, các nhà
khoa học Anh đã thử nghiệm thành công trạm năng lượng thủy triều có công
suất 150 kW. Từ năm 2002, một chương trình R&D của chính phủ được
thành lập, bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn một đã xây dựng hoàn thành một
trạm năng lượng thủy triều vào năm 2003 và một trạm 1 MW hoàn thành năm
2007. Một kế hoạch xây dựng 10 trang trại năng lượng thủy triều (tidal farm)
đã được xác lập, với công suất từ 5 đến 10 MW.
2.2 Việt nam
-Việt Nam là quốc gia có tiềm năng biển rất lớn, việc tìm hiểu, khai thác, phát
triển chiến lược các nguồn năng lượng biển để tận dụng tối đa tài nguyên sẵn
có là điều rất cần thiết để phát triển kinh tế bền vững.
Trình bày tại hội thảo trực tuyến, Tiến sĩ Trần Thanh Toàn, nghiên cứu viên
đang công tác tại Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia tại Mỹ
(National Renewable Energy Laboratory - NREL) đã chia sẻ về "Những cơ
hội và thách thức của hai nguồn năng lượng sóng và thủy triều".
Theo Tiến sĩ Trần Thanh Toàn, Việt Nam hiện chưa có dữ liệu chính thức
đánh giá chi tiết về năng lượng biển. Tuy nhiên, với chiều dài bờ biển hơn
3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, tiềm năng biển mang lại cho
nước ta là “cực lớn”. Vấn đề là Việt Nam có đủ khả năng để khai thác được từ
biển đúng với tiềm năng đó hay không.
Cụ thể, một số nghiên cứu hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu Việt Nam và
Italia năm 2020 cho thấy, mật độ năng lượng sóng và gió tại Việt Nam có giá
trị trung bình khá. Còn theo nghiên cứu từ một nhóm nghiên cứu Trung Quốc,
mật độ phân bố sóng tại biển Đông có sự thay đổi theo mùa, cao nhất vào mùa
đông, mùa xuân, thấp nhất vào mùa hè. Hiện tại, năng lượng sóng ở Việt Nam
vẫn đang ở giai đoạn đầu nghiên cứu và phải tìm ra được loại công nghệ phù
hợp.
Trong khi đó, về năng lượng thủy triều, tiềm năng của Việt Nam rất dồi dào.
Theo thống kê từ trang Woodharbinger, tiềm năng năng lượng thủy triều của
cả thế giới là 120 GW, Việt Nam dù chưa có thống kê cụ thể nhưng được liệt
kê là một trong những điểm nóng về dạng năng lượng này.
Liên quan tới năng lượng dòng chảy đại dương, theo NASA dự báo, cả thế
giới có tiềm năng 5.000 GW. Việt Nam có mật độ phân bố trung bình khá, tốc
độ dòng chảy khoảng 0,85 mét/giây.

Bà Minh Đức, nhà nghiên cứu tới từ Công ty công nghệ Ingine chia sẻ, hiện
đơn vị này đang phát triển một dự án điện sóng gần bờ tại đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi. Dự án thuộc một dạng tài trợ để cung cấp thêm nguồn điện vận
hành máy khử mặn trên đảo bé An Bình (Lý Sơn).
Theo bà Minh Đức, hiện có rất nhiều công nghệ khai thác năng lượng sóng
khác nhau, tùy công nghệ sẽ xác định vị trí tiềm năng khác nhau. Nếu phát
triển tốt, có thể khai thác điện sóng để mở rộng khả năng ứng dụng, như kết
hợp thay thế năng lượng mặt trời, cung cấp điện cho người nuôi trồng thủy
sản, cung cấp điện cho các đảo du lịch.
Tiến sĩ Phùng Ngọc, nhà nghiên cứu về năng lượng sóng biển, bày tỏ quan
điểm: Năng lượng sóng biển và thủy triều còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện
nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Phùng Ngọc tham gia, có Giáo sư Nguyễn Thế Mịch
đã hướng dẫn một nhóm sinh viên làm về năng lượng thủy triều, đã lắp đặt ở
vùng biển Quảng Ninh, thu được kết quả khá tích cực.
Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận đã có nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ,
được đánh giá là có tiềm năng lớn, phục vụ mục đích phát triển năng lượng tái
tạo đa lĩnh vực như đánh bắt ven bờ, xa bờ, giảm thiểu xói lở. Dù giá thành
các công nghệ còn cao và đang là rào cản, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục
nghiên cứu về các giải pháp khai thác năng lượng đại dương phù hợp với từng
vùng miền.
Tiến sĩ Trần Thanh Toàn cho rằng, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia
khác cũng đang tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ khai thác năng
lượng đại dương. Ngay cả các quốc gia, tập đoàn lớn cũng đang đau đầu xây
dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để khai thác lâu dài.
Theo báo cáo OES 2021, những giới hạn công nghệ đang khiến khai thác
năng lượng trở thành bài toàn không dễ giải. Từ năm 2010 đến nay, trong số
các dự án lắp đặt có tổng quy mô 28MW năng lượng thủy triều, thì nay chỉ
còn hơn 1/3 trong số đó hoạt động. Tương tự, các dự án năng lượng sóng có
tổng quy mô 12MW, nhưng đến nay chỉ 1/12 trong số đó còn hoạt động.

Việt Nam muốn thực sự chuyển đổi từ các dạng năng lượng truyền thống như
than sang các dạng năng lượng tái tạo cần các trung tâm nghiên cứu, thử
nghiệm các dạng công nghệ khác nhau, thừa kế các nghiên cứu và bài học đi
trước. Từ đó, vẽ được bản đồ tiềm năng chính xác, có các kế hoạch cụ thể
phát triển trong tương lai.
Khi quy mô phát triển năng lượng đại dương đủ lớn, việc kết hợp giữa các
dạng năng lượng sóng, thủy triều, dòng chảy, gió sẽ giúp hệ thống lưới điện
cung cấp ổn định hơn không phụ thuộc theo mùa, thời tiết.
Xa hơn, năng lượng tái tạo từ đại dương là một bộ phận quan trọng phục vụ
nền kinh tế biển xanh, trong đó có các hoạt động như: thiết bị tàu ngầm khảo
sát, nuôi trồng thủy hải sản trên biển, khai thác nước trên biển, tạo nguồn
nước sạch, phục vụ cứu hộ cứu nạn, các vùng hải đảo xa xôi.

- Theo đánh giá của các nhà khoa học, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có mật
độ năng lượng thủy triều lớn nhất, nhưng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng
lại có tiềm năng phát triển nguồn điện này nhiều nhất Việt Nam.

-Kết quả đánh giá của Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam, Việt Nam có
tiềm năng khai thác nguồn năng lượng thủy triều cao bởi có rất nhiều vũng,
vịnh, cửa sông, đầm phá và đặc biệt là có đường bờ biển dài trên 3.200km.
-Với đặc điểm địa hình và chế độ thủy triều, vùng biển Đông Bắc thuộc địa
phận tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng là khu vực có tiềm năng phát triển
điện thủy triều lớn nhất nước, với công suất lắp máy có thể lên đến 550MW,
chiếm 96% tiềm năng kỹ thuật nguồn điện thủy triều của Việt Nam. Tuy
nhiên, nguồn năng lượng này chưa được quan tâm khai thác, mới ở giai đoạn
nghiên cứu sơ khai, chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện từ nguồn năng
lượng này.

3.Hiện trạng khai thác năng lượng thủy triều


3.1 Những mối quan ngại đối với môi trường

-Việc xây dựng những nhà máy điện thủy triều có thể gây ảnh hưởng hưởng
xấu đến sự sống của các sinh vật biển.Những lưỡi quay trong các tua bin
trong quá trình hoạt động có thể giết chết các sinh vật biển sống gần khu vực
đó, mặc dù các dự án như dự án tại Strangford có cơ chế an toàn để tắt tuabin
khi tiếp động vật biển tiếp cận gần khu vực tua bin.
3.2 Các tua bin thủy triều

-Mối quan tâm chính về môi trường đối với năng lượng thủy triều có liên
quan đến sự tấn công của lưỡi quay và sự vướng víu của sinh vật biển khi
nước tốc độ cao được tạo ra làm tăng nguy cơ sinh vật bị đẩy gần lại hoặc
thông qua các thiết bị này.
3.3 Đập thủy triều
-Việc xây dựng đập thủy triều có thể thay đổi bờ biển trong vịnh hoặc cửa
sông, ảnh hưởng đến một hệ sinh thái lớn phụ thuộc vào các bãi triều; gây ức
chế dòng chảy của nước trong và ngoài vịnh, cũng có thể có ứ đọng tại vịnh
hoặc cửa sông, gây đục cục bộ (chất rắn lơ lửng) và giảm nước mặn lưu thông
vào, có thể dẫn đến cái chết của cá- nguồn thực phẩm quan trọng cho chim và
động vật có vú.
3.4 Đầm phá thủy triều

-Về mặt môi trường, những mối quan tâm chính là việc các loài sinh vật biển
bị tấn công lưỡi quay khi cố gắng đi vào đầm phá, đầu ra âm thanh từ tuabin
và những thay đổi trong quá trình lắng đọng. Tuy nhiên, tất cả các ảnh hưởng
này đều mang tính cục bộ và không ảnh hưởng đến toàn bộ cửa sông hoặc
vịnh.
3.5 Sự ăn mòn
-Nước muối gây ăn mòn ở các bộ phận kim loại, điều này có thể cản trở việc
duy trì các máy hoạt động bình thường của các máy phát dòng thủy triều do
kích thước và chiều sâu của chúng trong nước. Việc sử dụng các vật liệu
chống ăn mòn như thép không gỉ, hợp kim niken hàm lượng cao, hợp kim
đồng-niken, hợp kim niken-đồng và titan có thể làm giảm đáng kể, hoặc loại
bỏ, thiệt hại do ăn mòn gây ra.
3.6 Sự ô nhiễm

-Các quá trình sinh học xảy ra trong bất kỳ cấu trúc nào trong một vùng có
dòng thủy triều cao và năng suất sinh học cao trong đại dương đều sẽ đảm bảo
rằng cấu trúc tại đó sẽ trở thành một chất nền lý tưởng cho sự phát triển của
sinh vật biển.
3.7 Chi phí

-Năng lượng thủy triều có chi phí ban đầu rất đắt, điều này có thể là một trong
những lý do khiến năng lượng thủy triều không phải là nguồn năng lượng tái
tạo phổ biến. Điều quan trọng là việc nhận ra rằng các phương pháp tạo điện
từ trường từ năng lượng thủy triều là một công nghệ tương đối mới. Dự kiến
năng lượng thủy triều sẽ mang lại lợi nhuận thương mại trong năm 2020 với
công nghệ tốt hơn và quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng
năng lượng thủy triều vẫn còn rất sớm trong quá trình nghiên cứu và khả năng
giảm giá thủy năng có thể là một lựa chọn. Hiệu quả chi phí phụ thuộc vào
từng máy phát điện thủy triều đang được đặt.

