ĐỀ CƯƠNG VỆ SINH PHÒNG BỆNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN VỆ SINH PHÒNG BỆNH

1. Định nghĩa dịch tễ học và vai trò của dịch tễ học. Các phương thức, tác
nhân, hậu quả và biện pháp dự phòng nhiễm trùng bệnh viện.

Định nghĩa dịch tễ học:

- Có thể trình bày theo định nghĩa của Last (trong tài liệu đã gửi) hoặc tham khảo
định nghĩa từ các tài liệu khác…

Vai trò của dich tễ học:

- Xây dựng chủ trương, đường lối, các chương trình y tế, đo lường, đánh giá các
vấn đề sức khoẻ, các yếu tố có hại cho sức khoẻ, đánh giá tác động và hiệu quả của
các biện…

- Các phương pháp dịch tễ học được coi là cơ sở chủ yếu của công tác quản lí
hành chính các vấn đề y tế của một nước.

Các phương thức nhiễm trùng bệnh viện:

- Lây truyền trực tiếp: qua sờ, đụng, chạm, hít…

- Lây truyền gián tiếp: qua các vật chủ trung gian như ruồi, muỗi…

- Các tác nhân lây truyền nhiễm trùng bệnh viện: Do Vi khuẩn: 80% (Vi khuẩn
Gram (+): Clostridium. Perfringens, C.tetani, tụ cầu vàng, liên cầu; Vi khuẩn Gram
(-): Samonella, Shigella…). Do Virus: Cúm, viêm gan, HIV…; Do Ký sinh
trùng…

Hậu quả của lây truyền nhiễm trùng bệnh viện:

- Kéo dài thời gian nằm viện. - Tăng chi phí điều trị.

- 1/3 bệnh nhân tử vong có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tạo ra các chủng vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh cao. Chi phí cho
việc tìm kiếm kháng sinh mới ngày càng tăng. - Làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Biện pháp dự phòng nhiễm trùng bệnh viện:


- Rửa tay: + Trước khi tiến hành và sau khi hoàn thành công việc.+ Khi tay bẩn.
Sau khi đi vệ sinh...Trước và sau khi ăn uống.+ Trước và sau khi tiến hành các thủ
thuật chăm sóc b/nhân. Sau khi xử lý dụng cụ nhiễm bẩn. Trước và sau khi tiếp xúc
với bệnh nhân…

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

- Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn, thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý dụng cụ: cọ
rửa sạch sẽ, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ.

- Cách ly:

+ Cách ly người bệnh: đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ
có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

+ Sử dụng hàng rào ngăn cách để cách ly các loại mầm bệnh (găng tay, khẩu trang,
quần áo y tế…).

+ Sử dụng bơm kim tiêm một lần. Hạn chế khách đến thăm.

2. Các yêu cầu vệ sinh trường học. Quá trình dịch là gì và trình bày công tác
phòng dịch, bao vây dập tắt vụ dịch tại cộng đồng được thực hiện như thế
nào? Liên hệ thực tế việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở nước ta năm
2020, 2021.

Các yêu cầu vệ sinh trường học:

- Địa điểm xây dựng trường học: Ở trung tâm dân cư, Xây dựng ở nơi cao ráo, s/sẽ,
sáng sủa, yên tĩnh. Thuận tiện cho việc đi lại của học sinh; Xa nơi phát sinh ra hơi
khí độc…

- Các công trình trong trường: Cung cấp nước: Nước uống có đủ nước sạch được
đun sôi hoặc nước lọc…Nhà xí, nhà tiểu; Có hố rác, thùng gom rác, hệ thống nước
thải

- Đối với các trường nội trú: Có nhà ở, nhà ăn, hố xí, hố tiểu…đúng quy định

- Có phòng y tế: khám chữa bệnh cho h/s….

Khái niệm quá trình dịch:


- Quá trình dịch là một q/trình liên tục của một bệnh nhiễm khuẩn nối tiếp nhau,
với sự có mặt của các vi sv là tác nhân gây bệnh trong những đ/kiện nhất định của
hoàn cảnh tự nhiên và xã hội.

