TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Nhóm 6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ VẬT THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG


THÀNH SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI, SỰ VẬN DỤNG QUY
LUẬT NÀY VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP NGHIÊN CỨU CỦA BẢN THÂN

GVHD: Th.s Đỗ Thị Thanh Huyền

SVTH:

1. Phan Thị Kim Ngân 23131091


2. Ngô Thị Mỹ Duyên 23109060
3. Huỳnh Ngọc Yến Linh 23131065
4. Phạm Thị Huỳnh Hương 23136039
5. Phan Văn Hòa 23155018
Mã lớp học: LLCT30105

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1

1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………….1

2. Mục tiêu nghiên cứu……………………….……………………………………..2

3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...2

B. NỘI DUNG………………………………………………………………………….3

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY


ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.
1.1. Các khái niệm………………………………………………………………………..3

1.1.1. Khái niệm về chất…………………………………….…………………………..3

1.1.2. Lượng của sự vật………………………………………………………………... 3

1.1.3. Khái niệm về độ…...……………………………………………………………..4

1.2. Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
và ngược lại……………………………………………………………………………...5

1.2.1 Điểm nút…………………………………………………………………………..5

1.2.2. Bước nhảy…………………………………………………………………………6

1.2.3. Ví dụ về quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
và ngược lại khi nhìn vào quá trình học tập của một học sinh………………………..6

1.3. Ý nghĩa và phương pháp luận………………………………………………...…….7

1.3.1. Ý nghĩa trong nhận thức…………………………………………………………...7

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn…………………………………………………………….8


PHẦN 2. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU CỦA BẢN THÂN...................................................................................10

PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN
CỨU CỦA BẢN THÂN…………………………………………………...……………..11

C. KẾT LUẬN…………………………………………………...………...………….....15

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…………..16


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn chọn đề tài


Trong thế giới mà các các sự vật, hiện tượng luôn vận động không ngừng và
đều biến đổi theo thời gian. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại là một quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật, phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đối lập thống nhất
là “lượng” và “chất” trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng và tác động
vào thực tiễn khách quan. Mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” là một điều vô cùng
tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Quy luật
chuyển hóa từ những sự vật thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược
lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nhận thức được ý nghĩa
này là một điều vô cùng ý nghĩa và quan trọng trong các hoạt động nhận thức và
thực tiễn của các sự vật, hiện tượng. Đối với đất nước ta đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ của công nghệ số, do đó việc nhận thức đúng đắn về quy luật
“lượng” và “chất” là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong thời kì phát
triển kinh tế của nước nhà.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, nhóm 6 chúng tôi xin trình bày những cơ sở lý luận
chặt chẽ cũng như những vận dụng cơ bản và quan trọng của quy luật vào quá
trình học tập và nghiên cứu với mong muốn có thể giúp tất cả mọi người đặc biệt
là các học sinh, sinh viên có thể hiểu sâu hơn về những nguyên lý cơ bản của triết
học Mác - Lênin nói chung và quy luật chuyển hóa “lượng” - “chất” nói riêng. Từ
đó, giúp mỗi người chúng ta có thể học hỏi được những bài học quý giá và rút ra

1
được những kinh nghiệm cũng như những phương pháp phù hợp với bản thân để
phục vụ trong việc học tập và đời sống.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đọc và phân tích tài liệu, lý thuyết về quy luật chuyển hóa lượng - chất. Theo
dõi các hiện tượng trong cuộc sống và trong quá trình học tập để xác định các ví
dụ về quy luật này. Vận dụng các hiểu biết về quy luật lượng - chất vào quá trình
học tập và nghiên cứu cá nhân, tìm cách tối ưu hóa việc học tập bằng cách tập
trung vào những thay đổi về chất, đồng thời nhận diện và giải quyết các trở ngại
về lượng. Xem xét lại quá trình nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của các phương
pháp được sử dụng vào quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân.