4. Nguyên lí hoạt động


-Khác với những thiết bị năng lượng khác, bộ phận chủ yếu, cồng kềnh nhất
của Searaser không nằm dưới đại dương mà nằm ngay trên bờ. Вằng cách đó,
người ta đã giải quyết những khó khăn chính của ngành Năng lượng học thủy
triều như thao tác phức tạp, bị mài mòn và ăn mòn nhanh chóng, bảo đảm vận
hành an toàn trong thời tiết không thuận lợi như biển động, mưa bão có khi
trong thời tiết không thuận lợi thiết bị năng lượng thủy triều được hoạt động
mạnh mẽ của những khối nước chuyển động.
-Nguyên lí hoạt động của năng lượng thủy triều
Điểm mấu chốt của hệ thống là việc sử dụng một thiết bị gọi là tua bin, có các
cánh quay theo cùng một hướng, bất chấp hướng chuyển động của luồng khí.
Hệ thống Limpet là một ví dụ điển hình về hướng khai thác nguồn năng lượng
thủy triều này. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý như sau:
-Lúc thuỷ triều thấp: Chu trình nạp.
-Thủy triều lên cao: Chu trình nén.
-Thủy triều xuống thấp: Chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kỳ tiếp theo.
-Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin quay tạo ra điện năng mỗi
máy Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW tương đương với công suất
của máy phát điện Hyundai 250kw – 500kw (tương đương với một chiếc máy
phát điện công nghiệp chạy nhiên liệu dầu). Ngoài việc gây ảnh hưởng xấu rất
nhiều cho sinh hoạt đời sống của con người trong nhiều thập kỷ các nhà khoa
học đã cố công biến năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các
con sóng quá phân tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế.
-Tuy nhiên, năng lượng thủy triều vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và
phát triển. Số năng lượng được tạo ra còn rất ít. Trên thế giới không có nhiều
các trạm năng lượng thủy triều. Trạm năng lượng thủy triều đầu tiên được xây
dựng tại sông Rhine, Pháp.
-Mặt khác tại một số nơi phương pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng
máy phát điện đặt nằm ngang trên bề mặt nước biển như một cái bơm, pít
tông được nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pít tông cũng
chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển thành động lực của
không khí bị nén. Không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của
turbin làm cho máy phát điện hoạt động. Khi đó, năng lượng của sóng biển đã
chuyển thành điện năng.
-Cách tạo ra dòng điện từ sóng biển
-Nhưng nói chung là hầu như các loại hình khai thác điện bằng năng lượng
sóng biển đều không tốn một chút năng lượng “khởi động” nào, lại không gây
ô nhiễm môi trường và chi phí cũng không quá cao so với các hệ thống khai
thác nguồn năng lượng khác, do đó nó là một nguồn năng lượng sạch, hy
vọng sẽ giúp giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng của toàn thế giới.

5.Các phương thức vận hành:


➢ Phân thành 4 phương pháp tạo:
5.1 Máy phát điện thủy triều.

-Các máy phát điện thủy triều sử dụng Động năng của các dòng chảy di
chuyển tới các tuabin điện, theo cách tương tự với tuabin gió sử dụng năng
lượng gió cho các tuabin điện Một số máy phát điện thủy triều có thể được
xây dựng thành các kết cấu của các cây cầu hiện có hoặc bị chìm hoàn toàn,
do đó tránh được những lo ngại về tác động đến cảnh quan thiên nhiên. Các
hạn chế về đất đai như eo biển hoặc cửa hút gió có thể tạo ra vận tốc cao tại
các địa điểm cụ thể, có thể thu được bằng việc sử dụng tuabin. Các tuabin này
có thể nằm ngang, thẳng đứng, mở, hoặc ngầm hóa.
5.2 Đập thủy triều.

-Đập thuỷ triều tận dụng Thế năng trong sự khác biệt về chiều cao (hoặc đầu
thuỷ lực) giữa thủy triều cao và thấp. Khi sử dụng các đập thủy triều để tạo ra
năng lượng, thế năng từ thủy triều bị thu giữ thông qua việc bố trí các đập
chuyên dụng. Khi mực nước biển dâng lên và thủy triều bắt đầu nâng lên, sự
gia tăng tạm thời về thủy triều được đưa vào một lưu vực lớn phía sau đập,
giữ một lượng lớn thế năng. Khi thủy triều hạ xuống, năng lượng này sau đó
được chuyển thành Cơ năng khi nước được giải phóng qua các tuabin lớn tạo
ra năng lượng điện thông qua việc sử dụng máy phát điện. Barrages are
essentially dams across the full width of a tidal estuary.
5.3 -Động năng thủy triều.

-Góc nhìn từ trên xuống của đập DTP. Màu xanh lam và đỏ đậm cho thấy
thủy triều thấp và cao tương ứng.
-Động năng thuỷ triều (hoặc DTP, Dynamic tidal power) là một công nghệ
chưa được thử nghiệm nhưng hứa hẹn sẽ khai thác sự tương tác giữa động
năng và tiềm năng trong dòng thủy triều. Nó được đề xuất rằng các đập rất dài
(30–50 km) được xây dựng từ bờ biển thẳng ra biển hoặc đại dương. Chênh
lệch pha thuỷ triều sẽ xuất hiện trên đập, dẫn đến sự chênh lệch mực nước
đáng kể trong vùng biển ven biển nông – có tiềm năng cao ở những nơi có các
dòng thủy triều dao động song song mạnh như ở Vương quốc Anh, Trung
Quốc và Hàn Quốc..
5.4 Đầm phá thủy triều.

-Một lựa chọn mới trong việc thiết kế công trình khai thác năng lượng thủy
triều là xây dựng các bức tường chắn tròn được gắn với các tuabin có thể thu
được năng lượng tiềm năng của thủy triều. Các hồ chứa được tạo ra tương tự
như hồ chứa thủy triều (đập thuỷ triều), ngoại trừ nó là môi trường có kiểm
soát. Các đầm phá cũng có thể to gấp đôi (hoặc gấp ba) mà không cần bơm
hoặc bơm để cân bằng sản lượng điện. Năng lượng bơm có thể được cung cấp
bởi nguồn năng lượng tái tạo dư từ lưới điện, ví dụ như tuabin gió hoặc mảng
quang điện mặt trời.

Chương II. NĂNG LƯỢNG SÓNG


BIỂN
1.Lịch sử phát triển.
-Bằng sáng chế đầu tiên được sử dụng để sử dụng năng lượng từ sóng biển có
từ năm 1799, và được Girard và con trai ông đệ trình tại Paris. Một ứng dụng
đầu tiên của sóng điện là một thiết bị được Bochaux-Praceique chế tạo vào
khoảng năm 1910 để thắp sáng và cấp điện cho ngôi nhà của ông tại Royan,
gần Bordeaux ở Pháp.Có vẻ như đây là loại thiết bị năng lượng sóng nước đầu
tiên dao động. Từ năm 1855 đến năm 1973 đã có 340 bằng sáng chế được nộp
riêng tại Vương quốc Anh.
-Trong những năm 1980, khi giá dầu giảm, kinh phí năng lượng sóng giảm
mạnh. Tuy nhiên, một vài nguyên mẫu thế hệ đầu tiên đã được thử nghiệm
trên biển. Gần đây hơn, sau vấn đề biến đổi khí hậu, một lần nữa sự quan tâm
ngày càng tăng trên toàn thế giới về năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng
sóng. Cơ sở thử nghiệm năng lượng biển đầu tiên trên thế giới được thành lập
vào năm 2003 để bắt đầu phát triển ngành công nghiệp năng lượng sóng và
thủy triều ở Anh. Có trụ sở tại Orkney, Scotland, European Marine Energy
Centre (EMEC) đã hỗ trợ việc triển khai nhiều thiết bị năng lượng sóng và
thủy triều hơn bất kỳ trang web nào khác trên thế giới. EMEC cung cấp nhiều
địa điểm thử nghiệm trong điều kiện biển thực. Trang web kiểm tra sóng được
nối lưới của nó nằm ở Billia Croo, ở rìa phía tây của đại lục Orkney, và chịu
toàn bộ lực lượng của Đại Tây Dương với biển cao tới 19 mét được ghi lại tại
khu vực này. Các nhà phát triển năng lượng sóng hiện đang thử nghiệm tại
trung tâm bao gồm Aquamarine Power, Pelamis Wave Power, ScottishPower
Renewables và Wello.