- Ổ dịch là nơi bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ lan tràn tới khu vực xung quanh ở
một cụm dân cư và có từ 1 người mắc bệnh dịch trở lên.

Khái niệm về vụ dịch:

- Là nơi có nguồn truyền nhiễm và một vùng xung quanh có nguy cơ bị lây.

- Qui định tạm thời vụ dịch là nơi có một người bệnh trở lên tính theo địa dư xã,

phường, khu phố.

Phương pháp điều tra:

- Xác minh nguồn truyền nhiễm: Phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng
và dịch tễ học…

-Điều tra tình hình vệ sinh: Nguồn nước, tình hình vệ sinh thực phẩm.

- Kết hợp nghiên cứu tình hình bệnh ở địa phương thông qua:Báo cáo bệnh truyền
nhiễm ở nơi đó…

Biện pháp bao vây và dập tắt dịch:

- Đối với người ốm: Cách ly và điều trị kịp thời.

* Đối với dịch tối nguy hiểm: Dịch tả, dịch hạch…: Phải tiến hành tại chỗ cách ly
và điều trị không được di chuyển bệnh nhân tránh gieo rắc mầm bệnh.

* Đối với dịch khác: Cũng cách ly tai chỗ áp dụng với những bệnh nhẹ: cúm, sởi,
ho gà... và áp dụng với những người bệnh mãn tính ở thời kỳ không đào thải mầm
bệnh.

- Cách ly tại bệnh viện, tại trạm Y tế cơ sở…

- Đối với người tiếp xúc: Tạm thời cách ly tất cả những người tiếp xúc sau đó tiến
hành khám bệnh, phân loại, theo dõi và quản lý. Người khoẻ cũng phải cách ly…

Biện pháp đối với các yếu tố truyền nhiễm:


- Môi trường: Phải tiến hành điều tra, khử trùng, tẩy uế tổng vệ sinh chung..

- Côn trùng và súc vật: tiêu diệt côn trùng và các súc vật có giá trị kinh tế thấp…

Biện pháp đối với khối cảm thụ: Bảo vệ khối cảm thụ:

- Tiêm phòng cho 100% số dân trong ổ dịch.

- Điều trị dự phòng đối với những bệnh chưa có vaccin phòng bệnh,…

Đối với môi truờng và vật trung gian truyền bệnh:

- Tuỳ theo từng loại bệnh mà lựa chọn các biện pháp thích hợp như sát khuẩn, tẩy
uế nguồn nước, khử khuẩn nước,…

* Liên hệ thực tế việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở nước ta năm 2020,
2021 (Tự liên hệ….)

3. Hiện trạng về môi trường toàn cầu hiện nay và liên hệ thực tế với môi
trường ở nước ta.

Hiện trạng về môi trường toàn cầu hiện nay:

- Ô nhiễm không khí: ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây nên các bệnh về đường
hô hấp như hen, các bệnh dị ứng...Sự tích tụ các chất độc trong không khí…

Sự ấm dần toàn cầu

- Nhiệt độ trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa năng lượng bức xạ mặt
trời và nhiệt độ mà toàn bộ trái đất toả ra không gian.

- Trái đất được bao quanh bởi khí nhà kính, các khí nhà kính: CO2, CH4,
N2O3,CFC3, trong đó khí CO2 là quan trọng nhất (chiếm khoảng 50% các khí nhà
kính)…

- Các khí nhà kính hấp thụ nhiệt lượng phóng xạ từ bề mặt trái đất, khí này tăng
lên, lượng nhiệt thu vào càng khó thoát ra khỏi trái đất làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên.

- Trái đất ấm dần làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, người ta dự
báo vào năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng 20C và mực nước biển tăng khoảng 50
cm…

Sự suy giảm tầng ozon

- Tầng ozon giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ tia cực tím của ánh nắng mặt
trời.

