Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH LONG

CHUYÊN ĐỀ: CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI

ĐỀ TÀI: NGUỒN NĂNG LƯỢNG THAY THẾ KHÍ TỰ


NHIÊN (CNG) TRÊN Ô TÔ

GVHD: Lương Văn Vạn

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

1. Đặng Hoàng Anh Duy

2. Nguyễn Thành Luân

Vĩnh Long, năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và Tên MSSV Nhiệm Vụ


Đặng Hoàng Anh Duy 20019026 Chương 2
Nguyễn Thành Luân 20019055 Chương 1
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

- Nhận xét của Giáo viên


.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

- Đánh giá của Giáo viên


.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày tháng năm 2024

Giáo Viên Hướng Dẫn

Lương Văn Vạn


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long đã tạo điều kiện để chúng em được học hỏi, trao dồi bổ sung kiến thức
còn thiếu trong quá trình học tập, cung cấp một số nguồn tài nguyên đáng quý để
chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo chuyên đề này.

Trong quá trình làm bài báo cáo chuyên đề: Các nguồng năng lượng mới, nhóm
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lương Văn Vạn là Giảng viên Khoa Cơ
khí Động lực – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Thầy đã tận tình
chỉ dạy, giúp đỡ hướng dẫn và luôn đóng góp ý kiến cho nhóm em trong suốt quá
trình làm bài, giúp cho nhóm em có thể hoàn thành bài báo cáo đầy đủ và tốt nhất.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên nhóm em không tránh khỏi việc có
những thiếu sót trong bài. Kính mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến từ thầy,
để bài báo cáo của nhóm em có thể hoàn thiện hơn.

Cuối lời em xin chúc thầy và toàn thể quý thầy cô Trường Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long một lời chúc tốt đẹp nhất.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


i

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ iii


DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................1
1.3. Cấu trúc bài báo cáo .............................................................................................1
Phần 2: NỘI DUNG ....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÍ THIÊN NHIÊN CNG ....................................2
1.1. Nguồn gốc, quá trình khai thác và xử lí ...............................................................2
1.2. Tính chất của khí CNG ........................................................................................3
1.2.1. Tính chất vật lí ..................................................................................................3
1.2.2. Thành phần hóa học .......................................................................................3
1.2.3. Khả năng ứng dụng cho động cơ ...................................................................4
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của khí CNG so với xăng và dầu diesel .......................6
1.4. Ứng dụng của khí CNG........................................................................................7
1.4.1. Trong Công Nghiệp .......................................................................................7
1.4.2. Trong Nông Nghiệp .......................................................................................7
1.4.3. Trong lĩnh vực vận tải....................................................................................8
CHƯƠNG 2:KHÍ CNG ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRÊN Ô TÔ ......................................9
2.1. Giới thiệu về xe buýt xanh Samco City H.76 CNG .............................................9
2.2. Phương án sử dụng nhiên liệu khí trên xe buýt....................................................9
2.3. Các phương án bố trí bình nhiên liệu .................................................................10
2.3.1. Phương án 1 .................................................................................................10
2.3.2. Phương án 2 .................................................................................................11
2.3.3. Phương án 3 .................................................................................................11
2.3.4. Bình chứa nhiên liệu ....................................................................................12
2.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ ........................................................13
2.4.1. Phần động cơ ...............................................................................................13
2.4.2. Phần hệ thống cung cấp nhiên liệu ..............................................................13
ii

2.5. Mức độ phát thải ô nhiễm ..................................................................................15


2.6. Tình hình ứng dụng khí CNG trên Thế giới và Việt Nam hiện nay ..................18
2.6.1 Trên thế giới ..................................................................................................18
2.6.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................18
2.7. Giải pháp phát triển ứng dụng khí CNG trên ô tô ..............................................19
2.7.1 Giải pháp về hạ tầng .....................................................................................19
2.7.2. Giải pháp về chính sách ...............................................................................20
KẾT LUẬN ...............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................22
iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 .......................................................................................................................7

Hình 2.1 .......................................................................................................................9

Hình 2.2 .................................................................................................................... 11

Hình 2.3 .................................................................................................................... 11

Hình 2.4 .................................................................................................................... 12

Hình 2.5 .................................................................................................................... 12

Hình 2.6 .................................................................................................................... 13

Hình 2.7 .................................................................................................................... 13


iv

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1 ......................................................................................................................5

Bảng 1.2 .....................................................................................................................6

Bảng 2.1 ................................................................................................................... 15


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1 ..................................................................................................................4

Biểu đồ 2.1 ............................................................................................................... 16

Biểu đồ 2.1 ............................................................................................................... 17


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNG: Compreesed Natural Gas

TSOT: Trị số octan


Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài


Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới, từ các nước tiên tiến đến các nước đang
phát triển và chậm phát triển đang rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và sự
cạn kiệt nguồn nhiên liệu truyền thống. Tình hình nguồn nhiên liệu dầu mỏ hiện nay
không ổn định, giá dầu thường thay đổi lớn theo những biến động chính trị, khó dự báo.
Tính từ năm 1973 đến nay thế giới đã trải qua rất nhiều lần khủng hoảng giá
dầu. Nhiên liệu hóa thạch dần dần đang cạn kiệt do sự phát triển mạnh mẽ của các
nước trên thế giới,nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch rất lớn
dẩn đến sự thiếu hụt trầm trọng.
Các nhiên liệu – năng lượng thay thế được nghiên cứu và phát triển một cách
rộng rãi và áp dụng trên nhiều lĩnh vực như: Ô tô, công nghiệp,....

