13. Các bệnh tim bs- Viêm phổi-đã chuyển đổi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

ĐẠI HỌC DUY TÂN – ĐÀ NẴNG

KHOA Y

CÁC BỆNH TIM BẨM SINH


THƯỜNG GẶP

Bác sĩ BS. Nguyễn Hữu Vĩnh


Đối tượng: CN Điều Dưỡng Học kỳ 1 Năm 3
Thời gian: 2 tiết

Email: vinhnguyenhuudn@gmail.com
MỤC TIÊU

• 1. Chẩn đoán được các bệnh tim bẩm sinh


thường gặp.
• 2. Biết được tiến triển và biến chứng của các
bệnh tim bẩm sinh thường gặp.
• 3. Nắm được nguyên tắc điều trị các loại
bệnh timbẩm sinh thường gặp.
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đại cương
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh
thường gặp
3. Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh
4. Chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh thường gặp
5. Một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp và
cách điều trị
6. Một số câu hỏi thường gặp khi có trẻ bị tim
bẩm sinh
ĐẠI CƯƠNG
1. ĐẠI CƯƠNG

• Bệnh tim bẩm sinh là dị tật liên quan đến cấu trúc
của tim, xuất hiện từ những tuần đầu của thời kỳ
bào thai trong giai đoạn quả tim đang hình thành.
Tại Mỹ, trung bình có 1 trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh
trong khoảng 125 - 150 trẻ sơ sinh.
• Tim bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất và là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu trong số các dị tật bẩm
sinh. Ngày nay với những tiến bộ trong chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống
còn của những trường hợp tim bẩm sinh phức tạp.
2. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TIM BẨM
SINH THƯỜNG GẶP

• Trẻ bị tim bẩm sinh có thể không có triệu chứng lâm


sàng. Trẻ được phát hiện bệnh khi thầy thuốc khám
bệnh và nghe thấy một tiếng thổi bất thường tại tim. Tuy
nhiên, vẫn có những trường hợp nghe tim thấy tiếng thổi
ở trẻ bình thường, gọi là tiếng thổi chức năng. Trong
trường hợp này bác sĩ lâm sàng sẽ cho bệnh nhân làm
một số xét nghiệm thăm dò để loại trừ bệnh tim bẩm
sinh.
2. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TIM BẨM
SINH THƯỜNG GẶP

• Có thể có triệu chứng của suy tim sung huyết. Bệnh nhân
có thể có các triệu chứng: tim đập nhanh, khó thở đặc biệt
khó thở khi gắng sức. Trẻ sơ sinh có thể biểu hiện bằng bú
kém, chậm tăng cân. Ngoài ra trẻ có thể có biểu hiện phù ở
chân, bụng hoặc quanh hốc mắt. Nguyên nhân là do quả
tim không có khả năng bơm máu một cách đầy đủ cho phổi
hoặc các cơ quan khác gây ứ dịch ở tim, phổi hoặc các bộ
phận khác của cơ thể.
• Một số bệnh tim bẩm sinh gây triệu chứng tím da, niêm
mạc, gốc móng tay. Tím có thể biểu hiện rất sớm ngay sau
sinh hoặc muộn hơn ở giai đoạn thiếu niên hoặc trưởng
thành. Tím là do máu trong tim bị pha trộn nên không cung
cấp đủ oxy cho cơ thể. Trẻ dễ bị mệt, khó thở đặc biệt khi
bú hoặc quấy khóc.
2. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TIM BẨM SINH
THƯỜNG GẶP

Tím là dấu hiệu để nhận biết bệnh tim bẩm sinh


3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIM BẨM SINH

• Nguyên nhân của hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều
chưa được biết đến. Các nhà khoa học chứng minh rằng
yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có vai trò trong hình
thành các dị tật tim bẩm sinh trong giai đoạn bào thai.
• Các nhà khoa học đã tìm ra 10 gen đột biến gây ra các dị
tật tim bẩm sinh độc lập (thông liên nhĩ, hội chứng thiểu
sản tim trái,…).Dị tật tim bẩm sinh có thể nằm trong bệnh
cảnh của các hội chứng di truyền khác như: hội chứng
Down (có 3 nhiễm sắc thể 21), hội chứng Turner, hội
chứng Noonan,…
3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIM BẨM SINH

• Những phụ nữ bị Rubella, cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.


Mẹ lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác, tiếp xúc
với hoá chất độc hại (thuốc trừ sâu) khi mang thai.
• Thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretionin, thuốc
thalidomide, một số thuốc chống động kinh. Một số nghiên
cứu cũng chỉ ra nếu mẹ sử dụng thuốc trimethoprim -
sulphonamid (Biseptol) để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
trong 3 tháng đầu thai kỳ.
• Mẹ mắc một số bệnh mạn tính như: đái tháo đường cũng
làm tăng nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh ở con. Tuy nhiên
nếu kiểm soát đường máu tốt thì nguy cơ con bị mắc tim
bẩm sinh giảm đi đáng kể.
4. CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG
GẶP

• Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nghi ngờ bị tim bẩm sinh cần đến
khám bác sĩ tim mạch nhi khoa. Tại đây trẻ sẽ được khám
lâm sàng và làm một số thăm dò không xâm lấn để chẩn
đoán xác định bệnh: chụp phim X quang phổi, điện tâm
đồ, siêu âm tim.
• Một số trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, sau khi có các
xét nghiệm trên, trẻ có thể được nhập viện để thông tim
thăm dò để đánh giá một cách chính xác các tổn thương
tim bẩm sinh.
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

