Thuyết điều kiện hóa tạo tác của B. F. Skinner

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG ĐẠI CƯƠNG


THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA TẠO TÁC

Lớp học phần : PSY 2014


Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Sinh viên thực hiện : Đào Hạnh Đan (22031146)
: Nguyễn Ngân Giang (22031148)
: Nguyễn Minh Thúy (22031209)
: Lê Hiền Anh (22031125)
:

HÀ NỘI - 2024

Thuyết điều kiện hóa tạo tác


I. Tiểu sử B. F. Skinner............................................................................................3

1. Sinh ra và lớn lên..............................................................................................3

2. Sự nghiệp...........................................................................................................4

II. Lý thuyết hành vi tạo tác......................................................................................5

1. Bối cảnh ra đời...................................................................................................5

2. Nội dung lý thuyết hành vi tạo tác.....................................................................7

a. Hành vi tạo tác:...............................................................................................7

b. Củng cố và trừng phạt:...................................................................................8

c. Các cách thức củng cố:...................................................................................9

3. Quan điểm về nhân cách và rối loạn tâm lý:...................................................9

Quan điểm về nhân cách:.........................................................................................9

Quan điểm về rối loạn tâm lý:................................................................................10

4. Triết lý trị liệu:............................................................................................10

5. Các đánh giá chung về thuyết hành vi tạo tác...............................................11

Cơ sở dữ liệu:.........................................................................................................11

Tính hệ thống:.........................................................................................................12

Tính kiểm chứng:....................................................................................................12

Ứng dụng lý thuyết:................................................................................................12

III. Ứng dụng trong lâm sàng..........................................................................13

1. Kỹ thuật phân tích hành vi ứng dụng (ABA)....................................................13

2. Phân tích chức năng của hành vi - FAB (Functional Analysis of Behavior). .21

Slide thuyết trình

I. Tiểu sử B. F. Skinner
1. Sinh ra và lớn lên

Sinh: Skinner sinh ngày 20/3/1904 tại ngôi làng gần một đường sắt nhỏ của
Susquehanna trên vùng đồi Pennsylvania.

Mất: 18/08/1990, 10 ngày sau buổi nói chuyện ở Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. Trước
đó, ông được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu vào năm 1989.

Gia đình: Cha là luật sư, mẹ là nội trợ, có 1 em trai. Năm 1936 kết hôn với Yvonne
Blue rồi chuyển đến Minnesota - nơi Skinner có công việc giảng dạy đầu tiên. Hai năm
sau khi kết hôn, con gái đầu lòng Julie ra đời. Năm 1943, Yvonne mang bầu con gái
thứ hai - Deborah, được biết đến với case “Baby in a Box”.

Môi trường sống → ảnh hưởng đến sau này:

Gia đình được Skinner mô tả là một môi trường ấm áp và ổn định. Tuổi thơ của
ông gắn với việc chế tạo máy móc, vật dụng phục vụ đời sống.

⇒ Khả năng chế tạo vật dụng để giải quyết vấn đề cuộc sống tốt, sau này tạo ra “The
Baby - tender” - một chiếc nôi kín có cửa sổ làm bằng plexiglass (hay còn gọi là tấm
Mica) và có sưởi ấm, được sử dụng như cũi/giường ngủ cho cô con gái thứ hai
Deborah khi mới chào đời (giai đoạn sơ sinh).

Cha mẹ ông là những người nghiêm khắc, kỷ luật, giáo dục ông thông qua các
hình thức trừng phạt và củng cố có hệ thống.

⇒ Quan điểm “Con người là những hệ thống ứng xử phức tạp tuân theo pháp luật”.

Tiến trình học tập:

Trung học: Học lớp Tiếng Anh của cô Graves - người sau này được ông đề tên
trong cuốn “The Technology of Teaching”.

Đại học Hamilton: Chuyên ngành Tiếng Anh, mong muốn làm nhà văn → Thất
bại → Chuyển tới New York, làm việc tại cửa hàng sách → đọc được sách của Pavlov
và Watson → hứng thú với thuyết hành vi.
Đại học Harvard: Chuyên ngành Tâm lý học năm 24 tuổi → được bằng Tiến sĩ
về Tâm lý học sau 3 năm, tiếp tục thực nghiệm ở Harvard nhờ học bổng nghiên cứu
sau tiến sĩ từ National Research Council.

