Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

UBND HUYỆN HƯNG HÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:148 /PGDĐT Hưng Hà, ngày 17 tháng 4 năm 2024


V/v hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa
lớp 5, lớp 9 sử dụng trong các cơ sở giáo
dục phổ thông từ năm học 2024-2025

Kính gửi: Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, TH&THCS trong huyện.

Thực hiện Công văn số 361/SGDĐT-GDTrH ngày 16/4/2024 của Sở GDĐT


Thái Bình về việc hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 sử dụng trong
các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2024-2025;
Phòng GDĐT Hưng Hà hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc
lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ
năm học 2024-2025 như sau:
1. Về nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
1.1. Lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 thuộc danh mục sách giáo khoa đã
được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt; phù hợp với tiêu chí lựa chọn sách giáo
khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình; phù hợp với
điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
1.2. Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt
động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được
thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
1.3. Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan,
công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của
đơn vị mình theo các Điều 4, 5, 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.
- Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một)
Hội đồng. Ưu tiên cán bộ quản lý trực tiếp cấp học, giáo viên và đại diện Ban đại
diện cha mẹ học sinh của cấp học tham gia Hội đồng.
3. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa
3.1. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục (Điều 7,
Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT)
3.1.1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ
sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
3.1.2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
2
a. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa,
Tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho
từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo thủ trưởng cơ sở giáo dục
trước khi thực hiện.
b. Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo
viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn
sách giáo khoa của môn học đó.
c. Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các
sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn
học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (theo mẫu 01a).
d. Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp và trực tiếp chủ trì với sự tham gia
của các giáo viên môn học. Các thành viên tham dự họp trình bày nhận xét, đánh
giá, thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn
học đó (theo mẫu 01b). Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ
trưởng Bộ GDĐT quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa
trong quyết định, không cần bỏ phiếu. Tổ trưởng tổ chuyên môn chỉ tham gia bỏ
phiếu sách giáo khoa môn học trực tiếp giảng dạy.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên
môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt
từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên
môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách
giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu
thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số
giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên
môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ
phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến
nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn,
biên bản phải có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập
biên bản (theo mẫu 02).
đ. Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa
do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của Tổ trưởng tổ chuyên môn và người được
phân công lập danh mục sách giáo khoa (theo mẫu số 03).
e. Hồ sơ của tổ chuyên môn gửi về Hội đồng gồm:
- Các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên;
- Biên bản họp tổ chuyên môn (kèm theo biên bản kiểm phiếu);
3
- Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn.
(Hồ sơ được làm thành 03 (ba) bộ, trong đó 01 bộ lưu tại tổ chuyên môn; 02
bộ gửi về Hội đồng; riêng các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa chỉ cần
làm thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại tổ chuyên môn, 01 bộ gửi về Hội đồng)
3.1.3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo
khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các
phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn
sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét,
đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh
mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của
Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
3.1.4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã
được các tổ chuyên môn lựa chọn.
3.1.5. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo
dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục.
- Biên bản họp Hội đồng (mẫu 04).
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục (theo mẫu số
05). (Hồ sơ được làm thành 03 (ba) bộ, trong đó 01 bộ lưu tại cơ sở giáo dục; 02
bộ gửi về phòng GDĐT, chuyên viên phụ trách cấp học nhận. Tiểu học, đồng chí
Nguyễn Thị Trang; THCS, đồng chí Phạm Thị Thắm) vào chiều ngày 23/4/2024
(cả bản mềm và bản có chữ kí của Hiệu trưởng, dấu của trường; mỗi bộ cho vào 01
túi Clear có dán sơ mi ghi rõ thông tin “Hồ sơ lựa chọn SGK lớp...., trường ,
huyện....., tỉnh ”).
3.2. Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa (Điều
8, Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT)
Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các
cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo Công văn số 361/SGDĐT-GDTrH ngày
16/4/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Phòng GDĐT huyện
- Tham mưu UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 14
và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 15, Thông tư 27/2023/TT-
BGDĐT.
4
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc phát hành
và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở
giáo dục; đề xuất xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Không can thiệp, định hướng việc lựa chọn sách giáo khoa theo ý chủ quan
của cá nhân.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập tổ công tác rà soát, thẩm định hồ sơ
lựa chọn sách giáo khoa của các đơn vị và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo
theo quy định.
4.2. Các trường Tiểu học, THCS, TH&THCS
4.2.1. Công tác tuyên truyền
- Bằng nhiều hình thức, tuyên truyền, công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng, trang website của trường các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành
việc chọn sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 năm học 2024-2025 1 tới toàn thể cán bộ, viên
chức, học sinh và cha mẹ học sinh của đơn vị được biết để thực hiện đúng.
- Tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ học sinh, học sinh các lớp 1; 2; 3; 4;
6; 7; 8 của đơn vị biết việc tiếp tục sử dụng các bộ sách đã được phê duyệt sử dụng
trong năm học trước hoặc sự thay đổi (nếu có) để các cha mẹ học sinh, học sinh
chủ động mua đúng sách giáo khoa cần thiết, tránh lãng phí.
- Tuyên truyền để học sinh hiểu và có ý thức giữ gìn, bảo vệ sách giáo khoa
để sau khi học xong, sách còn có thể tái sử dụng được cho các năm học sau.
4.2.2. Công tác chọn sách
- Thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo Điều 16, Thông tư
27/2023/TT-BGDĐT. Thủ trưởng cơ sở giáo dục, Chủ tịch Hội đồng chịu trách
nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục.
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục tuyệt đối không can thiệp, định hướng việc lựa
chọn sách giáo khoa theo ý chủ quan của cá nhân.
4.2. 3. Hướng dẫn sử dụng sách trong năm học
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014
của Bộ GDĐT quy định về quản lí, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Công văn
1
Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 về Quy định lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông; Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND ngày 09/4/2024 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành Quy định
tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình (kèm theo Quyết
định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt sách giáo khoa các môn học,
hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông; Quyết định số 4338/ QĐ-BGDĐT ngày 18/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách
giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26/1/2024 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo hoa các môn
Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Quyết định số 421/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2024 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Phê duyệt bổ sung sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
5
số 498/SGDĐT-VP ngày 14/6/2022 của Sở GDĐT Thái Bình về việc sử dụng sách
giáo khoa, sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Hướng dẫn học sinh trong việc khai thác, sử dụng bộ sách giáo khoa trong
quá trình học tập đảm bảo hiệu quả tối ưu.
- Xây dựng, khai thác tủ sách dùng chung.
- Sử dụng kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí hợp lí khác để mua sách
giáo khoa cho thư viện trường học; đủ sách giáo khoa dùng chung cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, từng bước đáp ứng nhu cầu mượn sách của học sinh để học tập.
- Khuyến khích các tập thể, cá nhân ủng hộ sách giáo khoa đã qua sử dụng
còn có thể sử dụng lại được cho thư viện nhà trường để nhà trường cho các em học
sinh, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn mượn sử dụng trong năm học.
- Đẩy mạnh Văn hóa đọc; tổ chức tốt các hoạt động đọc, giới thiệu sách, học
và làm theo sách; các hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Sách Việt Nam….
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS,
TH&THCS triển khai thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG
- Sở GDĐT Thái Bình (bc);
- UBND huyện Hưng Hà (b/c);
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT;
- Như trên (t/h);
- Lưu: VT.

Lê Quốc Huy

You might also like