5.1. Còn ống động mạch


• Ống động mạch tồn tại trong thời kỳ bào thai và sẽ đóng
lại trong vòng 2 tuần đến 1 tháng đầu sau khi trẻ ra đời.
Trường hợp sau thời gian trên mà ống không đóng lại gọi
là dị tật còn ống động mạch. Thường hay gặp ở trẻ sơ
sinh non tháng. Phương pháp điều trị dùng thuốc trong
những ngày đầu mới sinh hoặc can thiệp bít dụng cụ hoặc
phẫu thuật thắt ống động mạch.
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
5.2. Thông liên thất, thông liên nhĩ
• Tồn tại lỗ thông bất thường trên vách ngăn giữa hai buồng
tâm nhĩ và/ hoặc hai buồng tâm thất. Lựa chọn phương
pháp điều trị tuỳ thuộc vào vị trí giải phẫu và kích thước
của lỗ thông. Đối với các lỗ thông kích thước rất nhỏ có
thể theo dõi định kỳ, các lỗ thông kích thước lớn hơn cần
đóng lỗ thông bằng can thiệp dụng cụ hoặc phẫu thuật vá
lỗ thông.
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

5.3. Hẹp eo động mạch chủ


• Vị trí eo động mạch chủ có thể hẹp bất thường gây
cản trở tim bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều trị phẫu thuật
cắt bỏ chỗ hẹp rồi nối lại bằng đoạn mạch nhân tạo
hoặc can thiệp nong bóng hoặc đặt stent vị trí hẹp eo.
5.4. Bất thường van tim
• Một số trẻ sơ sinh bị hở van tim, hẹp van tim hoặc teo
tịt van bẩm sinh cần điều trị được bằng can thiệp hoặc
phẫu thuật.
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

5.5. Tứ chứng Fallot


• Là dị tật bao gồm 4 bất thường tim bẩm sinh gây ra
tình trạng máu nuôi cơ thể là máu pha trộn, trẻ có triệu
chứng tím với các mức độ khác nhau từ khi sinh ra.
Trẻ có thể được điều trị phẫu thuật sửa chữa trong
những tháng đầu sau sinh.
5.6. Hội chứng thiểu sản thất trái
• Là dị tật tim bẩm sinh trong đó buồng thất trái rất nhỏ
không thực hiện được chức năng. Nếu không được
phẫu thuật trẻ có thể tử vong trong vài tuần đầu sau
sinh.
5. MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
6. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CÓ TRẺ BỊ
TIM BẨM SINH

- Trẻ được phẫu thuật sửa chữa dị tật tim bẩm sinh ở lứa
tuổi nào?
• Tuỳ từng loại dị tật tim bẩm sinh. Có những trường hợp yêu
cầu phẫu thuật rất sớm ngay trong những tháng đầu sau
sinh. Có thể là phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc phẫu thuật sửa
tạm thời. Trẻ bị tim bẩm sinh cần được theo dõi định kỳ với
một bác sĩ tim mạch nhi để có những quyết định điều trị tại
những thời điểm phù hợp.
- Dị tật tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh?
• Siêu âm tim bào thai có thể phát hiện và chẩn đoán chính
xác nhiều dị tật tim bẩm sinh từ mẹ còn đang mang thai.
6. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CÓ TRẺ BỊ
TIM BẨM SINH

- Có thể phòng ngừa mắc tim bẩm sinh?


• Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh đều không phòng ngừa
được. Tuy nhiên bà mẹ trước khi có ý định sinh con có thể
thực hiện một số bước làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
bẩm sinh cho con: bổ sung vitamin, chủng ngừa phòng
cúm và rubella, gặp bác sĩ để được tư vấn về lối sống,
thức ăn và sử dụng thuốc khi mang thai, tránh tiếp xúc với
các hoá chất độc hại.
6. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CÓ TRẺ BỊ
TIM BẨM SINH

- Nếu đã có con bị tim bẩm sinh thì những lần


sinh sau có nguy cơ sinh con bị mắc tim bẩm
sinh nữa không?
• Những gia đình đã có con bị mắc tim bẩm sinh
có nguy cơ cao hơn sinh trẻ bị mắc tim bẩm sinh
ở lần sinh tiếp theo. Những gia đình này nên
đến gặp bác sĩ về di truyền để được tư vấn sàng
lọc di truyền trước khi có ý định sinh con tiếp
theo.
6. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CÓ TRẺ BỊ
TIM BẨM SINH