2.Tiềm năng
-Tiềm năng NL sóng ven bờ vào khoảng 700 TWh, đứng thứ 18 quốc gia
biên.
2.1 Thế giới
-Theo kết quả đánh giá năm 2018 của Tổ chức Năng lượng Thế giới thì tiềm
năng năng lượng sóng là 3700 GW, có thể khai thác được trên thế giới là
3000 GW.
-Cho đến nay, đã có trên 30 nước đầu tư hơn 20 năm nghiên cứu công nghệ
khai thác nguồn năng lượng này. Năng lượng sóng biển rất thích hợp cho việc
cung cấp điện cho các hải đảo. Các trạm điện bằng sóng biển có công suất
phổ biến từ 50 kW, 100 kW, 300 kW, đên 500 kW đã được xây dựng ở một
số nước như Ấn Độ, Scotland, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh. Năm 2006, tại Bồ
Đào Nha đã xây dựng một nhà máy có công suất trên 2 Mx (3x750 kW), tại
Scotland 3 MW và tại Anh, năm 2007 là một nhà máy 20 MW…Tính
đến hết năm 2017 có khoảng 35 MW điện sóng đã được lắp đặt trên thế giới.
-Nguồn năng lượng sóng bờ biển trên toàn thế giới đã được ước tính lớn hơn
2 TW. Các địa điểm có tiềm năng sóng lớn nhất bao gồm bờ biển phía tây
châu Âu, bờ biển phía bắc của Vương quốc Anh và bờ biển Thái Bình Dương
của Bắc và Nam Mỹ, Nam Phi, Úc và New Zealand. Phía bắc và phía nam
khu vực ôn đới có các địa điểm tốt nhất để chụp sóng điện. Westerlies thịnh
hành ở những khu vực này mạnh nhất vào mùa đông.
2.2 Việt nam

-Theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, tổng
công suất năng lượng sóng năm là 212 TWh/năm, tức chiếm gần 1% tổng giá
trị toàn cầu, đạt 90% nhu cầu điện năng hiện tại của Việt Nam là 230
TWh/năm. Khu vực ven biển từ Quảng Ngãi – Ninh Thuận có tiềm năng năng
lượng sóng biển tốt nhất trên dải bờ biển Việt Nam. Tiếp theo đó là khu vực
bờ biển Quảng Bình – Quảng Nam, Bình Thuận – Bạc Liêu.
Năng lượng sóng biển là một dạng năng lượng vô tận, không tạo chất thải,
không đòi hỏi bảo trì cao và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên sóng biển gần như
không thể dự đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên quá lớn.
-Ngoài ra, không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng lượng
này. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nghiên cứu và sử dụng năng lượng sóng
biển ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều.
TS Dư Văn Toán cho biết, thời gian vừa qua bờ tây biển Cà Mau đang bị sạt
lở do sóng đánh. Nếu nghiên cứu áp dụng tuabin công nghệ sóng – công nghệ
điện sóng hiện có hoàn toàn có thể thu được nguồn năng lượng đó, vừa phát
được điện, vừa chống xói lở các công trình ven biển.
-Các chuyên gia khuyến cáo các hòn đảo vùng ven biển, điện từ sóng biển có
thể trở thành nguồn năng lượng tiềm năng và vô tận khi giá thành sản xuất
điện từ nguồn năng lượng này đang có xu hướng giảm. Vì vậy, Việt Nam cần
có nghiên cứu cụ thể đối với năng lượng sóng.

3.Hiện trạng năng lượng sóng biển


-Đây cũng là môt dạng năng lượng vô cùng tận, không tạo chất thải, không
đòi hỏi bảo trì cao và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên sóng biển gần như không
thể dự đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên quá lớn. Ngoài
ra không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng lượng này cũng
như tiếng ồn của nó sẽ rất cao chứ không như tiếng ồn êm dịu của sóng biển
mà các nhà thơ vẫn thường ví von.
-Theo kết quả đánh giá năm 2018 của Tổ chức Năng lượng Thế giới thì tiềm
năng năng lượng sóng là 3700 GW, có thể khai thác được trên thế giới là
3000 GW Cho đến nay, đã có trên 30 nước đầu tư hơn 20 năm nghiên cứu
công nghệ khai thác nguồn năng lượng này. Năng lượng sóng biển rất thích
hợp cho việc cung cấp điện cho các hải đảo. Các trạm điện bằng sóng biển có
công suất phổ biến từ 50 kW, 100 kW, 300 kW, đên 500 kW đã được xây
dựng ở một số nước như Ấn Độ, Scotland, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh. Năm
2006, tại Bồ Đào Nha đã xây dựng một nhà máy có công suất trên 2 MW
(3x750 kW), tại Scotland 3 MW và tại Anh, năm 2007 là một nhà máy 20
MW…Tính đến hết năm 2017 có khoảng 35 MW điện sóng đã được lắp đặt
trên thế giới.
-Công nghệ phát điện bằng năng lượng sóng biển rất đa dạng, có loại được lắp
trên bờ (onshore), có loại gần bờ (nearshore), có loại xa bờ (off-shore). Loại
này thông thường được lắp ở những nơi có độ sâu trên 40 m. Khai thác năng
lượng sóng biển để cung cấp điện được nhiều nước đặc biệt quan tâm. Tại các
nước châu Âu như Anh, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch… đã đầu tư mạnh
mẽ cho R&D. Các chương trình nghiên cứu quốc gia đã được xây dựng từ
những năm 80 của thế kỷ trước. Hiệu quả các nguồn điện từ sóng biển ngày
càng cao, công suất tổ máy ngày càng lớn (750kW/tổ máy). Hiện nay sản
phẩm đã bắt đầu được thương mại hóa và có thể có giá cạnh tranh 10 cent
USD vào năm 2030.

4. Nguyên lí hoạt động


4.1 Thiết bị Pelamis
Hoạt động theo nguyên lý sau: Pelamis là một hệ thống phao, gồm một loạt
các ống hình trụ nửa chìm, nửa nổi, nối với nhau bằng bản lề. Sóng biển làm
chuyển động mạnh hệ thống phao, nó tác động mạnh vào hệ thống bơm thủy
lực làm quay turbin phát điện. Hàng loạt thiết bị tương tự sẽ kết nối với nhau,
làm cho turbin hoạt động liên tục. Dòng điện được truyền qua giây cáp ngầm
dưới đáy đại dương dẫn vào bờ, nối với lưới điện, cung cấp cho hộ sử dụng.
Nếu xây dựng nhà máy điện có công suất 30 MW sẽ chiếm diện tích mặt biển
là 1km2. Pelamis neo ở độ sâu chừng 50–70m; cách bờ dưới 10km, là nơi có
mức năng lượng cao trong các con sóng. Và Pelamis gồm ba modul biến đổi
năng lượng, mỗi modul có hệ thống máy phát thủy lực - điện đồng bộ. Mỗi
thiết bị pelamis có thể cho công suất 750kW, nó có chiều dài 140-150m, có
đường kính ống 3-3,5 m .Tại Bồ Đào Nha, có hệ thống pelamis đầu tiên trên
thế giới, gồm 3 pelamis có công suất 2,25MW. Năm 2007, Scotland đã đặt 4
thiết bị pelamis công suất tổng đạt 3MW, với giá thành 4 triệu bảng.
4.2 Hệ thống phao tiêu

-AquaBuOY là một hệ thống phao nổi, có nguyên lý hoạt động nhằm biến đổi
năng lượng động học của chuyển động thẳng đứng do các đợt sóng biển tạo ra
năng lượng điện sạch. Nhờ việc trồi lên, ngụp xuống của sóng biển làm hệ
thống phao nổi dập dềnh lên xuống mạnh làm hệ thống xilanh chuyển động,
tạo ra dòng điện. Điện dẫn qua hệ thống cáp ngầm đưa lên bờ, hòa vào lưới
điện. Mỗi phao tiêu có thể đạt công suất tới 250kW, với đường kính phao 6m.
4.3 Hệ thống phao tiêu chìm AWS
Ở Công ty AWS Ocean Eneny, Scotland người ta phát minh ra hệ thống máy
phát điện mới nhằm biến chuyển động sóng thành điện năng. Khác với những
hệ thống đang tồn tại. Đó là hệ thống phao tiêu nằm chìm dưới mặt nước, nên
không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu trên mặt biển. Hệ thống phao tiêu
ngầm giống như những quả ngư lôi dưới mặt nước biển chừng 50 mét mà vẫn
tạo ra điện năng nhờ sóng biển. Họ đã thành công năm 2008. Các hệ thống
nổi trên mặt biển dễ bị các trận bão tàn phá, thì hệ thống chìm của AWS
(Aschimedes Wave Swing) đã chế tạo bằng vật liệu sử dụng như dàn khai
thác dầu mỏ ngoài khơi, được đặt ở độ sâu yên tĩnh ngầm, lên hòa vào lưới
điện quốc gia. Kiểu Anaconda (con rắn) Mọi công nghệ phát điện, khi đưa ra
đều bị chặn bởi giá thành, thì Anacondaa là công nghệ có ưu thế về giá thành
thấp, lại tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Các
phương thức vân hành:
4.4 Phao hấp thụ điểm