- Tầng ozon bị phá huỷ bởi một số hoá chất do con người tạo ra như CFC3…

- CFC3 là những hoá chất ổn định, khi tới tầng bình lưu hấp thụ tia cực tím từ ánh
nắng mặt trời. Kết quả làm phá huỷ tầng ô zôn, làm cho tia tử ngoại chiếu xuống
trái đất tăng lên gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người…

Ô nhiễm đời sống sinh vật biển

Các chất ô nhiễm xâm nhập đại dương qua nhiều kênh khác nhau làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến đời sống sinh vật biển.

Sự mất đi của các rừng nhiệt đới

Sự mất đi của rừng nhiệt đới đã dẫn đến hậu quả: - Góp phần vào hiệu ứng nhà
kính.

- Phá huỷ khả năng làm sạch không khí; - Đe doạ đời sống của các động vật hoang
dã…

* Liên hệ thực tế với môi trường ở nước ta hiện nay (Tự liên hệ thực tế…).

4. Nội dung phòng chống tai nạn trong lao động công nghiệp và nông nghiệp.
Mô tả phương pháp tiêu diệt cụ thể các vật chủ truyền bệnh: muỗi, chuột, bọ
chét.

Nội dung phòng chống tai nạn trong lao động công nghiệp:

Tổ chức, bố trí lao động hợp lí:- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. - Chế độ dinh
dưỡng hợp lý. - Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài gây mệt mỏi, dễ xảy ra
tai nạn.

- Đối với những công việc phức tạp, nguy hiểm phải sử dụng công nhân kĩ thuật
lành nghề. - Phân công lao động sắp xếp công việc phù hợp với năng lực và sức
khoẻ…

- Tránh các stress gây ức chế, mất tập trung, dễ gây tai nạn trong lao động.

- Thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lí. - Thường xuyên bảo dưỡng máy móc,
kiểm tra trang thiết bị đề phòng hỏng hóc,...- Tổ chức huấn luyện vệ sinh an toàn
lao động khi thay đổi công nghệ, luân chuyển công nhân, biết cách cấp cứu, sơ cứu
khi cần thiết.

Vệ sinh phân xưởng nhà máy:

Môi trường lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh: - Nhiệt độ: Không quá
nóng, quá lạnh, có hệ thống làm mát và sưởi ấm, đề phòng say nóng và cảm lạnh.

- Độ ẩm nơi làm việc < 75%. - Đảm bảo thông gió và chiếu sáng.

- Bố trí máy móc, dây chuyền sản xuất hợp lý

- Có biển báo ở những nơi nguy hiểm.- Hệ thống điện phải đảm bảo an toàn…

Đối với người lao động

- Có đủ kỹ năng lao động cần thiết. - Có kiến thức về vệ sinh an toàn lao động.

- Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc, nội qui an toàn lao động

Nội dung phòng chống tai nạn trong lao động nông nghiệp:

Biện pháp phòng bệnh đối với người tiếp xúc hoá chất trừ sâu, diệt cỏ:

- Giáo dục tuyên truyền cách phòng bệnh.

- Hướng dẫn cách phòng bệnh khi phun thuốc trừ sâu.

- Hướng dẫn thực hiện nghiêm túc các thao tác kỹ thuật khi phun thuốc trừ sâu diệt
cỏ.

Phòng chống say nóng:

+ Nhẹ: cởi bớt quần áo, nằm nghỉ nơi mát, thoáng gió, uống nước lạnh có muối,
chườm..
+ Nặng: Chườm lạnh, đắp chăn ướt. Bù nước và điện giải. Không đỡ đưa đến y tế
nơi gần nhất.

Cấp cứu say nắng:

* Mô tả phương pháp tiêu diệt cụ thể các vật chủ truyền bệnh (Tự mô tả….)

5. Nêu tầm quan trọng của vấn đề xử lý chất thải và cách xử lý chất thải rắn
(rác). Liên hệ thực tế ở địa phương nơi anh/chị cư trú có những hình thức xử
lý rác thải rắn như thế nào?

Tầm quan trọng của vấn đề xử lý chất thải

Về mặt y tế:

- Chất thải bỏ làm ô nhiễm môi trường bên ngoài. - Chất thải bỏ là nơi sinh sống
của ruồi, bọ chét và chuột, gây dịch tả, dịch hạch, sốt xuất huyết…

Về mặt kinh tế:

- Phân, rác…là chất bón rất quý cho cây. Một số chất thải sinh hoạt là những thức
ăn thừa để nuôi gia súc. - Thể hiện sự tiết kiệm tận dụng các phế liệu.

