Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

Mục lục:

Câu 1: Làm rõ khái niệm và nguồn gốc ra đời của triết học......................................1
Câu 2: Làm rõ khái niệm thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan. 2
Câu 3: Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, khả tri luận và bất khả tri luận trong triết học...................................3
Câu 4: Phân tích những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong lịch sử triết học. .........................................................................................4
Câu 5: Phân tích sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu
hình trong việc nhận thức thế giới. ............................................................................5
Câu 6: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin. Rút ra ý nghĩa phương
pháp luận. ...................................................................................................................6
Câu 7: Trình bày quan điểm của triết học Mác - Lênin về vận động. .......................7
Câu 8: Tại sao nói vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời. ...............8
Câu 9: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc tự nhiên của
ý thức. .........................................................................................................................9
Câu 10: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc xã hội của
ý thức. .......................................................................................................................10
Câu 11: Phân tích bản chất, kết cấu của ý thức theo chiều ngang. ..........................10
Câu 12: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. .........................................................................11
Câu 13: Phân tích cơ sở lý luận, yêu cầu của nguyên tắc khách quan và phát huy
tính năng động chủ quan. .........................................................................................12
Câu 14: Phân tích khái niệm và tính chất của mối liên hệ phổ biến. .......................13
Câu 15: Phân tích khái niệm và tính chất của sự phát triển. ....................................14
Câu 16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Ý nghĩa
phương pháp luận. ....................................................................................................15
Câu 17: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa
phương pháp luận. ....................................................................................................16
Câu 18: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa
phương pháp luận. ....................................................................................................18
Câu 19: Phân tích mối hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương
pháp luận. .................................................................................................................19
Câu 20: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa
phương pháp luận. ....................................................................................................20
Câu 21: Trình bày khái niệm chất, lượng. Có phải trong bất cứ trường hợp nào, nếu
có sự thay đổi về lượng thì tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất hay không? Vì sao?
..................................................................................................................................21
Câu 22: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại. ................................................................22
Câu 23: Mâu thuẫn biện chứng là gì? Làm rõ sự phân loại mâu thuẫn. ..................23
Câu 24: Trình bày khái niệm, vai trò và đặc trưng của phủ định biện chứng. ........24
Câu 25: Trình bày khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn. ......26
Câu 26: Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Rút ra ý nghĩa phương
pháp luận? ................................................................................................................28
Câu 27: Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức. .......................................29
Câu 28: Sản xuất vật chất là gì? Tại sao nói sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại
và phát triển xã hội?. ................................................................................................30
Câu 29: Thế nào là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất? Trình bày kết cấu của lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. ............................................................................31
Câu 30: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. ..........................................................................................................................31
Câu 31: Thế nào là tồn tại xã hội? Trình bày các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội .33
Câu 32: Thế nào là ý thức xã hội? Trình bày kết cấu của ý thức xã hội. c..............34
Câu 34: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. 35
Câu 35: Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề này. ..............................................................................36
NỘI DUNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Câu 1: Làm rõ khái niệm và nguồn gốc ra đời của triết học.
- Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý
luận của nhân loại từ thế kỷ VIII - VI TCN

- Quan niệm ở Trung Quốc: Triết = Trí

=> Sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, vũ trụ và tư
tưởng.

- Quan niệm ở Ấn Độ: Triết = “darshana”

=> “Chiêm ngưỡng”, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải,
thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

- Quan niệm ở Hy Lạp – La Mã

- Quan niệm Triết học Mác: là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và
vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

 Nguồn gốc ra đời của Triết học trong lịch sử:


- Nguồn gốc nhận thức:

+ Nhận thức đầu tiên giải thích thế giới là bằng tư duy huyền thoại và tín ngưỡng
nguyên thủy. Tuy duy đó thiếu logic, mơ hồ, rời rạc trong giải thích thế giới

+ Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình nhận
thức làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò của
con người trong thế giới đó hình thành.

+ Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ tình yêu sự thông thái, dần hình thành
các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới

- Nguồn gốc xã hội:

+ Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man.

1
+ Triết học chỉ ra đời khi xã hội có phân công lao động trong xã hội

Câu 2: Làm rõ khái niệm thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới
quan.
 Khái niệm Thế giới quan
- Thế giới quan là quan điểm của con người về thế giới
- Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm,
tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người
(bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó.
- TGQ quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người.
 Các loại hình Thế giới quan
- Thứ 1: Bản thân triết học chính là thế giới quan
- Thứ 2: Trong các TGQ khác TGQ triết học bao giờ cũng là thành phần quan
trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi
- Thứ 3: Triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối các TGQ khác như:
TGQ tôn giáo, kinh nghiệm, thông thường
- Thứ 4: TGQ triết học quy định các TGQ và quan niệm khác
Thế giới quan duy vật biện chứng là đỉnh cao của TGQ, do đó phải dựa
trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển

+ Thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng

+ Quan hệ giữa thế giới quan và nhân sinh quan

- Các loại hình thế giới quan:

+Thế giới quan tôn giáo, thần thoại

+ Thế giới quan khoa học

+ Thế giới quan triết học

2
+ Ngoài ra thế giới quan còn được phân loại theo thời đại, dân tộc, tộc người, thế
giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường

+ Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất là thế giới quan triết học