-Thiết bị này nổi trên bề mặt nước, được giữ bằng dây cáp nối với đáy biển.
Các phao sử dụng sự tăng và giảm của các phiến để tạo ra điện theo nhiều
cách khác nhau bao gồm trực tiếp thông qua máy tạo tuyến tính, hoặc thông
qua máy phát điện được điều khiển bởi bộ chuyển đổi tuyến tính-quay-to hoặc
máy bơm thủy lực. EMF được tạo ra bằng cáp truyền dẫn điện và âm thanh
của các thiết bị này có thể là mối quan tâm đối với sinh vật biển. Sự hiện diện
của phao có thể ảnh hưởng đến cá, động vật có vú biển và chim là nguy cơ va
chạm nhỏ tiềm ẩn và các địa điểm trú ẩn. Tiềm năng cũng tồn tại cho sự
vướng víu trong các dòng neo đậu. Năng lượng loại bỏ khỏi sóng cũng có thể
ảnh hưởng đến bờ biển, dẫn đến một khuyến cáo rằng các trang web vẫn còn
một khoảng cách đáng kể từ bờ biển.
4.5 Bộ suy giảm bề mặt

-Các thiết bị này hoạt động tương tự phao hấp thụ điểm, với nhiều phân đoạn
nổi kết nối với nhau và được định hướng vuông góc với sóng tới. Một chuyển
động uốn cong được tạo ra bởi các phiến động đẩy các máy bơm thủy lực để
tạo ra điện. Các hiệu ứng môi trường tương tự như các phao hấp thụ điểm, với
một mối quan tâm thêm rằng các sinh vật có thể bị chèn ép ở các khớp.
4.6 Công cụ chuyển đổi sóng dao động
Các thiết bị này thường có một đầu cố định với cấu trúc hoặc đáy biển trong
khi đầu kia được tự do di chuyển. Năng lượng được thu thập từ chuyển động
tương đối của cơ thể so với điểm cố định. Các bộ chuyển đổi sóng dao động
thường xuất hiện dưới dạng phao nổi, cánh tà hoặc màng. Các mối quan tâm
về môi trường bao gồm rủi ro va chạm nhỏ, rạn san hô nhân tạo gần điểm cố
định, EMF tác động từ cáp ngầm, và loại bỏ năng lượng vận chuyển trầm tích.
4.7 Cột nước dao động

-Dao động Cột nước thiết bị có thể được đặt trên bờ hoặc trong vùng biển sâu
ngoài khơi. Với một buồng khí được tích hợp vào thiết bị, nở khí nén trong
các buồng hút không khí thông qua một tuabin khí để tạo điện.Tiếng ồn đáng
kể được tạo ra khi không khí được đẩy qua các tuabin, có khả năng ảnh hưởng
đến chim và sinh vật biển khác trong vùng lân cận của thiết bị. Ngoài ra còn
có mối quan tâm về sinh vật biển bị mắc kẹt hoặc vướng vào các buồng khí.
4.8 Thiết bị overtopping

-Thiết bị chạy ngược là cấu trúc dài sử dụng vận tốc sóng để lấp đầy một hồ
chứa với mực nước lớn hơn so với đại dương xung quanh. Năng lượng tiềm
năng trong chiều cao hồ chứa sau đó được bắt với các tuabin đầu thấp. Các
thiết bị có thể ở trên bờ hoặc nổi ngoài khơi. Các thiết bị nổi sẽ có những lo
ngại về môi trường về hệ thống neo đậu ảnh hưởng đến [sinh vật đáy sinh
vật], sinh vật trở nên vướng víu, hoặc các hiệu ứng EMF được tạo ra từ cáp
ngầm. Ngoài ra còn có một số lo ngại về mức độ thấp của tiếng ồn tuabin và
loại bỏ năng lượng sóng ảnh hưởng đến môi trường sống gần.
4.9 Chênh lệch áp suất
-Các bộ chuyển đổi dựa trên chênh lệch áp suất chìm là một công nghệ tương
đối mới hơn sử dụng màng dẻo (thường được gia cố bằng cao su) để chiết
năng lượng sóng. Những bộ chuyển đổi này sử dụng chênh lệch áp suất tại
các vị trí khác nhau dưới sóng để tạo ra sự chênh lệch áp suất trong hệ thống
chất lỏng cất cánh kín. Sự chênh lệch áp suất này thường được sử dụng để tạo
ra dòng chảy, điều khiển một tuabin và máy phát điện. Bộ biến áp chênh lệch
áp suất chìm thường xuyên sử dụng màng linh hoạt làm bề mặt làm việc giữa
đại dương và hệ thống cất cánh điện. Màng mang lại lợi thế hơn các cấu trúc
cứng nhắc của việc tuân thủ và khối lượng thấp, có thể tạo ra sự ghép nối trực
tiếp hơn với năng lượng của sóng. Bản chất tương thích của chúng cũng cho
phép thay đổi lớn hình học của bề mặt làm việc, có thể được sử dụng để điều
chỉnh phản ứng của bộ chuyển đổi cho các điều kiện sóng cụ thể và để bảo vệ
nó khỏi tải quá nhiều trong điều kiện khắc nghiệt.

Chương III. NĂNG LƯỢNG SINH


KHỐI
1.Lịch sử phát triển
-Sinh khối là những vật chất tái tạo bao gồm: chất xơ gỗ, chất thải gia súc,
chất thải nông nghiệp, cây cối, và thành phần giấy của các chất thải rắn đô thị.

-Chất bã của sinh khối đã qua xử lý: quá trình xử lý sinh khối sẽ sinh ra các
sản phẩm phụ và chất bã. Những chất bã có năng lượng thế năng nhất định có
thể được sử dụng để sản xuất điện năng.
-Bột giấy, các chất bã khi sản xuất giấy: trong quá trình sản xuất giấy, việc
xử lý gỗ sẽ thải ra mùn cưa, vỏ, nhánh, lá cây và bột giấy. Những chất thải
này được dùng để tạo ra điện để vận hành nhà máy.
-Bã nông nghiệp: những bã nông nghiệp thường thấy là thân, lá, bắp, rơm, vỏ
trấu… ở những vùng nông nghiệp ở nước ta và các vùng khô: bã nông nghiệp
thường được giữ lại để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên việc này
chưa tận dụng được hết những lợi ích mà bã nông nghiệp mang lại.
-Chất thải từ gia súc: phân trâu, bò, heo, gà là những chất thải được sử dụng
để chuyển thành gas hoặc được đốt trực tiếp tạo ra nhiệt và sản xuất năng
lượng.
-Các loại chất bã khác: củi gỗ đô thị, chất thải từ trường học, cơ quan, nhà
ở… là những chất thải mang đến những nguồn sinh khối không nhỏ.
-Tuy nhiên bản chất của nó thì vẫn được coi là sinh khối. Đó là bởi vì sự chia
cắt các bon trong chu trình các bon.
-Năng lượng sinh khối được sử dụng từ thời kì cổ đại từ khi mà con người
biết đốt cháy gỗ và than để tạo ra nhiệt. Gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu
để tạo ra năng lượng sinh khối. Bên cạnh gỗ còn có các sản phẩm khác cũng
được sử dụng để tạo ra năng lượng sinh khối là thực vật, mùa màng, rác thải,
phế phẩm công nghiệp, cây cối và rác thải nông nghiệp.
-Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng thay thế vì chúng không thải ra
khí nhà kính trong cả quá trình đốt cháy và làm giảm lượng rác thải một cách
đáng kể.

2.Tiềm năng
-Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng khai thác
khoảng 150 triệu tấn các loại này mỗi năm. Việc làm này không chỉ giúp giảm
bớt các chất thải ra môi trường mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng,
giảm bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
-Chẳng hạn, sản xuất điện từ gỗ củi có tiềm năng quy đổi đạt 14,6 triệu tấn
dầu, các loại phế thải là 20,6 triệu tấn dầu quy đổi và rác thải đô thị là khoảng
1,5 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030.
-Các dạng sinh khối khác như trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía ở các
nhà máy mía đường có thể áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất
cả điện và nhiệt) để hòa vào lưới điện quốc gia. Đồng bằng sông Cửu Long
chính là vùng có tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối lớn nhất cả nước
(33.4%), kế đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (21.8%).
-Đặc biệt, năng lượng sinh khối từ bã mía đang có tiềm năng rất lớn để cân
bằng nguồn cung điện cho thủy điện vào mùa khô, thời điểm sản xuất điện
của các nhà máy mía đường. Theo tính toán, đến năm 2030 cả nước sẽ có 40
triệu tấn mía, tương ứng công suất phát điện 1.600MW, điện năng từ bã mía
đạt 4,7 triệu MWh, tương đương 2,8 tỷ kWh điện thương phẩm hòa lưới điện
quốc gia.

Theo Quy hoạch điện VII, mục tiêu đến năm 2025 và 2030 nguồn năng lượng
sinh khối chiếm 1,2% và 2,1% tổng sản lượng điện quốc gia, tương ứng công
suất 1.200 MW và 3.000 MW. Trong khi đó, sáu tháng đầu năm, công suất
điện sinh khối nối lưới của Việt Nam đạt khoảng 350MW, tương đương 50%
mục tiêu của năm 2020.
Vì thế, điện sinh khối rất cần một cơ chế khuyến khích đặc thù tương tự như
đối với năng lượng tái tạo (mặt trời, gió...). Quyết định 08/2020/QĐ-TTg vừa
được Chính phủ ban hành như một cú hích đối với phát triển năng lượng sinh
khối. Theo Quyết định này, với dự án đồng phát nhiệt - điện thì giá mua cố
định trong 20 năm là 1.634đ/kWh, còn dự án không phải là đồng phát nhiệt -
điện giá mua là 1.968đ/kWh.Về vấn đề thời vụ thu hoạch mía chỉ kéo dài 3
tháng, Ông Vũ Hiệp - PGĐ Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng
(Bộ Công Thương) tư vấn, các nhà máy cần linh hoạt lựa chọn công nghệ và
nhiên liệu thay thế (như gỗ vụn, trấu, rơm rạ…) để tăng khả năng phát điện
quanh năm từ đó tăng doanh thu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài của dự án.