2
B. NỘI DUNG

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG


THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ
NGƯỢC LẠI.
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chất
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông qua
các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của
sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được
thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc
tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự
vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật,
có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và có những thuộc tính không cơ
bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua
quan hệ với sự vật khác. Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
Ví dụ:
Kim cương và than chì đều do Cacbon tạo thành, nhưng lại có sự khác biệt rất
căn bản về chất. Sự khác nhau về chất ấy được quyết định bởi phương thức liên
kết khác nhau của các phân tử Cacbon.

Hình 1.1: Hình ảnh kim cương và than chì.


Nguồn: https://onetech.vn/wp-content/
1.1.2. Lượng của sự vật

3
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ,
trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó
lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng
các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với
vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.
Ví dụ:
- Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20
nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử oxi.

Hình 1.2 Hình ảnh phân tử nước.


Nguồn: https://locphen.vn/

1.1.3. Khái niệm về độ


Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản về
chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp
khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng
dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới
mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật
khác.

2
Hình 1.3: Hình ảnh chuyển từ thể lỏng sang thể khí, thể rắn của nước.
Nguồn: https://youtu.be/

1.2. Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại.
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và
ngược lại là quy luật tất yếu, phổ biến về cách thức chung của các quá trình vận
động và phát triển trong tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy. Theo quy luật này,
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: chất của sự vật, hiện
tượng biến đổi có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện
tượng và ngược lại. Chất của sự vật, hiện tượng thay đổi dẫn đến những biến đổi
mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối
liên hệ khách quan, phổ biến, không thể tách rời, lặp đi lặp lại trong các quá trình
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng nằm trong tất cả lĩnh vực tự nhiên,
đời sống xã hội và tư duy.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào trong quá trình vận động và phát triển đều là quá
trình thay đổi về lượng dần dẫn đến thay đổi về chất. Khi biến đổi về lượng đến
một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất, tạo ra chất mới. Và tiếp theo
trên cơ sở của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng là cơ
sở và sự chuẩn bị tất yếu của sự biến đổi về chất.
1.2.1. Điểm nút

2
Điểm nút: Là một phạm trù triết học dùng để nói đến điểm giới hạn mà tại đó
sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng.
Tất cả độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
Khi đạt tới “điểm nút”, ở những điều kiện nhất định, sự thay đổi tất yếu về
lượng sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.
1.2.2. Bước nhảy
Lượng thay đổi khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện tất yếu nhất định sẽ
dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy của quá trình vận động và
phát triển
Tính chất của bản thân sự vật sẽ quyết định tính chất của các bước nhảy bởi
những mâu thuẫn, điều kiện vốn có của nó, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất.
Phân loại bước nhảy: lớn và nhỏ, đột biến và dần dần, toàn diện và cục bộ,....
1.2.3. Ví dụ về quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại khi nhìn vào quá trình học tập của một học sinh:
Quá trình học tập là một quá trình dài, vất vả, khó khăn và cần nhiều sự nổ lực
của bản thân học sinh.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến chất thay đổi được
thể hiện ở chỗ: những kiến thức được tích lũy từ những sự nổ lực của bản thân học
sinh trong quá trình học tập và kết quả của quá trình nổ lực đó được đánh giá qua
những bài thi kiểm tra.
Khi đã tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết, học sinh sẽ được lên một cấp học
mới cao hơn. Như vậy, độ là quá trình học tập, tích lũy kiến thức; điểm nút là các
bài kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực học sinh và bước nhảy là việc học sinh được
bước sang một cấp mới.
Trong suốt quá trình học tập 12 năm, học sinh phải thực hiện rất nhiều bước
nhảy khác nhau. Đầu tiên là bước nhảy từ trung học lên phổ thông và kỳ thi lên

