Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC DUY TÂN – ĐÀ NẴNG

KHOA Y

CHĂM SÓC PHỤ NỮ VIÊM NHIỄM


ĐƯỜNG SINH DỤC

Bác Sĩ CKI Trần Thị Thanh Chi


Đối tượng: Cử nhân Điều Dưỡng Học kỳ 1 Năm 3
Thời gian: 2 tiết

Email: bschi66@gmail.com
MỤC TIÊU

.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. ĐẠI CƯƠNG

➢ Viêm nhiễm đường sinh dục (Genital tract infections


(GTIs)) ở phụ nữ là một bệnh phụ khoa thường gặp.

➢ Bệnh thường không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng


tới sinh hoạt và khả năng lao động của người phụ
nữ, đôi lúc để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô
sinh, GEU, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh…

➢ Triệu chứng chung trong hầu hết các trường hợp là:

KHÍ HƯ
1. ĐẠI CƯƠNG

❖Một số cơ chế bảo vệ


đường sinh dục thấp:
✓ Môi trường acid ở âm đạo
✓ Lớp biểu mô lát dày của
âm đạo.
✓ Sự khép kín của âm đạo
✓ Các chất tiết từ các tuyến
cổ tử cung và tuyến
Bartholin
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.1. Viêm âm hộ (Vulvitis): là nhiễm trùng khu trú từ màng trinh


tới 2 môi lớn.
2.1.1. Nguyên nhân
❑Do vi trùng, virus, nấm…
❑Điều kiện thuận lợi: do vệ
sinh cá nhân kém, do giao
hợp thô bạo gây xước niêm
mạc tiền đình.

Hình ảnh viêm âm hộ


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.1. Viêm âm hộ (Vulvitis):
2.1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Viêm âm hộ cấp tính Viêm âm hộ mạn tính
Lâm sàng: Khí hư màu Triệu chứng đau giảm nhưng
vàng lẫn mủ, đôi khi có mùi khí hư không giảm kèm
hôi. Quan hệ tình dục đau. ngứa, rát vùng tiền đình
Khám: niêm mạc đỏ, phù nề. Niêm mạc đỏ, hồng xen kẽ,
Có nhiều khí hư vàng, lẫn mủ, đỡ phù nề. Có nhiều ổ áp xe
chạm vào đau trên bề mặt.

❖ Cận lâm sàng: Soi, nhuộm gram hay cấy để tìm thấy tác
nhân gây bệnh. Làm kháng sinh đồ điều trị thích hợp.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.1. Viêm âm hộ (Vulvitis):


2.1.3. Xử trí
• Hạn chế hoạt động tình dục.

• Giữ vệ sinh cá nhân.

• Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng các dd


sát trùng như dung dịch: Gynopha,
Lactacyd, mercryl lauryl.

• Dùng kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ.


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin hay tuyến Skene

❖ Tuyến bartholin hay tuyến Skene nằm ở vùng tiền đình,


thường bị viêm hay bị áp xe do cửa tuyến rộng lại nằm
ngay đầu dưới âm đạo, ngoài màng trinh.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin hay tuyến Skene


2.2.1. Triệu chứng lâm sàng.
❖ Viêm tuyến Bartholin cấp tính

❑ Viêm tuyến Bartholin cấp tính có biểu hiện lâm sàng


giống như viêm âm hộ: ra khí hư, đau và ngứa.

❑ Khám: vùng âm hộ viêm đỏ, vùng của tuyến Bartholin


viêm đỏ. Nắn vào vùng tuyến đó BN kêu đau, đôi khi
thấy mủ từ trong tuyến chảy ra.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin hay tuyến Skene
❖Viêm tuyến Bartholin mạn tính: thường ở hình thái
áp xe tuyến.
❑ Biểu hiện lâm sàng: tình trạng viêm giảm dần, nhưng
vẫn còn ra khí hư và đau. Một bên âm hộ ngày càng
nổi to lên.

❑ Khám: niêm mạc âm hộ viêm đỏ, đặc biệt vùng cửa


tuyến. Nắn khối áp xe có thể thấy mủ chảy ra qua cửa
tuyến và bệnh nhân đau.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin hay tuyến Skene


2.2.2. Xử trí
❖ Trường hợp viêm cấp tính.
❑ Dùng dung dịch thuốc sát trùng vùng âm hộ

❑ Dùng kháng sinh liều cao và kết hợp.


❖ Trường hợp viêm mạn tính
➢ Nội khoa: tương tự viêm cấp tính.