3.Hiện trạng năng lượng sinh khối


❖ Tính đến tháng 11/2018, đã có 38 nhà máy đường ở Việt Nam sản xuất
điện và nhiệt với tổng công suất khoảng 352 MW. Trong số đó, chỉ có
4 nhà máy phát điện lên lưới với tổng công suất 82,51MW (22,4%),
bán 15% điện năng được tạo ra từ sinh khối cho lưới điện với mức giá
5,8 US¢/kWh.
-Tính đến cuối năm 2018, thêm 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất
là 212 MW đã được đưa vào hoạt động.
-Đến tháng 2 năm 2020, tổng công suất điện sinh khối hiện đang vận hành
vào khoảng 400 MW. Trong đó, đồng phát nhiệt điện tại các nhà máy mía
đường vẫn chiếm một tỷ trọng lớn: 390 MW với 175 MW điện nối lưới. Phần
còn lại khoảng 10 MW là từ các dự án điện rác.

4.Nguyên lí hoạt động


-Sinh khối có thể được xử lý ở nhiều dạng chuyển đổi khác nhau để tạo ra
năng lượng, nhiệt lượng, hơi và nhiên liệu. Hầu hết các quá trình chuyển đổi
sinh khối có thể được chia ra làm hai loại như sau:
-Chuyển đổi nhiệt hóa (thermochemical): bao gồm đốt nhiệt (combustion), khí
hóa và nhiệt phân
-Chuyển đổi sinh hóa (biochemical): bao gồm phân hủy yếm khí (sản phẩm
sinh khối và hỗn hợp methane và CO2) và lên men (sản phẩm ethanol).
-Một quá trình khác là chiết xuất, chủ yếu là quá trình cơ học, được sử dụng
để sản xuất energy carriers (chất tải năng lượng – tương tự như khái niệm của
hydrogen – xem phần Hydrogen trong tài liệu này) từ sinh khối. Cũng có các
phân biệt những cách chiết suất khác nhau, phụ thuộc vào sản phẩm của quá
trình này là nhiệt, điện năng hoặc nhiên liệu.

5.Phương thức vận hành


• Đốt nhiệt sinh khối: Cách này là khi bạn sử dụng để đốt các loại sinh
khối dạng rắn. Nguồn năng lượng sinh học của quá trình đốt sinh khối
dạng rắn này được sử dụng trực tiếp trong quá trình sinh hoạt của con
người như là: nấu ăn hay giặt đồ chẳng hạn.
• Phát điện bằng Biopower – Biomass: Cách này là phương pháp mà bạn
sử dụng hơi nước hoặc là nhiệt bằng cách đốt các nhiên liệu tự nhiên để
tạo ra năng lượng điện phục vụ cho quá trình sử dụng điện hàng ngày
của con người.
• Khí hóa sinh khối: Khí sinh học chính là một phần của sinh khối, đây là
loại khí sinh ra một cách tự nhiên và được tạo ra bởi các nguồn nhiên
liệu sinh học như phân của động vật, các chất thải mục nát và tảo biển.
• Chuyển hóa chất lỏng sinh khối: Một cách sản xuất nhiên liệu sinh khối
thú vị khác được gọi là nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học là nhiên
liệu dạng lỏng được làm từ sinh khối, thường là từ chất thực vật. Có
nhiều loại nhiên liệu sinh học với một số loại phổ biến bao gồm
methanol và ethanol, cũng như xăng tổng hợp, dầu diesel sinh học và
nhiên liệu hàng không.

Chương IV. Năng lượng dòng chảy


1.Lịch sử phát triển
-Thủy năng đã được sử dụng từ xa xưa từ thời nền văn minh Lưỡng Hà và Hy
Lạp cổ đại, nơi mà các hạng mục thủy lợi đã được sử dụng từ thiên niên kỷ
thứ VI trước Công nguyên và đồng hồ nước đã được sử dụng từ đầu thiên
niên kỷ thứ II trước Công nguyên. Những ví dụ khác về sử dụng sức nước
gồm có hệ thống Qanat ở Ba Tư cổ đại và hệ thống dẫn nước Turpan ở Trung
Quốc cổ đại.
1.1 Bánh xe nước và cối xay nước
-Sức nước đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Ở Ấn Độ, bánh xe
nước và cối xay nước đã được xây dựng; ở Đế quốc La Mã, các cối xay gió
dùng sức nước dùng để xay bột từ hạt ngũ cốc, và cũng được dùng để cưa gỗ
và đá; ở Trung Hoa, cối xay nước đã được sử dụng rộng rãi từ thời nhà Hán.
Năng lượng của sóng nước chảy ra từ một bồn nước được sử dụng để đãi
quặng kim loại trong một phương pháp được gọi là hushing. Phương pháp này
được sử dụng đầu tiên ở mỏ vàng Dolaucothi ở xứ Wales kể từ năm 75 sau
Công nguyên, nhưng đã được phát triển ở Tây Ban Nha ở mỏ Las Medulas.
Hushing cũng được sử dụng rộng rãi ở Anh vào thời Trung cổ và thời kì sau
đó để đãi quặng chì và thiếc. Nó còn được sử dụng sau đó trong phương pháp
thủy lực trong suốt thời kỳ cuộc đổ xô đi tìm vàng ở California.
-Ở Trung Quốc và các nước Á Đông còn lại, sức nước còn giúp làm quay
bánh xe dẫn nước vào các kênh thủy lợi. Vào thời kỳ đầu của cuộc cách mạng
Công nghiệp ở Anh, nước là nguồn năng lượng chính cho các phát minh
như cơ cấu sức nước của Richard Arkwright.[1] Mặc dù việc sử dụng hơi
nước trong nhiều nhà máy và xưởng xay xát lớn, thủy năng vẫn được sử dụng
trong suốt thế kỷ 18,19 tiếp theo trong nhiều nhà máy nhỏ hơn, như phần dẫn
động của đường ống lò cao nhỏ (như lò Dyfi) và cối xay, được xây dựng
tại thác Saint Anthony, lợi dụng độ cao 50-foot (15 m) trên Sông Mississippi.
-Vào những năm 1830, thời hoàng kim của kỷ nguyên xây dựng kênh đào,
sức nước cũng được dùng để vận chuyển bằng xà lan lên và xuống những
ngọn đồi dốc bằng cách sử dụng đường ray dốc.
1.2 Ống dẫn thủy năng

-Mạng lưới thủy năng, sử dụng các đường ống mang lưu chất bị nén để truyền
tải năng lượng cơ học từ nguồn, như bơm, tới người dùng đầu cuối. Được mở
rộng trong các thành phố thời nữ hoàng Victoria, Anh. Một mạng lưới thủy
năng cũng được sử dụng ở Geneva, Thụy Sĩ. Jet d'Eau nổi tiếng có nguồn gốc
là một van áp lực dư của hệ thống này.

2.Tiềm năng
-Do vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm
mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn.
Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với
sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế
năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo ra.
-Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được
nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng với
khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công
suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn.Theo kinh nghiệm khai thác
thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong
tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai
thác được 100 - 110 tỷ kWh.
-Kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn tỉnh ta hiện có 137 dự án thủy điện
được đưa vào quy hoạch, tổng công suất 3.980,8 MW, điện lượng trung bình
là 15 tỷ kWh mỗi năm. Tới thời điểm hiện tại, đã có 95 dự án thủy điện được
UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư với tổng công suất 3.472MW, điện lượng
trung bình năm là 13,3 tỷ kWh. Đã có 21 dự án hoàn thành và phát điện kinh
doanh, với tổng công suất lắp máy đạt 2.272MW, điện lượng trung bình 9 tỷ
kWh mỗi năm. Các dự án còn lại đang trong quá trình đầu tư, xây dựng.

3.Hiện trạng
-Tổng NL dòng chảy toàn cầu ước tính là 5000 GW. Dòng chảy đại dương
chảy trong các mô hình phức tạp và các con đường và bị ảnh hưởng bởi một
số yếu tố như gió, nhiệt độ, địa hình đáy đại dương, vòng quay của trái đất và
độ mặn của nước. Hầu hết các dòng hải lưu đều được điều khiển bởi gió và
mặt trời làm nóng nước mặt, trong khi một số dòng chảy là kết quả của mật
độ và độ mặn của cột nước. Dòng chảy cũng được gây ra bởi các gradient mật
độ nước được tạo ra bởi nhiệt bề mặt và các dòng nước ngọt. Do đó, sự
khuếch tán và pha trộn nước diễn ra giữa các lưu vực đại dương, làm giảm sự
khác biệt giữa chúng và làm cho đại dương của Trái đất trở thành một hệ
thống toàn cầu. Trên hành trình của họ, khối lượng nước vận chuyển năng
lượng lớn dưới dạng nhiệt. Dòng chảy đại dương có dòng chảy mạnh và
hướng ngược lại với dòng thủy triều dọc bờ. Trong khi dòng hải lưu có thể di
chuyển chậm so với tốc độ gió, do mật độ nước, chúng mang rất nhiều năng
lượng. Nước nặng hơn không khí 800 lần, vì vậy đối với diện tích bề mặt
tương tự, nước di chuyển 12 lý/h bằngcơn gió 110 m/s liên tục. Do tính chất
vật lý này, dòng hải lưu chứa một lượng năng lượng khổng lồ có thể bị bắt và
chuyển đổi thành dạng có thể sử dụng được.
-Ở thời điểm hiện nay, việc phát triển thủy điện đang và sẽ được triển khai
theo 2 văn bản pháp lý quan trọng.
• Một là: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2068/QĐ-TTg ngày
25/11/2015, Phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo của
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện tăng từ khoảng 56 tỷ kWh
năm 2015 lên gần 90 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 96 tỷ kWh (tỷ trọng
17%) vào năm 2030. Bên cạnh đó là phát triển nguồn thủy điện tích năng
nhằm thực hiện nhiệm vụ dự trữ điều chỉnh nhu cầu trong hệ thống điện, góp
phần nâng cao độ linh hoạt, hiệu quả trong vận hành hệ thống điện. Công suất
nguồn thủy điện tích năng đến năm 2030 đạt 2.400MW, năm 2050 đạt khoảng
8.000MW.
• Hai là: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 428/QĐ-TTg ngày
18/3/2016 Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc
gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII ĐC).