VD
+ Đối với thế giới quan huyền thoại thì dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ
để giải thích về nguồn gốc của dân tộc với 100 anh em, 50 theo cha lên núi và 50 theo mẹ xuống
biển hay truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa lũ của nước ta….
+ Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một loại năng lực thần
bí, siêu nhiên. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày
và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây
biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này
truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội,
Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.
+ Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy luật. Trái Đất là
hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá
của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ của vật chất. Trái Đất còn được biết tên với
các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến
nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Câu 3: Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, khả tri luận và bất khả tri luận trong triết học.
 Vấn đề cơ bản của triết học
- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (hay là giữa tư duy và tồn
tại)
 Nội dung vấn đề cơ bản của triết học được thể hiện trên 2 mặt:
- Mặt bản thể luận (mặt thứ 1): là trả lời cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức
cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào
- Mặt nhận thức luận (mặt thứ 2): là trả lời cho câu hỏi con người có khả năng
nhận thức được thế giới hay không (có)
Việc giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản nêu trên sẽ là cơ sở để phân chia các
nhà triết học thành các trường phái khác nhau
❖ Giải quyết mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) có 3 cách giải quyết như sau:
✓ Khẳng định VC có trước YT có sau, VC quyết định YT (VC – YT)
 Hợp thành chủ nghĩa duy vật (nhất nguyên duy vật)
✓ Khẳng định YT có trước VC có sau, YT quyết định VC (VC – YT)
 Hợp thành chủ nghĩa duy tâm (nhất nguyên duy tâm)
✓ Cả VC và YT đều // tồn tại, không có cái nào quyết định cái nào

3
 Trường phái chủ nghĩa nhị nguyên
VÍ DỤ:
+ Muốn được điểm cao thì phải cố gắng học, ghi bài, làm bài tập, phải có
máy tính, thời gian, sức khỏe,...
 Vật chất  DUY VẬT
+ Quan điểm “Có thực mới vực được đạo”
 Ý thức  DUY TÂM
❖ Giải quyết mặt thứ hai (mặt nhận thức luận)
✓ Khẳng định khả năng nhận thức của thế giới con người
 Trường phái khả tri luận (nhận thức được) - CNDV
✓ Phủ nhận khả năng nhận thức thế giới
 Trường phái bất khả tri luận (không nhận thức được) - CNDT
✓ Ngoài ra còn có trường phái hoài nghi luận (họ hoài nghi khả năng nhận
thức của chính bản thân mình)

 Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, khả tri luận và
bất khả tri luận trong triết học.
- Cơ sở để phân biệt chủ nhĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đó giải quyết mặt
thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học
+ Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng: VC có trc YT có sau, VC qđ YT
+ Chủ nghĩa duy tâm khẳng định rằng: YT có trc VC có sau, YT qđ VC
- Cơ sở để phân biệt thuyết bất khả tri và khả tri luận đó là giải quyết mặt thứ
hai của vấn đề cơ bản của triết học
+ Khả tri luận: KĐ khả năng nhận thức tg của cng
+ Bất khả tri luận: Phủ nhận khả năng nhận thức tg

Câu 4: Phân tích những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong lịch sử triết học.
 Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
- Chủ nghĩa duy vật khẳng định: VC có trước YT có sau, VC quyết định YT;
YT là sự phản ảnh thế giới khách quan và bộ óc con người
- Chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức phát triển cơ bản
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại: quan niệm về TG mang tính trực quan,
cảm tính, chất phác nhưng đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích TG
VD: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit

4
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: quan niệm TG như một cỗ máy khổng lồ, các
bộ phận biệt lập tĩnh tại. Tuy còn hạn chế về phương pháp luận siêu hình,
máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo về thế giới.
VD: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do Mac – Ănghen sáng lập
 Lenin kế thừa và phát triển, khắc phục hạn chế của CNDV trước đó
 Hình thức cao nhất của CNDV
VD: Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các
hình thức lịch sử của nó, trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất
của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Bên cạnh những mặt khác nhau, cả 3 hình thức trên đều
thống nhất ở cùng một đặc điểm đó là: Khi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học đều khẳng
định vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

 Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm


- Chủ nghĩa duy tâm khẳng định rằng: YT có trước VC có sau, YT quyết định
VC
- Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thức cơ bản
+ CNDT chủ quan: thừa nhận tính thứ 1 của ý thức cng
+ CNDT khách quan: tinh thần khách quan có trc & tồn tại độc lập vs cng
CNDT cho rằng:
➢ Tinh thần có trc, VC có sau
➢ Thừa nhận sự sáng tạo của các lực lượng siêu nhiên
➢ Là TGQ của giai cấp thống trị & lực lượng phản động XH
➢ Chống lại CNDV & KHTN
➢ Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong triết học

Siêu hình Biện chứng


Phương pháp nhận thức đối tượng ở Phương pháp nhận thức SVHT trong
trạng thái tĩnh cô lập, tách rời đối mối liên hệ phổ biến vốn có của nó giữa
tượng ra khỏi tính chỉnh thể (chỉ xem SVHT luôn có sự ảnh hưởng ràng buộc
xét bộ phận riêng lẻ) quy định lẫn nhau chứ không tách rời

5
Nhận thức sự vật ở trạng thái tĩnh không Nhận thức sự vật luôn trong trạng thái
vận động, không biến đổi, không phát vận động biến đổi và phát triển không
triển ngừng
Thừa nhận sự biến đổi của SV chỉ là sự Quá trình vận động này không thay đổi
biến đổi đơn thuần về mặt số lượng về về mặt số lượng mà còn là sự thay đổi
các hiện tượng bề ngoài về chất và SVHT
Cho rằng nguyên nhân của sự biến đổi Sự vận động và thay đổi đó nằm ở bên
nằm ngoài SVHT trong của bản thân SVHT
Phương pháp siêu hình chỉ nhìn thấy cây PPBC không những chỉ nhìn thấy cây
mà không nhìn thấy rừng mà còn nhìn thấy rừng

VD PPBC Một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu có sự tác động của nước.