Về mặt văn hoá - xã hội.

Xử lý chất thải bỏ góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng.... làm
cho mọi người có ý thức xây dựng nếp sống văn hoá mới, ý thức làm chủ tập thể…

Cách xử lý chất thải rắn (rác):

* Cách phân loại rác:

- Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau,

- Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong, gỗ…

- Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…

* Quy trình xử lý chất thải rắn:

- Đốt rác: Các chất hữu cơ dễ phân hủy, rác phải khô, dễ cháy, bao gồm giấy, lá
cây...
+ Ưu điểm: Là phương pháp tiện lợi, dễ làm, rẻ tiền, không tốn diện tích…

+ Nhược điểm: Gây ô nhiễm không khí…

- Chôn vùi rác: rác thải trong quá trình sản xuất công nghiệp, vỏ kim loại, thủy
tinh, đào sâu xuống đất nhằm chôn vùi vĩnh viển không đào bới lên.

+ Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn kém kinh tế.

+ Nhược điểm: Tốn diện tích đất, dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và ô
nhiễm đất

- Ủ rác: đào những hố lớn, khi đổ đầy rác thì đắp kín bằng một lớp bùn dày 20cm.

+ Ưu điểm:

+ Nhược điểm:

* Liên hệ thực tế ở địa phương nơi anh/chị cư trú (Tự liên hệ)….

6. Những vấn đề cấp bách về sức khỏe-môi trường ở Việt Nam hiện nay? Nêu
các giải pháp chính để thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030 (Xem trên internet Quyết định 450/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng
Chính phủ).

Những vấn đề cấp bách về sức khỏe-môi trường ở Việt Nam hiện nay

- Tỷ lệ nhân dân được cung cấp nước sạch chưa đủ để đảm bảo yêu cầu sức khoẻ.

- Tình trạng vệ sinh môi trường ngày càng yếu kém.

- Việc quản lý vệ sinh thực phẩm còn yếu kém, trình độ nhận thức vệ sinh thực
phẩm của nhân dân chưa cao.

- Lượng rác thải ở các đô thị chưa được thu gom và xử lý tốt, đặc biệt là các chất
thải ở các bệnh viện, nhà máy.

- Môi trường không khí khu vực đô thị đang bị ô nhiễm ngày càng nặng nề do các
cơ sở công nghiệp ngày càng nhiều, hệ thống giao thông chưa được cải tạo và mật
độ ôtô, xe máy quá cao.
- Nhiều loại hoá chất độc hại từ công nghiệp, hóa chất BVTV làm ô nhiễm trầm
trọng nguồn nước, đất và thảm thực vật, bên cạnh đó ảnh hưởng của hóa chất do
chiến tranh còn rất nặng nề (các bệnh ung thư có chiều hướng gia tăng).

- Nạn phá rừng, săn bắn động vật hoang dã đã và đang làm mất dần đi sự cân bằng

sinh thái gây ra các thảm hỏa thiên tai như lũ quét, hạn hán, cháy rừng…

- Số vụ tai nạn giao thông tăng nhanh.

- Các bệnh dịch nguy hiểm liên quan đến môi trường như tả, lỵ, thương hàn đang

có chiều hướng quay trở lại và gia tăng. - Các bệnh dịch liên quan đến công nghiệp
hóa.

- Đội ngũ cán bộ sức khỏe môi trường còn thiếu.

- Chưa có nhiều nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe môi trường và tác hại của chúng

lên sức khỏe nhân dân.

- Chưa tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu thêm về sức khỏe – môi trường và

trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.

- Hệ thống pháp luật về môi trường còn yếu, thiếu, bên cạnh đó công tác thanh tra

về sức khỏe môi trường chưa làm tốt.

* Các giải pháp chính để thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2030 (Quyết định 450/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ).

- Đổi mới tư duy của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức, ý thức BVMT của
doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường. (Bổ sung thêm…).

You might also like