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu về “Nguồn nhiên liệu
thay thế ” Nhằm có thể nghiên cứu cụ thể các nội dung liên quan vấn đề nhiên liệu
thay thế trên ô tô nhằm khắc phục, kiểm soát và giảm khí thải ảnh hưởng đến môi
trường và thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

1.2. Mục tiêu của đề tài


Ngoài mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm phong phú nguồn nhiên
liệu dùng cho các phương tiện giao thông vận tải, đề tài còn hướng đến mục tiêu sử
dụng hiệu quả hơn nguồn nhiên liệu sạch và làm chủ công nghệ chuyển đổi động cơ
xăng sang sử dụng CNG.

Nghiên cứu kĩ hơn về nguồn năng lượng thay thế CNG và ứng dụng trên hệ
thống nhiên liệu khí trên ô tô.

1.3. Cấu trúc bài báo cáo


Bài báo cáo được chia gồm: 2 phần
+ Chương 1: Tổng quan về khí thiên nhiên CNG

+ Chương 2: Khí CNG được ứng dụng trên ô tô

1
Phần 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÍ THIÊN NHIÊN CNG


1.1. Nguồn gốc, quá trình khai thác và xử lí

Khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù du, các vi sinh vật sống dưới nước
bao gồm tảo và động vật nguyên sinh. Khi các vi sinh vật này chết đi và tích tụ trên
đáy đại dương, chúng dần bị chôn đi và xác của chúng được nén dưới các lớp trầm
tích. Trải qua hàng triệu năm, áp suất và nhiệt độ đã chuyển hoá các chất hữu cơ này
thành khí thiên nhiên.

Do dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tạo ra bằng các quá trình tự nhiên
tương tự nhau, hai loại hydrocacbon này thường được tìm thấy cùng nhau trong các
bể chứa ngầm tự nhiên. Sau khi dần được tạo nên trong lòng vỏ trái đất, dầu mỏ và
khí thiên nhiên đã dần chui vào các lỗ nhỏ của các tầng đá xốp xung quanh, những
tầng đá xốp này có vai trò như các bể chứa tự nhiên. Do các lớp đá xốp này thường
có nước chui vào, cả dầu mỏ và khí thiên nhiên vốn nhẹ hơn nước và kém dày đặc
hơn các tầng đá xung quanh nên chúng chuyển lên trên qua lớp vỏ, đôi khi cách xa
nơi chúng tạo ra.

Cuối cùng, một số hydrocacbon này bị bẫy lại bởi các lớp đá không thấm (đá
không xốp), các lớp đá này được gọi là đá “mũ chụp”. Khí thiên nhiên nhẹ hơn dầu
mỏ, do đó nó tạo ra một lớp nằm trên dầu mỏ. Lớp khí này được gọi là “mũ chụp
khí”. Các lớp than đá có chứa lượng mêtan đáng kể, mêtan là thành phần chính của
khí thiên nhiên. Trong các trữ lượng than đá, mêtan thường bị phân tán vào các lỗ các
vết nứt của tầng than. Khí thiên nhiên này thường được gọi là khí mêtan trong tầng
than đá.

Từ những năm 1990, việc nghiên cứu sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu đã
được thực hiện ở nhiều khu vực trên thế giới. Khí thiên nhiên được xem là nhiện liệu
sạch vì vậy việc sử dụng nó để chạy động cơ ngoài mục đích đa dạng hóa nguồn nhiên
liệu còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường một cách đáng kể.

2
Khí thiên nhiên có thể chứa trong bình nhiên liệu của ô tô ở hai dạng:

- Dạng khí ở nhiệt độ môi trường và áp suất cao.

- Dạng lỏng ở nhiệt độ -1610C và áp suất môi trường không khí.

Trong bài nghiên cứu này, chủ yếu nghiên cứu nhiên liệu thiên nhiên ở dạng
khí ở nhiệt độ môi trường và áp suất cao CNG (Compressed Natural Gas).