4.Nguyên lí hoạt động


• Các nhà máy thủy điện biến sự chênh lệch tiềm năng của nước thành
điện năng bằng cách chuyển nó giữa hai điểm ở độ cao khác nhau.
• Để làm được điều này, một dòng nước bị ép qua một mạch thủy lực nối
hai điểm ở các độ cao khác nhau gọi là mớn nước, trong đó nước tăng
tốc độ khi thế năng được chuyển hóa một phần thành động năng. Tua
bin biến động năng này thành cơ năng, sau đó máy phát điện biến thành
điện năng.
• Cuối cùng, dòng nước rời tuabin và được xả trở lại sông, hầu như
không có tốc độ và với thế năng tương ứng với độ cao của cửa xả.

5.Phương thức vận hành


5.1 Cách tập trung cột nước.

• Dùng đập để tạo thành cột nước.


• Dùng đường dẫn để tạo thành cột nước.
• Dùng hỗn hợp cả đập và đường dẫn để tạo thành cột nước.
5.2 Phương thức khai thác kiểu đường dẫn.

• Bố trí trạm thuỷ điện trên kênh tưới.


• Trạm thuỷ điện tích năng.
• Trạm thuỷ điện thuỷ triều.
• Trạm thủy điện - thủy điện tích năng

Chương V. GRADIENT NHIỆT BIỂN


1.Lịch sử phát triển
- Nỗ lực phát triển và cải tiến công nghệ OTEC bắt đầu từ những năm 1880.
Năm 1881, Jacques Arsene d'Arsonval , một nhà vật lý người Pháp , đề xuất
khai thác nhiệt năng của đại dương. Sinh viên D'Arsonval của, Georges
Claude , xây dựng nhà máy OTEC đầu tiên, ở Matanzas, Cuba vào năm 1930.
Hệ thống này tạo ra 22 kW của điện với một thu nhập thấp áp turbin . Nhà
máy sau đó đã bị phá hủy trong một cơn bão.
- Năm 1935, Claude xây dựng một nhà máy trên con tàu chở hàng 10.000 tấn
neo đậu ngoài khơi bờ biển Brazil. Thời tiết và sóng biển đã phá hủy nó trước
khi nó có thể tạo ra nguồn điện ròng. (Công suất thực là lượng điện năng
được tạo ra sau khi trừ đi công suất cần thiết để chạy hệ thống).
- Năm 1956, các nhà khoa học Pháp đã thiết kế một nhà máy công suất 3 MW
cho Abidjan , Bờ Biển Ngà . Nhà máy không bao giờ được hoàn thành, vì
những phát hiện mới về một lượng lớn xăng dầu giá rẻ khiến nó trở nên
không kinh tế.
- Năm 1962, J. Hilbert Anderson và James H. Anderson, Jr. đã tập trung vào
việc tăng hiệu quả của thành phần. Họ được cấp bằng sáng chế cho thiết kế
"chu trình khép kín" mới của mình vào năm 1967. Thiết kế này được cải tiến
dựa trên hệ thống Rankine chu trình khép kín ban đầu và đưa hệ thống này
vào bản phác thảo cho một nhà máy sản xuất điện với chi phí thấp hơn dầu
hoặc than. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nghiên cứu của họ thu hút được rất ít
sự chú ý vì than đá và hạt nhân được coi là tương lai của năng lượng.
- - Những năm 1970 chứng kiến sự gia tăng trong nghiên cứu và phát triển
của OTEC trong thời kỳ hậu Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, khiến giá
dầu tăng gấp ba lần. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã rót 260 triệu đô la vào
nghiên cứu của OTEC sau khi Tổng thống Carter ký đạo luật cam kết Hoa Kỳ
đạt mục tiêu sản xuất 10.000 MW điện từ các hệ thống OTEC vào năm 1999.
- Năm 2002, Ấn Độ đã thử nghiệm một nhà máy thí điểm OTEC nổi 1 MW
gần Tamil Nadu. Nhà máy cuối cùng đã không thành công do sự cố của
đường ống nước lạnh ở biển sâu. Chính phủ của nó tiếp tục tài trợ cho nghiên
cứu.
- Năm 2006, Makai Ocean Engineering đã nhận được hợp đồng từ Văn phòng
Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR) để điều tra tiềm năng cho OTEC sản
xuất một lượng hydro đáng kể quốc gia trong các nhà máy nổi trên biển nằm
ở vùng biển nhiệt đới, ấm áp. Nhận thấy sự cần thiết của các đối tác lớn hơn
để thực sự thương mại hóa OTEC, Makai đã tiếp cận Lockheed Martin để nối
lại mối quan hệ trước đây của họ và xác định xem thời điểm đã sẵn sàng cho
OTEC hay chưa. Và vì vậy vào năm 2007, Lockheed Martin tiếp tục công
việc tại OTEC và trở thành nhà thầu phụ cho Makai để hỗ trợ SBIR của họ,
sau đó là các hợp tác tiếp theo khác.
- Vào tháng 7 năm 2016, Ủy ban Dịch vụ Công cộng Quần đảo Virgin đã
chấp thuận đơn đăng ký của Công ty Cổ phần Năng lượng Nhiệt Đại Dương
để trở thành Cơ sở Đủ điều kiện. Do đó, công ty được phép bắt đầu đàm phán
với Cơ quan Cấp nước và Điện của Quần đảo Virgin (WAPA) về Hợp đồng
Mua bán Điện (PPA) liên quan đến nhà máy Chuyển đổi Năng lượng Nhiệt ở
Đại dương (OTEC) trên đảo St. Croix. Đây sẽ là nhà máy OTEC thương mại
đầu tiên trên thế giới.

2.Tiềm năng và hiện trạng


• -Nhiệt độ lớp bề mặt và lớp sâu ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới chênh
lệch nhau có thể tới 250 độ C. Đây là nguồn năng lượng cực kì to lớn
mà con người muốn khai thác sử dụng. Theo các nhà khoa học thì tiềm
năng của loại năng lượng này có thể khai thác lên tới 50 tỷ kW.
• -Trong số các nguồn năng lượng đại dương, OTEC là một trong những
nguồn năng lượng tái tạo liên tục có sẵn có thể đóng góp cho việc cung
cấp năng lượng tải cơ sở. Tiềm năng tài nguyên cho OTEC được coi là
lớn hơn nhiều so với các dạng năng lượng đại dương khác (Hội đồng
năng lượng thế giới năm 2000). Lên đến 88.000 TWh / năm năng lượng
có thể được tạo ra từ OTEC mà không ảnh hưởng đến cấu trúc nhiệt
của đại dương (Pelc và Fujita, 2002).
-OTEC cũng có thể cung cấp một lượng nước lạnh dưới dạng sản phẩm
phụ. Điều này có thể được sử dụng cho điều hòa không khí và làm lạnh
và nước biển sâu giàu dinh dưỡng có thể cung cấp công nghệ sinh học.
Một sản phẩm phụ khác là nước ngọt được chưng cất từ biển.
• -Theo tính toán lý thuyết thì một nhà máy OTEC có công suất 2 MW
có thể sản xuất ra trên 4.000 m3 nước ngọt sạch ngày đêm.
• -Ở Hoa Kỳ, trong công suất phát điện 507 kW tại đảo Hawaii năm
1979, TEPCO tại Nhật Bản đã tạo thành công 100 kW tại Cộng hòa
Nauru vào năm 1981. Tại Nhật Bản, Điện lực Kyushu có 50 kW trên
Tokunoshima và Đại học Saga có 75 kW ở Imari.
• -Một nhà máy điện chuyển đổi nhiệt năng trên biển do Makai Ocean
Engineering xây dựng đã đi vào hoạt động ở Hawaii vào tháng 8 năm
2015. Thống đốc Hawaii, David Ige , đã "bật công tắc" để kích hoạt
nhà máy. Đây là nhà máy chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương chu
trình khép kín (OTEC) thực sự đầu tiên được kết nối với lưới điện của
Hoa Kỳ. Đây là một nhà máy demo có khả năng tạo ra 105 kilowatt, đủ
để cung cấp điện cho khoảng 120 ngôi nhà.
• -Tiềm năng năng lượng nhiệt đại dương ước tính vào khoảng 5012
GW. Điều kiện
• để khai thác nguồn năng lượng nhiệt biển này để phát điện là độ chênh
lệch nhiệt độ giữa
• lớp nước bề mặt và lớp nước ở dưới độ sâu phải đạt khoảng 20 độ C,
điều kiện này chỉ
• thỏa mãn đối với một số vùng biển nhiệt đới có độ sâu 1000 đến 2000
m. Các dự án đã
• được thực hiện tại Hawaii (Mỹ) công suất 10 MW, Nhật Bản (1 MW),
Đài Loan….
• -Tại Việt Nam, tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo biển Việt Nam
năng lượng nhiệt biển(OTEC), rất có tiềm năng vùng biển Trung Bộ và
khu vực biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3.Nguyên lý, cấu tạo và vận hành

-Nước biển lạnh là một phần không thể thiếu của mỗi trong ba loại hệ thống
OTEC: chu trình kín, chu trình mở và hỗn hợp. Để hoạt động, nước biển lạnh
phải được đưa lên bề mặt. Các phương pháp tiếp cận chính là bơm chủ động
và khử muối. Nước biển khử mặn gần đáy biển làm giảm mật độ của nó,
khiến nó nổi lên trên bề mặt.
-Giải pháp thay thế cho các đường ống tốn kém để đưa nước lạnh ngưng tụ
lên bề mặt là bơm chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp hóa hơi vào sâu cần ngưng
tụ, do đó giảm khối lượng bơm, giảm các vấn đề kỹ thuật và môi trường và hạ
giá thành.
Chu trình kín(closed-cycle)
-Các hệ thống chu trình kín sử dụng chất lỏng có điểm sôi thấp, chẳng hạn
như amoniac (có điểm sôi khoảng -33 ° C (ở áp suất khí quyển), để cung cấp
năng lượng cho tuabin tạo ra điện. Nước biển ấm trên bề mặt được bơm qua
một bộ trao đổi nhiệt để làm bay hơi chất lỏng. Hơi giãn nở làm quay máy
phát điện tăng áp. Nước lạnh, được bơm qua bộ trao đổi nhiệt thứ hai, ngưng
tụ hơi thành chất lỏng, sau đó được tái chế qua hệ thống.