2
cấp 3 là điểm nút và nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng kiến
thức mới để thực hiện bước nhảy quan trọng trong đời là hoàn thành kì thi đại học
để trở thành sinh viên.
Sau khi bước nhảy trên được thực hiện, mỗi người sẽ hình thành một chất mới
và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong việc suy nghĩ cũng như
cách hành động chín chắn của mỗi sinh viên so với khi học phổ thông. Và tại đây,
một quá trình tích lũy về lượng kiến thức mới lại bắt đầu, quá trình này không còn
giống với quá trình tích lũy lượng ở phổ thông. Bởi đó không phải là việc chỉ lên
lớp nghe thầy cô giảng mà phần lớn là sự tự học, tìm hiểu, tích lũy kiến thức. Sau
khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ tiếp tục thực hiện một
bước nhảy mới là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng đại học và tìm
được một công việc.

Hình 2.2: Hình ảnh thể hiện sự thay đổi từ lượng thành chất
Nguồn: https://youtu.be/

1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận


1.3.1. Ý nghĩa trong nhận thức
Trong hoạt động nhận thức, nhờ có phương pháp luận mà có thể giải thích cho
các vận động, sự biến đổi và phát triển đi lên của các sự vật, hiện tượng. Bất kể sự
vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại ở cả hai mặt “lượng” và “chất”, chúng ta cần
cẩn trọng nhận thức đúng đắn cả hai mặt để có cái nhìn về các sự vật, hiện tượng
tồn tại xung quanh phong phú và đa dạng hơn. Chúng ta có thể làm rõ các quy luật

2
phát triển bằng cách xác định rõ ràng các giới hạn về độ, điểm nút, bước nhảy. Dù
trong hoạt động nhận thức hay hoạt động thực tiễn cũng phải biết tích lũy về lượng
trước sau đó mới có thể biến đổi về chất. Bước nhảy làm cho chất mới ra đời, thay
thế chất cũ là một hình thức tất yếu của sự vận động động và phát triển của các sự
vật, hiện tượng. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ xảy ra khi khi lượng đã thay đổi
đến giới hạn của điểm nút và độ, vì thế nếu muốn tạo ra bước nhảy trước tiên phải
tích lũy về lượng. Sự thay đổi quy luật “lượng” và “chất” phải có một thái độ
khách quan, mang tích chất khoa học và tinh thần quyết tâm mạnh mẽ mới thực
hiện được bước nhảy.
Con người cũng phải linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức bước nhảy,
tránh tình trạng rập khuôn, máy móc,...trước khi thực hiện bước nhảy toàn bộ phải
thực hiện những bước nhảy cục bộ trước để thay đổi về chất của từng yếu tố. Tuy
các quy luật đều đa phần khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ ra dựa vào hoạt
động có ý thức của con người, vì thế khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã
hội cần phải tuân thủ theo các điều kiện khách quan và cũng phải chú ý đến các
điều kiện chủ quan. Ngoài ra, các quy luật về “lượng” và “chất’ còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Cần phải lựa
chọn những phương thức phù hợp để tác động phù hợp và các phương thức liên
kết dựa trên cơ sở hiểu rõ về bản chất, quy luật và kết cấu của sự vật, hiện tượng
đó. Hiểu rõ các hình thức bước nhảy để kịp thời nắm bắt cơ hội.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, con người cũng cần phải coi trọng quá
trình tích lũy về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến
đổi về chất. Con người chúng ta cũng cần phải tránh hai khuynh hướng sau để
tránh những sự thay đổi không theo quy luật, đó là nôn nóng tả khuynh và bảo thủ
hữu khuynh. Nôn nóng tả khuynh thường được biểu hiện ở chỗ con người không

2
chú ý đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng sự vật, hiện tượng chỉ là những bước
nhảy liên tục. Thường có xu hướng không chịu tích lũy về lượng mà muốn nhanh
chóng có sự thay đổi về chất. Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh ngược lại tư tưởng này
thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, đơn thuần coi sự phát
triển chỉ là những thay đổi về lượng.
Do vậy, cần phải tránh hai khuynh hướng trên và nếu mắc phải sai lầm này
cần khắc phục những biểu hiện trên. Trong hoạt thực tiễn, không những ta cần
phải xác định về quy mô, nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, theo đúng
khoa học mà còn phải có sự quyết tâm nhất định và một mang cho bản thân một
tinh thần nghị lực để khi bước nhảy đã chín muồi chúng ta cần nắm bắt kịp thời
khi đạt đến điều kiện cho phép để chuyển những thay đổi mang tính chất tiến hóa
thành những thay đổi mang tính chất cách mạng.