Người truyền cảm hứng:

Francis Bacon (phương pháp quy nạp trong khoa học), Ivan Pavlov, John. B.
Watson, Miss Graves, William John Crozier là những người có những ảnh hưởng quan
trọng được nhắc đến trong tiểu sử của B. F. Skinner.

- Francis Bacon, Tử tước St Alban thứ nhất là một nhà triết học và chính khách người
Anh. Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy nghiệm, phương pháp khoa học và là
một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học. Khi tìm hiểu về Francis Bacon,
Skinner đã tiếp thu những lý luận về phương pháp quy nạp trong khoa học – thứ giúp
ích rất nhiều trong những năm tháng nghiên cứu hành vi.

- William John Crozier là một nhà sinh lý học người Mỹ, người đã đóng góp cho lĩnh
vực tâm lý học thông qua các công trình nghiên cứu về hành vi và quá trình cảm giác
của động vật. Ông là chủ nhiệm khoa Sinh lý học tại đại học Harvard khi Skinner theo
học tâm lý tại đây. Ông là người khuyến khích Skinner thực hiện những thực nghiệm
hành vi tại trường đại học Harvard.

2. Sự nghiệp

Thế mạnh:

Skinner ưa thích chế tạo vật dụng mới để phục vụ/hỗ trợ công việc hoặc đời
sống, khả năng viết lách, khả năng giảng dạy. Sau này trong những năm tháng nghiên
cứu hành vi, kĩ năng chế tạo được xây dựng từ thời thơ ấu đã giúp Skinner rất nhiều
trong công việc.

Hướng tập trung:

Skinner tập trung nghiên cứu hành vi (từ chuột, bồ câu, người) - hành vi tạo tác
được hình thành và củng cố nhờ môi trường, sự ảnh hưởng/tác động của môi trường,
kích thích trước đó có mối quan hệ hành vi - hậu quả. Skinner quan tâm đến giáo dục,
hành vi, tâm lý học, chế tạo công nghệ, mối liên hệ giữa hành vi với các điều kiện thí
nghiệm, triết học và đạo đức (những năm cuối đời)

Cách thức nghiên cứu:

Là người theo tiếp cận hành vi, Skinner nghiên cứu hành vi của con người trong
tương tác với môi trường. Ông tập trung làm thực nghiệm trên động vật. Chuột và
chim bồ câu là 2 khách thể quen thuộc trong các thực nghiệm của ông.

Trong các thực nghiệm của mình, Skinner sử dụng các phương pháp phân tích
chức năng, tập trung mô tả và lý giải các mối quan hệ chức năng giữa các kích thích,
đáp ứng và hệ quả của chúng.

Tầm ảnh hưởng:

Trong phạm vi đóng góp bao gồm tâm lý, giáo dục, công nghệ, các nghiên cứu
của Skinner có tầm quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực tâm lý học. Ông được hiệp hội
tâm lý học Hoa Kỳ trao Giải thưởng đóng góp khoa học (1958) với lời tuyên dương “ít
có nhà tâm lý học Mỹ nào có ảnh hưởng sâu sắc như vậy tới sự phát triển của tâm lý
học và các nhà tâm lý học trẻ.”

Skinner cũng được nhận huy chương khoa học quốc gia của Mỹ và xuất hiện
trên bìa tạp chí Time.

Năm 1990 Skinner được đồng nghiệp tôn vinh những đóng góp khoa học của
mình với “Giải thưởng thành tựu trọn đời”

II. Lý thuyết hành vi tạo tác


1. Bối cảnh ra đời

Khuynh hướng trước đó – Thuyết hành vi cổ điển

Người sáng lập: Watson (1913): Stimulus → Response

"Give me a dozen healthy infants, well-formed, and my own specified world to


bring them up in and I'll guarantee to take any one at random and train him to become
any type of specialist I might select--doctor, lawyer, artist, merchant-chief, and, yes,
even beggarman and thief, regardless of his talents, penchants, tendencies, abilities,
vocations, and race of his ancestors. I am going beyond my facts and I admit it, but so
have the advocates of the contrary and they have been doing it for many thousands of
years." ~ John B. Watson”.

Hành vi do ngoại cảnh quyết định, có thể quan sát được một cách khách quan,
điều khiến được thông qua thử - sai. ⇒ quan niệm cơ học, máy móc hành vi, làm mất
tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý người, đồng nhất nội dung bên trong tâm lý người
với hành động bên ngoài.