VD PPSH: Hòn đá dù qua bao nhiêu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và không thay đổi

 Muốn nhận thức thế giới phải có phương pháp nhận thức. Có 2 phương
pháp cơ bản là BC & SH. Cả 2 phương pháp này đều xuất hiện từ rất sớm.

Câu 6: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin. Rút ra ý nghĩa phương
pháp luận.
Định nghĩa vật chất của Lênin: vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan dc đem lại cho con người cảm giác và dc cảm giác của chúng ta chụp lại,
sao chép lại, phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác

✓ Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:


- Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không
lệ thuộc vào ý thức

+ Phân biệt phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học khác với vật thể

+ Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là thuộc tính thực tại khách quan

- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con
người cảm giác

6
- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

✓ Ý nghĩa về định nghĩa vật chất của Lênin


- Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện
chứng

- Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, bất khả tri

- Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan

- Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội

VD vât chất: bút, thước, sách vở, điện thoại

Câu 7: Trình bày quan điểm của triết học Mác - Lênin về vận động.

cơ học

vật lý học

hóa học

sinh học
xã hội
(cao nhất)
Các hình thức vận động này của VC có mqh gắn bó với nhau, hình
thức vận động cao đc nảy sinh trên cơ sở của những hình thức vận động
thấp & bao hàm trong nó là hình thức vận động thấp, trong đó vận động
xã hội là cao nhất.

Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vận động:

7
- Định nghĩa vận động: theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nói chung. Là pthuc tồn tại
của vật chất

- Nguyên nhân của vận động: Vận động của vật chất là vận động tự thân.Nguyên
nhân của sự vận động nằm trong bản thân của sự vật hiện tượng

- Các hình thức vận động:

+ Vận động cơ học : sự thay đổi vị trí của vật

+ Vận động vật lý : vận động của phân tử, điẹn tử, các hạt trong quá trình nhiệt điện

+ Vận động hóa học : biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ tỏng qtrinh hoà hợp, phân
giair

+ Vận động sinh học : biến đổi cơ thể sống, cấu trúc gen

+ Vận động xã hội : sự bdoi trong chính trị, kte, vhoa và các mặt trong đời sống xh

- Mối quan hệ giữa các hình thức vận động:

- Các hình thức vận động được sắp xếp thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao,
tương ứng với với trình độ kết cấu vật chất

- Các hình thức vận động khác nhau về chất song chúng tồn tại biệt lập mà có mối
quan hệ mật thiết với nhau

VD

Di chuyển bàn từ phòng này sang phòng khác

- Sự chuyển động của ròng rọc

- Vận động của các nguyên tử

- Cây ra hoa, kết quả

- Sự phát triển của xã hội từ CÔNG XÃ NT- CHIẾM HỮU NL- PK- TBCN- XHCN

Câu 8: Tại sao nói vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời.
* Giải thích vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời:

8
- Vận động là tuyệt đối nghĩa là: Mọi sự vật trong thế giới luôn luôn vận động

- Đứng im là tương đối, tạm thời vì:

+ Đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi
mối quan hệ cùng một lúc

+ Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động trong một lúc nào đó, chứ không
phải mọi hình thức vận động trong cùng một lúc

+ Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động.

Câu 9: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc tự nhiên của
ý thức.
Khái niệm ý thức: là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người, có sự sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với VC.

Quan niệm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc tự nhiên của ý thức:

- Về bộ óc người:

+ Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc
người

+ Bộ óc con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên

+ Bộ óc người cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp bao gồm 14 - 15
tỷ tế bào thần kinh

- Mọi SVHT trong thế giới khách quan tác động

+ Khái niệm phản ánh: sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó để ghi ra giấy =>
sự phản ánh

+ Các hình thức của phản ánh: Phản ánh vật lý, hóa học, phản ánh sinh học, phản
ánh tâm lý, phản ánh năng động sáng tạo
VD:Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng
trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của
hoạt động biến đổi phát triển xã hội.

9
Câu 10: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc xã hội của
ý thức.
Quan niệm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc xã hội của ý thức:

- Lao động:

+ Khái niệm lao động: Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo, có mục đích

+ Vai trò của lao động

Lao động làm thay đổi cấu trúc cơ thể, bộ não phát triển vừa làm cho giới tự
nhiên bộc lộ thuộc tính, quy luật… của nó qua các hiện tượng giúp con người nhận
thức được thế giới.

Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã
từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình lao động góp phần cải tạo thế giới.

- Ngôn ngữ

+ Khái niệm ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất, mang nội dung ý thức

+ Vai trò của ngôn ngữ

Giúp con người phản ánh khái quát hóa, trừu tượng hóa về thế giới.

