Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

 Nội dung: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

I. Cơ sở lý thuyết
 Khái niệm
Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng
các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ,
trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra
những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường mức độ rủi ro từ
đó đề xuất những biện pháp và cách thức quản lí để hạn chế và loại trừ mức độ rủi ro
tín dụng trong hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại
 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Tính chất đa dạng và phức tạp của rủi
ro tín dụng biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
cũng như các hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra. Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi
thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp,
không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào.
Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hoạt động kinh doanh
ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro chủ yếu là rủi ro tín dụng ở mức độ phù hợp để đạt
được mức lợi nhuận tương ứng. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến
rủi ro , đặc biệt không thể có được thông tin cân xứng về việc sử dụng vốn vay cho hoạt động
kinh doanh của khách hàng vay , nên bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi
ro đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo trước:
+ Các rủi ro có thể dự báo trước: danh mục cho vay hay đầu tư của 1 NHTM luôn luôn
có một khoản thất thoát tiềm tàng chưa được xác định. Tuy nhiên nếu giả định rằng các
đặc điểm chung của danh mục cho vay nhìn chung vẫn giống nhau trong một giai đoạn
hợp lý thì các NHTM có thể dự báo các khoản thất thoát này với một độ tương đối
chính xác bằng cách nghiên cứu các đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo
thời gian.
+ Các rủi ro không thể dự báo trước: có nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của
NHTM , các cú sốc ngoại sinh do các điều kiện chưa phát sinh tại thời điểm ký kết một
thỏa thuận kinh doanh,.. là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà các NHTM không
thể dự báo trước.
 Vai trò của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời rất đa dạng, phức tạp,
khó kiểm soát và gây ra những thiệt hại, thất thoát về vốn và doanh thu của ngân hàng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng doanh thu, bảo
toàn vốn, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư, tạo điều kiện để mở rộng thị trường,
gia tăng thị phần và vị thế cho ngân hàng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ, nên chỉ cần
một số danh mục cho vay (có giá trị lớn)không thu hồi được sẽ gây thiệt hại nặng nề cho
ngân hàng, thậm chí là nguy cơ phá sản.
 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro :
Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi
ro giao dịch có ba bộ phận: Rủi ro lựa chọn, Rủi ro bảo đảm, Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay
của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong
của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động
hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.
Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách
hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế,
hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá
trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện
bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.
 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: Gồm 4 bước
1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống.
Mục đích của quá trình này là giúp ngân hàng sớm nhận biết được những vấn vấn đề
từ các khoản cho vay từ đó bằng việc quan sát, theo dõi, phân tích môi trường hoạt
động và quy trình cho vay để thống kê, nhận biết và có phương pháp xử lý rủi ro tín
dụng hiệu quả nhất.
2. Đo lường rủi ro tín dụng
- Mô hình điểm số Z
- Mô hình chấm điểm tín dụng
Nội dung công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp bao gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chín
Bước 5: Chấm điểm chỉ tiêu khác
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng
3. Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro
- Dấu hiệu khoản tín dụng có vấn đề
- Xử lí khoản tín dụng có vấn đề
Phòng ngừa rủi ro
- Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng
và quy định của ngân hàng nhà nước
- Xác định cấu trúc rủi ro theo danh mục tài trợ tín dụng
- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng
- Thực hiện giám sát tín dụng chặt chẽ
4. Xử lí rủi ro tín dụng
Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Sau
bước quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng không giải quyết được vấn đề và vẫn
xuất hiện rủi ro tín dụng. Ở bước này, ngân hàng thương mại sẽ đưa ra những quyết
định và biện pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất những chi phí rủi ro và thiệt hại
mà rủi ro tín dụng gây ra.