Đến khoảng năm 1930, chủ nghĩa hành vi của Watson được chứng minh là
không đủ, có nhiều nhà nghiên cứu khác và các nhà tâm lý theo trường phái hành vi
như E. C, Tolman, Clark L. Hull đưa vào công thức S - R biến số trung gian là O (bao
gồm: kinh nghiệm chủ thể, nhu cầu, trạng thái, …) tạo thành công thức S - O - R. ⇒ có
cải tiến nhưng bản chất vẫn máy móc.

Hoàn cảnh ra đời của thuyết tạo tác.

Trong một chương trình nghiên cứu về hành vi của động vật tại đại học
Harvard, Skinner (24 tuổi) - với hứng thú với thuyết hành vi từ trước, tham gia với
mục tiêu liên hệ hành vi với các điều kiện thí nghiệm.

Ông đã thực hiện thực nghiệm với loài chuột trong bộ máy do bản thân phát
minh, và đã rất nhiều lần thay đổi, cải tiến bộ máy này nhờ vào những gợi ý được phát
hiện từ hoạt động của con chuột. Bộ máy này là “lồng thực nghiệm Skinner”. Trong
lồng có thiết kế nhiều thiết bị như loa, đèn, hệ thống lưới điện, … Con chuột sẽ chỉ có
thức ăn khi nó nhấn đúng vào cần gạt thức ăn. Khi con chuột chạy loạn trong lồng để
tìm cách thoát hoặc tìm đồ ăn, có một lúc nó vô tình dẫm vào cái cần gạt thức ăn và có
được thức ăn rơi xuống máng để ăn. Dần dần, con chuột nhận ra rằng lượng thức ăn nó
có được nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào hành động nhấn chân vào cần gạt
của nó và tạo thành thói quen nhấn chân vào cần gạt khi muốn thức ăn.

Kết quả thu được từ thực nghiệm này khác với thuyết hành vi cổ điển S -R (tức
là kích thích tạo ra phản ứng) được Pavlov và J. B. Watson đưa ra trước đó. Ở đây con
chuột nhận được kết quả của hành động, và hành động được củng cố dựa vào lượng
kết quả con chuột nhận được. Skinner đã cho ra đời thuyết hành vi mới mang tên
Thuyết hành vi tạo tác - là hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của hành vi đó. Ông
phân biệt nó với hành vi phản ứng - là hành vi được tạo ra nhằm đáp ứng kích thích tại
thời điểm đó.

⇒ Thuyết tạo tác ra đời. Nghiên cứu này được đề cập trong cuốn The Behavior of
Organisms (1938).

Một số tác phẩm nổi bật:

- The Behavior of Organisms (1938)

- Project Pigeon (1944), được đề cập trong bài viết trong “Cummulative Record”
(1959).

- The Baby Tender - The Skinner Box (1943) Walden Two (1948) Skinner, B. F.
(2005). Walden two. Hackett Publishing.

- Science and Human Behavior (1953).

- The Technology of Teaching (1968)

- Verbal Behavior (1957).

- The evolution of verbal behavior (1986).

2. Nội dung lý thuyết hành vi tạo tác

Các luận điểm chính:

a. Hành vi tạo tác:

Khái niệm: Hành vi tạo tác là hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của hành vi đó.

Hành vi tạo tác Hành vi phản ứng


Sinh ra từ chính bản thân chủ thế Sinh ra dưới một kích thích đến từ môi trường

Chủ động Bị động

Hành vi tạo tác trước tiên xuất hiện là một phản ứng tự nguyện của chủ thể,
được tăng cường hay suy yếu tùy thuộc vào hệ quả tích cực hay tiêu cực mà nó thể
hiện ra.

b. Củng cố và trừng phạt:

Củng cố: duy trì hành vi mong Trừng phạt: giảm tiến tới loại bỏ
muốn. hành vi không mong muốn.