Là phương tiện giao tiếp

Trao đổi kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn

Câu 11: Phân tích bản chất, kết cấu của ý thức theo chiều ngang.
✓ là hình thức phản ánh cao nhất của tgioi vật chất có tính năng động, sáng tạo
* Phân tích bản chất ý thức:

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

- Ý thức là quá trình phản ánh năng động sáng tạo

* Kết cấu theo chiều ngang của ý thức:

10
- muốn cải tạo được SV thì càng phải có
sự hiểu biết sâu sắc về SV đó
- tri thức là sự hiểu biết nhất tri thức CB
của cng về TGKQ.
- được hình thành qua trường học và mtrg
XH
- được thể hiện trên nhiều lĩnh vữc khác
Tri thức nhau như: trí thức về TNXH & sự hiểu
biết về cng, tri thức cảm tính, lý tính, kinh
nghiệm & lý luận
=> có vai trò to lớn trong vc hình thành
nên ý thức của cng. Ý thức mà không có
tri thức, 0 dựa vào trí thức thì YT đó trống
rỗng, 0 có vtro gì trong hđ thực tiễn của
cng
- là 1 hình thái đặc biệt của YT phản ánh
mqh giữa cng vs cng & qh giữa cng –
Tình cảm TGKQ. Tình cảm là 1 trong những động
lực qtrong góp phần thúc đẩy trong hđ
thực tiễn của cng.
Là sự cố gắng, nỗ lực
Ý chí, niềm tin, nghị lực Là nghị lực, sự quyết tâm của cng trc
những khó khăn gian khổ,... cần vượt qua
mọi trở ngại để đạt được mục đích đề ra

Giữa các yếu tố trên trong kết cấu ý thức, mx yếu tố có 1 vtro khác nhau & giữa
chúng có mqh chặt chẽ vs nhau ko tách rời nhưng tri thức là yếu tố căn bản &
cốt lõi nhất của YT.

Câu 12: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức.
- Khái niệm vật chất, ý thức

+ VC: thực tại khác quan, cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức, ko lệ thuộc vào ý thức

+ YT: là dạng là hình thức phản ánh cao nhất của tgioi vật chất có tính năng động, sáng
tạo

* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.


11
- Vai trò của vật chất đối với ý thức

+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức

+ Vật chất quyết định nội dung ý thức

+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức

+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức

- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

+ Ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ
thuộc một cách máy móc vào vật chất, thường thay đổi chậm hơn so với sự biến
đổi của thế giới vật chất

+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người

+ Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết định làm
cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất thất bại

+ Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người;
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công
hay thất bại

+ Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay

Câu 13: Phân tích cơ sở lý luận, yêu cầu của nguyên tắc khách quan và phát huy
tính năng động chủ quan.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan:

- Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Yêu cầu của nguyên tắc khách quan:

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch,
mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những tiền đề vật chất hiện
có.

12
- Nhận thức sự vật phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối
tượng

- Xem xét sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật.

- Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.

+ Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con
người

+ Chống lại chủ nghĩa khách quan – quan điểm tuyệt đối hóa điều kiện vật chất, ỷ
lại, trông chờ vào điều kiện vật chất, không chịu cố gắng, tích cực, chủ động vượt
khó vươn lên.

+ Chống chủ nghĩa chủ quan - quan điểm tuyệt đối hóa vai trò ý thức, của ý chí,
cho rằng ý chí, ý thức nói chung có thể thay thế được điều kiện khách quan, quyết
định điều kiện khách quan.

Câu 14: Phân tích khái niệm và tính chất của mối liên hệ phổ biến.
* Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan

VD: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi
đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

* Tính chất:

- Mối liên hệ mang tính khách quan:

+ Là cái vốn có của SVHT, tồn tại độc lập dưới ý thức của cng, cng nhận thức
SVHT thông qua các mối liên hệ của nó.

(Giải thích: Mối liên hệ của SVHT là vốn có nhưng con người có thể tác động vào
mối liên hệ cảu SVHT theo chiều hướng tích cực)

- Mối liên hệ mang tính phổ biến được thể hiện ở chỗ:

+ Mối liên hệ ở mọi SVHT, trên mọi hình thức lĩnh vực.

13
+ Mối liên hệ mang tính đa dạng và phong phú: được thể hiện ở các mối liên hệ
khác nhau như mối liên hệ bên trong – ngoài, trực tiếp – gián tiếp, cơ bản – không
cơ bản,... thậm chí trong 1 SVHT ở mỗi giai đoạn.

* Ý nghĩa:

- phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá xem xét SVHT.

- ndung quan điểm toàn diện được thể hiện ở:

+ cần phải thấy được mối liên hệ giữa chúng.

+ phải biết phân loại vai trò của từng mối liên hệ, thấy đc mối liên hệ tất yếu cơ
bản bên trong của SVHT.

+ phải thấy đc mlh SVHT trong những đk hoàn cảnh cụ thể.

+ chống quan điểm phiến diện, cực đoan, 1 chiều (trái vs quan điểm toàn diện).

+ ngoài quan điểm toàn diện nêu trên, cta cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể
khi đánh giá xem xét SVHT phải đặt nó trong đk hcanh cụ thể nào đó.

Câu 15: Phân tích khái niệm và tính chất của sự phát triển.
* Khái niệm sự phát triển Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật.
Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của
cái mới thay thế cái cũ

* Tính chất của sự phát triển:

- Tính khách quan

+ Nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng

+ Phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người

- Tính phổ biến

+ Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy

14
- Tính kế thừa

+ Cái mới ra đời trên cơ sở có sự phê phán, lọc bỏ, cải tạo cái cũ

- Tính đa dạng, phong phú

+ Mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực có quá trình phát triển khác nhau

+ Sự vật, hiện tượng tồn tại ở không gian khác nhau, thời gian khác nhau sẽ có sự
phát triển khác nhau

Câu 16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Ý nghĩa
phương pháp luận.
* Khái niệm cái chung, cái riêng; cái đơn nhất

“Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn
tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.
+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.
+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái
riêng nhất định.
* Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

- Tồn tại khách quan

- Cái chung tồn tại trong mối liên hệ với cái riêng, cái riêng tồn tại trong mối quan
hệ với cái chung

- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú đa dạng hơn cái chung, cái chung là một bộ
phận mang tính sâu sắc, riêng lẻ.

- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất
định

Ý nghĩa phương pháp luận

- Không được tuyệt đối hóa cái chung hay cái riêng mà phải thấy được mối quan hệ
biện chứng giữa chúng

15
- Trong nhận thức và thực tiễn để phát hiện ra cái chung cần phải xuất phát từ
những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng quá trình riêng lẻ cụ thể; muốn khái
quát được cái chung, phải đi từ những cái riêng

- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi
cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành cái đơn nhất

Câu 17: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa
phương pháp luận.
Khái niệm nguyên nhân, kết quả:

+ Nguyên nhân: là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt hoặc
giữa các SV vs nhau gây ra những biến đổi nhất định.

+ Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong 1 SVHT hoặc giữa các SVHT vs nhau.

VD: chặt phá rừng (nguyên nhân), cng có gỗ sx, có đất canh tác (kqua) nhưng cx
dẫn đến vc xói mòn đất, biến đổi khí hậu,....(kết quả)

Mối quan hệ biện chứng :

- Mối quan hệ nhân quả mang tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu

+ Tính kquan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó
không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không
biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau, sự tác động đó tất yếu gây nên biến
đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những biến
đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối
liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình. Do đó có thể nói rằng, mối
liên hệ nhân quả luôn mang tính khách quan
+ Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.
Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân
quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực

+ Tính tất yếu: Từ quan niệm kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc
vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho

16
rằng, một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra
một kết quả nhất định; Tuy nhiên, trong thực tế không thể có tất cả sự vật tồn
tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, các
nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây ra
cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả

- Không phải sự nối tiếp nào về mặt thời gian của các hiện tượng cũng là mối liên
hệ nhân quả

VD:

1. sắt để ngoài không khí sẽ bỉ rỉ.


2. thóc gieo xuống một hoặc nhiều mảnh ruộng khác nhau, gieo ở những thời vụ
khác nhau thì sẽ cho lúa chứ không cho ngô hoặc khoai sắn.
3. để có kqua của những lần bắn tên trúng đích thì các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào?

+ Một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết
quả nhất định

+ Các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết quả do chúng gây ra
cũng ít khác nhau bấy nhiêu

+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể tạo thành từ
nhiều nguyên nhân

- Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ,
chuyển hóa cho nhau

- Phân loại nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân
bên trong, nguyên nhân bên ngoài...

Ý nghĩa phương pháp luận

- Muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng cần tìm ra nguyên nhân xuất hiện của sự
vật, hiện tượng đó và vì quan hệ nhân quả mang tính khách quan nên phải tìm
nguyên nhân trong đời sống hiện thực

17
- Vì nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoa cho nhau nên để xác định phương
hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật mà nó giữ vai trò là kết
quả hoặc nguyên nhân

- Trong hoạt động thực tiễn cần phải biết phân loại nguyên nhân

Câu 18: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa
phương pháp luận.
Khái niệm tất nhiên, ngẫu nhiên:

✓ : chỉ mlh bản chất do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật quy định và trong
đkien nhất định phải xảy ra như thế chứ ko thể khác; ngẫu nhiên: do ngnhan
hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xhien có thể ko

Quan hệ biện chứng:

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con
người

- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau

+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu
nhiên

+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời bổ sung cho tất
nhiên

+ Không có cái tất nhiên thuần túy tách khỏi ngẫu nhiên, cũng như không có ngẫu
nhiên thuần túy tách khỏi tất nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên thường xuyên thay đổi và trong những điều kiện nhất
định, chúng chuyển hóa lẫn nhau

- Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối

Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ
không phải ngẫu nhiên

18
+ Không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi ngẫu nhiên

+ Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào tất nhiên
phải chú ý đến cái ngẫu nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên cần tạo ra những
điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục
đích nhất định

VD tất nhiên: Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi. Điều này
không thể khác được.

VD ngẫu nhiên: Thời điểm anh Nguyễn Văn A sinh ra hay chết đi trong cuộc
sống là hoàn toàn ngẫu nhiên. Có thể là năm 2019 hoặc 2017 hoặc 2020. Các
thời điểm này có thể khác đi do những nguyên nhân bên ngoài.

Câu 19: Phân tích mối hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương
pháp luận.
Khái niệm nội dung, hình thức:
✓ dùng đê chỉ tổng hợp tất cả những mặt yếu tố, quá trình tạo nên sự vật, hình thức:
phtuc tồn tại và pt của sv, hệ thống các mlh tương đối bền vững giữa các yếu tố của
sv

Mối quan hệ biện chứng:

- Nội dung và hình thức tồn tại khách quan, gắn bó chặt chẽ với nhau:

+ Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung

+ Không có nội dung nào không tồn tại trong một hình thức nhất định

+ Một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức

+ Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng.

+ Nội dung quyết định hình thức: nội dung thay đổi buộc hình thức phải thay đổi
theo cho phù hợp

19
+ Hình thức tác động trở lại hình thức theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực

Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức và thực tiễn không được tách rời nội dung và hình thức

- Khi xem xét sự vật, hiện tượng trước hết phải căn cứ vào nội dung

- Trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với
nội dung

Câu 20: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa
phương pháp luận.
Khái niệm bản chất, hiện tượng:
✓ chỉ những mặt mlh tất nheien ổn định quy định sự vđ, pt của sv, hiện tượng: sự biểu
hiện của bản chất trong đkien xác định
Nội dung

- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

+ Bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan, hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với
nhau

+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

+ Sự đối lập giữ bản chất và hiện tượng

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu

+ Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại hiện tượng bên ngoài
mà phải đi vào bản chất

+ Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản
chất

+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất mới có thể đánh giá
chính xác về sự vật, hiện tượng đó

20
VD hiện tượng Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ
là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

VD bản chất Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu
ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người
theo đúng nghĩa.