2
PHẦN 2: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA BẢN THÂN.
Môi trường giáo dục còn là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó
con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác
động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định.
Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi
trường xã hội (gồm môi trường gia đình, môi trường nhà trường...) và môi trường
tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có
tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách. Các môi trường này tồn
tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ
chế chặt chẽ, hợp lí nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
Môi trường học tập là tập hợp của các yếu tố bao gồm môi trường vật chất
và môi trường tinh thần trong đời sống học tập. Trong đó môi trường vật chất
chính là không gian diễn ra hoạt động dạy và học như cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Mặt khác, môi trường vật chất lại chính là sợi dây liên kết về mặt cảm xúc giữa
thầy cô với người học, phương pháp giảng dạy hay mối quan hệ giữa các cá nhân
trong môi trường giảng dạy với nhau.
Tất cả những yếu tố này đều có sự tác động đến quá trình học tập của sinh
viên. Vì vậy, môi trường học tập được xem là nhân tố quan trọng khi chọn trường
của bất kỳ học sinh/sinh viên nào.

2
PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH HỌC
TẬP VÀ NGHIÊN CỨU CỦA BẢN THÂN.
Ứng dụng 1: Sự chuyển hoá từ lượng qua chất thể hiện qua sự hình thành
đạo đức của sinh viên. Cụ thể, quá trình rèn luyện phẩm chất của sinh viên, họ trải
qua rất nhiều hoạt động đoàn hội, cùng những hoạt động rèn luyện cá nhân của
bản thân. Nếu nhìn nhận riêng lẻ từng hoạt động, khó có thể nhìn thấy sự thay đổi,
sự hình thành một phẩm chất đạo đức cụ thể nào đó vì trải qua từng hoạt động
riêng lẻ thì đó là quá trình tích luỹ dần về lượng. Tuy nhiên, khi sự tích luỹ về
lượng đó đủ thì sẽ dẫn đến sự hình thành về chất, nghĩa là sinh viên đã hình thành
cho mình một phẩm chất đạo đức mới như say mê lao động, tinh thân đoàn kết,
lòng yêu thương những hoàn cảnh yếu thế,....
Ứng dụng 2: Khi học trên giảng đường đại học sinh viên cần tích luỹ đầy
đủ và chính xác lượng kiến thức theo từng bước. Trong quá trình học tập, tích luỹ
kiến thức là dạng tích luỹ về lượng, sự tích luỹ phát triển dần dần qua từng năm
học, từng học kỳ, từng bài giảng. Sau một thời gian, bộ nhớ của sinh viên sẽ bổ
sung kiến thức và giúp sinh viên có một lượng thông tin nhất định để dẫn đến sự
thay đổi về chất. Khi đạt đầy đủ tín chỉ và hoàn thành kỹ năng mềm là tích luỹ đủ
về lượng, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học. Ở giai đoạn này, điểm nút là lượng
tín chỉ và các kỹ năng mềm cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên
sang cử nhân.
Ứng dụng 3: Sinh viên cần tiến hành từ dễ đến khó và tránh đốt cháy giai
đoạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tích luỹ đủ số lượng tín chỉ môn học
để sinh viên có thể tốt nghiệp. Phải học đủ số lượng tiết trong các môn học để sinh
viên có kết quả thi tốt. Có thể coi thời gian là độ, các bài kiểm tra là điểm nút và
điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy. Do đó, kết thúc một giai đoạn tích luỹ kiến thức

