Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi

Thầy Phạm Tuấn


0977144193

XÁC SUẤT CỔ ĐIỂN

BÀI 1. BIẾN CỐ VÀ XÁC


SUẤT CỦA BIẾN CỐ

A. LÍ THUYẾT
1) Phép thử ngẫu nhiên
Phép thử ngẫu nhiên là một thí nghiệm hay một hành động mà ta không biết trước được kết quả xảy ra,
tuy nhiên ta sẽ dự đoán được khả năng tất cả các kết quả có thể xảy ra.
2) Không gian mẫu
Không gian mẫu của một phép thử là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện phép thử đó.
Kí hiệu  .
3) Biến cố
Biến cố là tập con của không gian mẫu. Tập con này là tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố đó.
4) Biến cố đối

Biến cố đối của biến cố A là biến cố “ A không xảy ra”. Kí hiệu A .


5) Xác suất của biến cố
Cho một phép thử T có không gian mẫu  . A là một biến cố liên quan đến phép thử T thì xác suất của
n  A
A được tính bởi công thức P  A   .
n 

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP


VÍ DỤ MINH HOẠ
DẠNG 1. BÀI TOÁN LIỆT KÊ PHẦN TỬ CỦA BIẾN CỐ
Ví dụ 1. Tung một đồng xu cân đối, đồng chất ba lần liên tiếp và quan sát sự xuất hiện mặt sấp (S), mặt
ngửa (N). Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A:”Lần gieo đầu tiên xuất hiện mặt sấp”
b) B:”Đúng hai lần xuất hiện mặt sấp”
c) C:”Ba lần gieo xuất hiện các mặt như nhau”
d) D:”Ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 1 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Ví dụ 2. Gieo hai đồng xu cân đối một cách độc lập. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A:”Cả hai đồng xu đều sấp”
b) B:”Có ít nhất một đồng xu sấp”
c) C:”Có đúng một đồng xu ngửa”

Ví dụ 3. Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Tính xác suất của các biến cố
sau:
a) A:” Tổng số chấm bằng 7”
b) B:” Tổng số chấm nhỏ hơn 6”
c) C:” Hai lần gieo có kết quả là hai số tự nhiên liên tiếp”
d) D:” Lần gieo đầu tiên là số nguyên tố, lần gieo thứ hai là số chẵn”
e) E:” Trong 2 lần gieo có đúng 1 lần xuất hiện mặt 6 chấm”
f) F:” Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo bằng nhau”

Ví dụ 4. Một hộp có 8 tấm thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 8. Rút ngẫu nhiên từ hộp ra 2 tấm thẻ.
Tính xác suất để tổng hai số ghi trên thẻ là một số lẻ và lớn hơn hoặc bằng 11.

DẠNG 2. BÀI TOÁN CHỌN NGƯỜI – CHỌN ĐỒ VẬT


Ví dụ 1. Một hộp đựng 12 viên bi, trong đó có 7 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ
trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A:” 3 bi lấy được cùng một màu”
b) B:” 3 bi lấy được có ít nhất một bi xanh”
c) C:” 3 bi lấy được có cả hai màu”

Ví dụ 2. Một hộp đựng 20 viên bi, trong đó có 9 bi màu đỏ, 6 bi màu xanh, 5 bi màu vàng. Lấy ngẫu
nhiên đồng thời 3 viên bi từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A:” 3 bi lấy được có cả 3 màu”
b) B:” 3 bi lấy được có đúng 2 màu”
c) C:” 3 bi lấy được có ít nhất 1 bi đỏ”

Ví dụ 3. Đội văn nghệ của trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12C.
Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ. Tính xác suất để 5 học sinh được chọn:
a) Có ít nhất hai bạn thuộc lớp 12A.
b) Có đủ cả 3 lớp.
c) Chỉ thuộc hai lớp.

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 2 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Ví dụ 4. Một hộp chứa 12 quả cầu trong đó có 5 quả cầu xanh và 7 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên lần lượt
2 quả cầu từ hộp đó. Tính xác suất để:
a) Cả 2 lần lấy được quả màu xanh.
b) Hai lần lấy được 2 quả khác màu.
c) Lần thứ hai lấy được quả màu đỏ.

Ví dụ 5. Có 30 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên 10 tấm thẻ. Tính xác suất để 5 tấm
thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn, trong đó chỉ có duy nhất 1 tấm thẻ chia hết cho 10.

Ví dụ 6. Một dãy phố có 5 cửa hàng bán quần áo. Có 5 người bạn rủ nhau đi mua sắm quần áo Tết. Mỗi
người vào ngẫu nhiên một trong 5 cửa hàng đó. Tính xác suất để có ít nhất một cửa hàng có nhiều hơn 2
người vào.