Câu 21: Trình bày khái niệm chất, lượng. Có phải trong bất cứ trường hợp nào, nếu
có sự thay đổi về lượng thì tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất hay không? Vì sao?
Khái niệm chất

* Nội dung khái niệm chất:

- Chất là khái niệm dùng để tính khách quan vốn có của của sự vật, hiện tượng

- Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà còn có nhiều chất

- Một sự vật có nhiều thuộc tính, nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành
chất của sự vật, hiện tượng

- Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành

* Khái niệm lượng

* Nội dung khái niệm lượng

- Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng

- Lượng được thể hiện ở số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, kích thước, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng

- Trong tư duy lượng được nhận biết bằng năng lực trừu tượng hóa.

* Không phải trong bất cứ trường hợp nào, nếu có sự thay đổi về lượng thì tất yếu
dẫn đến sự thay đổi về chất

- Sự thay đổi về lượng chưa đạt đến giới hạn nhất định không dẫn tới sự thay đổi về
chất của sự vật.

21
- Giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sự
vật gọi là độ.

- Chỉ khi nào sự thay đổi về lượng đạt đến giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay
đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.

- Giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để thay đổi về chất của sự vật là
điểm nút

- Bước nhảy là sự thay đổi về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây
ra.

VD Chất: Thuộc tính của đường là ngọt


Thuộc tính của muối là mặn

VD Lượng: Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m


Diện tích tòa nhà: 8000m2

Câu 22: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Khái niệm chất, lượng
- Chất là khái niệm dùng để tính khách quan vốn có của của sự vật, hiện tượng

- Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng

Nội dung quy luật:

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng

- Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng:

+ Sự thay đổi của sự vật bắt đầu từ lượng

22
+ Giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sự
vật gọi là độ

+ Chỉ khi nào sự thay đổi về lượng đạt đến giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay
đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

+ Giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để thay đổi về chất của sự vật là
điểm nút

+ Bước nhảy là sự thay đổi về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây
ra

- Khi chất mới ra đời có sự tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng:

+ Làm thay đổi kết cấu, quy mô tồn tại của sự vật

+ Làm thay đổi trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật hiện
tượng

Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi
về chất

- Tránh tư tưởng nôn nóng, bảo thủ

- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy

Câu 23: Mâu thuẫn biện chứng là gì? Làm rõ sự phân loại mâu thuẫn.
Khái niệm mâu thuẫn biện chứng: mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ
sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại
trừ vừa chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập

* Phân loại mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn cơ bản (là mâu thuẫn quy định bản chất, sự pt ở tất cả các giai đoạn và mâu
thuẫn không cơ bản (đặc trưng cho 1 phương diện nào đó, quy định sự vạn động pt của
1 mặt nào đó): căn cứ vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối lập với sự tồn tại pt của toàn bộ sv

23
- Mâu thuẫn chủ yếu (là mâu thuẫn nổi ên hàng đầu của 1 gđoạn pt nhất dịnh chi phối
các mâu thuẫn khác trong gđ đó) và mâu thuẫn thứ yếu (ra đời và tồn tại trong 1 gđ pt
nhưng ko đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuâmnx chủ yếu chi phối): căn cứ vào vai trò
của mẫu thuẫn

- Mâu thuẫn bên trong (là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập của cùng 1 sv) và
mâu thuẫn bên ngoài ( diễn ra trong mlh sv đó với sv khác): căn cứ vào quan hệ

- Mâu thuẫn đối kháng ( là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn xu hướng xh có lợi ích
cơ bản đối lập nahu) và mâu thuẫn không đối kháng ( mâu thuẫn giữa những lực
lượng,khuynh hướng xh thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập về lợi ích ko cơ
bản tạm thời): căn cứ vào tchat của lợi ích

VD mâu thuẫn bc :Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy
trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp
bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và
các lý thuyết về tự nhiên, xã hội, v.v..

Câu 24: Trình bày khái niệm, vai trò và đặc trưng của phủ định biện chứng.
Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng:
- phủ định là sự thay thế sv ht này bằng sv ht khác

- Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự
vật

+ Phủ định biện chứng là phủ định tự thân – xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sự
phát triển

+ Quá trình phủ định, một mặt kế thừa những yếu tố của sự vật cũ và mặt khác lọc
bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát triển ở trình độ
cao hơn

* Đặc đưng của phủ định biện chứng:

- Tính khách quan : ngnhan của phủ định nằm trong hcinsh bản thân sự vật ht

24
- Tính kế thừa : loại bỏ những yếu tổ ko phù hợp, cải tạo yếu tố cũ

- Tính phổ biến : diễn ra trong mọi lĩnh vực tn, xh, tư duy

- Tính đa dạng, phong phú : các sv ht khác nhau có ndung hthuc khác nhau

Ví dụ về sự phủ định của phủ định như sau: Một quả trứng sẽ là sự khẳng định ban
đầu ở trong điều kiện được ấp qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà mái con tiếp
đó trải qua quá trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh
ra nhiều quả trứng.
28. Trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.