➢ Chu trình mở(open-cycle)


-Chu trình mở sử dụng trực tiếp nước bề mặt ấm để sản xuất điện. Đầu tiên,
nước biển ấm được bơm vào một bình chứa áp suất thấp, làm cho nó sôi lên.
Trong một số sơ đồ, hơi giãn nở dẫn động một tuabin áp suất thấp gắn với
một máy phát điện. Hơi, đã để lại muối và các chất bẩn khác trong bình chứa
áp suất thấp, là nước ngọt tinh khiết. Nó được ngưng tụ thành chất lỏng khi
tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ nước sâu dưới đáy đại dương. Phương pháp này
tạo ra nước ngọt khử muối , thích hợp cho nước uống , tưới tiêu hoặc nuôi
trồng thủy sản .
-Trong các chương trình khác, hơi bốc lên được sử dụng trong kỹ thuật nâng
khí để nâng nước lên độ cao đáng kể. Tùy thuộc vào phương án, các kỹ thuật
bơm nâng hơi như vậy tạo ra năng lượng từ tuabin thủy điện trước hoặc sau
khi sử dụng bơm.

Chu trình hỗn hợp(hybrid)


-Một chu trình hỗn hợp kết hợp các tính năng của hệ thống chu trình kín và
chu trình mở. Trong một chu trình hỗn hợp, nước biển ấm đi vào buồng chân
không và bay hơi nhanh, tương tự như quá trình bay hơi chu trình mở. Hơi
nước làm bay hơi chất lỏng làm việc amoniac của một vòng tuần hoàn kín ở
phía bên kia của thiết bị hóa hơi amoniac. Chất lỏng hóa hơi sau đó dẫn động
một tuabin để sản xuất điện. Hơi nước ngưng tụ trong bộ trao đổi nhiệt và
cung cấp nước khử muối.

Chương VI. Gradient muối

1.Lịch sử phát triển


-Là phương pháp tạo ra năng lượng từ sự chênh lệch nồng độ muối giữa sông
và biển.
-Năm 1954, Pattle cho rằng có một nguồn năng lượng chưa được khai thác
khi sông trộn với biển, về mặt áp suất thẩm thấu bị mất, tuy nhiên phải đến
giữa những năm 70, một phương pháp thực tế mới có thể khai thác nó bằng
cách sử dụng có chọn lọc. màng thấm của Loeb đã được phác thảo.
-Phương pháp tạo ra điện năng bằng thẩm thấu chậm áp suất được phát minh
bởi Giáo sư Sidney Loeb vào năm 1973 tại Đại học Ben-Gurion của Negev,
Beersheba, Israel. Ý tưởng đến với Giáo sư Loeb, một phần, khi ông quan sát
sông Jordan chảy vào Biển Chết. Ông muốn thu năng lượng của việc trộn hai
dung dịch nước (sông Jordan là một và Biển Chết là một) sẽ lãng phí trong
quá trình trộn tự nhiên này. Năm 1977, Giáo sư Loeb đã phát minh ra phương
pháp sản xuất điện năng bằng động cơ nhiệt thẩm phân ngược.
-Hai phương pháp thực tế cho việc tạo ra năng lượng từ sự chênh lệch nồng
độ muối là thẩm tách điện ngược (RED) và thẩm thấu chậm áp suất (PRO).
Cả hai quá trình đều dựa vào sự thẩm thấu với màng. Sản phẩm thải ra chủ
yếu là nước lợ. Sản phẩm phụ này là kết quả của các lực lượng tự nhiên đang
được khai thác: dòng chảy của nước ngọt vào các biển được tạo thành từ nước
mặn.
-Các công nghệ đã được xác nhận trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chúng
đang được phát triển để sử dụng thương mại ở Hà Lan (RED) và Na Uy
(PRO). Chi phí của màng là một trở ngại. Một loại màng mới, chi phí thấp
hơn, dựa trên một loại nhựa polyethylene được biến đổi bằng điện , làm cho
nó phù hợp để sử dụng cho mục đích thương mại tiềm năng. Các phương
pháp khác đã được đề xuất và hiện đang được phát triển. Trong đó, một
phương pháp dựa trên công nghệ tụ điện hai lớp và một phương pháp dựa trên
sự chênh lệch áp suất hơi .

2.Tiềm năng và hiện trạng


-Một nghiên cứu năm 2012 về hiệu suất từ trường đại học Yale kết luận rằng
công suất cao nhất có thể trích xuất trong PRO áp suất không đổi với dung
dịch hút nước biển và giải pháp cấp nước sông là 0,75 kWh / m 3 trong khi
năng lượng tự do của quá trình trộn là 0,81 kWh / m 3 — một nhiệt động lực
học hiệu suất chiết 91,0%.
-Tiềm năng của công suất gradient độ mặn là đáng kể. Năng lượng giải phóng
từ 1 m3 nước ngọt có thể so sánh với năng lượng do cùng một m3 rơi xuống
độ cao 260 m. Tính sẵn có và khả năng dự đoán của năng lượng gradient độ
mặn là rất cao, và do đó làm cho nó trở thành một nguồn năng lượng tải cơ sở
vững chắc.
-Một nhà máy thí điểm, được cung cấp bởi màng FUJIFILM, hiện đang chạy
ở Hà Lan tại Afsluitdijk. Tại đây, nước biển của Biển Bắc gặp nước ngọt của
Ijsselmeer. Những phát triển tiếp theo để cải thiện hiệu suất của màng (tạo ra
mật độ năng lượng cao) và hiệu quả về chi phí đang được tiến hành.
-Nhiều quốc gia ven biển đã thử nghiệm các công nghệ và xây dựng thành
công tại các cửa sông, nơi có chênh lệch độ muối cao. Đã có các dự án thử
nghiệm thành công tại Ca na đa, Đức, Na Uy, Colombia,Hà Lan…
-Tiềm năng lý thuyết là 3158 GW và công suất 21667 TWh. Các nghiên cứu
khả thi, chi phí trong tương lai vào năm 2020 được ước tính vào khoảng 65-
125 USD / MW. Chi phí điện được ước tính khoảng 0,15-0,30 USD /kWh.

3.Nguyên lý, cấu tạo và vận hành


3.1 Phương pháp thẩm thấu chậm áp suất(PRO)

Sơ đồ phát điện PRO cơ bản

-Trong phương pháp này, nước biển được bơm vào một buồng áp suất có áp
suất thấp hơn sự chênh lệch giữa áp suất của nước mặn và nước ngọt. Nước
ngọt cũng được bơm vào buồng áp suất thông qua một màng, màng này làm
tăng cả thể tích và áp suất của buồng. Khi sự chênh lệch áp suất được bù đắp,
tuabin sẽ quay, cung cấp động năng.
3.2 Phương pháp thẩm tách điện ngược(RED)