Ví dụ 7. Hai bạn Việt và Nam cùng tham gia kì thi trắc nghiệm môn Toán và môn Tiếng Anh một cách
độc lập. Đề thi của mỗi môn gồm 6 mã đề khác nhau và các môn khác nhau thì mã đề cũng khác nhau. Đề
thi được sắp xếp và phát cho học sinh một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất để trong hai môn Toán và Tiếng
Anh thì hai bạn Việt và Nam có chung đúng một mã đề thi.

Ví dụ 8. Một đề thi trắc nghiệm gồm 50 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có 1 phương
án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0, 2 điểm. Một thí sinh làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên 1 trong 4
phương án ở mỗi câu. Tính xác suất để thí sinh đó được 6 điểm.

Ví dụ 9. Ba bạn A , B , C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn 1;19 . Tính
xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3.
DẠNG 3. BÀI TOÁN SẮP XẾP NGƯỜI – ĐỒ VẬT
Ví dụ 1. Có 4 bạn nam và 4 bạn nữ được xếp vào 8 ghế được chia làm 2 dãy đối diện nhau. Tính xác
suất sao cho:
a) Nam nữ ngồi đối diện nhau.
b) Các bạn nữ ngồi đối diện nhau.

Ví dụ 2. Có 4 bạn nam và 4 bạn nữ trong đó có An và Bình được xếp vào 8 ghế theo một hàng ngang.
Tính xác suất sao cho:
a) An và Bình luôn ngồi cạnh nhau.
b) An và Bình không ngồi cạnh nhau.

c) Bốn bạn nam luôn ngồi cạnh nhau.


d) Nam và nữ ngồi xen kẽ.
e) Các bạn nam luôn ngồi cạnh nhau, các bạn nữ luôn ngồi cạnh nhau.
f) Hai đầu ghế là hai bạn khác giới.

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 3 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Ví dụ 3. Có 6 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh
lớp A , 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C ngồi vào hàng ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học
sinh. Tính xác suất để học sinh lớp C không ngồi cạnh học sinh lớp B .
Ví dụ 4. Tổ 1 của một lớp học có 13 học sinh gồm 8 học sinh nam trong đó có bạn A, và 5 học sinh nữ
trong đó có bạn B được xếp ngẫu nhiên vào 13 ghế trên một hàng ngang để dự lễ sơ kết học kỳ 1. Tính xác
suất để xếp được giữa hai bạn nữ gần nhau có đúng hai bạn nam, đồng thời bạn A không ngồi cạnh bạn B.
Ví dụ 5. Có 3 quyển sách Toán, 5 quyển sách Lý và 6 quyển sách Hoá được xếp lên giá sách theo một
hàng ngang. Tính xác suất sao cho
a) Các quyển cùng môn xếp cạnh nhau.
b) Các quyển sách Lý không xếp cạnh nhau.
Ví dụ 6. Xếp ngẫu nhiên 3 người đàn ông, 2 người phụ nữ và một em bé vào một bàn tròn có 6 ghế. Tính
xác suất sao cho:
a) Em bé ngồi giữa hai người phụ nữ.
b) Em bé ngồi giữa hai người đàn ông.
DẠNG 4. BÀI TOÁN LẬP SỐ
Ví dụ 1. Cho tập A  0;1; 2;3; 4;5;6;7;8 . Lập số có 4 chữ số đôi một khác nhau từ tập A . Chọn ngẫu
nhiên một số trong các số vừa lập. Tính xác suất sao cho:
a) Số được chọn là số chẵn.
b) Số được chọn là số chia hết cho 5.

Ví dụ 2. Cho tập A  0;1; 2;3; 4 . Lập số có 3 chữ số đôi một khác nhau từ tập A . Chọn ngẫu nhiên
một số trong các số vừa lập. Tính xác suất để số được chọn là số lẻ và chia hết cho 3.

Ví dụ 3. Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 7 chữ số đôi một khác nhau được tạo ra từ các chữ
số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 . Từ A chọn ngẫu nhiên một số. Tính xác suất để số được chọn có chữ số 1 và
chữ số 2 đứng cạnh nhau.

Ví dụ 4. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 6 chữ số được lập từ tập A  0;1; 2;3;...;9 . Chọn ngẫu
nhiên một số từ tập S . Tính xác suất để chọn được số tự nhiên có tích các chữ số bằng 7875.
Ví dụ 5. Một người viết ngẫu nhiên một số có bốn chữ số. Tính xác suất để các chữ số của số được viết
ra có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần ( nghĩa là nếu số được viết dưới dạng abcd thì a  b  c  d hoặc
a  b  c  d ).