II. Cơ sở thực tiễn


Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB
 Mô hình tổ chức tín dụng và quản lý rủi ro
Hiện nay, với năng lực quản trị của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công
nghệ thông tin, Ngân hàng TMCP Quân đội đang áp dụng mô hình tổ chức quản trị rủi
ro tín dụng phân tán, là mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín ở
nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập
trung ở Hội sở mà dàn đều ở các chi nhánh. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực
hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng
chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô
hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức
năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp.
 Các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của MB bank
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
MB triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo mô hình xác suất vỡ
nợ của từng phân khúc khách hàng giúp MB định hướng khách hàng mục tiêu, sản
phẩm, quy trình phù hợp ngay từ khi khách hàng bắt đầu giao dịch với MB giúp các
mục tiêu kinh doanh được tổ chức với tính chủ động cao về quản lý hành vi khách
hàng, quản trị rủi ro song hành hiệu quả với kinh doanh.
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi to
Ngân hàng tiến hành phân loại tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày
22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành "Quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng" và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng tổ chức tín dụng.
Ngân hàng thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các
khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các
khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi
ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Khi một khoản vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ
thể theo tỷ lệ ngân hàng nhà nước quy định. Theo Thông tư 02/2013/TTNHNN và
Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định dự phòng cụ thể dựa trên số dư các khoản cho
vay của từng khách hàng trên cơ sở hàng quý xếp hạng các khoản vay. Dự phòng cụ
thể được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ kệ dự phòng sau đây đối với các khoản
nợ vay gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu.
Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Bảng 1.1: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể
Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản vay sau khi đã phân loại nợ thì ngân
hàng cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị số dư
nợ cho vay khách hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 tại ngày lập bảng cân đối kế
toán. Theo Công văn số 8738/NHNN-CVH ngày 25 tháng 9 năm 2008 của NHNNVN, dự
phòng chung và dự phòng cụ thể của ngân hàng có năm tài chính kết thúc vào 31/12 phải
trích lập trên dư nợ ngày 30/11 hàng năm.
Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp
Quản lý điều hành bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho
các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất
trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp
tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ
tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau.
Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp,
ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù
hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực,
trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền.
 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của ngân
hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành, ngân hàng
TMCP Quân đội đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám
đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng
nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục
và giới hạn. Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ
động kiểm soát rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Trong tài trợ tín dụng, MB cũng là ngân hàng tiên phong trong hoạt động chia sẻ, hỗ trợ
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Năm 2020, MB đã có 5 đợt giảm lãi suất với
số tiền lợi nhuận trích ra để hỗ trợ Covid-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời hơn
105.000 khách hàng có dư nợ hơn 75.000 tỷ đồng được giảm lãi suất với mức giảm từ 0,5%
đến 1,5%. Tỷ lệ nợ xấu tập đoàn ở mức 1,09%. Trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện đầy