1.2. Tính chất của khí CNG

1.2.1. Tính chất vật lí


CNG là khí không màu, không mùi, không vị và nhẹ hơn không khí. Tuy nhiên
trong quá trình vận chuyển, tồn chứa và sử dụng thường được đưa thêm chất tạo mùi
để có thể nhận biết được rò rỉ. Thành phần chính là Methane (CH4) chiếm khoảng 95%.
1.2.2. Thành phần hóa học
Khí nén CNG (Compressed Natural Gas) là khí thiên nhiên được nén dưới áp
suất nhất định ( 200 – 250 Bar). Khí thiên nhiên là hỗn hợp chất khí cháy được bao
gồm phần lớn các hydrocacbon (hợp chất hóa học chứa cacbon và hydro). Cùng với
than đá và dầu mỏ, khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch, khí thiên nhiên có thể chứa
đến 85% mêtan (CH4) và khoảng 10% êtan (C2H6), và cũng có chứa số lượng nhỏ
hơn propan (C3H8), butan (C4H10), pentan (C5H12), và các alkan khác. Khí thiên nhiên,
thường tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ Trái Đất, được khai thác và tinh lọc
thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung năng thế giới. Khí thiên nhiên
chứa lượng nhỏ các tạp chất, bao gồm điôxít cacbon (CO2), hyđrô sulfít (HS), và nitơ
(N2). Do các tạp chất này có thể làm giảm nhiệt trị và đặc tính của khí thiên nhiên,
chúng thường được tách ra khỏi khí thiên nhiên trong quá trình tinh lọc khí và được
sử dụng làm sản phẩm phụ.

3
Biểu đồ 1.1 Thành phần cấu tạo CNG

2%1%
10%

87%

Methane Ethane Propane Khác

1.2.3. Khả năng ứng dụng cho động cơ


TSOT của CNG cao hơn so với xăng, trong động cơ chuyên dụng, công suất, tính
gia tốc và tốc độ tiết kiệm của ô tô CNG tốt hơn ô tô dùng động cơ xăng. Do quá trình
cháy của CNG có đặc điểm sạch hơn, nên ô tô sử dụng động cơ CNG hoạt động hiệu
quả hơn so với ô tô xăng, làm tăng tuổi thọ cho ô tô. Ở những ô tô làm việc nặng thì động
cơ sử dụng CNG sẽ ít ồn hơn so với động cơ diesel. Mặc dù CNG là khí đốt, nhưng phạm
vi cháy hẹp, làm cho nó là nhiên liệu an toàn. Mức độ an toàn của ô tô CNG ngang hàng
với ô tô xăng. Khi bị tràn ra ngoài do tai nạn,...thì CNG không gây hại cho đất và nước,
nó không độc.
Khả năng phân tán của CNG nhanh, giảm tối thiểu sự nguy hiểm cháy nổ liên quan
đến xăng. CNG thương phẩm ổn định hơn xăng thương phẩm. CNG thường có giá thấp
hơn từ 15 ÷ 40% so với xăng hoặc diesel. CNG phải nạp lại nhiên liệu nhiều hơn, bởi lẽ
năng lượng tạo ra chỉ bằng khoảng 1/4 năng lượng so với xăng cùng thể tích. Thêm nữa,
ô tô CNG có giá khoảng 3500 ÷ 6000 USD cao hơn khi sử dụng động cơ xăng cho ô tô
này. Ô tô CNG được sử dụng và sản xuất ngày càng tăng và giá ô tô giảm là điều được
mong đợi.

4
Bảng 1.1. So sánh đặc tính CNG so với xăng
Đặc trưng CNG Xăng
Chỉ số octan 130 95
Nhiệt trị khối lượng (KJ/Kg) 50009 42690
Năng lượng hỗn hợp (KJ/dm3) 3,10 3,46
Giới hạn dưới thể tích bốc cháy (%V) 0,50 0,60
Tốc độ cháy chảy tầng ở độ đậm đặc 0,80 (cm/s) 30 37,5
Năng lượng đánh lửa tối thiểu (mJ) 0,33 0,26
Nhiệt độ đoạn nhiệt của màng lửa (K) 2227 2266
A/F (Kg KK/kg nhiên liệu) 17,23 14,60

Sự phát triển CNG có thể diễn ra với một số điều kiện. Trước hết nhiên liệu này
cần cho thấy được tính ưu việt chắc chắn so với những nhiên liệu đang cạnh tranh
như nhiên liệu khí hóa lỏng LPG. Mặt khác, người ta chỉ tiếp tục nghiên cứu sử dụng
nhiên liệu khí nếu như những giải pháp kĩ thuật về xử lí ô nhiễm khí xả động cơ nhiên
liệu lỏng không cải thiện được so với yêu cầu của luật môi trường. Cuối cùng, như
những nhiên liệu khác, sự thâm nhập của CNG đòi hỏi:

- Chính sách thuế khuyến khích người sử dụng.


- Cơ sở hạ tầng phục vụ việc cung cấp CNG cho ô tô.
- Giải quyết vẫn đề tâm lý của người sử dụng liên quan đến tính an toàn của ô
tô dùng CNG.

