LSD Kha

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN



BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


THỨ 3 TIẾT (6-7)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM ANH TUẤN


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN HOÀNG KHA
MSV: 4454040751
LỚP: KẾ TOÁN 44D

Quy Nhơn, 02 Tháng 12 Năm 2023


Câu hỏi

Giả thiết: Có Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (thời
kỳ trước đổi mới) và Nhà máy dệt B hoạt động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa (thời kỳ đổi mới).
- Anh (Chị) hãy: - Chỉ rõ sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của 2
nhà máy trên.
- Từ đó, rút ra hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Bài làm
Sự khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dệt A và
nhà máy dệt B:

Nhà máy dệt A hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, là tất cả các
quyết định về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và phân phối đều được quyết định
từ trên xuống do nhà nước quyết định, và các kế hoạch sản xuất được đặt ra
trước và các nhân viên phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, Nhà máy dệt B hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, có nghĩa là sản xuất và tiêu thụ được quyết định bởi thị trường và các
doanh nghiệp có thể tự chủ quyết định về sản xuất,kinh doanh và tiêu thụ, nhưng
vẫn phải tuân theo các quy định của Nhà nước.

Một số sự khác biệt trong tổ chức quản lý về hoạt động sản xuất kinh
doanh của hai nhà máy:

Thứ nhất, tính chủ động: Nhà máy dệt A không có tính chủ động trong sản
xuất, kinh doanh. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Họ
phải thực hiện kế hoạch sản xuất do nhà nước giao, không được phép tự chủ
trong việc quyết định sản phẩm, giá cả, thị trường tiêu thụ .Tất cả phương hướng
sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự,
tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định chủ yếu dựa vào nguồn
lực của đất nước, tự cung, tự cấp, tự lực cánh sinh; chưa chú trung đến hợp tác,
giao lưu; chưa quan tâm đến áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Nhà máy dệt B có tính chủ động cao trong sản xuất, kinh doanh. Họ được tự
chủ trong việc quyết định sản phẩm, giá cả, thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp
phải tìm kiếm nguồn vật liệu, máy móc và lao động trên thị trường, và phải cạnh
tranh với các nhà máy khác để giành được thị phần. Thị trường ở đây giữ vai trò
là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Thứ hai, tính hiệu quả: Nhà máy dệt A có tính hiệu quả thấp. Do các kế hoạch
sản xuất thường không phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, nên nhà máy
thường sản xuất ra những sản phẩm không có người tiêu thụ, dẫn đến hàng tồn kho
nhiều, chi phí sản xuất cao. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất,
kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh
doanh. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho nhà máy A; nhà
máy A giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù; lãi thì Nhà nước thu.

Nhà máy dệt B có tính hiệu quả cao, các doanh nghiệp có quyền được tự chủ
trong sản xuất, kinh doanh, nên họ có thể sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thực tế của thị trường. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị
kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh
hiệu quả. Nhà máy B tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Các
quyết định về sản xuất và kinh doanh được đưa ra dựa trên thị trường và nhu cầu
của khách hàng.

Thứ ba, tính linh hoạt: Nhà máy dệt A không linh hoạt trong sản xuất, kinh
doanh. Do các kế hoạch sản xuất thường được xây dựng lâu dài, nên rất khó điều
chỉnh khi có sự thay đổi của thị trường. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là hình thức,
quan hệ hiện vật là chủ yếu. Tuy nhiên, tiền lương của nhân viên nhà máy A được
quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân,
không tính theo hiệu quả lao động của mỗi người .Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan
trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không
được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Nhà máy dệt B linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh. Hình thức phân phối kết
hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc của thị
trường. Do các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, nên họ có
thể nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi có sự thay đổi của thị trườn.
Tiền lương của nhân viên nhà máy B được tính theo hiệu quả lao động của mỗi
người. Công nhân viên làm ra được càng nhiều sản phẩm thì lương thưởng sẽ cao
tương ứng. Cơ chế này thường linh hoạt hơn và có thể thích nghi nhanh chóng với
thị trường và nhu cầu của khách hàng, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.

Thứ tư, vấn đề tiêu thụ sản phẩm: Nhà máy dệt A thì các kế hoạch sản xuất
thường được xây dựng theo ý chí chủ quan của nhà nước, không phù hợp với nhu
cầu thực tế của thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng sản xuất ra những sản phẩm
không có người tiêu thụ,chất lượng sản phẩm thấp, hàng tồn kho nhiều, chi phí sản
xuất cao.
Nhà máy dệt B các sản phẩm được sản xuất ra được thích nghi với thị trường và
nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng, sản phẩm được tiêu thụ đầy đủ. Luôn
chú trọng đảm bảo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm

Hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung :

Đối với kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế nước ta vẫn còn tăng trưởng chủ yếu
theo chiều rộng thì cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng
nhất định. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được tạo lập đã cho
phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai
đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu
hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Tuy nhiên, theo thời gian, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Có thể thấy rằng, cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm
tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với các chủ thể là
những người lao động, cơ chế này cũng không kích thích tính năng động, sáng
tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đã làm cho nền kinh tế
nước ta bị rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Đối với xã hội: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này ra đời
trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm tháng đau thương của chiến
tranh. Tình hình xã hội giai đoạn này cũng còn nhiều rối ren, phức tạp. Vì vậy,
cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng đã góp phần ổn định đời
sống xã hội, duy trì trật tự xã hội.

Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa
trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại thì cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này càng bộc lộ những
khiếm khuyết của nó. Việc tiếp tục thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước
ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Kết luận

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung có những hạn chế nhất định , không phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , với mục tiêu phát huy tối đa vai trò của
thị trường trong nền kinh tế.

You might also like