Dương Tăng tái lặp hành vi bằng cách Giảm tái lặp hành vi bằng cách
tính thêm vào các kích thích dễ chịu thêm vào các kích thích khó chịu

Âm tính Tăng tái lặp hành vi bằng cách loại Giảm tái lặp hành vi bằng cách loại
bỏ các kích thích khó chịu bỏ kích thích dễ chịu

c. Các cách thức củng cố:

Dựa trên thời gian: củng cố xuất hiện Dựa trên tỷ lệ: củng cố xuất hiện sau
sau một khoảng thời gian nhất định, một số hành vi phản ứng nhất định,
không kể số lần xuất hiện hành vi không kể thời gian xuất hiện phản
phản ứng ứng là bao lâu.
Cố Lương được nhận hàng tháng Đưa đủ tiền vào máy bán nước tự
định động sẽ được nhận hàng

Thay Kiểm tra 15’ Máy cá cược


đổi

Theo Skinner, các hành vi phức tạp được hình thành từ một quá trình được gọi là định
hình hành vi (Shaping) hay phương pháp xấp xỉ liên tục (Successive approximations).
Thông qua một quy trình từng bước để tăng cường củng cố những hành vi phức tạp,
những hành vi của cá thể sẽ được định hình đến khi nó đạt được phản ứng mong
muốn.

Quan điểm về nhân cách:

Theo Skinner, sự tập hợp các hành vi tạo tác tạo thành nhân cách của mỗi
người. Các hành vi này đã được củng cố trong quá khứ và tiếp tục trở thành một phần
trong nhân cách của chúng ta. Về thực chất, sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ
là sự thành lập, duy trì, sửa đổi một hệ thống các hành vi vận hành, nhân cách không
trải qua những giai đoạn phát triển cụ thể, cũng không có xung đột nào con người cần
phải trải qua, không có những cấu trúc nhân cách mới được thành lập qua từng giai
đoạn mà chỉ đơn giản là các hành vi của cá nhân thay đổi theo thời gian do người đó
trải nghiệm, tích lũy nhiều hơn.

Theo tiếp cận của chủ nghĩa hành vi, không ai bị bệnh cả mà họ chỉ đơn thuần
phản ứng không thích hợp với kích thích hoặc họ không học được cách phản ứng phù
hợp. Nói cách khác, cái mà các nhà tâm lý học khác gọi là “rối nhiễu tâm lý” thì dưới
góc nhìn của chủ nghĩa hành vi chỉ là những hành vi tạo tác đã không được củng cố
hoặc được củng cố trước đây nhưng hiện tại không còn phù hợp với mong đợi, chuẩn
mực của xã hội. Một người hình thành hành vi tạo tác không phù hợp thì vấn đề là do
hành vi tạo tác đó không được xã hội hoặc những người trong cộng đồng của người đó
chấp nhận. Điều này có thể vì bản thân phản ứng của họ không phù hợp với hoàn cảnh
hoặc bởi hành vi đó diễn ra không phù hợp với hoàn cảnh.
Các kỹ thuật tự kiểm soát hành vi

- Kỹ thuật tránh kích thích: bằng việc tránh một người hay một tình huống làm
chúng ta khó chịu chúng ta giảm sự kiểm soát của người hay tình huống đó tới
hành vi của mình
- Kỹ thuật tự quản lý sự thỏa mãn: kiểm soát việc thay đổi những thói quen xấu
của mình thông qua hành động vượt quá hành vi của mình => đưa sự thỏa mãn
lên quá giới hạn. Kĩ thuật này kích thích ác cảm về sự tự kiểm soát bao hàm
những hậu quả không thích hoặc ghê tởm.

Đánh giá hành vi

Phương pháp “phân tích chức năng” trong đánh giá nhân cách bao gồm 3 khía cạnh
của hành vi:

- Tần suất hành vi


- Tình huống xảy ra hành vi
- Cái củng cố gắn liền với hành vi

4. Triết lý trị liệu:


Đánh giá hành vi tập trung vào những đặc điểm có thể nhìn thấy được của hành vi và
mối quan hệ của hành vi với môi trường.
- Khi đánh giá một hành vi cần nhấn mạnh vào ba chiều cạnh: tần suất hành vi,
tình huống xảy ra hành vi, yếu tố nào củng cố hành vi đó. Quá trình này được
gọi là phân tích chức năng hành vi hay còn gọi là quy trình đánh giá ABC.
Việc đánh giá và Trị liệu Hành vi có đặc điểm là cụ thể (specificity) và người ta cho
rằng con người được thấu hiểu và mô tả rõ nhất theo cách mà họ hành động trong một
hoàn cảnh nhất định.
- Những hành vi của con người không mang tính chỉ báo cho một đặc điểm tâm
lý cụ thể nào đó. Chẳng hạn như, theo tiếp cận phân tâm, khi một ai đó nói rằng
bạn xấu, hành vi này có thể là chỉ báo người đó có cơ chế phòng vệ phòng chiếu
khi thực chất người xấu là bản thân họ, nhưng họ lại nhìn thấy điều này ở bạn.
Theo Skinner, nhận định này không có cơ sở khoa học bởi hành vi vô cùng
phức tạp, chúng không thể quan sát được bởi chúng luôn thay đổi, những nhận
định về một hành vi nào đó chỉ dựa trên một sự kiện cụ thể như vậy đều không
mang tính khái quát để có thể suy ra một đặc điểm nào đó về tâm lý.
- Thêm nữa, các hành vi có đặc điểm cụ thể bởi nó còn tùy thuộc vào mỗi cá
nhân và mỗi hoàn cảnh nhất định. Chẳng hạn như, khi hai em bé dành nhau một
con búp bê, con búp bê này sẽ là yếu tố củng cố với em bé dành được nhưng lại
là một kích thích khó chịu với em bé không giành được. Những đặc điểm dù là
nhỏ nhất với từng cá nhân khác nhau cũng có thể tạo ra sự thay đổi tương đối
lớn trong hành vi.
Trong điều trị, trước tiên phải phân tích các yếu tố cấu thành vấn đề. Sau đó các quy
trình chữa trị sẽ tự khắc giải quyết từng yếu tố cụ thể.
Các chiến lược trị liệu được thiết kế cho từng vấn đề, với từng cá nhân.
Việc hiểu biết căn nguyên của các vấn đề tâm lý là không cần thiết cho việc thay đổi
hành vi. Và ngược lại, thành công trong việc thay đổi một hành vi có vấn đề cũng
không gợi ra bất cứ điều gì về nguồn gốc của vấn đề ấy.
Trị liệu Hành vi dựa trên cơ sở thực chứng, phương pháp có tính khoa học, nghĩa là
phải có một khung khái niệm rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Việc điều trị phải bắt
nguồn từ, hay ít ra là phù hợp với nội dung và phương pháp của Tâm lý học lâm sàng -
thực nghiệm; các kĩ thuật trị liệu đem lại kết quả đo đếm được và có thể thực hiện lại
các thời điểm khác nhau với các cá nhân khác nhau. Cơ sở lý thuyết cũng như phương
pháp điều trị được đánh giá theo lối thực nghiệm, dựa vào bằng chứng cụ thể, tin cậy.
5. Các đánh giá chung về thuyết hành vi tạo tác
Cơ sở dữ liệu:
Hạn chế lớn nhất trong thuyết hành vi tạo tác là nền tảng cơ sở dữ liệu
nghiên cứu ban đầu chỉ bao gồm các nghiên cứu với động vật (chuột,
chó, chim bồ câu). Trong khi đó những quá trình tâm lý của con người
hoàn toàn khác biệt so với động vật: khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả
năng lý giải các sự kiện quá khứ, khả năng dự đoán trước tương lai.
Những khả năng này không xuất hiện ở động vật và kết quả là nó không
được đề cập đến trong thuyết hành vi.
Thuyết hành vi mất đi sự ảnh hưởng của nó trong tâm lý học vì bỏ qua
những hiện tượng tâm lý quan trọng đối với đời sống của con người, đặc
biệt là câu hỏi về tính chủ quan của con người, khi trong một điều kiện
môi trường nhất định, mỗi người lại có những phản ứng rất khác nhau.
Tính hệ thống:
Dù có nhiều tranh cãi, lý thuyết này của Skinner vẫn được đánh giá là có
tính hệ thống cao. Skinner xây dựng lên một hệ thống khái niệm cụ thể,
mạch lạc về điều kiện hóa tạo tác và điều kiện hóa cổ điển. Các hiện
tượng hành vi khác nhau, tỷ lệ mà một sinh vật thực hiện một phản ứng
đối với củng cố, việc học ban đầu của hành vi đó, sự duy trì của của
hành vi đó nếu ngừng củng cố đều được ông đưa ra và phân tích rõ ràng.
Tính kiểm chứng:
Các lý thuyết của Skinner được xây dựng chủ yếu dựa trên các nghiên
cứu của ông trong phòng thí nghiệm. Trong lồng thực nghiệm của
Skinner, người ta có thể xác định được các kích thích kiểm soát hành vi
vì có rất ít kích thích. Tuy nhiên, trong thế giới hàng ngày, thường không
thể biết được mọi người đang phản ứng với gì chỉ thông qua quan sát.
Chúng ta có thể xác định điều đó sau khi hỏi họ trực tiếp, tuy nhiên
những kích thích đó chúng ta chỉ có thể biết được sau khi hành vi đó
diễn ra, nghĩa là hành vi đó chúng ta không thể dự đoán được.
Ứng dụng lý thuyết:
Học thuyết của Skinner nói riêng cũng như tiếp cận hành vi nói chung
thể hiện một khuynh hướng tiến bộ trong thực hành lâm sàng và tâm lý
học thực nghiệm. Các nhà hành vi nhanh chóng chuyển từ các nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm với động vật sang các ứng dụng trị liệu được
thiết kế để giúp đỡ con người. Thành tựu của họ để lại là những công
trình ứng dụng thực tế vẫn còn giá trị đối với tâm lý học ngày nay.