2
quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên là kết quả thi tốt. Vì
vậy, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức trong học tập và các hoạt động
khác để làm thay đổi kết quả học tập theo quy luật. Sinh viên cần tránh tư tưởng
nóng vội trong quá trình học tập. Tóm lại, sinh viên phải học dần dần mỗi ngày,
từ kiến thức cơ bản đến nâng cao nếu như muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và
muốn đạt kết quả cao trong các kì thi.
Ứng dụng 4: Sinh viên phải liên tục phấn đấu học tập tránh tư tưởng chủ
quan. Sinh viên cần trang bị từ những điều đơn giản nhất đến những kiến thức
chuyên ngành như từ các kỹ năng mềm, tiếng Anh, tiếng Trung,… cho đến kiến
thức về lĩnh vực khoa học và trong cuộc sống để có thể bước vào môi trường mới
tốt hơn. Bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy là khoảng thời gian trải qua thời kỳ
từ Tiểu học đến THCS và THPT. Sinh viên vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm
cho cuộc sống mai sau ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Điều này đã được
chứng minh khi sinh viên nỗ lực phấn đấu và trở thành cử nhân, kỹ sư…lượng sẽ
đổi mới theo nhịp điệu của chất đã được tạo ra bởi thế hệ trước và truyền lại cho
thế hệ sau.
Ứng dụng 5: Sinh viên phải rèn luyện ý thức học tập. Cần tích luỹ từ từ, đầy
đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và đặc biệt không được bỏ qua kiến thức cơ bản
trong quá trình học tập. Bởi vì, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và
không thể hình thành chất mới khi việc bỏ bước tích luỹ kiến thức diễn ra.
Như vậy, có thể thấy rằng quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại được ứng dụng rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên
cứu của sinh viên chúng em. Một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không
biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi sinh viên là quá trình học tập
không ngừng nghỉ của mỗi sinh viên. Mỗi sinh viên tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách

2
tham khảo,… là thể hiện quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Và thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những
bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Sinh viên sẽ được chuyển
sang một cấp học mới cao hơn khi đã tích luỹ đủ lượng tri thức cần thiết. Vì vậy,
độ là quá trình học tập, tích lũy kiến thức; điểm nút là các bài kiểm tra, các kì thi
và bước nhảy việc sinh viên được sang một cấp học cao hơn. Sinh viên phải thực
hiện nhiều bước nhảy khác nhau trong quá trình học tập. Trước hết là bước nhảy
để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và điểm nút là kỳ thi
lên cấp 3, đồng thời cũng là điểm khởi đầu trong việc tích lũy lượng mới (tri thức
mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng là vượt qua kì thi đại học để
trở thành một sinh viên. Chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động
trở lại lượng sau khi thực hiện được bước nhảy trên. Sự tác động đó thể hiện trong
lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng
thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây,
một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này
khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó
không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mà phần
lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong
sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động
trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên
sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là
vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công
việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên
sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người,
giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát
triển.

2
Do đó, nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại không chỉ giúp chúng em hiểu rõ hơn về mối
quan hệ tác động qua lại của phạm trù “chất” và “lượng”, mà từ đó có thể vận
dụng mối quan hệ này để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Đồng
thời, giúp chúng em xác định rõ mục tiêu, định hướng đúng đắn trong học tập và
trong cuộc sống để có thể vững vàng, tự tin trong công việc nói riêng, trong cuộc
sống nói chung.

