Triết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM

Chủ đề nghiên cứu: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: Cái riêng
và Cái chung; Nguyên nhân và Kết quả; Tất nhiên và Ngẫu nhiên.
1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công:
Đánh giá
Nhiệm vụ Phạm vi mức độ tham
ST nghiên cứu gia
Họ và tên được phân Ghi chú
T (cặp phạm (tối đa
công trù) 100%/thành
viên)
1. Lê Quyển Như Câu hỏi mở Nhóm
100%
Cái riêng và trưởng
2. Nguyễn Viết Xuân Thông Câu hỏi cái chung
99%
nhận biết (1 câu hỏi
3. Lê Thị Ngọc Huyền Câu hỏi sáng tạo)
99%
thông hiểu
4. Trịnh Huỳnh Quế Anh Câu hỏi
100%
sáng tạo
5. Dương Hoàng Lộc Câu hỏi Nguyên nhân
99%
thông hiểu và kết quả
6. Tạ Tuấn Anh Câu hỏi
99%
nhận biết
7. Nguyễn Duy Tiên Câu hỏi Tất nhiên và
100%
nhận biết ngẫu nhiên
8. Hoàng Nguyễn Phương Câu hỏi (phần này sẽ
Tổng
Nhi thông hiểu có câu hỏi 100%
hợp file
thực tiễn)
2. Quá trình làm việc của nhóm
 Phân công (phần này do trưởng nhóm):
 Nội dung nghiên cứu từ trang 208-222.
 Tiêu chí:
+ Đặt câu hỏi tự luận ngắn, không quá 50 từ/câu
+ Câu hỏi đúng trọng tâm, bám sát nội dung được giới hạn
+ Câu hỏi thúc đẩy khả năng sáng tạo của người trả lời
+ Câu hỏi mở (không đặt câu hỏi dạng Có/Không)
+ Câu hỏi hướng đến vấn đề thực tiễn
 Mục tiêu:
+ 3 câu hỏi nhận biết
+ 3 câu hỏi thông hiểu
+ 2 câu hỏi thúc đẩy khả năng sáng tạo của người trả lời
+ 1 câu hỏi mở
+ 1 câu hỏi thực tiễn

DEADLINE: 8h, 29/03/2023


3. Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.
PHẦN CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG
Câu hỏi mở: (Quyển Như)
Câu 1: Bạn nghĩ gì về ý kiến: “Bản chất là cái chung, hiện tượng là cái riêng, bản
chất là cái ổn định, hiện tượng thường xuyên biến đổi”. Cho ví dụ?
Trả lời:

 Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn
định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó -> Vì vậy
nó là cái chung và luôn ổn định.
 Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự
vật, hiện tượng ra bên ngoài -> Vì vậy nó là cái riêng, thường xuyên biến đổi.
Ví dụ:
Người Việt Nam (nhìn chung) có cái chung là tóc đen và da vàng. Nhưng một bộ phận
người dân tộc có màu da đen, giới trẻ ngày nay ưa chuộng nhuộm tóc theo các idol,…
Câu hỏi nhận biết: (Xuân Thông)
Câu 2: Cái chung, cái riêng và cái đơn nhất là gì? Cho ví dụ.
Trả lời:

 Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
 Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác.
 Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một
sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiên tượng khác.
Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con
người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người;
nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu
tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.
Câu hỏi thông hiểu: (Ngọc Huyền)
Câu 3: Tìm cái chung và cái riêng của quả bưởi A nằm trong tủ lạnh và quả bưởi B
nằm trên bàn.
Trả lời:

 Điểm chung: giữa 2 quả bưởi A và B đều có thuộc tính chung là có cùi dày, nhiều
múi, mỗi múi có rất nhiều tép.
 Điểm riêng: Nằm trong tủ lạnh là cái riêng của A, nằm trên bàn là cái riêng của B.
Cái riêng A khác với cái riêng B.
Câu hỏi sáng tạo: (Quyển Như)
Câu 4: Tại sao trong những mối liên hệ nhất định, cái chung và cái đơn nhất có thể
chuyển hóa cho nhau? Lấy ví dụ chứng minh về sự chuyển hóa giữa cái chung và cái
đơn nhất.
Trả lời:
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác
định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra
những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ: Quá trình phát triển của sinh vật, xuất hiện những biến dị ở một hoặc ít cá thể riêng
biệt, biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính
được bảo tồn và duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Ngược lại,
những đặc tính không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
PHẦN NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
Câu hỏi sáng tạo: (Quế Anh)
Câu 5: Trong Triết học Mác-Lênin, nguyên nhân và kết quả làm thế nào tương tác để
tạo ra sự phát triển trong quá trình lịch sử của nhân loại?
Trả lời:
Trong Triết học Mác-Lênin, quá trình phát triển lịch sử của nhân loại là một liên tục
và phức tạp, trong đó nguyên nhân và kết quả tương tác một cách chặt chẽ. Các biến cố lịch
sử và sự tiến triển xã hội được định hình bởi sự kết hợp giữa các nguyên nhân vật chất và
xã hội, nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tinh thần và ý thức. Nguyên
nhân tác động lên quá trình phát triển xã hội bằng cách tạo ra các điều kiện và khả năng
mới, trong khi kết quả xuất phát từ sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố vật chất và tinh
thần. Do đó, sự tương tác giữa nguyên nhân và kết quả không chỉ định hình mà còn thể
hiện sự tiến triển không ngừng của xã hội loài người.
Câu hỏi thông hiểu: (Hoàng Lộc)
Câu 6: Vì sao nói: “Không có nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả cuối
cùng”?
Trả lời:

 Không có nguyên nhân đầu tiên: Mác và Ăngghen cho rằng không có nguyên nhân
đầu tiên mà mọi sự vật tồn tại và phát triển trong một mạng lưới phức tạp của các
yếu tố. Chúng không tập trung vào việc tìm kiếm nguyên nhân tuyệt đối, mà thay
vào đó, họ nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các lực lượng và yếu tố đa dạng
trong xã hội.
 Không có kết quả cuối cùng: Mác và Ăngghen cũng không thừa nhận sự tồn tại của
một kết quả cuối cùng của quá trình lịch sử. Họ cho rằng xã hội luôn trong tình
trạng biến đổi, phát triển theo quy luật mâu thuẫn và chuyển động không ngừng.
Câu hỏi nhận biết: (Tuấn Anh)
Câu 7: Theo ý nghĩa phương pháp luận của nguyên nhân và kết quả, để loại bỏ 1 sự
vật hiện tượng nào đó không cần thiết thì phải làm sao? Nêu ví dụ.
Trả lời:
Nếu bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được
sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện. Muốn loại bỏ một sự vật
hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Ví dụ: Chiến dịch chim sẻ của trung quốc (Mùa thu năm 1956, những người tham gia hội
nghị lần thứ 2 của Hiệp hội Động vật học Trung Quốc cho rằng các loài chim là thủ phạm
gây ra nạn thiếu hụt lương thực. Các nhà khoa học ước tính có 2,5 tỷ con chim sẻ ở Trung
Quốc, mỗi con ăn 2,5 kg ngũ cốc hằng năm. Như vậy, mỗi năm chúng đã ăn mất một lượng
lương thực đủ để nuôi sống 35 triệu người) do đó trung quốc đã ban hành lệnh bắt giết
chim sẻ để loại bỏ tình trạng sụt giảm của lương thực do chim sẻ ăn.
PHẦN TẤT NHIÊN – NGẪU NHIÊN
Câu hỏi nhận biết: (Duy Tiên)
Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên?
Trả lời: Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ thể
hiện ở chỗ, tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngâu nhiên;
còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên và
ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng; nhưng
tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm cho quá trình ấy
diễn ra nhanh hay chậm.
Câu hỏi thông hiểu: (Phương Nhi)
Câu 9: Tại sao nói tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Cho ví dụ.
Trả lời:
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay
đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu
nhiên và ngược lại. Khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện
tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt
khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhiên.
Ví dụ: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thủy lúc đầu chỉ là
việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho
riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động,
kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích lũy. Con người đã sản xuất được nhiều
sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường
xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
Câu hỏi thực tiễn: (Duy Tiên – Phương Nhi)
Câu 10: Khoa học có thoát khỏi ngẫu nhiên không? Làm rõ câu nói “ khoa học là kẻ
thù của ngẫu nhiên? Bạn có đồng ý với ý kiến đó không?
Trả lời:
Các sự kiện vốn là ngẫu nhiên, sẽ không bao giờ do nghiên cứu khoa học mà nó
không còn là ngẫu nhiên nữa. Khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu các ngẫu nhiên thực sự,
nắm vững nó, điều khiển nó vì lợi ích con người, nhưng không phải theo nghĩa sẽ thủ tiêu
được tính ngẫu nhiên của nó. Tính ngẫu nhiên vẫn còn tồn tại cả khi con người đã hiểu và
nắm vững nó. Bằng cách nghiên cứu đặc điểm cái ngẫu nhiên con người nắm được quy
luật của ngẫu nhiên. Nhưng đây là quy luật đặc biệt, quy luật thống kê khác với quy luật
động lực. Khi biết các quy luật thống kê chúng ta chỉ biết rằng sự kiện xảy ra với xác xuất
nó nằm trong khoảng từ 0-1 mà thôi. Đối với khoa học cũng không thoát khỏi cái ngẫu
nhiên.
Nhóm trưởng
(Kí tên)

You might also like