III. Ứng dụng trong lâm sàng


 Liệu pháp tâm lý là các kỹ thuật tâm lý mà các nhà chuyên môn sử dụng tác
động tâm lý một cách tích cực có hệ thống vào người bệnh nhằm mục đích chữa
bệnh và giúp họ có một nhân cách hài hòa và phù hợp.
 So với việc sử dụng các liệu pháp khác, thì các liệu pháp ngắn hạn như liệu
pháp hành vi, liệu pháp nhận thức – hành vi có thể tạo ra kết quả chỉ trong một
vài phiên. Vì vậy, đây là những liệu pháp được sử dụng ở mức độ rất thường
xuyên. (Phan, 2022)
Sau đây là một liệu pháp và kĩ thuật phát triển chủ yếu dựa trên thuyết hành vi tạo tác
của Skinner

1. Kỹ thuật phân tích hành vi ứng dụng (ABA)


Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) và can thiệp cho trẻ tự kỉ

Khái niệm: Phân tích hành vi ứng dụng là một môn khoa học ứng dụng được
sử dụng để đào tạo các cá nhân làm chủ các khả năng bằng cách sử dụng các quy trình
sửa đổi hành vi, quy trình này chia nhỏ hành vi thành các phần/thành phần đơn giản
hơn để giúp học và thành thạo dễ dàng hơn nhằm đạt được các khả năng đáp ứng các
tiêu chuẩn trong xã hội. (Anwar et al., 2022)

Theo Anwar và cộng sự (2022), Ivar O. Lovaas, một nhà tâm lý học người Mỹ,
là chuyên gia đầu tiên áp dụng các nguyên tắc Sửa đổi Hành vi cho bệnh tự kỷ, mà ông
gọi là DTT (Đào tạo Thử nghiệm Rời rạc), sau này được gọi là Phân tích Hành vi Ứng
dụng (ABA) cho bệnh tự kỷ. Kỹ thuật này là sự phát triển của hai lý thuyết chính đó là
Điều kiện hóa tạo tác của B.F. Skinner và Điều kiện hóa phản ứng (Respondent
Conditioning) của I. Pavlov.

Mục tiêu:

Việc sử dụng kỹ thuật ABA dành cho người mắc tự kỷ của Lovaas phát triển
nhiều khả năng khác nhau, giảm thiểu và loại bỏ các hành vi có vấn đề ở người mắc
chứng tự kỷ, định hướng và thay đổi hành vi theo những cách có ý nghĩa hơn và rèn
luyện tính độc lập. Phương pháp này cung cấp sự củng cố tích cực cho trẻ khi thể hiện
phản ứng tương ứng với hướng dẫn được đưa ra nhằm hình thành phản ứng mục tiêu.
(Anwar et al., 2022)

