Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Kinh Tế Chính Trị Mac

Chương 1
1) Khái niệm KTCT Mac:
Tổng hòa các mối quan hệ liên quan trực tiếp đến việc “sản xuất và
trao đổi, phân phối, tiêu dùng”, các loại sản phẩm để thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người trong xã hội với nguồn lực có
hạn, để tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
Đầu tiên là từ sản xuất dẫn đến việc trao đổi rồi đến phân phối và tiêu
dùng.
1.1) Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế:
- Cổ đại đến thế kỉ 18: Chỉ xuất hiện ở các khoa học như triết học,
xã hội học do trình độ còn yếu kém, lạc hậu.
- Từ thế kỉ 18 đến nay: Trở thành một ngành khoa học độc lập và
là tiền đề cho sự phát triển lý luận kinh tế chính trị.
2) Thuật ngữ KTCT:
- Là 1 môn khoa học xã hội
- Nghiên cứu về việc sản xuất, trao đổi hàng hóa
- Đặt trong mối quan hệ chính trị dưới góc nhìn của các nhà chính
trị gia.
3) Các trường phái:
- Chủ nghĩa trọng thương: Đề cao ngoại thương, xem nguồn góc
của sự giàu có là do mua rẻ bán đắt. Nhược điểm: Xem rẻ nông
nghiệp
- Chủ nghĩa trọng nông: Đề cao nông nghiệp, xem rẻ các ngành
khác là nhược điểm.
- Kinh tế tư sản cổ điển Anh: Khắc phục được cả hai nhược
điểm của hai chủ nghĩa kia và tận dụng được những những ưu
điểm của hai chủ nghĩa ấy => Tiền đề lí luận trực tiếp của triết học
Mac.
4) Lập trường của KTCT Mac: Ra đời năm 40 của TK 19, kế thừa
những nền tảng trước đó đặc biệt là KT tư sản cổ điển anh => dẫn
đường cho đấu tranh giai cấp của công nhân.
*Nhưng KTCT Mac đi theo hướng giai cấp vô sản thay vì giai cấp tư
sản như KT tư sản cổ điển anh.
Bởi vì giúp KTCT Mac phản ánh nền kinh tế khách quan hơn và chỉ
rỏ được mối quan hệ giữa chủ và công nhân. Chỉ rỏ vai trò của người
lao động trong nền KTTB chủ nghĩa ( đóng góp được gì, tạo ra cái gì,
chỉ nhận lại được gì). Từ đó chỉ ra được sự giàu có của chủ là ở “bóc
lột giá trị thặng dư” của người lao động => bản chất bất công của tư
bản chủ nghĩa => Vạch ra đường lối của các cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân.
5) Đối tượng nghiên cứu:
- Quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi
- Quan hệ xã hội của người với người ( trong quan hệ trao đổi và
tiêu dùng )
 Giai cấp nào sở hữu tư liệu lao động thì làm chủ, không sở hữu
thì làm công.
 Chủ nô đối sử với nô lệ ra sao, bóc lột giá trị thặng dư thế nào,
phân chia thành quả ra sao.
 Từ việc phân tích mối quan hệ giữa người với người mà tìm ra
được các quy luật kinh tế.
6) Mục đích:
- Tìm ra được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động, phát
triển của phương thức sản xuất từ đó vận dụng vào thực tiễn.
6.1 Sự khác nhau của Quy luật kinh tế và Chính sách kinh tế:
- Quy luật kinh tế: Mối liên hệ kinh tế lập đi lập lại mang tính bản
chất tất yếu, khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức chủ quan
của con người.
- Chính sách kinh tế: Sản phẩm chủ quan của con người được hình
thành trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế.
* Giá trị thặng dư là gì: Là phần giá trị mà công nhân làm thuê tạo ra
ngoài giá trị lao động của họ nhưng bị tư bản chiếm đoạt mà không trả
đủ cho họ.
* Đối tượng sản xuất của tư bản chủ nghĩa: Là mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất ( bao gồm tư liệu sản xuất và sức lao động, trong đó sức
lao động là quan trọng nhất ) và kiến trúc thượng tầng ( là những hệ
thống hình thái ý thức xã hội ứng với những thiết chế chính trị tương
ướng. Hệ thống hình thái gồm Chính trị, Pháp luật, Triết học, Đạo đức,
Tôn giáo thì ứng với nó có thiết chế chính trị tương ứng gồm Nhà nước
ứng với Chính trị, Đảng ứng với Pháp luật, Viện nghiên cứu Triết học
ứng với Triết học, chuẩn mực đạo đức riêng từng nơi từng vùng ứng với
Đạo đức, Chùa chiền, nhà thờ ứng với Tôn Giáo).

You might also like