✓ Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng


- phủ định là sự thay thế sv ht này bằng sv ht khác

- Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật

+ Phủ định biện chứng là phủ định tự thân – xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sự
phát triển

✓ Nội dung của quy luật:


- Phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao

- Sự phát triển thông qua quá trình phủ định mang tính chu kỳ

+ Tính chu kỳ của phủ định biện chứng biểu hiện ở chỗ thông qua một số lần phủ định, cái
mới xuất hiện dường như lắp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn

+ Mỗi chu kỳ thường có hai lần phủ định chủ yếu

- Tổng hợp toàn bộ các chu kỳ của sự phát triển tạo nên hình thái “xoáy ốc”

- Phủ định của phủ định: Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động,
phát triển của sự vật thông qua 2 lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm
xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn

+ Phủ định lần thứ nhất tạo ra cái đối lập vưới cái ban đầu
25
+ Phủ định lần thứ hai tái tạo lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn

- Kết quả của sự phủ định của phủ định là cái tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã
được nhận từ trước trong cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất

- Phủ định biện chứng là quy luật phổ biến của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư
duy

✓ Ý nghĩa phương pháp luận:


- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng).

- Trong nhận thức và thực tiễn cần tránh khuynh hướng bảo thủ, cần có ý thức phát hiện
ra cái mới và tạo điều kiện cho cái mới phát triển

- Chống thái độ phủ định sạch trơn, coi thường truyền thống; cần phải biết kế thừa những
giá trị tích cực, nhân tố hợp lý của cái cũ để xây dựng và phát triển cái mới

Câu 25: Trình bày khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn.
Khái niệm
- Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người

- Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người

- Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người

Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:

- Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người

- Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người

- Hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ con người
26
Ví dụ:

1. bố mẹ làm việc ở cty => Hoạt động VC


2. quá trình học taaoj => hđ tinh thần theo quan điểm triết học thì kp hđ VC (hđ
VC: qtrinh lđ của cng)
Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

- Hoạt động sản xuất vật chất: sx nông nghiệp, làm vc tại các xí nghiệp

+ Hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn

+ Hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào
giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất

+ Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác
cũng như các hoạt động sống khác của con người

- Hoạt động chính trị - xã hội: hđ của Đảng, tgia Đoàn Thanh niên, hiến máu,..

+ Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội

+ Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động: đấu tranh giai cấp; đấu tranh
giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị -
xã hội

+ Thiếu hình thức hoạt động này, con người và xã hội loài người không thể phát
triển bình thường

- Thực nghiệm khoa học: nghiên cứu KH, điều chế vacxin, thc chống ung thư

+ Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn

+ Thực nghiệm khoa học không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận
thức mà ngày càng có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa khoa học, kỹ thuật, công
nghệ thành sản phẩm phục vụ đời sống

- Ba hình thức thực tiễn có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng, quyết định hai
hình thức thực tiễn còn lại. Hai hình thức còn lại có ảnh hưởng quan trọng tới sản
xuất vật chất

27
– Hoạt động sản xuất vật chất.
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp…
– Hoạt động chính trị – xã hội.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội
nghị công đoàn.
– Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới,
nguồn năng lượng.mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.

Câu 26: Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Rút ra ý nghĩa phương
pháp luận?
Khái niệm thực tiễn, nhận thức : là những hoạt động vật chất - cảm tính của con
người, nhận thức: là 1 qtrinh phản ánh tích cực tự giác và sáng tạo tgkq vào bộ óc con
ngươpif trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo tri thức

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức

- thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức

- thực tiễn là tiêu chuẩn của kiểm tra chân lý

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật, thế giới khách
quan, buộc chúng phải bộ lộ những thuộc tính, những quy luật

+ Thực tiễn cung cấp tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người

+ Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận

+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức

+ Thực tiễn rèn luyện các giác quan của con người

+ Thực tiễn là cơ sở để chế tạo công cụ, phương tiện, máy móc mới hỗ trợ con
người trong quá trình nhận thức

28
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

+ Nhận thức của con người là nhằm phụ vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn

+ Tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn

+ Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức mà là nhằm cải
tạo hiện thực khách quan phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội

- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

ý nghĩa phương pháp luận

- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức rút ra nguyên tắc thực tiễn trong nhận
thức và hoạt động

+ Yêu cầu của nguyên tắc

+ Coi trọng tổng kết thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức

+ Chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí

Câu 27: Trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức.
Khái niệm nhận thức: là 1 qtrinh phản ánh tích cực tự giác và sáng tạo tgkq vào
bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo tri thức

Giai đoạn nhận thức cảm tính

- Nhận thức cảm tính chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan

- Các hình thức của giai đoạn nhận thức cảm tính

+ Cảm giác

+ Tri giác

+ Biểu tượng

Giai đoạn nhận thức lý tính

- Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc
điểm bản chất của sự vật hiện tượng khách

29
- Các hình thức của giai đoạn nhận thức lý tính

+ Khái niệm

+ Phán đoán

+ Suy lý

Vd: Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức được
tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó, người
dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.
Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà chúng
ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của tiền do đó,
người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm
chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn
bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…

Câu 28: Sản xuất vật chất là gì? Tại sao nói sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại
và phát triển xã hội?.
Khái niệm sản xuất vật chất: là việc sd công cụ lđ trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động đênnsn tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm tm nhu cầu con người

Vai trò của sản xuất vật chất:

- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

- Sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm
duy trì sự tồn tại và phát triển của con người

- Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, hình thành
nên các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người, từ đó hình thành nên các
quan hệ khác: chính trị, đạo đức, pháp luật, tôn giáo...cũng như các điều kiện,
phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người

- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người
VD”Người nông dân đi làm, tạo ra nông sản, đó cũng là sản xuất của cải vật chất. Người giáo
viên đi dạy cũng là sản xuất của cải vật chất. Người thợ may đang may quần áo cũng là sản
xuất của cải vật chất.