Ví dụ 6. Gọi X là tập các số tự nhiên có 10 chữ số được lập từ các chữ số 1 , 2 , 3 . Chọn một số thuộc
X . Tính xác suất để số được chọn có đúng 5 chữ số 1 ; 2 chữ số 2 và 3 chữ số 3 ?
Ví dụ 7. Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau và các chữ số thuộc tập
hợp 1, 2,3, 4,5, 6, 7 . Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S , xác suất để số đó không có hai chữ số liên tiếp
nào bằng chẵn

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 4 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Ví dụ 8. Lập số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau và chọn ngẫu nhiên 1 số vừa được lập. Tính xác
suất để số được chọn có đúng 3 chữ số chẵn.
DẠNG 5. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ ĐỘC LẬP
Ví dụ 1. Có hai xạ thủ tham gia cuộc thi bắn súng. Xác suất bắn trúng mục tiêu của xạ thủ A là 0,7, xác
suất bắn trúng mục tiêu của xạ thủ B là 0,8. Tính xác suất sao cho:
a) Cả hai xạ thủ cùng bắn trúng
b) Cả hai xạ thủ cùng bắn trượt.
c) Có ít nhất một người bắn trúng.
d) Có duy nhất một người bắn trúng.

Ví dụ 2. Đầu tiết học, cô giáo kiểm tra bài cũ bằng cách gọi lần lượt từng người từ đầu danh sách lớp
lên bảng trả lời câu hỏi. Biết rằng học sinh đâu tiên trong danh sách lớp là An, Bình, Cường với xác suất
thuộc bài lần lượt là 0,9; 0, 7 và 0,8. Cô giáo sẽ dừng kiểm tra sau khi đã có 2 học sinh thuộc bài. Tính
xác suất cô giáo chỉ kiểm tra bài cũ đúng 3 bạn trên.
Ví dụ 3. Việt và Nam chơi cờ. Trong một ván cờ, xác suất Việt thắng Nam là 0,3 và Nam thắng Việt là
0, 4 . Hai bạn dừng chơi khi có người thắng, người thua. Tính xác suất để hai bạn dừng chơi sau hai ván cờ.

Ví dụ 4. Hai đối thủ ngang tài nhau, cùng thi đấu với nhau để tranh chức vô địch. Người thắng cuộc là
người đầu tiên thắng được 6 ván đấu. Hết buổi sáng, người thứ I đã thắng 5 ván, còn người thứ II chỉ mới
thắng 3 ván. Buổi chiều hai người sẽ tiếp tục thi đấu. Xác suất để người thứ I vô địch bằng.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


DẠNG 1. BÀI TOÁN LIỆT KÊ PHẦN TỬ CỦA BIẾN CỐ
Câu 1. Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất để xuất hiện mặt có số chấm chia hết
cho 3 .
1 2
A. 1 . B. . C. 3 . D. .
3 3
Câu 2. Tung 1 con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xác suất để kết quả của hai lần tung là
hai số tự nhiên liên tiếp bằng
5 5 5 5
A. . B. . C. . D. .
36 18 72 6
Câu 3. Gieo hai con súc sắc cân đối đồng chất một cách độc lập. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất
hiện của hai con súc sắc bằng 8 bằng
5 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
36 12 18 6
Câu 4. Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Giả sử súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xác suất để
phương trình x 2  bx  2  0 có hai nghiệm phân biệt là
2 5 1 1
A. . B. . C. . D. .
3 6 3 2

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 5 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 5. Gieo một con xúc sắc cân đối đồng chất. Xác suất để xuất hiện mặt có số chấm là một số nguyên
tố bằng
1 1 2 1
A. . B. . C. . D. .
4 2 3 3
Câu 6. Gieo một con xúc sắc cân đối, đồng chất hai lần. Xác suất để cả hai lần đều xuất hiện mặt sáu
chấm bằng
1 5 35 31
A. . B. . C. . D. .
36 36 36 36
Câu 7. Gieo ngẫu nhiên 2 con xúc sắc cân đối đồng chất. Tìm xác suất của biến cố: “ Hiệu số chấm
xuất hiện trên 2 con xúc sắc bằng 1 ”.
2 1 5 5
A. . B. . C. . D. .
9 9 18 6
Câu 8. Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất ba lần liên tiếp. Xác suất để số chấm xuất
hiện ra ở lần đầu bằng tổng số chấm hiện ra ở hai lần sau bằng
2 5 7 5
A. . B. . C. . D. .
27 72 108 108
Câu 9. Cho 8 quả cân có trọng lượng lần lượt là 1kg, 2kg, 3kg, 4kg, 5kg, 6kg, 7kg, 8kg. Xác suất để
lấy ra 3 quả cân có tổng trọng lượng không vượt quá 9kg là:
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
7 6 8 5
Câu 10. Trong một hòm phiếu có 9 lá phiếu ghi các số tự nhiên từ 1 đến 9 (mỗi lá ghi một số, không có
hai lá phiếu nào được ghi cùng một số). Rút ngẫu nhiên cùng lúc hai lá phiếu. Tính xác suất để
tổng hai số ghi trên hai lá phiếu rút được là một số lẻ lớn hơn hoặc bằng 15 .
5 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
18 6 12 9
DẠNG 2. BÀI TOÁN CHỌN NGƯỜI – CHỌN ĐỒ VẬT
Câu 11. Một hộp chứa 11 quả cầu trong đó có 5 quả màu xanh và 6 quả đỏ. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2
quả cầu từ hộp đó. Tính xác suất để 2 lần đều lấy được quả màu xanh.
9 2 4 1
A. . B. . C. . D. .
55 11 11 11
Câu 12. Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người
được chọn đều là nữ.
1 7 8 1
A. . B. . C. . D. .
15 15 15 5
Câu 13. Một túi đựng 6 bi xanh và 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bi. Xác suất để cả hai bi đều đỏ là.
7 7 8 2
A. . B. . C. . D. .
15 45 15 15