➢ Ngoại khoa: sau khi điều khi nội khoa ổn định, tiến
hành phẩu thuật bóc bỏ khối áp xe.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3. Viêm âm đạo, cổ tử cung


2.3.1 Nguyên nhân
• Do nấm Candida albican. • Do Vi khuẩn

• Do Trichomanas vaginalis • Do giảm estrogen ở người


nhiều tuổi đã mãn kinh.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3. Viêm âm đạo, cổ tử cung


2.3.1. Viêm âm đạo do tạp trùng (Bacterial Vaginosis)
❑ Triệu chứng cơ năng: Ra huyết trắng nhiều, màu trắng
xám, rất hôi.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM SINH DỤC
THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.1. Viêm âm đạo do tạp trùng (Bacterial Vaginosis)


❖ Đặt mỏ vịt:
Viêm cấp tính Viêm mạn tính
Bệnh nhân than đau nhiều Bệnh nhân đau ít hơn
Toàn bộ niêm mạc viêm đỏ Niêm mạc có chỗ hồng và đỏ
không đều
Nhiều khí hư loãng, trắng Khí hư màu trắng đục hoặc
đục hay vàng lẫn mủ vàng lẫn mủ, mùi ít hôi hơn
❖ Xét nghiệm khí hư: Whiff test (+), phết âm đạo có hình ảnh
“Clue cell”. Nhuộm gram hoặc cấy tìm vi trùng gây bệnh,
làm kháng sinh đồ để có phương hướng điều trị thích hợp.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.1. Viêm âm đạo do tạp trùng (Bacterial Vaginosis)

Hình ảnh “Clue cell”


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.1. Viêm âm đạo do tạp trùng (Bacterial Vaginosis)


❖Hướng xử trí:
❑Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát
trùng.
❑Kháng sinh, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng
sinh đồ.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.2. Viêm âm đạo do nấm Candida albican

❑ Triệu chứng lâm sàng: Khí hư màu trắng lợn cợn đóng
thành mảng, sánh đặc, gây ngứa, rát nhiều, giao hợp đau.

❑ Đặt mỏ vịt: niêm mạc bám nhiều khí hư màu trắng đặc,
không mùi. Trường hợp viêm mạn tính khí hư ít hơn, màu
không trắng đôi khi có mùi hơi hôi, khi bội nhiễm.

❑ Xét nghiệm: nhuộm gram hay soi tươi sẽ nhận biết được
loại nấm Candida albican.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.3.2. Viêm âm đạo do nấm Candida albican
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.3.2. Viêm âm đạo do nấm Candida albican
❖ Hướng xử trí:
❑ Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát trùng.
❑ Làm thuốc âm đạo bằng dung dịch kiềm natri bicarbonat 1%

❑ Dùng thuốc diệt nấm theo một trong các phác đồ sau:

➢ Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 UI, 1v/ngày X14 ngày.

➢ Clotrimazol 500mg, viên đặt âm đạo, đặt một liều duy nhất.

➢ Itraconazol (Sporal) 100mg uống 2 viên/ ngày x 3 ngày.

➢ Fluconazole 150mg uống một viên duy nhất.


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.3.3. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
❑ Khi thăm khám hoặc đặt mỏ vịt: Khí hư nhiều xanh loãng,
có bọt, mùi tanh hôi.

Trường hợp nặng: có dấu hiệu “Trái dâu tây”.

❑ Xét nghiệm: Soi tươi thấy hình ảnh trùng roi di động.

❑ Điều trị: Cả vợ và chồng: Metronidazol 1g/ngày x 7 ngày.

Vợ: đặt thêm Metronidazol trong vòng 10 ngày.

❖ Tiêu chuẩn khỏi là tìm Trichomonas 3 vòng kinh liên tiếp (-)
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.3. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis

Hình ảnh viêm âm đạo do trùng roi âm đạo


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.4. Viêm âm đạo, cổ tử cung ở người già

Hình ảnh niêm mạc âm đạo ở người phụ nữ trong độ


tuổi sinh sản và ở người già
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.3.4. Viêm âm đạo, cổ tử cung ở người già
❑ Triệu chứng cơ năng: thường là viêm không đặc hiệu:
khí hư ít, có mủ, có thể lẫn máu, khô rát.

❑ Đặt mỏ vịt: bệnh nhân kêu đau, âm đạo màu hơi đỏ, có
chỗ bị xước màu đỏ.