Nhìn chung, động cơ dùng CNG có rất nhiều hứa hẹn đối với ô tô hoạt động
trong thành phố hay vùng ven đô thị, những khu vực mà tình trạng ô nhiễm môi
trường do phương tiện vận hành gây ra ngày càng trở nên trầm trọng. Ở một số khu
vực trên thế giới, người ta đã bắt đầu sử dụng CNG cho ô tô chạy trong thành phố.
Các quốc gia như Mỹ, Ý, Canada, Hà lan …đã xây dựng những cơ sở hạ tầng phục
vụ cho việc phát triển ô tô dùng nhiên liệu khí.

5
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của khí CNG so với xăng và dầu diesel
Bảng 1.2 So sánh khí CNG với xăng và dầu diesel

Tiêu chí Khí CNG Xăng Dầu diesel

Giá thành Rẻ hơn Đắt hơn Đắt hơn

Tác động với môi


Thân thiện Ít thân thiện Ít thân thiện
trường

Hiệu suất động cơ Tương đương Tương đương Cao hơn

CO2 thấp, NOx CO2 cao, NOx CO2 cao, NOx


Khí thải
thấp, SOx thấp cao, SOx cao thấp, SOx thấp

Hạ tầng Hạn chế Phổ biến Phổ biến

Công nghệ Chuyên biệt Phổ biến Phổ biến

Chính sách Hỗ trợ Hoàn thiện Hoàn thiện

 Ưu điểm của xăng và dầu diesel


 Hạ tầng phát triển và hoàn thiện hơn so với CNG
 Chính sách đã được hoàn thiện
 Nhược điểm của xăng và dầu diesel
 Hiệu quả kinh tế: Đắt hơn so với khí CNG
 Hiệu suất động cơ: Tương đương
 Tác động đến môi trường: Thành phần khí thải điều cao hơn so với khí CNG
 Ưu điểm của khí CNG:
 Hiệu quả kinh tế: Giá thành rẻ hơn so với xăng và dầu diesel
 Hiệu suất động cơ: Tương đương với xăng và cao hơn dầu diesel
 Tác động đến môi trường: Giảm thiểu khí thải CO2, NOx, SOx
 Nhược điểm của khí CNG
 Hạ tầng: số lượng trạm nạp hạn chế
 Công nghệ: Chi phí chuyển đổi xe sang khí dụng khí CNG cao.

6
1.4. Ứng dụng của khí CNG

1.4.1. Trong Công Nghiệp

Nhiên liệu: CNG được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nung, lò sấy, nồi hơi
và các thiết bị công nghiệp khác.

Nguyên liệu: CNG được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm
hóa chất như amoniac, methanol và urea.

 Ưu điểm: So sánh với các nhiên liệu truyền thống như than đá và dầu mỏ,
CNG có nhiều ưu điểm:
 Sạch hơn: CNG cháy sạch hơn và sinh ra ít khí thải hơn
 Hiệu quả hơn: CNG giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí

Hình 1.1 Trạm cấp CNG cho hộ công nghiệp

1.4.2. Trong Nông Nghiệp


Sấy nông sản: CNG được dùng để sấy khô các loại nông sản như lúa, bắp, cà
phê và hồ tiêu.

Cung cấp năng lượng cho các thiết bị nông nghiệp: CNG được sử dụng để cung
cấp năng lượng cho các thiết bị nông nghiệp như máy bơm nước, máy sấy.

 Ưu điểm:
 CNG giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí

7
1.4.3. Trong lĩnh vực vận tải

CNG được sử dụng làm nhiên liệu cho nhiều loại phương tiện giao thông như ô
tô, xe tải, xe buýt, xe máy, tàu thuyền và máy bay.

 Ưu điểm: So với xăng dầu, CNG có ưu điểm:


 Thân thiện với môi trường
 CNG giúp cải tiến hiệu suất động cơ và tiết kiệm nhiên liệu

Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông
đầu tiên ở ý vào những năm 1930. Vào thập kỷ 1950, Pháp đã có 10.000 phương tiện
chạy nhiên liệu CNG. New Zealand, Canada, Mỹ đã có thị trường về CNG vào những
năm 1970 và 1980. Hiện nay, có hơn 1.000.000 phương tiện giao thông sử dụng nhiên
liệu CNG ở 47 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 1994 có hơn 2.700 trạm cung cấp
CNG được báo cáo.

Tại Việt Nam,hiện nay nhu cầu cung cấp khí CNG cũng khá cao, khi trong
ngành dầu khí thì khí CNG được ưu tiên sử dụng khá nhiều do nó có giá thành rẻ hơn
so với các nguồn nhiên liệu khác.

Các động cơ được ứng dụng khí CNG có thể giảm thiểu đến 90% lượng khí thải
ra môi trường, góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn môi trường đô thị.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, từ giữa năm 2010 xe buýt CNG đã được đưa vào
chạy thí điểm, đến giữa năm 2011 được áp dụng cho một tuyến đường ở thành phố Hồ
Chí Minh và dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 350 xe buýt CNG hoạt động.