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 6 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 14. Một lô hàng có 20 sản phẩm, trong đó 4 phế phẩm. Lấy tùy ý 6 sản phẩm từ lô hàng đó. Hãy
tính xác suất để trong 6 sản phẩm lấy ra có không quá 1 phế phẩm.
91 637 7 91
A. . B. . C. . D. .
323 969 9 285
Câu 15. Một hộp chứa 11 quả cầu gồm 5 quả cầu màu xanh và 6 quả cầu màu đỏ. Chọn ngẫu nhiên đồng
thời 2 quả cầu từ hộp đó. Xác suất để 2 quả cầu chọn ra cùng màu bằng
5 6 5 8
A. . B. . C. . D. .
22 11 11 11
Câu 16. Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3
quyển sách. Tính xác suất để trong ba quyển sách lấy ra có ít nhất một quyển là toán.
2 3 37 10
A. . B. . C. . D. .
7 4 42 21
Câu 17. Một hộp chứa 20 thẻ được đánh số từ 1 đến 20 .Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp đó. Tính xác suất
thẻ lấy được ghi số lẻ và chia hết cho 3 .
A. 0, 3 . B. 0, 5 . C. 0, 2 . D. 0,15 .

Câu 18. Một hộp đựng 10 viên bi có kích thước khác nhau, trong đó có 7 viên bi màu đỏ và 3 viên bi
màu xanh. Chọn ngẫu nhiên 2 viên. Xác suất để 2 viên bi được chọn có ít nhất một viên bi màu
xanh bằng
1 2 7 8
A. . B. . C. . D. .
15 15 15 15
Câu 19. Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 9 viên bi màu đỏ, 6 viên bi màu xanh và 5
viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 viên bi. Tìm xác suất để 3 viên bi lấy ra có không
quá 2 màu.
9 29 82 183
A. . B. . C. . D. .
38 38 95 190
Câu 20. Trên một giá sách có 9 quyển sách Văn, 6 quyển sách Anh. Lấy lần lượt 3 quyển và không để
lại vào giá. Xác suất để lấy được 2 quyển đầu sách Văn và quyển thứ ba sách Anh là
72 73 74 71
A. . B. . C. . D. .
455 455 455 455
Câu 21. Một hộp đựng 5 viên bi đỏ, 4 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp đó. Tính xác suất
lấy được ít nhất 1 viên đỏ.
37 1 5 20
A. . B. . C. . D. .
42 21 42 21
Câu 22. Một hộp đựng 7 quả cầu màu trắng và 3 quả cầu màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 4 quả cầu.
Tính xác suất để trong 4 quả cầu lấy được có đúng 2 quả cầu đỏ.
21 20 62 21
A. . B. . C. . D. .
71 71 211 70

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 7 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 23. Cho tập A gồm 6 phần tử. Chọn ngẫu nhiên một tập con của A . Xác suất để chọn được một tập
con gồm đúng 2 phần tử của A bằng
15 57 15 57
A. . B. . C. . D. .
63 64 64 63
Câu 24. Một hộp đựng 20 chiếc thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Chọn ra ngẫu nhiên hai chiếc thẻ, tính xác
suất để tích của hai số trên hai chiếc thẻ là một số chẵn.
29 9 9 10
A. . B. . C. . D. .
38 38 19 19
Câu 25. Có 8 người cùng vào thang máy của một toà nhà gồm 13 tầng, mỗi người sẽ đi ra ngẫu nhiên ở
một trong 13 tầng. Xác suất để mỗi người ra ở một tầng khác nhau bằng
13! 13! 13! 13!
A. 8 B. 13 . C. 13 . D. .
5!13 8!8 5!8 8!138
Câu 26. Một tổ có 9 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Chia tổ thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 người để làm
3 nhiệm vụ khác nhau. Tính xác suất khi chia ngẫu nhiên nhóm nào cũng có nữ.
8 292 292 16
A. . B. . C. . D. .
55 34650 1080 55
Câu 27. Đội thanh niên tình nguyện của một trường THPT có 12 học sinh gồm 3 học sinh khối 10 , có
4 học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 12 . Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh đi tình nguyện, hãy tính
xác suất để 4 học sinh được chọn có đủ 3 khối.
3 1 6 6
A. . B. . C. . D. .
11 41 11 41
Câu 28. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi từ một thùng gồm 4 bi xanh, 5 bi đỏ và 6 bi vàng. Tính xác suất để
lấy được hai viên bi khác màu?
A. 67, 6%. B. 29,5%. C. 32, 4%. D. 70,5%.

