Phân biệt dung môi phân cực

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Dung môi có thể được chia thành hai loại: phân cực và không phân cực.

Các hằng số điện


môi của dung môi phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung môi. Tính phân cực mạnh của
nước được lấy làm chuẩn, ở 20 °C, hằng số điện môi là 80,10. Các dung môi có hằng số
điện môi nhỏ hơn 15 thường được coi là không phân cực. Về mặt kỹ thuật, hằng số điện
môi phản ánh khả năng làm giảm cường độ trường điện của điện trường xung quanh một
hạt tích điện nằm trong đó. Sự giảm đi này sau đó được so sánh với cường độ trường điện
của các hạt tích điện trong chân không. Theo cách hiểu thông thường, hằng số điện môi
của một dung môi có thể được hiểu là khả năng làm giảm sự tích điện nội bộ của chất tan.

Dung môi không phân cực là dung môi mà các phân tử cấu thánh nó không có sự phân
cực ở hai đầu phân tử. Dung môi không phân cực thì có nhiều ví dụ như: benzen, dầu
hoả, xăng, axeton...

Dung môi phân cực là dung môi có thành phần là các phân tử phân cực, như nước chẳng
hạn. Phân tử nước có hai đầu phân cực, một đầu mang điện dương là đầu chứa H+ còn
đầu còn lại là đầu âm có chứa nhóm OH-. Dung môi phân cực thường dùng để hòa tan
các chất vô cơ có khả năng điện ly. Các dung môi có hằng số điện môi tĩnh tương đối lớn
hơn 15 có thể được chia thành protic và aprotic. Dung môi protic hòa tan anion (các chất
tan mang điện tích âm) rất mạnh nhờ liên kết hydro. Nước là một dung môi protic. Các
dung môi aprotic như acetone hoặc dichloromethane có xu hướng mang moment lưỡng
cực lớn (tách một phần điện tích dương và một phần điện tích âm trong cùng một phân
tử) và hòa tan các dạng mang điện tích dương thông qua lưỡng cực âm. Trong các phản
ứng hóa học, việc sử dụng các dung môi protic phân cực sẽ tạo điều kiện cho cơ chế phản
ứng SN1, trong khi các dung môi aprotic phân cực sẽ tạo điều kiện cho cơ chế phản ứng
SN2.

Dung môi hữu cơ là loại dung môi chứa nguyên tố cacbon hữu cơ (Cacbon trong cấu trúc
các chất hữu cơ) được sử dụng chủ yếu trong công tác làm sạch khô (ví dụ như
tetrachlorethylene), chất pha loãng sơn (ví dụ như toluene, nhựa thông), chất tẩy sơn đánh
bóng móng tay và các dung môi tẩy keo (acetone, methyl acetate, ethyl acetate), trong tẩy
tại chỗ (ví dụ như hexane, petrol ether), trong chất tẩy rửa (citrus terpenes), trong nước
hoa (ethanol), và trong tổng hợp hóa học.…. Đặc trưng chung của dung môi hữu cơ là
tính dễ bay hơi, nên có nhiều khả năng gây tác động có hại đến con người qua đường hô
hấp. Một số chất dung môi hữu cơ phổ biến có tác động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người gồm các chất VOCs, Benzen, Toluen.

You might also like