- Những phụ nữ bị mắc tim bẩm sinh có thể


mang thai an toàn được không?
• Rất nhiều phụ nữ bị tim bẩm sinh vẫn có khả
năng mang thai và sinh con khoẻ mạnh. Điều
quan trọng nhất là những phụ nữ này trước khi
có ý định sinh con nên đến gặp bác sĩ tim mạch
chuyên về tim bẩm sinh để được tư vấn, đồng
thời được theo dõi trong suốt quá trình mang
thai.
TỔNG KẾT
• Thông liên thất:
https://www.youtube.com/watch?v=NQY_im-
IgXY&list=PLCe8rpeOiLxm_Rbzv2n38bZ-RG3Jsb1O5
• Thông liên nhĩ:
https://www.youtube.com/watch?v=KbOU-
kE0r2w&list=PLCe8rpeOiLxm_Rbzv2n38bZ-
RG3Jsb1O5&index=8
• Còn ống động mạch:
• https://www.youtube.com/watch?v=ulqAh_Pne6k&list=P
LCe8rpeOiLxm_Rbzv2n38bZ-RG3Jsb1O5&index=9
• Tứ chứng Fallot:
• https://www.youtube.com/watch?v=yHgHu3lrcZE
• LƯỢNG GIÁ
Tim bẩm sinh là:
• A. Dị tật hiếm gặp
• B. Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số
các dị tật bẩm sinh.
• C. Dị tật dễ điều trị
• D. Dị tật luôn có triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các bệnh tim bẩm sinh:
• A. Không thể phòng ngừa được, tuy nhiên
có một số biện pháp làm giảm nguy cơ
mắc bệnh
• B. Có thể phòng ngừa được
• C. Có thể chữa khỏi hoàn toàn
• D. Không thể chẩn đoán trước sinh
Bệnh tim bẩm sinh nào sau đây dễ điều trị
nhất:
• A. Tứ chứng Fallot
• B. Tam chứng Fallot
• C. Còn ống động mạch
• D. Thông liên thất
ĐẠI HỌC DUY TÂN – ĐÀ NẴNG
KHOA Y

THẤP TIM

Bác sĩ BS. Nguyễn Hữu Vĩnh


Đối tượng: CN Điều Dưỡng Học kỳ 1 Năm 3
Thời gian: 2 tiết

Email: vinhnguyenhuudn@gmail.com
Mục tiêu

1. Nhận biết nguyên nhân và dịch tễ học của bệnh


2. Phân tích các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
3. Trình bày được cách điều trị và phòng bệnh.
4. Hướng dẫn các bà mẹ biết phòng bệnh và chăm
sóc con.
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đại cương
2. Nguyên nhân
3. Dịch tễ học
4. Chẩn đoán
5. Chẩn đoán phân biệt
6. Biến chứng
7. Điều trị
8. Phòng bệnh
1. ĐẠI CƯƠNG
• Thấp tim là bệnh viêm lan tỏa các tổ chức liên kết, các
cơ quan thường bị tổn thương là tim, khớp, hệ thần
kinh trung ương, da và tổ chức dưới da. Trong đó tổn
thương tim là quan trọng nhất
• Bệnh có liên quan đến quá trình viêm nhiễm đường hô
hấp trên (viêm họng, viêm amygdales) do liên cầu
khuẩn beta tan máu nhóm A gây ra.
2. NGUYÊN NHÂN

• Do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A (LCK)


• Đã phân lập được trên 80 týp khác nhau của LCK
nhóm A, trong đó có 10 týp hay gặp là M týp 1, 3, 5,
6, 14, 18, 19, 24, 27, 29.
• Tổn thương khởi đầu của LCK nhóm A là viêm
họng, viêm amygdales, có thể gây bệnh thấp tim.
Các tổn thương khởi đầu ở da do LCK không gây
nên bệnh thấp tim.
3. DỊCH TỄ HỌC

• Hay gặp : 5 - 15 tuổi. Hiếm gặp: <5 tuổi và >25 tuổi.


Giới : nam - nữ tương đương nhau.
• Hàng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ em bị
mắc bệnh thấp tim, trong đó có 0,5 triệu trẻ tử vong
do di chứng van tim và hậu thấp.
• Tần suất mắc bệnh: khoảng 1-1,2%.Ở Việt Nam, 2 -
4,5 %, tỷ lệ tử vong 6,7 %
• Yếu tố thuận lợi :
- Điều kiện sinh hoạt thấp kém: nhà chật hẹp, ẩm
thấp, đông người, thiếu vệ sinh,dinh dưỡng kém.
- Khí hậu: lạnh, ẩm. Mùa đông và đầu xuân
- Cơ địa dị ứng.
4. CHẨN ĐOÁN

❖Tiêu chuẩn Jones cải tiến :


4.1. Tiêu chuẩn chính
4.1.1. Viêm tim
4.1.2. Viêm đa khớp
4.1.3. Ban vòng
4.1.4. Múa giật
4.1.5. Hạt dưới da
4.2. Tiêu chuẩn phụ
4.3. Dấu hiệu nhiễm LCK nhóm A
4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
4. CHẨN
4. CHẨN ĐOÁN
ĐOÁN
4.1. Tiêu
4.1. Tiêu chuẩn
chuẩn chính
chính
4.1.1. Viêm tim:
• Thường gặp và nguy hiểm nhất. Chẩn đoán sai, điều
trị muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy tim cấp
hoặc do di chứng van tim.
• Bốn triệu chứng sau:
- Tiếng thổi: Do viêm van tim, hay ở vị trí van 2 lá và
van ĐM chủ.
- Tim to: Do viêm cơ tim gây dãn các buồng tim, chủ
yếu là thất trái: Diện tim to, thay đổi vị trí mỏm tim;
bệnh nhân: nghẹn, nuốt khó, đánh trống ngực; CLS:
Xquang, siêu âm tim.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính

Bệnh thấp tim gây nhiều biến chứng nguy hiểm


đặc biệt là tổn thương van tim
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính
4.1.1. Viêm tim:
- Tiếng cọ màng tim:
• Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm màng
ngoài tim.
• Nghe rõ ở đáy tim hoặc dọc bờ trái xương ức. Đây là
triệu chứng của viêm tim đang tiến triển. Viêm màng
ngoài tim có thể đơn thuần hay kèm theo viêm cơ tim
hoặc viêm nội tâm mạc.
- Suy tim:
• Do viêm cơ tim, biểu hiện bằng: khó thở, phù, gan to,
rối loạn nhịp tim.
• Suy tim thường là biểu hiện của một đợt thấp tim tiến
triển.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính

Viêm màng ngoài tim


4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính
4.1.2. Viêm đa khớp
Thường gặp nhất
• Sưng, nóng, đỏ, đau, giới hạn cử động.
• Viêm từ 2 khớp trở lên.
• Hay gặp : gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân…
• Có tính chất di chuyển.
• Khớp viêm kéo dài từ 2 - 7 ngày.
• Khi lành không để lại di chứng.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính

4.1.3. Ban vòng


• Vùng giữa ban màu hồng nhạt, xung quanh đỏ
thẩm, hình tròn hoặc dạng mụn rộp, kích thước to
nhỏ không đều nhau. Xuất hiện ở thân mình và gốc
chi, không bao giờ có ở mặt, không ngứa, không
đau, mất sau vài ngày, không để lại di chứng.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính

4.1.4. Múa giật:


❖ Do tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Thường
xuất hiện sau nhiễm LCK nhóm A trên 6 tháng. Hay
gặp ở trẻ gái, lứa tuổi tiền dậy thì.
• Ban đầu trẻ thay đổi tinh thần từ từ, hay cáu kỉnh, lo
lắng, sợ sệt, kích thích, giảm trí nhớ. Động tác vụng
về : viết khó, rơi bát đũa. Sau đó xuất hiện múa giật
với các tính chất: không tự chủ, không mục đích.
• Vị trí: ở các gốc các đoạn chi: lắc đầu, giật cơ mặt,
nháy mắt liên tục, nói ngọng, khó nói. Ngoài cơn: giảm
trương lực cơ.
• Tăng khi vận động gắng sức, xúc động, giảm khi ngủ.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Tiêu chuẩn chính

4.1.5. Hạt dưới da


• Hạt rắn, nhỏ, không đau, không nóng đỏ, đường kính từ 10
- 20 mm.
• Không dính dưới da nhưng dính trên nền xương nông:
khớp gối, khuỷu, cột sống. Số lượng từ vài hạt đến vài
chục hạt, mất đi sau vài tuần không để lại di chứng.
4. CHẨN ĐOÁN
4.2. Tiêu chuẩn phụ

4.2.1. Lâm sàng :


• Sốt : thường nhiệt độ >38 độ C.
• Đau khớp: có thể đau một hay nhiều khớp, đau khi
khám và di động.
• Tiền sử thấp tim hoặc bệnh tim do thấp: trong tiền
sử có viêm khớp rõ hoặc có di chứng van tim.
4. CHẨN ĐOÁN
4.2. Tiêu chuẩn phụ

4.2.2. Cận lâm sàng:


❖ Các phản ứng viêm cấp :
• Tốc độ lắng máu :giờ đầu VS tăng > 30 mm.
• Công thức máu : bạch cầu tăng.
• Phản ứng protein C (CRP: C reactive protein):
dương tính
• Khoảng PR kéo dài trên điện tâm đồ: bình thường
PQ ở trẻ em: 0.11 - 0.18s.
4. CHẨN ĐOÁN
4.3. Dấu hiệu nhiễm LCK nhóm A
4.3.1. Antistreptolysine O (ASLO) : tăng > 333 đơn vị
Todd ở trẻ em. ASLO bắt đầu tăng sau nhiễm LCK
nhóm A 10 ngày, kéo dài 3 - 5 tuần rồi giảm dần. Nên
làm 2 lần cách nhau 2 - 4 tuần để so sánh hiệu giá
kháng thể.
4.3.2. Cấy dịch họng tìm LCK nhóm A .
4.3.3. Sốt tinh hồng nhiệt mới bị trước đó vài ngày là
một bằng chứng lâm sàng tốt nhất của nhiễm LCK.
4. CHẨN ĐOÁN
4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
4.4.1.Chẩn đoán thấp tim khi có:
• 2 tiêu chuẩn chính và 1 bằng chứng nhiễm LCK hoặc:
• 1 tiêu chuẩn chính, 2 tiêu chuẩn phụ và 1 bằng chứng nhiễm LCK
4.4.2. Ngoại lệ:
Có 3 trường hợp sau được ưu tiên chẩn đoán:
• Múa giật đơn thuần: Cần loại trừ hội chứng máy cơ liên tục
(tick), động kinh, hystérie, thể múa giật trong bệnh Lupus
• Viêm tim xuất hiện muộn hoặc âm ỉ: có những dấu hiệu như
mệt mỏi, khó chịu, bơ phờ, ăn không ngon miệng. Trẻ
thường đến khám lần đầu với triệu chứng suy tim. Khi thăm
khám phát hiện ra bệnh van tim.
• Đợt thấp tim tái phát: nếu không được điều trị tối thiểu là 2
tháng thì chỉ cần thêm 1 tiêu chuẩn phụ và một bằng chứng
nhiễm LCK để chẩn đoán. Cần loại trừ biến chứng như viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
5. Chẩn đoán phân biệt
• Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: viêm khớp kéo dài trên 6
tuần, tính chất viêm không rầm rộ.
• Viêm khớp nhiễm trùng: sốt, tiêu điểm nhiễm trùng rõ.
• Bệnh bạch cầu cấp: thiếu máu, xuất huyết, sốt, gan lách
hạch lớn.
6. Biến chứng
❖ Di chứng van tim thường gặp các dạng sau:
• Hở hoặc hẹp van hai lá, hoặc dạng tổn thương kết hợp.
• Hở van động mạch chủ
7. ĐIỀU TRỊ