đủ nhằm phòng ngừa những tác động của dịch bệnh. Tỷ lệ bao phủ dự phòng/nợ xấu ở mức
160%. Trong bối cảnh đó, MB cũng triển khai cắt giảm chi phí hoạt động với chỉ số chi phí
trên doanh thu (CIR) giảm gần 2% so với năm 2019. Tích cực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng
trong giai đoạn Covid-19, song hoạt động kinh doanh của MB vẫn duy trì có hiệu quả. Tổng
tài sản hợp nhất đạt 495.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế
hợp nhất ngân hàng đạt 10.688 tỷ đồng, vượt 18,9% so với kế hoạch năm. Năm 2021, MB đã
tiết giảm chi phí và cắt giảm hơn 640 tỉ đồng lợi nhuận để triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ
trợ tín dụng cho khách hàng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất
cho vay, phí dịch vụ... Ngân hàng đã cho vay mới hơn 347,5 nghìn tỉ đồng cho khách hàng
gặp khó khăn với mặt bằng lãi suất cho vay nằm trong nhóm thấp nhất thị trường. Theo thống
kê của NHNN, MB là NHTM đứng TOP đầu hệ thống NHTM cổ phần về quy mô dư nợ miễn,
giảm lãi, hạ lãi suất.
 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB năm 2021
1. Nợ xấu
Năm 2021:
Thông tin từ ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân
hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, MB đã đẩy mạnh xử
lý nợ xấu và tăng cao trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của
MBGroup (gồm ngân hàng MB và các công ty con) chỉ ở mức 0,76%, trong đó riêng ngân
hàng là 0,58%. Kết thúc năm 2021 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất duy trì ở mức
thấp, chỉ 0,9%, riêng ngân hàng là 0,68%.Đây là mức thấp kỷ lục của ngân hàng này từ
trước tới nay và cũng là mức thấp nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại.
Đáng chú ý, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu của MB đạt 311%, cao hơn gấp đôi so
với thời điểm cuối năm 2020. "Điều này có nghĩa là MB có khả năng “phòng thủ” rất cao
khi mỗi một đồng có rủi ro nợ xấu luôn có ba đồng để xử lý".
Như vậy, MB đã trở thành 1 trong 2 ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất
toàn ngành, chỉ sau Vietcombank.
Cuối Quý 4, nợ tái cơ cấu của ngân hàng mẹ ở mức 3,6 nghìn tỷ đồng và MBB đã trích
lập dự phòng 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ 3 năm theo quy định. Điều này
tạo ra bộ đệm lợi nhuận giúp cho MBBank tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022.
2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Năm 2021:
Báo cáo về MBB, Công ty Chứng khoán Viet Capital nhận định, dự phóng tăng trưởng
tín dụng của MBB năm 2021 ở mức 20%. Mặc dù hạn mức tín dụng ban đầu năm 2021 đối
với MBB là 10,5%, nhưng ngân hàng này có thể sẽ nhận được hạn mức tăng trưởng tín
dụng bổ sung vào cuối năm 2021 để đạt mức tăng trưởng tín dụng 20% cho cả năm
2021. Dự báo hệ số CAR của MBB sẽ tăng từ 11,2% vào năm 2020 lên 11,9% vào năm
2021 - ngay cả khi đã ghi nhận tăng trưởng tín dụng.
Năm 2021 MB cũng ghi nhận lợi nhuận hợp nhất ở mức 16.527 tỷ đồng, tăng trưởng tới
54,6% so với kết quả đạt được trong năm 2020. Bên cạnh đó, mảng tín dụng mang về cho
MB khoản lãi thuần 26.200 tỷ đồng, tăng trưởng 29,2% so với năm trước. Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ cũng tăng 22,1%, lên 4.367 tỷ đồng
Tăng trưởng tín dụng của MBB đạt 8,4% trong Q1.2021, cao hơn mức tăng trưởng 2,93%
của toàn hệ thống. Cụ thể, cho vay khách hàng đạt 324 nghìn tỷ đồng (+8,6% ytd) và dư
nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 28.929 tỷ đồng (+5,5% ytd).
Tín dụng của MBB tiếp tục tăng trưởng mạnh trong Quý 4. Tín dụng hợp nhất toàn hàng
của MBBank đạt mức 8,2% QoQ tương đương với 24,6% YTD, là mức cao hơn nhiều so
với mức tăng trưởng nghành là 13%. Tín dụng của MBBank diễn ra tương đối đều ở cả trái
phiếu doanh nghiệp (+9,4% QoQ) và cho vay khách hàng (+8,1 % QoQ). Trong cho vay
khách hàng thì cho vay khách hàng cá nhân là động lực tăng trưởng chính trong Quý 4 với
mức tăng 12,1% QoQ. Với việc MBBank tích cực hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch và CAR
ở mức tương đối cao (11,2%) thì chúng tôi cho rằng nhiều khả năng MBB sẽ được phê
duyệt hạn mức tín dụng cao trong năm 2022. Cùng với đó nhu cầu tín dụng dự kiến sẽ tiếp
tục tăng cao trong trong 2022 khi nền kinh tế phục hồi thì chúng tới ước tính tín dụng của
MBBank sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 25% trong 2022.

You might also like