Câu 29. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, chọn ngẫu nhiên đồng thời hai số từ tập S . Tính
sác xuất để hai số được chọn có chữ số hàng đơn vị giống nhau.
36 53 8 81
A. . B. . C. . D. .
89 89 89 89
Câu 30. Một đề thi môn Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả
lời, trong đó có đúng một phương án là đáp án. Học sinh chọn đúng đáp án được 0, 2 điểm, chọn
sai đáp án không được điểm. Một học sinh làm đề thi đó, chọn ngẫu nhiên các phương án trả lời
của tất cả 50 câu hỏi, xác suất để học sinh đó được 5, 0 điểm bằng
A5025 .  A31  C5025 .  C31 
25 25
1 1
A. . B. . C. . D. .
2 A 1 50
4
16 C  1 50
4

Câu 31. Đề kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm mỗi câu có bốn phương án trả lời, trong đó có một
phương án đúng, trả lời đúng được 1, 0 điểm. Một thí sinh làm cả 10 câu, mỗi câu chọn một
phương án. Tính xác suất để thí sinh đó đạt từ 8, 0 trở lên.
436 463 436 463
A. . B. . C. . D. .
410 410 104 10 4
ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 8 | 14
Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 32. Cho hai đường thẳng song song d1 ; d 2 . Trên d1 có 6 điểm phân biệt được tô màu đỏ. Trên d 2
có 4 điểm phân biết được tô màu xanh. Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm
đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác, khi đó xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh
màu đỏ là:
5 5 5 5
A. . B. . C. . D. .
32 8 9 7
Câu 33. Đội thanh niên tình nguyện của một trường THPT có 12 học sinh gồm 3 học sinh khối 10 , có
4 học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 12 . Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh đi tình nguyện, hãy tính
xác suất để 4 học sinh được chọn có đủ 3 khối.
3 1 6 6
A. . B. . C. . D. .
11 41 11 41
Câu 34. Từ 1 nhóm học sinh của lớp 10A gồm 5 bạn học giỏi môn Toán, 4 bạn học giỏi môn Lý, 3 bạn
học giỏi môn Hóa, 2 bạn học giỏi môn Văn (mỗi học sinh chỉ học giỏi đúng 1 môn). Đoàn trường
chọn ngẫu nhiên 4 học sinh để tham gia thi hành trình tri thức. Tính xác suất để chọn được 4 học
sinh sao cho có ít nhất 1 bạn học giỏi Toán và ít nhất 1 bạn học giỏi Văn.
395 415 621 1001
A. P  . B. P  . C. P  . D. P  .
1001 1001 1001 415
Câu 35. Người ta muốn chia tập hợp 16 học sinh gồm 3 học sinh lớp 12 A, 5 học sinh lớp 12 B và 8
học sinh lớp 12 C thành hai nhóm, mỗi nhóm có 8 học sinh. Xác suất sao cho ở mỗi nhóm đều
có học sinh lớp 12 A và mỗi nhóm có ít nhất hai học sinh lớp 12 B là:
42 84 356 56
A. . B. . C. . D. .
143 143 1287 143
Câu 36. Có 5 học sinh không quen biết nhau cùng đến một cửa hàng kem có 6 quầy phục vụ. Xác suất
để có 3 học sinh cùng vào 1 quầy và 2 học sinh còn lại vào 1 quầy khác là
C53 .C61 .5! C53 .C61 .C51 C53 .C61 .C51 C53 .C61 .5!
A. . B. . C. . D. .
56 65 56 65
Câu 37. Bạn Trang có 10 đôi tất khác nhau. Sáng nay, trong tâm trạng vội vã đi thi, Trang đã lấy ngẫu
nhiên 4 chiếc tất. Tính xác suất để trong 4 chiếc tất lấy ra có ít nhất một đôi tất.
6 99 224 11
A. . B. . C. . D. .
19 323 323 969
Câu 38. Một túi đựng 10 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 10 . Rút ngẫu nhiên ba tấm thẻ từ túi đó. Xác
suất để tổng số ghi trên ba thẻ rút được là một số chia hết cho 3 bằng
1 2C33  C43  C31C31C41
A. . B. .
3 C103
2C33  C43 2C31C31C41
C. . D. .
C103 C103