7.1. Chống nhiễm khuẩn

7.2. Chống viêm

7.3. Chế độ nghỉ ngơi

7.4. Chế độ tiết thực


7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Chống nhiễm khuẩn

• Penicilline G: 1 triệu đơn vị /ngày tiêm bắp chia 2 lần


trong 10 ngày. Sau đó chuyển sang điều trị dự phòng
tái phát (phòng thấp cấp II).
• Nếu dị ứng với Penicilline thì dùng Erythromycine 1g
/ngày, uống trong 10 ngày rồi chuyển sang điều trị
phòng thấp cấp II.
7. ĐIỀU TRỊ
7.2. Chống viêm

❖ Thể viêm đa khớp đơn thuần :


• Aspirine: 100 mg/kg/ngày x 7 ngày. Sau đó giảm còn 60
mg /kg/ngày x 3 - 4 tuần.
• Chia nhỏ liều uống cách 4 - 6 giờ/lần. Uống cùng với
sữa hoặc sau khi ăn để giảm sự kích thích dạ dày.
❖ Thể viêm tim :
• Prednisolone : 2 mg /kg /ngày x 2 - 3 tuần chia 2 - 3 lần
uống trong ngày. Tùy theo sự đáp ứng lâm sàng của
bệnh nhân và dựa vào xét nghiệm(VS, CRP) sau đó
giảm liều dần dần cho hết liệu trình điều trị (từ 4 - 8
tuần). Nên kết hợp với Aspirine vào tuần cuối của liệu
pháp corticoide, liều dùng 60 mg/kg/ngày x 3-5 tuần.
7. ĐIỀU TRỊ
7.3. Chế độ nghỉ ngơi

Lâm sàng Nghỉ tuyệt đối tại giường


Không viêm tim 2 tuần.
Viêm tim, không suy tim. 4 tuần.
Có suy tim Tất cả thời gian còn suy
tim.

7.4. Chế độ tiết thực


• Ngoài trường hợp suy tim trẻ vẫn nên ăn nhạt trong thời
gian điều trị corticoide để tránh ứ muối
8. Phòng bệnh

8.I. Phòng bệnh cấp I

8.2. Phòng bệnh cấp II

8.3. Thời gian phòng bệnh cấp II


8. PHÒNG BỆNH

8.1. Phòng bệnh cấp I: Điều trị viêm họng do LCK


Kháng sinh Cách dùng Liều dùng

Benzathine PNC tiêm bắp 1 mũi duy > 30 kg : 1.2 triệu


nhất đơn vị.
< 30 kg : 900000 đơn
vị
Oracilline PNC uống trong 10 ngày 1 triệu đơn vị/ngày
chia 4 lần
Erythromycine uống trong 10 ngày 40 mg/kg/ngày chia 4
lần (với trẻ< 30 kg)
8. PHÒNG BỆNH

8.2. Phòng bệnh cấp II: Phòng đợt thấp tái phát.

Kháng sinh Cách dùng Liều dùng


Benzathine PNC tiêm bắp 1 mũi/3 - > 30 kg : 1.2 triệu
4 tuần đơn vị.
< 30 kg : 900000
đơn vị.
Penicilline V uống hàng ngày 250mg x
2/ngàyhoặc
Erythromycine uống hàng ngày 250 mg x 2 /
ngày.
8. PHÒNG BỆNH
8.3. Thời gian phòng bệnh cấp II