Hiện nay, đã có hơn 600 xe buýt chạy bằng nhiên liệu CNG và ngày càng có
nhiều đơn vị mạnh dạn đầu tư thay thế hoàn toàn các xe buýt hỏng, xuống cấp, chuyển
đổi sang sử dụng xe buýt CNG, hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống vận tải công
cộng xanh, sạch đẹp.

8
CHƯƠNG 2:KHÍ CNG ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRÊN Ô TÔ
2.1. Giới thiệu về xe buýt xanh Samco City H.76 CNG

Hình 2.1. Xe buýt xanh sử dụng CNG

H.76 CNG là dòng xe buýt loại lớn với sức chứa 76 người, sử dụng động cơ
Huyndai – Hàn Quốc, hoạt động bằng khí gas CNG thân thiện với môi trường, phù
hợp với các tuyến vận tải hành khách có lưu lượng lớn.

Động cơ xe bus hiện nay là động cơ Diesel 4 kì. Để sử dụng được nhiên liệu
khí cho xe bus ta phải cải tiến về kết cấu động cơ cũng như hệ thống nhiên liệu. Với
hiện trạng về nhiên liệu khí ở nước ta hiện nay, các loại nhiên liệu khí có thể sử dụng
cho động cơ trên xe buýt là khí thiên nhiên nén CNG.

2.2. Phương án sử dụng nhiên liệu khí trên xe buýt


Có 2 cách sử dụng khí tự nhiên cho động cơ Diesel

- Cách 1:

Chuyển đổi động cơ diesel sang động cơ chạy khí thiên nhiên, đánh lửa cưỡng
bức, kết hợp thay đổi tỉ số nén phù hợp.

 Ưu điểm:
 Việc điều khiển khởi động dễ dàng.
 Mức ô nhiễm thấp.

9
 Khuyết điểm:
 Động cơ có sự thay đổi kết cấu nhiều, tốn chi phí gia công lắp đặt. Phải thay
kim phun bằng bugi, phải gia công lại lỗ kim phun để lắp bugi. Buồng cháy
cũng được gia công lại để giảm tỉ số nén.
 Trong điều kiện các trạm cung cấp nhiên liệu khí thiên nhiên chưa phổ biến
thì việc vận hành xe gặp khó khăn trong vấn đề nạp nhiên liệu.
- Cách 2:

Chuyển đổi động cơ diesel sang động cơ hai nhiên liệu: nhiên liệu diesel phun
mồi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong xylanh.

 Ưu điểm:
 Động cơ ít thay đổi về kết cấu, chi phí chuyển đổi thấp.
 Việc vận hành xe thuận lợi hơn trong vấn đền nạp nhiên liệu.
 Khuyết điểm:
 Bố trí hệ thống nhiên liệu phức tạp, khó khăn cho việc lắp đặt sửa chữa.
 Chi phí bão dưỡng cao vì có 2 hệ thống nhiên liệu.
 Mức độ ô nhiễm cao hơn.
2.3. Các phương án bố trí bình nhiên liệu
Khi sử dụng nhiên liệu khí CNG cho động cơ trên xe buýt, có một số thay đổi
về bố trí chung trên xe buýt. Phần hệ thống nhiên liệu được bố trí lại. Phải thiết kế
lắp đặt một số cụm của hệ thống nhiên liệu như : bình nhiên liệu CNG, bộ giảm áp,
bộ hoà trộn, bố trí đường ống dẫn nhiên liệu. Đặc biệt là bình nhiên liệu, do nó có
khối lượng khá lớn so với bình nhiên liệu diesel, kích thước chiếm chỗ cũng lớn hơn,
cho nên vấn đề tăng tải trọng lên các cầu xe, sự thay đổi trong tâm của xe, không gian
chiếm chỗ trên xe được quan tâm.

2.3.1. Phương án 1
Bình nhiên liệu được bố trí trên nóc xe, gần tâm cầu sau. Trọng lượng cầu sau
tăng lên rất nhiều so với cầu trước, tăng khả năng bám của xe, nhưng giảm khả năng
ổn định của xe khi quay vòng, tăng tốc.

10
Hình 2.2. Bố trí phương án 1

2.3.2. Phương án 2
Bình nhiên liệu bô trí gần tâm cầu trước. Trọng lượng phân bố lên cầu trước
tăng, làm tăng độ ổn định khi quay đầu và tăng tốc. Nhưng mất độ ổn định khi phanh.

Hình 2.3. Phương án bố trí 2

2.3.3. Phương án 3
Bình chứa nhiên liệu được bố trí dưới gầm xe, giữa 2 cầu xe. Bình nhiên liệu
được lắp vào khung xe. Chiều cao trọng tâm của xe sẽ giảm. Tăng khả năng ổn định
xe ngược lại khó khăn khi bảo dưỡng sửa chữa.

