Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ 2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN

LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN ĐÁY


I. Kiến thức cần nhớ
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
- Định lý: trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi
qua trung điểm của dây ấy
- Định lý: trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây
không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy

3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây


- Định lý: trong một đường tròn:
+ hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
+ hai dây cách đều tâm thì bằng nhau
- Định lý: trong hai dây của một đường tròn
+ dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn
+ dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn

II. Bài tập


 Dạng 1: tính độ dài đoạn thẳng
Phương pháp giải: áp dụng các kiến thức dưới đây:
- Trong 1 đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung
điểm của dây ấy
- Trong 1 đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua
tâm thì vuông góc với dây ấy
- Dùng định lý pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán
Bài 1: cho đường tròn tâm O, hai dây AB, CD vuông góc với nhau ở M. Biết AB =
18cm, CD = 14cm, MC = 4cm. Hãy tính khoảng cách từ tâm O đến mỗi dây AB và
CD.
Bài 2: cho đường tròn tâm O bán kính 3cm và hai dây AB, AC. Biết AB = 5cm,
AC = 2cm, tính khoảng cách từ O đến mỗi dây.
Bài 3: cho đường tròn tâm O bán kính R, có hai dây AB, CD bằng nhau và vuông
góc với nhau tại I, biết IA = 2cm, IB = 4cm. Tính khoảng cách từ tâm O đến mỗi
dây.
Bài 4: cho đường tròn tâm O, đường kính AB, dây CD cắt AB tại M. biết MC =
4cm, MD = 12cm và góc BMD = 30° . Tính khoảng cách từ O đến CD và bán kính
của đường tròn tâm O.
 Dạng 2: chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau
Phương pháp giải: áp dụng các định lý sau:
- Định lý: trong một đường tròn:
+ hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
+ hai dây cách đều tâm thì bằng nhau
- Định lý: trong hai dây của một đường tròn
+ dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn
+ dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn
- Dùng phương pháp chứng minh 2 tam giác bằng nhau
- Dùng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác…
Bài 1: cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và một dây cung CD. Kẻ
AE, BF vuông góc với CD lần lượt tại E và F. Chứng minh:
a) CE = DF
b) E và F đều nằm ngoài đường tròn tâm O
Bài 2: cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ hai dây AC và BD song
song. Chứng minh AC = BD
Bài tập tổng hợp:
Bài 1: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB = 10cm. Gọi H là một điểm
thuộc bán kính OA sao cho dây CD vuông góc với OA tại H. tính diện tích tứ
giác ACBD.
Bài 2: cho nửa đường tròn (O; R), đường kính AB. CD là 1 dây cung của nửa
đường tròn tâm O. các đường thẳng vuông góc với CD tại C và D lần lượt cắt
AB tại E và F. chứng minh rằng AE = BF.
Bài 3: cho nửa đường tròn tâm O và đường kính AB, dây cung CD. Gọi K, L
lần lượt là chân đường vuông góc vẽ từ A và B đến CD.
a) Chứng minh tam giác OKL cân
b) Chứng minh CK = DL

You might also like