❑ Xét nghiệm khí hư: Soi tươi dịch âm đạo thấy tế bào
trung gian. Soi, nhuộm, cấy tìm vi trùng nếu nghi ngờ
nhiễm trùng hoặc tìm những tế bào lạ.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.4. Viêm âm đạo, cổ tử cung ở người già

❖Hướng xử trí:

➢ Vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát


trùng.

➢ Bôi hay đặt viên thuốc estrogen.

➢ Nếu có bội nhiễm sử dụng kháng sinh thích hợp.


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ
2.3.5. Viêm cổ tử cung
❖ Triệu chứng: thường không điển hình, chủ yếu là ra khí
hư màu mủ vàng hoặc xanh, nhiều, đọng ở cổ tử cung.

❖ Khám: Cổ tử cung có thể bị lộ tuyến, viêm đỏ phù nề, dễ


chảy máu khi chạm.

❖ Cận lâm sàng:

❑ Xét nghiệm: Nhuộm gram: song cầu hình hạt cà phê, bắt
màu gram âm thì chẩn đoán là do lậu cầu.

❑ Test miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán Chlamydia.


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.5. Viêm cổ tử cung

Hình ảnh viêm lộ tuyến cổ tử cung


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.3.5. Viêm cổ tử cung


2.4.4. Điều trị:

❑ Do lậu cầu: Ceftriaxon 1g TB liều duy nhất, Cefixime


400mg uống liều duy nhất.

❑ Do Chlamydia: + Azitromycin 1g uống liều duy nhất.

+ Erytromycin, doxycyclin trong 7 ngày.

❖Luôn điều trị cho bạn tình


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.4. Viêm tử cung: thường là viêm


niêm mạc tử cung.
2.4.1. Nguyên nhân
• Thường xảy ra sau đẻ, sau sẩy, sau

nạo, sau hút điều hòa kinh nguyệt,

đặt và tháo dụng cụ tử cung hoặc

sau những thủ thuật thăm dò đường dưới.

• Viêm niêm mạc tử cung sau viêm âm đạo, cổ tử cung.


2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.4. Viêm tử cung


2.4.2. Triệu chứng
❖ Viêm niêm mạc tử cung cấp tính: thường xảy ra sau
một biến cố sản khoa: sau đẻ vài ngày sản phụ mệt mỏi,
da xanh xao, thiếu máu, sốt cao 390 – 400 , mạch nhanh,
sản dịch hôi, tử cung co hồi châm.

❖ Viêm niêm mạc tử cung man tính: ra nhiều khi hư, đôi
khi lẫn mủ màu vàng hoặc lẫn máu.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.4. Viêm tử cung


2.4.3. Cận lâm sàng
❑ Nạo sinh thiết buồng tử cung có thể thấy hình ảnh viêm:
tế bào viêm (bạch cầu).

❑ Siêu âm có thể thấy âm vang bất thường trong tử cung.

2.4.4. Hướng xử trí


❑ Nghỉ ngơi.
❑ Dùng kháng sinh đường toàn thân.

❑ Điều trị theo nguyên nhân nếu tìm thấy nguyên nhân.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.5. Viêm phần phụ (viêm vòi tử cung, buồng trứng và dây
chằng rộng)
2.5.1. Nguyên nhân
❖ Viêm phần phụ cấp tính: thường do lậu cầu, Chlamydia
trachomatis.
❖ Viêm phần phụ mạn tính: Lậu cầu, Chlamydia, lao.
2. CÁC HÌNH THÁI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG
SINH DỤC THÔNG THƯỜNG Ở PHỤ NỮ

2.5.2. Triệu chứng


❑ Cơ năng: khí hư màu vàng hoặc lẫn nhầy máu. Một
bên hố chậu hay hai bên (hiếm hơn) đau tự nhiên
hoặc nắn đau.
❑ Khám âm đạo kết hợp với nắn tay ngoài thấy khối
cạnh tử cung một hoặc 2 bên, bờ không rõ mật độ
không chắc, nắn đau.
Lay cổ tử cung thì khối đó không di động theo.
2.5.3. Hướng xử trí
❑ Kháng sinh toàn thân, phối hơp hay đặc hiệu theo
kháng sinh đồ nếu có kết quả cấy dịch âm đạo.
3. CHĂM SÓC PHỤ NỮ BỊ VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC

3.1. Nhận định

✓ Mức độ lo lắng và sự không thoái mái của người bệnh.

✓ Điều kiện nơi sống, thói quen của người bệnh.

✓ Toàn trạng: màu sắc da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn.