11
Hình 2.4. Phương án bố trí 3

Cách tốt nhất là bố trí bình nhiên liệu có trọng tâm trùng với trọng tâm của xe
lúc ban đầu. Vì vậy phương án 3 là phương pháp tốt nhất cho việc bố trí bình chứa
nhiên liệu vì: trọng tâm sẽ không thay đổi nhiều so với trước khi bố trí, thậm trí trọng
tâm còn hạ thấp xuống nữa, điều này càng có lợi cho tính ổn định của xe. Đối với xe
bus thì phần gầm xe thường ít được sử dụng nên vấng đề choán chổ không gây ảnh
hưởng gì, chỉ cần đảm bảo khoảng sáng gầm xe theo quy định là được.
2.3.4. Bình chứa nhiên liệu
Bình dự trữ nhiên liệu dùng để chứa khí CNG ở áp suất cao (khoảng
200kG/cm2), lượng khí dự trữ đủ để động cơ hoạt động trong 1 khoảng thời gian làm
việc của xe buýt. Bình được thiết kế chịu được áp suất cao, thường làm bằng thép,
bằng composit, bằng nhôm có gia cường sợi carbon, sợi thủy tinh. Yêu cầu là bình
không bị nổ vỡ trong trường hợp xảy ra tai nạn như cháy, va chạm.

Hình 2.5. Bình chứa khí CNG

12
2.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ
2.4.1. Phần động cơ

Hình 2.6. Động cơ OM6NG3 sử dụng khí thiên nhiên CNG

So với xăng, nhiên liệu khí thiên nhiên có chỉ số octane cao hơn nên có thể tăng
tỉ số nén, làm cho hiệu suất nhiệt tăng. Khí thiên nhiên có nhiệt trị riêng khối lượng
cao hơn so với nhiên liệu lỏng thông thường. Cho nên cùng hiệu suất như nhau, suất
tiêu hao nhiên liệu tính theo khối lượng của động cơ sử dụng khí thiên nhiên thấp hơn
khi sử dụng các loại nhiên liệu lỏng khác.

Khi cải tạo động cơ diesel thành động cơ sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên thì
momen cực đại, công sức cực đại có giảm đi so với động cơ nguyên thủy.
2.4.2. Phần hệ thống cung cấp nhiên liệu

Hình 2.7. Hệ thống nhiên liệu CNG điển hình

13
1. Bình chứa; 2. Van ngắt chính; 3. Ống nạp CNG; 4. Đồng hồ áp suất

5. Bộ lọc Gas; 6. Bộ điều áp; 7. Van gas; 8. Kim phun; 9. Van tiết lưu phụ

10. Van tiết lưu chính; 11. Bugi; 12. Bộ lọc khí; 13. Bộ xúc tác và giảm thanh

 Nguyên lí làm việc:

- Khi động cơ làm việc:

Khi công tắc ở buồng lái ở vị trí OFF, van khóa nhiên liệu ở trạng thái đóng.
Không có nhiên liệu trong hệ thống ống dẫn. Các van có tải, van không tải, van một
chiều ở trạng thái đóng.
Khi cống tắc điện ở vị trí ON, van khóa nhiên liệu mở cho khí CNG có áp suất cao
(khoảng 200kg/cm2) lưu thông đến bộ giảm áp. Lúc này, do động cơ không hoạt động
nên không tạo ra chênh lệch áp suất trong bộ giảm áp. Các van không tải và có tải
vẫn đóng.

- Chế độ khởi động:

Khi khởi động, cánh bướm gió gần như đóng kín, không gian đường nạp phía
sau bướm gió có độ chân không lớn. Độ chân không này làm mở van 1 chiều, đồng
thời làm cho van không tải mở ra, nhiên liệu từ bộ giảm áp đến bộ hòa trộn, cùng với
không khí lọt qua khe hở của bướm gió hòa trộn rồi vào xy lanh ở kỳ nạp. Độ đậm
đặc của hỗn hợp trong giai đoạn này lớn. Van không tải của bộ giảm áp được mở do
sự dịch chuyển của 1 màng cao su thông qua một cơ cấu đòn bẩy. Khi có độ chân
không thì màng cao su dịch chuyển làm cho đòn bẩy mở van không tải.

- Chế độ không tải:


Khi động cơ bắt đầu hoạt động thì bướm gió từ từ mở ra. Khi động cơ đã khởi
động thì bướm gió mở hoàn toàn, bướm gas gần như đóng kín. Lưu lượng không khí
qua họng tiết lưu thấp nên độ chênh áp nhỏ, không đủ lực để mở van một chiều. Độ
chân không sau bướm gas lớn, được truyền đến buồng của bộ giảm áp để mở van
không tải. Khí CNG áp suất thấp từ bộ giảm áp đến hòa trộn với không khí ở bộ hòa
trộn rồi vào xy lanh động cơ ở kỳ nạp. Lưu lượng khí CNG qua van không tải bằng
với lượng nghiên liệu mà động cơ cần thiết ở chế độ không tải.