2
C. KẾT LUẬN
Quy luật chuyển hóa từ lượng sang chất và ngược lại đóng vai trò quan trọng
trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả quá trình học tập và nghiên cứu.
Bằng cách hiểu và vận dụng quy luật này, chúng ta có thể tăng cường đáng kể hiệu
quả học tập và đạt được những hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề mà chúng ta
nghiên cứu. Trong học tập, giai đoạn tích lũy kiến thức về lượng thông qua đọc
sách, nghe giảng và ghi chép là rất quan trọng. Tuy nhiên, chính sự chuyển hóa số
lượng kiến thức này thành chất, tức là sự tổng hợp, phân tích và đánh giá, mới tạo
nên sự hiểu biết sâu sắc và lâu dài. Bằng cách liên tục đặt câu hỏi, liên hệ thông
tin mới với kiến thức đã có và tìm kiếm các cách giải thích thay thế, chúng ta có
thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa này.
Mặt khác, quy luật chuyển hóa cũng nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những
thay đổi nhỏ trong quá trình học tập cũng có thể dẫn đến những thay đổi về chất
trong kết quả. Bằng cách thiết lập mục tiêu nhỏ, cụ thể và liên tục cải thiện chiến
lược học tập của bản thân, chúng ta có thể dần dần biến đổi chất lượng học tập của
mình. Hơn nữa, quy luật này cũng áp dụng cho quá trình nghiên cứu. Việc thu thập
và phân tích dữ liệu là các giai đoạn về lượng thiết yếu, nhưng chính sự tổng hợp
và diễn giải các dữ liệu này mới giúp chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc và
khám phá những hiểu biết mới. Bằng cách không ngừng thử nghiệm các giả thuyết,
xem xét các bằng chứng một cách cẩn thận và tìm kiếm các cách giải thích thay
thế, chúng ta có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng sang chất trong nghiên
cứu của bản thân.
Cuối cùng, quy luật chuyển hóa là một lời nhắc nhở về sức mạnh của sự kiên
trì và cải tiến liên tục. Bằng cách áp dụng quy luật này vào quá trình học tập và
nghiên cứu, chúng ta có thể liên tục nâng cao trình độ hiểu biết của mình, đạt được
những hiểu biết sâu sắc hơn và đạt được mục tiêu học tập và nghiên cứu của mình.

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH
1. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ thống không
chuyên lý luận chính trị), trang 244, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà
Nội, năm 2021
II. TÀI LIỆU INTERNET
1. Quy luật lượng - chất.pptx.(24/12/2022). SlideShare.Truy cập 04/05/2024,
từ https://fr.slideshare.net/KieuHuynhNhatThangKh/quy-lut-lngchtpptx
2. Nội dung quy luật từ những sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại. Truy cập từ 29/4/2024 https://loigiaihay.com/quy-luat-
chuyen-hoa-tu-nhung-su-thay-doi-ve-luong-thanh-su-thay-doi-ve-chat-va-
nguoc-lai-c126a20193.html
3. Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại. Vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của bản
thân. Trang web chuyên cung cấp: Tài liệu Luận văn Bài giảng Đồ án.
giangvien.net. Truy cập ngày 06/05/2024, từ
https://giangvien.net/shops/Tai-lieu-Mon-Ly-luan-chinh-tri/Phan-tich-noi-
dung-quy-luat-tu-nhung-thay-doi-ve-luong-dan-den-su-thay-doi-ve-chat-
va-nguoc-lai-Vvan-dung-vao-trong-hoat-dong-thuc-tien-cua-ban-than-
344.html
4. Liên hệ bản thân quy luật lượng chất triết học maclenin? (08/12/2009).
Vatgia.com. Truy cập ngày 06/05/2024,
https://vatgia.com/hoidap/4418/155327/lien-he-ban-than-quy-luat-luong-
chat-triet-hoc-maclenin.html

2
BẢNG MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG MỨC KÍ
ĐỘ TÊN
HOÀN
THÀNH
1 Phan Thị Kim Ngân 23131091 Mở đầu, kết luận 100%

2 Ngô Thị Mỹ Duyên 23109060 Phần 1) 1.2 100%

3 Huỳnh Ngọc Yến Linh 23131065 Phần 2) 100%

4 Phan Văn Hòa 23155018 Phần 1) 1.1 100%

5 Phạm Thị Huỳnh Hương 23136039 Phần 1) 1.3 100%

You might also like