✓ Hình thái viêm nhiễm đường sinh dục: cần nắm vững
tinh chất khí hư của từng hình thái và những dấu hiệu
kèm theo như ra máu, tính chất kinh nguyệt.
3. CHĂM SÓC PHỤ NỮ BỊ VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC

3.2. Chấn đoán điều dưỡng: Một số chấn đoán


điều dưỡng có thể gặp như sau:

✓ Nguy cơ bội nhiễm do chấn đoán và điều trị không


kịp thời.

✓ Nguy cơ lây bệnh do chăm sóc và phòng bệnh


không tốt.

✓ Nguy cơ tái phát do điều trị dự phòng không tốt.


3. CHĂM SÓC PHỤ NỮ BỊ VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC
3.3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
Lập kế hoạch Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc về tinh Cung cấp thông tin về bệnh cho bênh nhân,
thần động viên giải thích cho người bệnh yên tâm.
Hướng dẫn chế độ Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý giàu chất dinh
ăn uống, vệ sinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh
giao hợp
Theo dõi toàn trạng Thực hiện theo dõi toàn trạng, sự tiển triển các
và tình trạng viêm biểu hiện lâm sàng của từng hình thái viêm và
nhiễm ghi vào phiếu chăm sóc
3. CHĂM SÓC PHỤ NỮ BỊ VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC
3.3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
Lập kế hoạch Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Lấy bệnh phẩm làm Đưa mẫu bệnh phẩm đi làm xét nghiệm và lấy
XN kết quả báo cáo cho bác sĩ.

Thực hiện y lệnh Thực hiện y lệnh chính xác cho từng hình thái
nghiêm túc viêm: đặt thuốc âm đạo phải đúng cách, dùng
kháng sinh toàn thân phải đúng liều, đúng giờ.

Giáo dục sức khỏe Giáo dục bệnh nhân thay đổi cách sống để bảo
cho BN và phòng tái đảm điều trị có kết quả như dinh dưỡng hợp lý,
phát theo điều trị chế độ vệ sinh, thói quen sống.
3. CHĂM SÓC PHỤ NỮ BỊ VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC

3.5. Đánh giá chăm sóc


3.5.1. Kết quả chăm sóc tốt khi
❑ Người bệnh thoái mái

❑ Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng giảm.

❑ Không xảy ra các biến chứng.


3.5.2. Kết quả chăm sóc chưa tốt khi
❖ Người bệnh mệt mỏi, lo lắng, khó chiu.

❖ Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng không giảm.

❖ Xảy ra biến chứng.


TỔNG KẾT
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Viêm nhiễm đường sinh dục thông thường ở người phụ nữ


là một bệnh phụ khoa thường gặp, với một triệu chứng chung
Khí hư
trong hầu hết các trường hợp là……..………
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

2. Tuyến Bartholin nằm ở vùng tiền đình, thường bị viêm hay bị


áp xe do cửa tuyến rộng lại nằm ngay đầu dưới âm đạo, ngoài
màng trinh.

A. Đúng

B. Sai
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

3. Tính chất của khí hư trong viêm âm đạo cấp tính do nấm
Candida albican:

A. Dịch đặc lợn cợn như váng sữa, màu trắng, không hôi.

B. Dịch loãng, màu vàng, hôi.

C. Dịch loãng, màu vàng, không hôi.

D. Dịch loãng, màu trắng, hôi.

E. Dịch đặc, màu trắng, hôi.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

4. Lập kế hoạch chăm sóc phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh


dục gồm:
1. Chăm sóc về tinh thần.
2. Hướng dẫn chế độ ăn uống, vệ sinh.
3. Theo dõi toàn trạng: màu sắc da, niêm mac, dấu hiệu
sinh tồn.
4. Thực hiện y lệnh nghiêm túc, tránh lây chéo cho bệnh
nhân khi chăm sóc.
Chọn :
A. 1,2 đúng B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng D. 3,4 đúng E. chỉ 4 đúng.
Tài liệu tham khảo
• 1. Cao Ngọc Thành (2013), “Chăm sóc phụ nữ
viêm nhiễm đường sinh dục”, Điều dưỡng Sản
Phụ khoa – Sách đào tạo Cử nhân Điều Dưỡng,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 53-61.
• 2. Dương Thị Cương (2013), “Viêm sinh dục”, Bài
giảng Sản Phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr. 261-269.
• 3. Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Từ Dũ
(2019), “Chương 2: Phụ khoa”, Phác đồ điều trị
Sản Phụ khoa 2019, Nhà xuất bản Thanh Niên,
Hồ Chí Minh, tr 172-198

You might also like