14
- Chế độ có tải :

Khi động cơ chuyển từ chế độ không tải sang chế độ có tải, bướm gas mở từ từ.
Lưu lượng không khí qua họng tiết lưu tăng dần làm cho độ chân không ở đây tăng
dần, mở van một chiều. Độ chân không này truyền đến buồng chân không của bộ
giảm áp, làm mở van có tải, một lượng khí CNG qua van này bổ sung vào lượng khí
CNG qua van không tải, đến hòa trộn với không khí ở bộ hòa trộn rồi vào xy lanh ở
kỳ nạp. Độ mở của van có tải phụ thuộc vào độ chân không của họng tiết lưu, tức là
độ mở bướm gas. Do đó lưu lượng qua van có tải phụ thuộc vào độ mở của van này,
tức là phụ thuộc vào tải của động cơ.
- Chế độ tăng tốc

Khi tăng tốc, bướm gas mở độ ngột, làm cho lưu lượng không khí tăng lên rất
nhanh. Nếu không bổ sung một lượng nhiên liệu kịp thời thì hỗn hợp sẽ loãng, làm
cho quá trình cháy diễn ra khó, có thể động cơ bị ngừng hoạt động. Một cơ cấu sẽ mở
van có tải rộng hơn ngay khi bướm gas mở đột ngột, bổ sung kịp thời một lượng nhiên
liệu, hỗn hợp không bị làm loãng quá mức, bảo đảm động cơ hoạt động bình thường.

2.5. Mức độ phát thải ô nhiễm


Bảng 2.1. Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Nhiên liệu
Chất gây ô nhiễm
Xăng (mg) Khí tự nhiên (mg)
Methane 64 360
Ethylene 117,4 40
Propylene 72,8 10,2
Butanes 12,9 10,3
But-1-ene 7,8 0
n-Pentane 15 0
Buta-1,3-diene 18 0
Benzen 65 0
Toluene 130,1 0
(m+p)-Xylene 84,6 0
Ethane 28,3 50

15
Propane 100 45,6
Acetylene 57,9 20,0
(E)-But-2-ene 6,1 0
Isobutene 40 0
Isopentane 39,9 0
Propyne 15 0
Pen -1 - ene 8,7 0
Iso - o ctane 46,1 0
Ethylbenzene 15,9 0
(o) - Xylene 19 0

Ta thấy rằng cơ sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên chỉ phát thải các chất
hydrocarbure từ C1 đến C4, ít độc hơn so với các chất như benzene và toluene có trong
thành phần khí xả của động cơ xăng.
Biều đồ 2.1. Biểu thị nồng độ khí thải động cơ so với tiêu chuẩn

10,2

6,2

3,6
3

0,38 0,8

NOx CNG CO CNG HC CNG


g/kW-h

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy:

 Nồng độ phát thải của khí NOx là 3,6 còn đối với khí CNG là 0,38.
 Nồng độ phát thải của khí CO là 10,2 còn đối với khí CNG là 3.
 Nồng độ phát thải của khí HC là 6,2 còn đối với khí CNG là 0,8

Ta có thể thấy:

 Nồng độ phát thải của khí CNG thấp hơn so với 3 khí còn lại.
16
Biều đồ 2.2 Biểu thị mức độ phát thải tổng cộng của động cơ sử dụng nhiên liệu
Diesel, Methanol, CNG

700

600

500

400
Kg

300 636

200
260
100
102
0
ĐC Diesel ĐC Mathanol ĐC CNG

Dựa vào biểu đồ ta thấy:

 Mức phát thải tổng cộng của động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel là cao nhất:
636 kg
 Mức phát thải tổng cộng của động cơ sử dụng nhiên liệu khí Methanol ở mức
trung bình so với nhiên liệu Diese là 260kg thấp hơn động cơ Diesel là
327 kg.
 Mức phát thải tổng cộng của động cơ sử dụng nhiên liệu khí CNG ở mức thấp
nhất so với 2 nhiên liệu Diesel và khí Methanol là 102kg thấp hơn động cơ sử
dụng nhiên liệu Diesel là 534kg và động cơ sử dụng nhiên liệu khí Methanol
là 158kg

Ta có thể thấy:

 Mức độ phát thải của ô tô chạy nhiên liệu CNG rất thấp so với tiêu chuẩn quy
định. Nếu sử dụng nhiên liệu CNG thì mức độ phát thải tổng cộng chỉ bằng
khoảng 16% so với nhiên liệu diesel.

17
2.6. Tình hình ứng dụng khí CNG trên Thế giới và Việt Nam hiện nay

2.6.1 Trên thế giới

Phát triển mạnh mẽ: Khí CNG được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nguồn tài nguyên khí đốt dồi dào như
Argentina, Pakistan, Iran, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

 Số lượng phương tiện:

- Theo thống kê, tính đến năm 2023, đã có hơn 28 triệu xe sử dụng khí CNG
trên toàn thế giới.

- Trung Quốc là quốc gia có số lượng xe sử dụng CNG lớn nhất, tiếp theo là Ấn
Độ, Pakistan và Iran.