Sơ đồ minh họa

-Trong thẩm tách điện ngược, dung dịch muối và nước ngọt được cho qua
một chồng các màng trao đổi cation và anion xen kẽ. Sự khác biệt về điện thế
hóa học giữa muối và nước ngọt tạo ra một điện thế trên mỗi màng và tổng
điện thế của hệ là tổng của sự khác biệt tiềm năng trên tất cả các màng. Quá
trình này hoạt động thông qua sự khác biệt về nồng độ ion thay vì điện
trường, điều này có ý nghĩa đối với loại màng cần thiết.
3.3 Phương pháp điện dung
-Hiện nay vẫn chỉ được thử nghiệm trên quy mô phòng thí nghiệm.
-Với phương pháp này, năng lượng có thể được chiết xuất từ sự pha trộn của
nước mặn và nước ngọt bằng cách nạp tuần hoàn các điện cực tiếp xúc với
nước mặn, sau đó là phóng điện trong nước ngọt. Vì lượng năng lượng điện
cần thiết trong bước sạc sẽ ít hơn một năng lượng được phát ra trong bước xả,
nên mỗi chu kỳ hoàn thành sẽ tạo ra năng lượng một cách hiệu quả. Một lời
giải thích trực quan về hiệu ứng này là số lượng lớn các ion trong nước muối
trung hòa hiệu quả điện tích trên mỗi điện cực bằng cách tạo thành một lớp
mỏng điện tích trái dấu rất gần bề mặt điện cực, được gọi là lớp điện kép. Do
đó, điện áp trên các điện cực vẫn ở mức thấp trong quá trình sạc và việc sạc
tương đối dễ dàng. Giữa bước sạc và bước phóng điện, các điện cực được đưa
tiếp xúc với nước ngọt. Sau đó, có ít ion hơn có sẵn để trung hòa điện tích
trên mỗi điện cực, do đó hiệu điện thế trên các điện cực tăng lên. Do đó, bước
phóng điện sau đó có thể cung cấp một lượng năng lượng tương đối cao.
3.4 Phương pháp chênh lệch áp suất hóa hơi
-Gồm chu trình mở và chu trình làm lạnh hấp thụ(chu trình kín).
-Chu trình mở: tương tự như chu trình mở trong chuyển đổi nhiệt năng ở đại
dương (OTEC). Nhược điểm của chu trình này là vấn đề cồng kềnh của một
tuabin đường kính lớn (> 75 mét) hoạt động ở áp suất khí quyển thấp hơn để
trích xuất điện năng giữa nước có độ mặn ít hơn và nước có độ mặn lớn hơn.
-Chu trình kín: Với mục đích hút ẩm không khí, trong một sự hấp thụ làm
lạnh nước phun hệ thống, hơi nước được hòa tan vào một hóa học bị chảy hỗn
hợp nước muối sử dụng quyền lực thẩm thấu như một trung gian. Các nguồn
năng lượng sơ cấp có nguồn gốc từ một sự khác biệt nhiệt, như một phần của
nhiệt động lực học động cơ nhiệt chu kỳ.
3.5 Ao năng lượng Mặt Trời
-Ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy ao nước mặn được hấp thụ dưới dạng
nhiệt. Hiệu ứng của đối lưu tự nhiên, trong đó "nhiệt tăng", bị chặn bằng cách
sử dụng chênh lệch mật độ giữa ba lớp tạo thành ao, để giữ nhiệt. Vùng đối
lưu phía trên là vùng trên cùng, tiếp theo là vùng có gradien ổn định, sau đó là
vùng nhiệt dưới cùng. Vùng gradient ổn định là quan trọng nhất. Nước mặn ở
tầng này không thể dâng lên vùng cao hơn vì nước mặn ở trên có độ mặn thấp
hơn nên ít đặc hơn và nổi hơn; và nó không thể chìm xuống tầng thấp hơn vì
nước mặn đậm đặc hơn. Vùng giữa này, vùng gradient ổn định, trở thành
"chất cách nhiệt" cho lớp dưới cùng (mặc dù mục đích chính là chặn đối lưu
tự nhiên, vì nước là chất cách nhiệt kém). Nước này từ tầng dưới, vùng chứa,
được bơm ra ngoài và nhiệt được sử dụng để sản xuất năng lượng, chu trình
Rankine hữu cơ .
-Về lý thuyết, một ao năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để tạo ra năng
lượng thẩm thấu nếu sự bốc hơi từ nhiệt mặt trời được sử dụng để tạo ra một
gradient độ mặn và năng lượng tiềm năng trong gradient độ mặn này được
khai thác trực tiếp bằng cách sử dụng một trong ba phương pháp đầu tiên ở
trên, chẳng hạn như phương pháp điện dung .
3.6 Ống nano boron nitride
-Nó sử dụng một màng cách điện và không thấm nước được xuyên qua bởi
một ống nano boron nitride có đường kính ngoài vài chục nanomet. Với màng
này ngăn cách một bể chứa nước muối và một bể chứa nước ngọt, nhóm
nghiên cứu đã đo dòng điện đi qua màng bằng cách sử dụng hai điện cực
nhúng trong chất lỏng ở hai bên của ống nano.
-Kết quả cho thấy thiết bị có thể tạo ra dòng điện theo thứ tự của một
nanoampere. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây là năng suất cao gấp 1.000
lần so với các kỹ thuật thu năng lượng thẩm thấu khác đã biết và làm cho ống
nano boron nitride trở thành một giải pháp cực kỳ hiệu quả để thu năng lượng
của độ mặn cho năng lượng điện sử dụng được.
3.7 Sử dụng năng lượng thải calo thấp bằng cách tái sinh amoni
bicacbonat ở dung dịch cao trong dung dịch có độ mặn thấp
-Tại Đại học Bang Pennsylvania, Tiến sĩ Logan cố gắng sử dụng nhiệt thải
với nhiệt độ thấp bằng cách sử dụng thực tế là amoni bicacbonat biến mất
thành NH 3 và CO 2 trong nước ấm để tạo thành amoniac bicacbonat trở lại
trong nước lạnh. Vì vậy, trong một hệ thống khép kín sản xuất năng lượng
RED, hai độ mặn khác nhau được giữ lại.

Chương VII. Tổng kết


-Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng NLTT biển-đại dương hiện nay trên thế
giới là rất khả quan, tạo cho các nước nghèo, trong đó có Việt Nam, những
điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh việc khai thác sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo trên biển, góp phần đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia. Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo trên biển cao về nắng,
gió, sóng, triều, nhiệt và cần có chính sách quản lý, quy hoạch, khuyến khích,
hỗ trợ và đầu tư đúng mức cho điện gió ven biển, có thể mang lại hàng ngàn
GW điện sạch từ gió biển, sóng biển.
➢ Đề xuất: Để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo trên biển, mở
rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng
NLTT trong cơ cấu nguồn năng lượng, tạo ra bước đột phá để phát triển
NLTT: - Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến NLTT biển, quy hoạch không gian biển, gắn với NLTT, -
Xây dựng Chương trình KHCN quốc gia riêng về đánh giá tiềm năng
và khai thác sử dụng điện gió, điện sóng, điện triều ... - Xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển NLTT trên biển
với những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. - Xác
định nghiên cứu triển khai về NLTT trên biển và đại dương là nhiệm vụ
khoa học công nghệ ưu tiên, được đầu tư mạnh mẽ, thông qua các
chương trình khoa học công nghệ quốc gia về công nghệ Năng lượng,
công nghệ cơ khí…. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lưc khoa học
công nghệ về NLTT. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong những chương
trình về BĐKH, năng lượng bền vững, năng lượng đại dương (OES),
các hội thảo, triển lãm về công nghệ điện tái tạo… - Xây dựng cơ chế
ưu đãi tài chính phát triển bền vững năng lượng tái tạo trên biển Việt
Nam.
Chương VIII. TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Dư Văn Toán, 2018. Phân vùng năng lượng gió biển Đông. VSOE. 12
tr
2. .https://nangluongvietnam.vn/tiem-nang-phat-trien-dien-thuy-trieu-lon-
nhat-nuoc-527.html
3. http://vasi.gov.vn/pages/nang-luong-song-thuy-trieu-tiem-nang-cuc-
lon-thach-66a6.aspx
4. .https://mayphatnhapkhau.vn/nang-luong-thuy-trieu-nguon-nang-luong-
tai-tao-vo-tan-cho-nganh-cong-nghiep-khai-thac-dien/
5. .https://lagi.wiki/nang-luong-song-bien
6. .Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh, 2011. Tính toán các tham số
nhà máy điện thủy triều ven biển Đông Nam Bộ. TC Khí tượng thủy
văn, tháng 9/2011.
7. .https://www.ocean-energy-systems.org/
8. https://worldenergy.org.vn/
9. .file:///C:/Users/DUC/Documents/8dngNLTTbienVitNam-2018.pdf
10. “Wave Energy Research and Development at JAMSTEC”.
11.“Radical design options for wave-profiling wave energy converter”.
12. “Edinburgh Wave Energy Project”.
13..“Perth Wave Energy Project - Carnegie's CETO Wave Energy
technology”.
14.“Wave energy devices with compressible volumes”.
15.https://ictnews.vietnamnet.vn/kham-pha/tiet-kiem-nang-luong/nang-
luong-sinh-khoi-va-tiem-nang-chua-duoc-khai-pha-o-nuoc-ta-
264624.html
16.https://www.slideshare.net/TanNguyenHuu/nng-lng-i-dng.
17..https://sites.google.com/site/vnggenergy/sinhkhoi
18.https://timviec365.vn/blog/nang-luong-sinh-khoi-la-gi-
new6909.html#chuyen-hoa-nang-luong-tu-sinh-khoi-thanh-nhiet-
trong-doi-song-nhu-the-nao.
19..https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_n%C4%83ng.
20..https://www.evn.com.vn/d6/news/Khai-quat-ve-thuy-dien-Viet-Nam-
6-12-23805.aspx.
21..https://nangluongvietnam.vn/khai-thac-su-dung-nguon-thuy-dien-
viet-nam-19933.html.
22..http://thuydien.sweb.cz/B%C3%A0i%20Giang%20thuy%20nang%201
%20(gui%20cac%20thay).pdf.
23. https://mimirbook.com/vi/849a775ca27
24.https://monre.gov.vn/Pages/khoi-nguon-nang-luong-bien.aspx
25.https://cpc.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/Tin-tuc-chi-tiet/articleId/7565
26.https://en.wikipedia.org/wiki/Ocean_thermal_energy_conversion#Po
wer_cycle_types
27.https://curry.eas.gatech.edu/Courses/5225/ency/Chapter2/Ency_Oce
ans/OTEC.pdf
28.https://en.wikipedia.org/wiki/Osmotic_power
29.https://www.oceanenergy-europe.eu/ocean-energy/salinity-gradient/
30.https://www.researchgate.net/publication/328254137_8_dang_NLTT
_bien_Viet_Nam-2018_The_all_VN_Marine_Renewable_energy
31.https://www.semanticscholar.org/paper/Thermodynamic-and-energy-
efficiency-analysis-of-by-Yip-
Elimelech/4a8f9565fc35a75e52feeb2271bb88753383580b
32.https://www.semanticscholar.org/paper/Thermodynamic%2C-energy-
efficiency%2C-and-power-density-Yip-
Vermaas/4ae1ad8488683cbfcafa89e47d781610cb88a5c9
33.https://www.sciencedirect.com/topics/engineering/salinity-gradient-
power
34.https://en.wikipedia.org/wiki/Reversed_electrodialysis
35.https://techxplore.com/news/2021-06-energy-salt-differences-sea-
river.html

You might also like