Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần nội dung:

CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “ THỰC HÀNH


TIẾT KIỆM, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU”
1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau chiến thắng của chủ nghĩa Phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai,
hai cường quốc Mỹ và Liên Xô, thông qua sự tập hợp lực lượng của mỗi bên ,
đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. Đó
chính là chính sách thù địch căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước
phương Tây với Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, là sự đối lâp nhau về
mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.
Trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trong cuộc chiến trang ái quốc chống chủ
nghĩa phát xít, làm thất bại mưu toan dùng chủ nghĩa phát xít tiêu diệt nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên, Mỹ còn hết sức lo ngại trước thắng lợi của cách mạng
dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, sự thành công của cách mạng dân chủ
nhân dân ở các nước Đông Âu, sự thành công của cách mạng Trung Quốc và
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Để tập hợp lực lượng, Mỹ
đề ra “ Kế hoạch Macsan( Marshall) – Kế hoạch phục hung châu Âu( 6/1947),
viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh nhằm tang cường
ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này. Dưới sự chi phối của
Mỹ, Tổ chức Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO), được thành lập
4/1949. Tiếp theo đó, Nhà nước Cộng hoa Liên bang Đức ra đời( 9/1949)… đã
đưa tới hình thành hệ thống tư bản chủ nghĩa dưới sự dẫn dắt của Mỹ.
Dưới sự ủng hộ của Liên Xô , sau khi phát xít Đức đầu hang, hàng loạt nước
dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập 1945- 1947. Cùng với đó, sự thành
lập Hội đồng Tương trợ kinh tế ( SEV) 1/ 1949 và sự ra đời cua Nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Đức( 10/1949) đã đưa tới sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
trên phạm vi toàn cầu và hình thành sự đối lập giữa hai hệ thống về kin tế,
chính trị, quân sự… của hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Tiến trình trên đây dẫn tới sự xác lập trên thực tế một thế giới với hai phe, hai
chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa chia thành hai cực do hai siêu
cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu.
Tình hình đó, một mặt nói lên sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới,
nhưng đồng thời cũng cho thấy cả cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng
giải phóng dân tộc đều đứng trước những khó khan do sự bao vây, phản kích về
mọi mặt của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ.
Trong lúc đó, cách mạng Việt Nam đang thực hiện chiến lược vừa kháng chiến,
vừa kiến quốc theo phương châm “ toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực
cánh sinh” chống thực dân Pháp xâm lược pử giai đoạn gay go, quyết liệt. Mcặ
dù chúng ta đã giành được những thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng trong
veiecj xác lập chế độ nhà nước dân chủ mới, tạo thế và lực quan trọng để giữ
vững các thành quả cách mạng và vượt qua cuộc tấn công của thực dân Pháp
lên căn cứ địa Việt Bắc Thu- Đông 1947, nhưng đó mới là những thắng lợi
bước đầu. Cách mạng Việt Nam, trước những tác động của tình hình quốc tế có
nhiều thuận lợi những cũng không gặp ít khó khan khi bước vào xây dựng xã
hội mới chưa có tiền lệ trong lúc còn chịu không ít ảnh hưởng của chế độ cũ và
lại phải đơn độc chiến đấu trong vòng vây của kẻ thù. Mặt khác, sau cuộc chiến
đấu thắng lợi bảo vệ trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc, Đảng
ta lại phải lãnh đạo chuẩn bị hết sức khẩn trương về mọi mặt cho chiến dịch
Biên giới, nhằm phá thế bao vây kìm kẹp của địch đối với cách mạng nước ta,
nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa an hem. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng
thế , chúng ta còn gặp nhiều khó khan cả trong kháng chiến và kiến quốc, đồi
hỏi phải có sự nỗ lực toàn diện mới có thể đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi.
Mặt khác, qua thực tiễn xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ mới – mới
cả về cơ sở vật chất và tinh thần, từ cở sở một nước thuộc địa, nửa phong kiến
lạc hậu đã bộc lộ những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của một đảng cầm
quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rằng, bên cạnh những nổ lực và thành công
trong kháng chiến và kiến quốc, bên cạnh ưu điểm, Đảng ta còn bộc lộ không ít
những thiếu sót làm giảm uy tín của Đảng, ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đó là hiện tượng một số cán bộ lợi dụng chức quyền, làm không ít điều sai trái.
Vì vậy người yêu cầu phải tẩy sạch một số khuyết điểm như địa phương chủ
nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt quan lieu, óc hẹp hòi,ham chuộng hình thức, lối
làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm, ích kỉ, hủ hóa,… Trong
quá trình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tới phải xây dựng một xã
hội với tinh thần mới của con người lấy cần, kiệm, liêm, chính làm nền tảng.

2. Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng
giành chính quyền đã khó, những giữ chính quyền và xây dựng một chế độ xã
hội mới còn khó hơn nhiều, nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người
không chỉ rất quan tâm, sớm tiên liệu và chỉ rõ những nguy cơ, từng tệ nạn liên
quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan lieu – con đẻ của chủ nghĩa
cá nhân; chỉ ra cách phòng chống, đấu tranh chống “kè thù nội xâm” đó, mà
Người còn luôn gương mẫu thực hiện; đồng thời, yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng và nhân dân cùng làm theo.
Trước hết, từ cách đặt vấn đề của chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tầm quan
trọng của cách mạng ý thức trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới và vai
trò của việc xây dựng ý thức mới trong thúc đẩy tiến trình xây dựng xã hội mới
ở nước ta. Chính vì vậy, trong sáu nhiệm vụ cấp bách nêu ra để thi hành trước
Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới hai nhiệm vụ phải tiến
hành nhằm thay đổi nhận thức của Nhân dân là “ chiến dịch chống lại nạn mù
chữ” và “ chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện :
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”.
Hai là, tiến trình của sự ra đời của tác phẩm Cần kiệm liêm chính trải qua thời
gian khá dài ( từ lúc nêu ra chủ trương tới khi tác phẩm ra đời) cho thấy, một
chủ trương đúng đắn thì sau khi được nêu lên cũng cần phải có thời gian để đi
vào cuộc sống, kiểm nghiệm trong thực tiễn và phải được đúc rút thành những
nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với đời sống của toàn thể đồng bào. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng: cần, kiệm, liêm, chính là những chuẩn mực đạo đức
của con người, mà thiếu một chuẩn đó thì không phải là người hoàn chỉnh.
Ba là, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ chiến dịch giáo dục lại tinh
thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” là chủ
trương của Đảng và Chính phủ nhưng để thắng lợi phải biến chiến dịch đó
thành một chiến dịch của toàn dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thành một
phong trào dân chủ.
Bởi vậy, để có thể tiến hành trong thực tiễn một chiến dịch, một phong trào dân
chủ của toàn dân, do toàn dân tiến hành, vì lợi ích của toàn dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã cụ thể hóa nội dung cần, kiệm, liêm, chính đến và phù hợp với
từng tầng lớp nhân dân, không bỏ sót một đối tượng nào và được thực hiện trên
tất cả mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, mọi chiến dịch, phong trào do Chủ tịch Hồ
Chí Minh phát động đều phù hợp với điều kiện và tùy theo khả năng cao nhất
của mỗi người dân nên đã trở nên rộng khắp và có chiều sâu, được toàn dân
hưởng ứng.

3. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Cần kiệm liêm chính của chủ tịch Hồ Chí
Minh
Ngay sau ngày tuyên bố độc lập (2/9/1945), ngày 3/9/1945. Trong bài phát biểu
trước các thành viên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ
sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ trong đó có mở một chiến dịch giáo dục
lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Tháng
5/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang ở
giai đoạn gay go, ác liệt, có một bộ phận cán bộ, đảng viên xuất hiện tâm lý
ngại khó, ngại khổ, quan liêu, xa rời quần chúng, thậm chí sa vào tệ tham ô,
lãng phí,… Trong bối cảnh đó, lấy bút danh Lê Quyết Thắng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết bốn bài báo có tiêu đề: Thế nào là Cần, Thế nào là Kiệm, Thế nào
là Liêm, Thế nào là Chính. Các bài viết trên lần lượt được đăng nối tiếp nhau
trên báo Cứu quốc, số ra các ngày 30/5, 31/5, 1/6, 2/6/1949 đăng trên báo Cứu
quốc, nhằm quán triệt cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo
đức cách mạng, tích cực tham gia phong trào Thi đua ái quốc, góp phần đưa sự
nghiệp “ kháng chiến, kiến quốc” đến thắng lợi. Sau đó, Uỷ ban kháng chiến
hành chính Liên khu I đã tập hợp và in thành cuốn sách dưới nhan đề Cần kiệm
liêm chính.

4. Kết luận
Ngay trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường xuyên nhắc nhở đồng bào, cán bộ và chiến sĩ phải kết hợp chặt
chẽ phong cách thi đua với phong cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô
tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải
qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những
phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị.

You might also like