 Dự kiến

Tăng trưởng: Ngành CNG toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong
những năm tới, nhờ vào chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí và tiềm năng
phát triển của ngành khí đốt trong nước.

2.6.2. Tại Việt Nam

Ngành CNG Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, được thúc đẩy bởi
chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí và tiềm năng phát triển của ngành
khí đốt trong nước.

 Lợi ích của việc này:

- Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu: Sử dụng CNG giúp giảm phụ thuộc
vào nhập khẩu xăng và diesel, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Phát triển kinh tế: Ngành CNG có thể thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra việc
làm và thu hút đầu tư.

- Giảm lượng khí thải ra môi trường.

18
 Ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

- Xe ô tô: Hiện nay, Việt Nam có hơn 100.000 xe ô tô sử dụng khí CNG.

- Xe buýt: Có hơn 2.000 xe buýt sử dụng khí CNG đang hoạt động tại các thành
phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

- Xe tải: Một số doanh nghiệp vận tải bắt đầu sử dụng xe tải chạy bằng khí CNG.

 Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp

- Sản xuất xi măng: Một số nhà máy xi măng sử dụng khí CNG để thay thế cho
than đá và dầu mazut.

- Sản xuất gốm sứ: Khí CNG được sử dụng để nung lò gốm sứ.

- Sấy nông sản: Khí CNG được sử dụng để sấy khô nông sản.

 Hạ tầng

Trạm khí nén: Hiện nay, Việt Nam có hơn 200 trạm nén khí CNG trên toàn quốc

Hệ thống đường ống: Hệ thống đường ống khí CNG đang được phát triển để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

 Thánh thức

Giá thành: Giá thành của CNG tại Việt Nam hiện nay vẫn cao hơn so với xăng
và diesel do chi phí đầu tư cho hạ tầng và thuế phí.

Nhận thức: nhận thức của nhiều người tiêu dùng về khí CNG còn hạn chế

2.7. Giải pháp phát triển ứng dụng khí CNG trên ô tô

2.7.1 Giải pháp về hạ tầng

 Phát triển hệ thống trạm nén CNG

- Cần tăng số lượng trạm nén khí CNG trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng.
- Các trạm nén khí CNG cần được phân bổ hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho người
sử dụng.
- Nâng cao công suất của các trạm nén khí CNG để rút ngắn thời gian chờ đợi
cho người sử dụng.
19
 Phát triển hệ thống đường ống khí CNG
- Mở rộng mạng lưới đường ống khí CNG đến các khu vực có nhu cầu sử dụng
khí CNG cao.
- Kết nối hệ thống đường ống khí CNG với các nguồn cung cấp khí như mỏ khí,
nhà máy khí hóa lỏng (LNG) và các đường ống khí quốc tế.
2.7.2. Giải pháp về chính sách

 Chính sách thuế


- Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với khí CNG để giảm giá thành cho người sử
dụng.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng
CNG trong một thời gian nhất định.
 Chính sách khuyến khích sử dụng
- Ưu tiên sử dụng khí CNG trong các phương tiện giao thông công cộng: Yêu
cầu các phương tiện giao thông công cộng sử dụng khí CNG.
- Hạn chế sử dụng xăng và diesel: Hạn chế sử dụng xăng và diesel trong một số
khu vực nhất định.
- Hỗ trợ lãi suất vay: Hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ
tầng CNG.
Ngoài ra, một số giải pháp khác cũng có thể được áp dụng:

Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển và
sử dụng khí CNG để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ công nghệ.
Nâng cao nhận thức: Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của khí
CNG và cách sử dụng khí CNG an toàn.

20
KẾT LUẬN

Khí CNG là một nhiên liệu tiềm năng cho Việt Nam và thế giới, có thể giúp:

Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu Phát triển kinh tế Bảo vệ môi trường
Đảm bảo an ninh năng lượng

Tuy nhiên, để ứng dụng khí CNG hiệu quả, cần có:

- Hạ tầng: Phát triển hệ thống trạm nén khí CNG và đường ống khí CNG
- Chính sách: Hỗ trợ chính sách về thuế, giá thành, khuyến khích sử dụng
- Công nghệ: Nâng cao hiệu suất động cơ, giảm chi phí sản xuất, phát triển công
nghệ lưu trữ và sử dụng
- Nhận thức: Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích và cách sử dụng an
toàn

Với sự nỗ lực của các bên liên quan, hy vọng rằng ứng dụng khí CNG sẽ được
thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong tương lai, góp phần vào sự nổ lực giảm khí thải ra môi
trường và sự phát triển bền vững và của Việt Nam và thế giới.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo Trình Các Nguồn Năng Lượng Mới

[2]TS. Bùi Xuân Cường và TS. Nguyễn Văn Minh (2015), “Khí tự nhiên nén CNG –
Nguồn nhiêu liệu cho giao thông vận tải”

22

You might also like