Câu 39. Giải bóng chuyền VTV Cúp gồm 12 đội bóng tham dự, trong đó có 9 đội nước ngoài và 3 đội
của Việt Nam. Ban tổ chức cho bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng A , B , C mỗi bảng
4 đội. Tính xác suất để 3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau
16 133 32 39
A. . B. . C. . D. .
55 165 165 65
ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 9 | 14
Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 40. Một hộp chứa 50 quả cầu được đánh số từ 1 đến 50. Lấy ngẫu nhiên 3 quả cầu từ hộp đó. Tính
xác suất để tích 3 số ghi trên 3 quả cầu lấy được là một số chia hết cho 8.
163 239 963 193
A. . B. . C. . D. .
9800 392 1960 392
DẠNG 3. BÀI TOÁN SẮP XẾP NGƯỜI – ĐỒ VẬT
Câu 41. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ thành một hàng dọc. Xác suất để không có bất
kì hai học sinh cùng giới nào đứng cạnh nhau bằng
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
126 42 21 252
Câu 42. Một nhóm có 7 học sinh lớp 11A và 5 học sinh lớp 11B . Xếp ngẫu nhiên 12 học sinh trên ngồi
vào một dãy 12 ghế hàng ngang sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Tính xác suất để
5 học sinh lớp 11B luôn ngồi cạnh nhau.
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
99 52 46 212
Câu 43. Có 5 học sinh lớp 11A và 5 học sinh lớp 11B được xếp ngẫu nhiên và hai dãy ghế đối diện nhau,
mỗi dãy gồm 5 ghế, mỗi học sinh một ghế. Tính xác suất sau cho xếp được hai học sinh ngồi
cạnh nhau và đối diện nhau là hai học sinh khác lớp.
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
308 126 154 272
Câu 44. Xếp 10 quyển sách tham khảo khác nhau gồm: 1 quyển sách Văn, 3 quyển sách tiếng Anh và
6 quyển sách Toán (trong đó có hai quyển Toán T1 và Toán T2) thành một hàng ngang trên giá
sách. Tính xác suất để mỗi quyển sách tiếng Anh đều được xếp ở giữa hai quyển sách Toán, đồng
thời hai quyển Toán T1 và Toán T2 luôn được xếp cạnh nhau.
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
210 600 300 450
Câu 45. Một đoàn tàu gồm 12 toa chở khách (mỗi toa có thể chứa tối đa 12 khách). Có 7 hành khách
chuẩn bị lên tàu. Tính xác suất để đúng 3 toa có người ( Làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).
A. 0,017 . B. 0,123 . C. 0, 011 . D. 0, 018 .

Câu 46. Xếp ngẫu nhiên 5 học sinh A, B, C , D, E ngồi vào một dãy 5 ghế thẳng hàng (mỗi bạn ngồi 1
ghế). Tính xác suất để hai bạn A và B không ngồi cạnh nhau.
1 3 2 4
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 5
Câu 47. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh lớp 12A , 3 học sinh lớp 12B và 5 học sinh lớp
12C thành một hàng ngang. Xác suất để trong 10 học sinh trên không có 2 học sinh cùng lớp
đứng cạnh nhau bằng
11 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
630 126 105 42