• Trường hợp không viêm tim: phòng bệnh ít nhất 5


năm sau đợt bệnh lần cuối hoặc đến 18 tuổi.
• Tổn thương tim đợt đầu: đến 25 tuổi hoặc lâu hơn.
• Bệnh van tim mạn tính do thấp: phòng bệnh suốt
đời.
• Bệnh nhân đã được phẫu thuật tim mạch do thấp
tim: cần phòng bệnh suốt đời.
TỔNG KẾT
• https://www.youtube.com/watch?v=D_uLbl
cc1Q0
• https://www.youtube.com/watch?v=pvc36u
jBQXo
THANK YOU FOR YOUR ATTENTION !
LƯỢNG GIÁ
Khi nghi ngờ thấp tim, xét nghiệm nào sau đây là
đặc hiệu nhất:
• A. Tốc độ lắng máu
• B. Công thức máu
• C. Fibrinogen
• D. ASLO.
Các triệu chứng nào sau đây nghĩ nhiều đến thấp
tim có viêm cơ tim:
• A. PR kéo dài
• B. Cọ màng ngoài tim
• C. Có dấu ngựa phi
• D. Nhịp tim nhanh, HA thấp.
Các triệu chứng nào sau đây thường gặp
nhất trong thấp tim:
• A. Múa giật
• B. Ban vòng
• C. Đau khớp.
• D. Hạt Meynet
Bệnh nhân 35 tuổi, nữ, vào viện với đau, đỏ, nóng,
sưng nhẹ các khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay, cổ
chân 2 bên, đau dai dẳng chỉ từ 1 tháng nay,
uống thuốc giảm đau thì triệu chứng ở khớp
giảm nhưng không hết. Khám lâm sàng và hởi
bệnh sử, tiền sử không có gì đặc biệt. Hướng
chẩn đoán nào sau đây ưu tiên nhất:
• A. Lao khớp
• B. Viêm khớp dạng thấp.
• C. Thấp tim
• D. Viêm khớp do bệnh hệ thống
• Thời gian phòng bệnh cấp II đối với bệnh
van tim mạn tính do thấp là:
• A. 5 năm
• B. 10 năm
• C. Đến 18 tuổi
• D. Suốt đời.
Bệnh nhân có tiền sử thấp tim, khám hiện tại sốt,
đau khớp, có TTT nhẹ ở mỏm, VS tăng, bạch
cầu tăng, CRP tăng, ASLO 600 đơn vị, có thể
cho biết phương thức điều trị nào sau đây là phù
hợp:
• A. Điều trị tấn công thấp tim
• B. Điều trị tấn công thấp tim + điều trị phòng
thấp bằng Penicillin chậm
• C. Nghỉ ngơi
• D. Câu B & C đúng.
Chế độ nghỉ ngơi đối với bệnh viêm tim hậu
thấp, không có suy tim là:
• A. 2 tuần
• B. 3 tuần
• C. 1 tháng.
• D. 1 năm
Bệnh nhân bị thấp tim có biến chứng hẹp
van hai lá nhẹ, suy tim độ II, nhịp xoang
đều, có thể cho các phương thức điều trị
nào sau đây:
• A. Điều trị chống kết tập tiểu cầu
• B. Phòng thấp tim tái phát
• C. Điều trị suy tim
• D. Câu A, B & C.
Các tiêu chuẩn phụ của bệnh thấp tim như
sau, ngoại trừ:
• A. Sốt
• B. Viêm khớp.
• C. PR kéo dài > 0,20s
• D. Tốc độ máu lắng tăng cao
THANK YOU FOR YOUR ATTENTION !
ĐẠI HỌC DUY TÂN – ĐÀ NẴNG
KHOA Y

BỆNH VIÊM PHỔI TRẺ EM

Bác sĩ BS. Nguyễn Hữu Vĩnh


Đối tượng: CN Điều Dưỡng Học kỳ 1 Năm 3
Thời gian: 2 tiết

Email: vinhnguyenhuudn@gmail.com
MỤC TIÊU
1. Kể tên các nguyên nhân thường gặp gây
bệnh viêm phổi ở trẻ em
2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và
chẩn đoán được bệnh viêm phổi ở trẻ em
3. Trình bày được hướng điều trị và phòng
bệnh viêm phổi ở trẻ em
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Dịch tễ
2. Nguyên nhân
3. Biểu hiện lâm sàng
4. Chẩn đoán
5. Hướng dẫn điều trị
6. Phòng bệnh
1. DỊCH TỄ HỌC

• Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em


Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam Á
với tỷ lệ là 0,36 đợt/ trẻ /năm. Việt Nam được xếp thứ
9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.
• Tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh viêm phổi
Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các
nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng
hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm
phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các
nguyên nhân tử vong.
2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Vi khuẩn
2.2. Virus
2.3. Ký sinh trùng, nấm
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Vi khuẩn

• Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở


cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia chiếm tới khoảng
30-50% trường hợp. H. influenzae type b là nguyên
nhân đứng hàng thứ 2, chiếm khoảng 10-30% và tiếp
theo là S.aureus và K.pneumonia.
• Các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi
ở trẻ em trong đó phải kể đến M. pneumonia thường
gây viêm phổi không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi. Liên
cầu B và Chlamydia spp có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ
sinh. Ngoài ra các vi khuẩn như K. pneumonia và một
số vi khuẩn Gr(-) khác cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ
nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Vi khuẩn

Hình ảnh phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)


2. NGUYÊN NHÂN
2.2. Virus

• Khoảng 15-40% là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV)


tiếp theo là virus cúm A, B, á cúm, metapneumovirus ở
người và adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp ban đầu
cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ
phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm phổi
phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước
đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các
đợt viêm phổi. Hiếm gặp nhưng các virus như varicella và
sởi đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em
2. NGUYÊN NHÂN
2.2. Ký sinh trùng, nấm

• Mặc dù cũng hiếm gặp nhưng Histoplasmosis toxoplasmosis


và candida cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số
hoàn cảnh đặc biệt.
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

• Thở nhanh
• Ran ẩm nhỏ hạt
• Rút lõm lồng ngực
• Sốt cao
• Khò khè
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

➢ Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán


viêm phổi cao nhất. Đối với trẻ dưới 5 tuổi:
• Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi
• Nhịp thở ≥ 50lần/phút đối với trẻ 2 tháng - 12
tháng tuổi
• Nhịp thở ≥ 40lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .
❖Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và
phải đếm trong 1 phút.
➢ Ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu thường được
dùng trong chẩn đoán viêm phổi.
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
• Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để
phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực
(1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa
xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không
phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ
rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng
ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng
có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy, ở những trẻ này rút lõm lồng
ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn
đoán.
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

➢ Sốt cao cũng là một triệu chứng thường gặp.


