(TEST) Máy quang phổ và các loại quang phổ - Phần 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TEST CHƯƠNG 5 - SÓNG ÁNH SÁNG

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH - CÁC LOẠI QUANG PHỔ - PHẦN 2

Câu 41: [VNA] Ánh sáng từ nguồn sáng nào sau đây cho quang phổ vạch phát xạ?
A. Ngọn nến đang cháy. B. Ngọn lửa bếp ga.
C. Đèn sợi đốt. D. Đèn hơi hiđrô ở áp suất thấp.
Câu 42: [VNA] Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây?
A. Có tính đặc trưng cho từng nguyên tố.
B. Phụ thuộc kích thước nguồn phát.
C. Phụ thuộc nhiệt độ và kích thước nguồn phát.
D. Phụ thuộc vào áp suất của nguồn phát.
Câu 43: [VNA] Quang phổ vạch phát xạ của hiđrô có bốn màu đặc trưng
A. đỏ, vàng, lam, tím. B. đỏ, lục, chàm, tím. C. đỏ, lam, chàm, tím. D. đỏ, vàng, chàm, tím.
Câu 44: [VNA] Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô, các vạch phổ nhìn thấy được có màu đỏ,
chàm, tím và màu nào sau đây?
A. Cam. B. Lam. C. Lục. D. Vàng.
Câu 45: [VNA] Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát
ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tíM, Ngăn cách nhau bởi hững khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền kề nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, vạch sáng xen kẽ nhau đều đặn.
Câu 46: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quang phổ?
A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.
C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
Câu 47: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng.
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí
các vạch và cường độ sáng của các vạch đó.
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.
Câu 48: [VNA] Dùng một bóng đèn điện dây tóc chiếu sáng vào khe hẹp F của một máy quang phổ.
Đặt xen giữa đèn và khe F một cốc thủy tinh đựng dung dịch màu. Trên tấm kính ảnh của buồng
tối thu được
A. quang phổ đám hấp thụ của đèn. B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ vạch phát xạ. D. quang phổ hấp thụ của dung dịch.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 1
TEST CHƯƠNG 5 - SÓNG ÁNH SÁNG
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 49: [VNA] Quang phổ vạch hấp thụ là


A. hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen kẽ nhau.
C. hệ thống những vạch tối riêng rẽ nằm trên một nền sáng.
D. dải màu biến thiên từ lam đến tím.
Câu 50: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ vạch hấp thụ?
A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang
phổ liên tục.
C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào đó thì nó
cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất
đó trong phép phân tích bằng quang phổ.
Câu 51: [VNA] Quang phổ vạch phát xạ của khí hiđrô trong vùng ánh sáng nhìn thấy gồm
A. hai vạch vàng đặc trưng rất gần nhau. B. nhiều vạch với một vạch vàng đặc trưng.
C. hai vạch đỏ đặc trưng rất gần nhau. D. nhiều vạch với một vạch đỏ đặc trưng.
Câu 52: [VNA] Khi một vật hấp thụ ánh sáng phát ra từ một nguồn, thì nhiệt độ của vật sẽ
A. thấp hơn nhiệt độ của nguồn. B. bằng nhiệt độ của nguồn.
C. cao hơn nhiệt độ của nguồn. D. có thể nhận giá trị bất kì.
Câu 53: [VNA] Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ là
A. không cần điều kiện gì.
B. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.
C. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.
D. khi áp suất của khối khí phải rất thấp.
Câu 54: [VNA] Trong quang phổ hấp thụ của một khối khí hay hơi thì
A. vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ liên tục của khối khí hay hơi
đó.
B. vị trí các vạch màu trùng với vị trí các vạch tối của quang phổ phát xạ của khối khí hay hơi đó.
C. vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ phát xạ của khối khí hay hơi
đó.
D. vị trí của những vạch tối xen kẽ với những vạch sáng.
Câu 55: [VNA] Hiện tượng đảo sắc là
A. sự dịch chuyển các vạch phổ phát xạ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.
B. sự dịch chuyển các vạch phổ hấp thụ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.
C. hiện tượng quang phổ liên tục bị mất một số vạch nào đó.
D. hiện tượng tại một nhiệt độ nhất định đám hơi có khả năng hấp thụ đúng những ánh sáng
đơn sắc mà nó có khả năng phát xạ.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 2
TEST CHƯƠNG 5 - SÓNG ÁNH SÁNG
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 56: [VNA] Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ cho phép kết luận rằng
A. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
B. các vạch tối xuất hiện trên một nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
C. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng
có cùng bước sóng.
D. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và
ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
Câu 57: [VNA] Trên đường đi của chùm sáng do bóng đèn điện dây tóc chiếu tới máy quang phổ,
người ta đặt một ống thủy tinh đựng hơi Natri, trong đó nhiệt độ của hơi Natri thấp hơn nhiệt độ
bóng đèn dây tóc, thì thu được vạch tối mới trùng vạch vàng của quang phổ liên tục. Nếu tắt đèn
điện và phóng tia lửa điện qua ống thủy tinh thì
A. thu được quang phổ liên tục có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. thu được vạch vàng nằm trên một nền tối.
C. thu được hệ thống những vạch màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím nhưng vạch vàng không
chuyển thành vạch tối.
D. không thu được vạch quang phổ nào.
Câu 58: [VNA] Đèn hơi Natri hấp thụ ánh sáng vàng của đèn dây tóc chiếu tới nó, khi có hiện tượng
đảo vạch quang phổ xảy ra thì đèn hơi Natri phát xạ ra ánh sáng
A. vàng. B. tím.
C. đỏ. D. dải màu biến thiên từ vàng đến tím.
Câu 59: [VNA] Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn
sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (λ1 < λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1.
B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.
C. hai ánh sáng đơn sắc đó.
D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.
Câu 60: [VNA] Trên đường đi của chùm sáng do bóng đèn điện dây tóc chiếu tới máy quang phổ,
người ta đặt một ống thủy tinh đựng hơi Natri thì thu được vạch tối mới trùng vạch vàng của quang
phổ liên tục. Nếu tắt đèn điện và phóng tia lửa điện qua ống thủy tinh thì ta thu được
A. quang phổ liên tục có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. vạch vàng nằm trên một nền tối.
C. hệ thống những vạch màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím nhưng vạch vàng không chuyển
thành vạch tối.
D. không thu được vạch quang phổ nào.
Câu 61: [VNA] Nếu chùm tia sáng đưa vào ống chuẩn trực của máy quang phổ là do bóng đèn dây
tóc nóng sáng phát ra thì quang phổ thu được trong buồng ảnh thuộc loại
A. quang phổ vạch. B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ hấp thụ. D. quang phổ vạch phát xạ.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 3
TEST CHƯƠNG 5 - SÓNG ÁNH SÁNG
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 62: [VNA] Ở cùng một nhiệt độ quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của một
nguyên tố
A. giống nhau về vị trí vạch và số lượng vạch.
B. giống nhau về màu sắc của các vạch.
C. giống nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
D. số vạch của quang phổ hấp thụ nhiều hơn số vạch trong quang phổ phát xạ.
Câu 63: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổ?
A. Phép phân tích định tính đơn giản và cho kết quả nhanh hơn phân tích hóa học.
B. Phân tích định lượng với độ chính xác cao.
C. Phát hiện được cả tạp chất có nồng độ rất nhỏ.
D. Phát hiện tất cả các hợp chất.
Câu 64: [VNA] Vạch quang phổ về thực chất là
A. những vạch sáng, tối trên các quang phổ.
B. bức xạ đơn sắc tách ra từ nhữn chùm sáng phức tạp.
C. ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc.
D. thành phần cấu tạo của mọi quang phổ.
Câu 65: [VNA] Quang phổ vạch phát xạ là
A. quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóng.
C. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của
nguồn sáng.
D. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện
phát ra.
Câu 66: [VNA] Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi
A. nung nóng một chất lỏng hoặc khí.
B. nung nóng một chất khí ở áp suất thấp.
C. nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.
Câu 67: [VNA] Cho các nguồn sáng sau:
(1) Dây tóc vonfram nóng sáng nằm trong bóng thủy tinh đã rút không khí đến áp suất thấp;
(2) Hơi natri (Na) với áp suất thấp phát sáng trong ống phóng điện;
(3) Đèn hơi thủy ngân có áp suất vài atmotphe (đèn cao áp) dùng làm đèn đường.
Các nguồn sáng phát ra quang phổ vạch là
A. (1), (2) và (3). B. (3). B. (2) và (3). D. (2).
Câu 68: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có chất rắn mới có thể phát quang phổ liên tục khi bị nung nóng.
B. Chất khí ở áp suất thấp bị kích thích bằng nhiệt hoặc điện có thể phát quang phổ vạch.
C. Quang phổ vạch của hiđrô trong vùng nhìn thấy gồm bốn vạch màu đỏ, lam, chàm, tím.
D. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 4
TEST CHƯƠNG 5 - SÓNG ÁNH SÁNG
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 69: [VNA] Phép phân tích quang phổ là


A. việc khảo sát các phổ phát xạ.
B. việc khảo sát tất cả các loại phổ liên tục, vạch…
C. phép đo nhiệt độ dựa vào nghiên cứu đặc điểm của quang phổ.
D. phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ.
Câu 70: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ?
A. Phép phân tích quang phổ là phân tích đặc điểm của ánh sáng trắng.
B. Phép phân tích quang phổ là phân tích thành phần cấu tạo (thành phần hóa học) của các chất
dựa vào việc nghiên cứu quang phổ do chất ấy phát ra.
C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.
D. Phép phân tích quang phổ định tính thì đơn giản và cho kết quả nhanh hơn các phép phân
tích hóa học
Câu 71: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổ?
A. Nhờ phân tích quang phổ người ta biết được sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong
mẫu vật nghiên cứu.
B. Phép phân tích quang phổ định tính cho kết quả nhanh, có độ nhạy cao, cùng một lúc xác định
được sự có mặt của nhiều nguyên tố.
C. Phép phân tích quang phổ định lượng cho biết nồng độ các nguyên tố trong mẫu vật, kể cả
các nồng độ rất nhỏ.
D. Tuy nhiên phải cho mẫu vào máy quang phổ để có quang phổ nghiên cứu nên phép phân tích
quang phổ chỉ phân tích được các mẫu vật có trên mặt Trái đất, trong tầm tay của chúng ta.
Câu 72: [VNA] Trong nghiên cứu phổ vạch của vật chất bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các
vạch, người ta có thể kết luận
A. về cách hay phương pháp kích thích vật chất dẫn đến phát quang.
B. về quãng đường đi qua của ánh sáng có phổ đang nghiên cứu.
C. về các hợp chất hóa học tồn tại trong vật chất.
D. về các nguyên tố hóa học cấu thành vật chất.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 5

You might also like