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 10 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 48. Một tổ có 6 học sinh trong đó có An và Hà được xếp ngẫu nhiên vào một dãy 6 cái ghế, mỗi
người ngồi một ghế. Tính xác suất để An và Hà không ngồi cạnh nhau.
1 3 1 2
A. B. C. D.
4 4 3 3
Câu 49. Một bàn dài có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy gồm 6 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho
6 học sinh trường A và 6 học sinh trường B vào bàn nói trên. Tính xác suất để 2 học sinh nào
ngồi đối diện nhau thì khác trường với nhau.
16 1 1 923
A. . B. . C. . D. .
231 924 332640 924
Câu 50. Có 8 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 8 học sinh, gồm 3 học sinh lớp
A, 3 học sinh lớp B và 2 học sinh lớp C, ngồi vào ghế đó, sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh.
a
Xác suất để có đúng 2 học sinh lớp A ngồi cạnh nhau bằng với a, b  ,  a; b   1 . Khi đó giá
b
trị a  b là
A. 43 . B. 93 . C. 101 . D. 21 .
Câu 51. Xếp ngẫu nhiên năm học sinh ngồi vào tám cái ghế giống nhau được sắp trên một hàng ngang
(mỗi ghế chỉ được ngồi một học sinh). Tính xác suất sao cho có ít nhất hai ghế trống kề nhau.
1 1 9 25
A. . B. . C. . D. .
7 4 14 28
Câu 52. Có 8 học sinh nam, 5 học sinh nữ và 1 thầy giáo được sắp xếp ngẫu nhiên đứng thành một vòng
tròn. Tính xác suất để thầy giáo đứng giữa 2 học sinh nam.
7 14 28 7
A. P  . B. P  . C. P  . D. P  .
39 39 39 13
Câu 53. Xếp 4 người đàn ông, 2 người đàn bà và một đứa trẻ được xếp ngồi vào 7 chiếc ghế đặt quanh
một bàn tròn. Xác suất để xếp đứa trẻ ngồi giữa hai người đàn ông là
1 1 2 2
A. B. C. . D.
15 5 15 5
Câu 54. Xếp ngẫu nhiên 5 bạn An, Bình, Cường, Dũng, Đông ngồi vào một dãy 5 ghế thẳng hàng (mỗi
bạn ngồi 1 ghế). Xác suất của biến cố “hai bạn An và Bình không ngồi cạnh nhau” là:
3 2 1 4
A. . B. . C. . D.
5 5 5 5
Câu 55. Có 4 quyển sách Toán, 6 quyển sách Lý và 8 quyển sách Hóa khác nhau được xếp lên giá sách
theo một hàng ngang. Tính xác suất để không có bất kỳ hai quyển sách Hóa đứng cạnh nhau.
5 1 1 5
A. . B. . C. . D. .
663 663 1326 1326
Câu 56. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh lớp A, 3 học sinh lớp B và 5 học sinh lớp C thành
một hàng ngang. Xác suất để không có học sinh lớp B nào xếp giữa hai học sinh lớp A bằng
3 1 2 4
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 5

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 11 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

DẠNG 4. BÀI TOÁN LẬP SỐ


Câu 57. Chọn ngẫu nhiên hai số tự nhiên bé hơn 10. Xác suất để hai số được chọn có tổng chia hết cho 2
là:
2 4 11 4
A. . B. . C. . D. .
9 45 45 9
Câu 58. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 6 chữ số. Chọn ngẫu nhiên một số từ S , tính xác suất để
các chữ số của số đó đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 0 và 1 .
7 7 189 7
A. . B. . C. . D. .
125 150 1250 375
Câu 59. Cho các số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 lập một số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau dạng
abcdef . Tính xác suất để số lập được thỏa mãn a  b  c  d  e  f ?
4 5 4 3
A. . B. . C. . D. .
135 158 85 20
Câu 60. Từ các chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 ta lập các số tự nhiên có 6 chữ số, mà các chữ số đôi
một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số vừa lập, tính xác suất để chọn được một số có đúng 3
chữ số lẻ mà các chữ số lẻ xếp kề nhau.
4 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
35 35 840 210
Câu 61. Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số tự
nhiên thuộc tập A . Tính xác suất để chọn được một số thuộc A và số đó chia hết cho 5 .
11 53 2 17
A. P  . B. P  . C. P  . D. P  .
27 243 9 81
Câu 62. Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số
thuộc A . Tính xác suất để số tự nhiên được chọn chia hết cho 25 .
17 43 1 11
A. . B. . C. . D. .
81 324 27 324
Câu 63. Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau từ tập
X  0,1, 2,3, 4,5, 6, 7,8,9 . Tính xác suất để chọn được số tự nhiên có mặt đúng 5 chữ số lẻ.
5 29 4 25
A. . B. . C. . D. .
189 1134 189 1134
Câu 64. Cho tập hợp A  2,3, 4,5, 6, 7,8 . Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác
nhau được lập thành từ các chữ số của tập A . Chon ngẫu nhiên một số từ S. Xác suất để số được
chọn mà trong mỗi số luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ là
1 18 17 3
A. . B. . C. . D. .
5 35 35 35