➢ Khò khè có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi
do mycoplasma. Tuy nhiên, các trẻ này cũng dễ nhầm
với hen nếu không chụp X quang phổi. Các triệu chứng
đau ngực hoặc đau bụng (thường liên quan đến tổn
thương màng phổi phía cơ hoành) tiết dịch màng phổi
và tiếng thổi ống rất ít gặp ở trẻ em.
• Các triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém,
kích thích, và các bất thường khi khám phổi thay đổi
phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và độ nặng của bệnh.
4. CHẨN ĐOÁN

4.1. Viêm phổi rất nặng


4.2. Viêm phổi nặng
4.3. Viêm phổi
4.4. Không viêm phổi (ho cảm)
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Viêm phổi rất nặng

❖ Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu
chứng chính sau:
• Tím tái; co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.
• Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.
• Suy hô hấp nặng (ví dụ như: đầu gật gù theo nhịp thở và co
kéo cơ hô hấp phụ).
❖ Ngoài ra có thể có thêm một số triệu chứng khác sau:
• Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.
• Nghe phổi có thể thấy:
• Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt.
• Tiếng cọ màng phổi v.v...
• Nên chụp Xquang.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Viêm phổi rất nặng
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Viêm phổi rất nặng
4. CHẨN ĐOÁN
4.2. Viêm phổi nặng

❖Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các


triệu chứng chính sau:
• Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
• Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu
hiệu chính của viêm phổi rất nặng.
❖Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu
chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.
4. CHẨN ĐOÁN
4.3. Viêm phổi

❖Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh:


• Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở  60 lần/phút.
• Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở  50 lần/phút.
• Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở  40 lần
/phút.
• Và không có một trong các triệu chứng chính của
viêm phổi nặng hoặc rất nặng.
• Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ
hạt.
4. CHẨN ĐOÁN
4.4. Không viêm phổi (ho cảm)

❖Trẻ có các triệu chứng sau:


• Ho, chảy mũi, thở bằng miệng.
• Sốt.
❖Và không có các dấu hiệu sau:
• Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
• Các triệu chứng nguy hiểm chung khác.
• Một số trẻ có thể có khò khè. Các trẻ này thường
do virus. Không cần dùng kháng sinh cho trẻ, điều
trị triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.
4. CHẨN ĐOÁN
4.4. Không viêm phổi (ho cảm)
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ

5.1. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng


5.2. Viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
5.3. Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi
5.4. Viêm phổi không điển hình
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
5.1. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng

• Các trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện do bệnh có
thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần
phải theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu do các
loại vi khuẩn Gram (-), tụ cầu, liên cầu nhóm B... còn
phế cầu và H. influenzae thì ít gặp hơn. Hãy dùng:
Benzyl penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin.
Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Trong các trường hợp viêm
phổi rất nặng thì dùng cefotaxime.
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
5.2. Viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

• Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn như phế cầu,
H. influenzae và M. catarrhalis còn các vi khuẩn khác như
tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram (-) thì ít gặp hơn.
• Viêm phổi: (không nặng, chỉ có ho và thở nhanh). Điều trị
tại nhà bằng amoxycillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ
thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ
hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng.
• Viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực). Điều trị tại
bệnh viện. Hãy dùng: Benzyl penicillin hoặc ampicillin.
Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ
từ 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị
như viêm phổi rất nặng.
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
5.2. Viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

• Viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím
tái, li bì...). Điều trị tại bệnh viện, dùng:
• Benzyl penicillin hoặc ampicillin phối hợp với
gentamicin hoặc không đỡ, dùng cefuroxime.
• Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu, dùng:
• Oxacillin kết hợp với gentamicin hoặc nếu không có
oxacillin thì:
• Thay bằng cephalothin gentamicin.
• Gần đây một số nơi có tỷ lệ tụ cầu kháng methicillin
cao thì có thể chuyển sang dùng vancomycin.
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
5.3. Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

• Nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H. influenzae...


Hãy dùng từ 7-10 ngày:
• Benzyl Penicillin 50mg/kg/lần (TM). Ngày dùng 4-6 lần
• Cephalothin 50-100mg/kg/ngày(TM hoặc TB) chia 3-4 lần
• Cefuroxime 50-75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3 lần
• Ceftriaxone 50-100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 1-2 lần.
• Nếu ở nơi nào tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao
thì có thể thay bằng amoxy/clavulanic (Augmentin) hoặc
ampicillin/Sulbactam (Unacin) TB hoặc TM.
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
5.4. Viêm phổi không điển hình

• Nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia,


Legionella hoặc Ricketsia, hãy dùng:
• Erythromycine 40-50mg/kg/ngày, uống chia 4 lần trong 10
ngày hoặc
• Azithromycine 10mg/kg trong ngày đầu sau đó 5mg/kg
trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trường hợp đặc biệt
có thể dùng tới 7-10 ngày.
6. PHÒNG BỆNH