30
Câu 29: Thế nào là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất? Trình bày kết cấu của lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Khái niệm phương thức sản xuất: cách thức con người thực hiện qtrinh sx vật
chất

Phát triển của xã hội là do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định

Kết cấu: Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất

- Định nghĩa về lực lượng sản xuất: biểu thị quan hệ giữa con người và tự nhiên trong
qtrinh sản xuất

- Định nghĩa về quan hệ sản xuất : là quan hệ giữa con người với con người trong qtrinh
sx

- Khái quát về vai trò của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
+ mqh giữa llsx và qhsx là mqh thống nhất biện chứng ràng buộc chi phối lẫn nhau tỏng
qtrinh sx

+ llsx qđịnh qhsx

- Khái quát về vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất
+ qhsx có tính độc lập tương đối và tác động trở lại llsx

Câu 30: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.
Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất: biểu thị qhe giữa con người với
tự nhiên trong qtrinh sx và kết cấu của lực lượng sản xuất

+ Người lao động: Là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và
năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội

+ Tư liệu sản xuất

- Đặc trưng của lực lượng sản xuất:

31
- Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và
công cụ lao động, đối tượng lao động. Trong đó, người lao động là nhân tố hàng
đầu giữ vai trò quyết định

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất là phát triển ở cả tính chất và trình độ

- Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển,
cả người lao động và công cụ lao động, đối tượng lao động được trí tuệ hoá

Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất

+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

+ Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất

+ Quan hệ phân phối sản phẩm

- Đặc trưng của quan hệ sản xuất

+ Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi
phối, ảnh hưởng lẫn nhau
+ Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định bản chất và tính chất của quan hệ
sản xuất

+ Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ yếu,
quyết định mọi quan hệ xã hội

✓ Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội:
- Bản tính tự nhiên của con người:

+ Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên

+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên

+ Con người không đồng nhất với các tồn tại khác giới tự nhiên

- Bản tính xã hội của con người:

+ Con người được hình thành không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc
xã hôi, đó là lao động
32
+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hoá và phát
triển thành người

+ Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối không chỉ các quy luật tự nhiên
mà còn có cả các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà
cũng có sự thay đổi tương ứng.

trò quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất

+ Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản
chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội

Câu 31: Thế nào là tồn tại xã hội? Trình bày các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội . Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan , là một
kiểu vật chất của xã hội , là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản
ánh . Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất

✓ - Các yêu tố cơ bản của tồn tại xã hội : Quan niệm của triết học Mác về con
người
✓ Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội:
- Bản tính tự nhiên của con người:

+ Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên

+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên

+ Con người không đồng nhất với các tồn tại khác giới tự nhiên

- Bản tính xã hội của con người:

+ Con người được hình thành không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã
hôi, đó là lao động

+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hoá và phát triển
thành người

33
+ Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối không chỉ các quy luật tự nhiên mà
còn có cả các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có
sự thay đổi tương ứng.

✓ Quan niệm của triết học Mác về con người


✓ Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội:
- Bản tính tự nhiên của con người:

+ Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên

+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên

+ Con người không đồng nhất với các tồn tại khác giới tự nhiên

- Bản tính xã hội của con người:

+ Con người được hình thành không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã
hôi, đó là lao động

+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hoá và phát triển
thành người

+ Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối không chỉ các quy luật tự nhiên mà
còn có cả các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có
sự thay đổi tương ứng.

Câu 32: Thế nào là ý thức xã hội? Trình bày kết cấu của ý thức xã hội. c
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh
thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm
trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được
sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần

- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai xu hướng

+Ý thức xã hội tiến bộ, tích cực sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.

34
+ Ý thức xã hội lạc hâu, không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Câu 33: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Khái niệm, kết cấu của tồn tại xã hội

* Khái niệm, kết cấu của ý thức xã hội

* Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

+ Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội đó

+ Những biến đổi của ý thức xã hội đều có nguyên nhân sâu xa từ sự biến đổi của
tồn tại xã hội, đặc biệt là sự biến đổi của phương thức sản xuất

- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai xu hướng

+Ý thức xã hội tiến bộ, tích cực sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Ý thức xã hội lạc hâu, không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Câu 34: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Khái niệm, kết cấu của ý thức xã hội

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :

- Tính độc lập có nghĩa là nó không lệ thuộc một cách thụ động vào tồn tại xã hội
mà có quy luật và khuynh hướng vận động riêng của mình

- Ý thức xã hội đều do tồn tại xã hội quy định, do đó nó chỉ độc lập tương đối.

Biểu hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội thường vượt trước tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội có tính kế thừa)

- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
35
- Ý thức xã hội tác động tồn tại xã hội

Câu 35: Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề này.
Quan niệm của triết học Mác về con người

Phân tích luận điểm: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội:

- Bản tính tự nhiên của con người:

+ Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên

+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên

+ Con người không đồng nhất với các tồn tại khác giới tự nhiên

- Bản tính xã hội của con người:

+ Con người được hình thành không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn
gốc xã hôi, đó là lao động

+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hoá và phát
triển thành người

+ Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối không chỉ các quy luật tự nhiên
mà còn có cả các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó
mà cũng có sự thay đổi tương ứng.

36

You might also like