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 12 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 65. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 6 chữ số được lập từ tập A  0;1; 2;3; 4;5;6;7;8;9 . Chọn
ngẫu nhiên một số từ tập S . Tính xác suất để chọn được số tự nhiên có tích các chữ số bằng
1400 .
1 1 7 7
A. . B. . C. . D. .
37500 1500 15000 5000
Câu 66. Chọn một số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau được lập từ tập 0;1; 2;3; 4;5 . Xác suất
để số được chọn chia hết cho 4 bằng
4 13 7 6
A. . B. . C. . D. .
25 25 25 25
Câu 67. Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau và các chữ số thuộc tập
hợp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 . Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S , xác suất để số đó không có hai chữ
số liên tiếp nào cùng lẻ bằng
9 2 13 1
A. . B. . C. . D. .
35 7 35 5
Câu 68. Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số
thuộc S , xác suất để số đó có hai chữ số tận cùng có cùng tính chẵn lẻ bằng
2 2 1 4
A. . B. . C. . D. .
9 5 3 9
Câu 69. Tập A gồm các số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6
, 7 . Lấy ngẫu nhiên một số từ tập A , tính xác suất để số lấy ra có mặt chữ số 1 và 3 .
80 10 106 25
A. . B. . C. . D.
147 21 147 49
Câu 70. Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số được lập từ tập hợp
X  1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 . Chọn ngẫu nhiên một số từ S . Tính xác suất để số chọn được là số
chia hết cho 6 .
4 9 1 4
A. . B. . C. . D. .
27 28 9 9
Câu 71. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số trong
tập S . Tính xác suất để số được chọn có đúng bốn chữ số lẻ và chữ số 0 có hai chữ số kề nó là
chữ số lẻ.
2 21 20 1
A. . B. . C. . D. .
189 200 189 2
DẠNG 5. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ ĐỘC LẬP
Câu 72. Hai xạ thủ cùng bắn, mỗi người một viên đạn vào bia một cách độc lập với nhau. Xác suất bắn
1 1
trúng bia của hai xạ thủ lần lượt là và . Tính xác suất của biến cố có ít nhất một xạ thủ không
2 3
bắn trúng bia.
1 1 2 5
A. . B. . C. . D. .
2 3 3 6

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 13 | 14


Số 7, Ngõ 161, Đường Ngọc Hồi
Thầy Phạm Tuấn
0977144193

Câu 73. Hai cầu thủ đá luân lưu. Xác suất cầu thủ thứ nhất đá trúng lưới là 0, 3 . Xác suất cầu thủ thứ hai
không đá trúng lưới là 0, 4 . Xác suất để có đúng một cầu thủ đá trúng lưới là:
A. Đáp án khác. B. 0,54 . C. 0, 46 . D. 1,1 .

Câu 74. Hai người cùng bắn độc lập vào một mục tiêu. Xác suất bắn trúng của từng người lần lượt là 0,8
và 0, 9 . Tìm xác suất của biến cố A : “ Chỉ có một người bắn trúng mục tiêu ”.
A. P  A  0, 26 . B. P  A   0, 74 . C. P  A   0, 72 . D. P  A   0,3 .

Câu 75. Ba người cùng bắn vào một bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bắn trúng bia lần
lượt là: 0,8;0, 6;0,5 . Xác suất để có hai người bắn trúng đích là:
A. 0,96 . B. 0, 24 . C. 0, 46 . D. 0,92 .

Câu 76. Hai vận động viên A và B cùng ném bóng vào rổmột cách độc lập với nhau. Xác suất ném bóng
1 2
trúng vào rổ của hai vận động viên A và B lần lượt là và . Xác suất của biến c '' Cả hai cùng
5 7
ném bóng trúng vào rổ '' bằng
2 1 6 2
A. . B. . C. . D. .
35 35 35 7
Câu 77. Một công ty may mặc có hai hệ thống máy may chạy song song. Xác suất để hệ thống máy thứ
nhất hoạt động tốt là 90% , hệ thống thứ hai hoạt động tốt là 80% . Công ty chỉ có thể hoàn thành
đơn hàng đúng hạn nếu ít nhất một trong hai hệ thống máy may hoạt động tốt. Xác suất để công
ty hoàn thành đơn hàng đúng hạn là
A. 98% . B. 2% . C. 80% . D. 72% .
Câu 78. Ba xạ thủ độc lập cùng bắn vào một mục tiêu. Xác suất bắn trúng mục tiêu của ba xạ thủ đó là
35%, 40%,30% . Xác suất chỉ có một người bắn trúng là
A. 0,147 . B. 0,182 . C. 0, 446 . D. 0,117 .

Câu 79. Hai đối thủ ngang tài nhau, cùng thi đấu với nhau để tranh chức vô địch. Người thắng cuộc là
người đầu tiên thắng được 6 ván đấu. Hết buổi sáng, người thứ I đã thắng 5 ván, còn người thứ
II chỉ mới thắng 3 ván. Buổi chiều hai người sẽ tiếp tục thi đấu. Xác suất để người thứ I vô địch
bằng.
5 1 3 7
A. . B. . C. . D. .
8 2 4 8
Câu 80. An và Bình thi đấu với nhau một trận bóng bàn, người nào thắng trước 3 séc sẽ giành chiến thắng
chung cuộc. Xác suất An thắng mỗi séc là 0, 4 ( không có hòa). Tính xác suất An thắng chung
cuộc.
A. 0,064 . B. 0,1152 . C. 0,13824 . D. 0,31744 .

ĐĂNG KÝ HỌC LIÊN HỆ THẦY PHẠM TUẤN – 0977.144.193 14 | 14

You might also like