❖ Các biện pháp phòng bệnh chung nhằm làm giảm nguy
cơ mắc bệnh đã đem lại những hiệu quả giảm tỷ lệ mắc
viêm phổi rõ rệt đó là:
• Cải thiện điều kiện nhà ở.
• Tăng cường dinh dưỡng.
• Giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc.
• Giảm các loại khói.
• Sử dụng các loại vaccin là biện pháp phòng bệnh đặc
hiệu các vaccin được dùng hiện nay là: H.influenzae
type b (Hib).Ho gà (Bordatella pertusis). Phế cầu
(S.pneumonia). Cúm.
6. PHÒNG BỆNH
TỔNG KẾT
• https://www.youtube.com/watch?v=aUDp
MXoQNrY
• https://www.youtube.com/watch?v=AzSB7
OCgBDY
LƯỢNG GIÁ
Cháu Liên 2 tuổi đến phòng khám bệnh vì ho 2 ngày nay.
Khám nhiệt độ 3702, cân nặng 10,5 kg, chảy nước mũi, ho
nhẹ, nhịp thở 34 lần/phút. Không rút lõm lồng ngực. Gõ và
nghe phổi bình thường. Đánh dấu xếp loại và xử trí thích
hợp.
• A. Bệnh rất nặng, vào viện điều trị cấp cứu
• B. Viêm phổi nặng, vào viện cấp cứu
• C. Viêm phổi điều trị với một số kháng sinh. Chăm sóc tại nhà
• D. Không viêm phổi (ho – cảm lạnh). Không dùng kháng sinh,
chăm sóc tại nhà;
Cháu Vũ 11 tháng tuổi vào viện vì ho, sốt 4 ngày. Khám: cân
nặng: 9,2kg, nhiệt độ: 390 C, nhịp thở: 52 lần/phút, rút lõm
lồng ngực, thở khò khè, các dấu hiệu khác không có gì đặc
biệt. Đánh dấu, xếp loại và xử trí thích hợp.
• A. Viêm phổi rất nặng: vào viện điều trị cấp cứu.
• B. Viêm phổi nặng: vào viện cấp cứu;
• C. Viêm phổi - điều trị với một kháng sinh, chăm sóc tại nhà
• D. Không viêm phổi - không dùng kháng sinh, chăm sóc tại
nhà
Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa
vào:
• A. X quang phổi
• B. Nhịp thở
• C. Rút lõm lồng ngực
• D. Sốt, ho
Chẩn đoán viêm phổi nặng dựa vào:
• A. Sốt cao, ho
• B. Nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực
• C. Li bì, bỏ bú
• D. Khò khè
Vi khuẩn nào sau đây đứng hàng đầu trong số
các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng-
5 tuổi?
• A.Streptococcus pneumoniae.
• B.Staphylococcus aureus
• C.Streptococcus pyogene
• D.Hemophilus influenzae
Tử vong do NKHHCT gặp nhiều ở lứa tuổi
nào?
• A. < 2 tháng.
• B. 2-6 tháng
• C. 6-12 tháng
• D. 12-24 tháng
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố nguy
cơ chính gây viêm phổi và tử vong của
NKHHCT ?
• A. Trẻ < 2 tháng tuổi
• B. Không được bú mẹ
• C. Bị lạnh
• D. Thiếu vitamine.
Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu nguy
cơ trong NKHHCT < 2 tháng :
• A. Không uống được.
• B. Co giật
• C. Bú kém
• D. Thở rít khi nằm yên
Bé Nam 12 tháng tuổi, được mẹ bồng đến
trạm xá vì sốt cao 390C, co giật. Thăm khám
nhận thấy trẻ tỉnh táo, không co giật, TST: 50 lần
/ phút, có rút lõm lồng ngực, phổi nghe có ran
ẩm nhỏ hạt. Xếp loại đúng nhất theo ARI là :
• A. Viêm phổi nặng.
• B. Ho và cảm lạnh
• C. Bệnh rất nặng
• D. Viêm phổi
Viêm phổi do virus xảy ra với tần suất cao
nhất ở trẻ:
• A. Sơ sinh - 1 tuổi
• B. 2-3 tuổi.
• C. 4-5 tuổi
• D. 6-7 tuổi
Loại virus nào sau đây có thể gây viêm phổi
hoại tử nặng ở trẻ nhỏ và viêm tiểu phế quản tắc
nghẽn:
• A. RSV
• B. Parainfluenzae virus 1, 2
• C. Parainfluenzae virus 3
• D. Adenovirus.
Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP với
viêm phổi do virus:
• A. Khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long
hô hấp trên trong vài ngày
• B. Sốt thường không cao
• C. Thở nhanh kèm theo rút lõm lồng ngực,
cánh mũi phập phồng
• D. Triệu chứng thực thể rất đặc hiệu với hội
chứng đặc phổi điển hình.
Trong viêm phổi do virus ở trẻ nhỏ, dấu hiệu
nặng trên lâm sàng là:
• A. Sốt rất cao và mệt mỏi.
• B. Thở nhanh và mạch nhanh
• C. Tím và thở rên.
• D. Ho nhiều kèm theo nôn

You might also like