Các nhà nghiên cứu và thực hành trong những năm gần đây đã đưa ra nhiều ví
dụ về lợi ích của ABA trong việc giải quyết các nhu cầu về giáo dục và hành vi của
học sinh nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Bên cạnh đó, các biện pháp can thiệp theo
nhóm, dựa trên các nguyên tắc của ABA, cũng được triển khai trong môi trường giáo
dục phổ thông để hỗ trợ tất cả học sinh, kể cả học sinh khuyết tật và không khuyết tật.
Các chương trình được thiết kế để dạy học sinh nói chung và học sinh yêu cầu giáo
dục đặc biệt nói riêng nhiều kỹ năng khác nhau, cả các kĩ năng thích ứng và kĩ năng
học thuật. Ví dụ, theo Alberto và Troutman (2013) củng cố tích cực đã được sử dụng
rộng rãi trong chương trình được thiết kế để dạy học sinh trong giáo dục phổ thông và
đặc biệt đa dạng về các kỹ năng, cả về thích ứng và học thuật. Mặc dù có mối liên hệ
rõ ràng giữa việc giảng dạy hiệu quả và hỗ trợ học sinh mắc ASD và ABA, các ứng
dụng của ABA vượt xa nhóm đối tượng này. (Trump et al., 2018)

Ứng dụng của ABA:

Liệu pháp ABA can thiệp tương đối mạnh mẽ (một tình huống được lặp lại
nhiều lần và can thiệp nhiều giờ mỗi tuần) cùng với sự tham gia của cha mẹ và đưa trẻ
hòa nhập với các bạn cùng trang lứa đang phát triển bình thường. ABA không giới hạn
không gian can thiệp, can thiệp có thể thực hiện tại nơi can thiệp, tại gia đình, trường
học và cộng đồng.

Phân tích hành vi ứng dụng là một phương pháp điều trị linh hoạt bao gồm
nhiều kỹ thuật để giải thích và thay đổi hành vi. Có thể điều chỉnh chương trình can
thiệp để đáp ứng nhu cầu của từng người. (Trump et al., 2018)

Bước đầu tiên đóng vai trò nền tảng cho liệu pháp Phân tích hành vi ứng dụng
là phân tích hành vi thực hiện bằng mô hình ABC. Đây là mô hình 3 bước giúp ta hiểu
và dạy một hành vi nào đó bao gồm:

(1) Tiền đề (atecedent): đây là những gì xảy ra ngay trước hành vi mục tiêu.
Nó có thể bằng lời nói, chẳng hạn như một mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Nó
cũng có thể là vật chất, một món đồ chơi hoặc đồ vật, hoặc ánh sáng, âm
thanh hoặc thứ gì khác trong môi trường. Tiền đề có thể đến từ môi
trường, từ người khác hoặc từ bên trong (chẳng hạn như suy nghĩ hoặc
cảm giác).

(2) Một hành vi theo sau (resulting behavior): đây là phản ứng của người đó
hoặc sự thiếu phản ứng với tiền đề. Nó có thể là một hành động, một
phản ứng bằng lời nói hoặc một điều gì đó khác.

(3) Hậu quả (consequence): đây là hậu quả xảy ra ngay sau hành vi đó. Nó
có thể bao gồm việc củng cố tích cực hành vi mong muốn hoặc không có
phản ứng nào đối với những phản hồi không chính xác/không phù hợp.
Ví dụ:

Tiền đề: Cuối ngày, giáo viên nói “Đã đến giờ dọn dẹp đồ chơi của các em”.

Hành vi: Học sinh hét lên “không!”

Hậu quả: Giáo viên dọn đồ chơi ra và nói “Được rồi, giờ chơi đa kết thúc”.

Can thiệp ABA có thể giúp trẻ hình thành kĩ năng khác thích ứng hơn trong tình huống
này

Ví dụ:

Tiền đề: Giáo viên nói “đã đến giờ dọn dẹp đồ chơi”.

Hành vi: Học sinh được nhắc nhở phải xin phép cô giáo một cách lịch sự: “Em có
thể chơi thêm 5 phút nữa được không?” thay cho hành vi la hét kháng cự

Hậu quả: Giáo viên nói: “Được, em có thể chơi thêm 5 phút nữa!”

Như vậy, trong tình huống trên, một hành vi không mong muốn đã được thay bằng
một hành vi khác và sử dụng củng cố dương tính để củng cố hành vi mục tiêu này

Củng cố tích cực là một trong những chiến lược chính được sử dụng trong
ABA. Khi một điều gì đó có giá trị (phần thưởng) đến sau một hành vi nào đó, người
thực hiện có nhiều khả năng lặp lại hành vi đó. Theo thời gian, điều này khuyến khích
sự thay đổi hành vi tích cực. Theo đó, trước tiên, nhà trị liệu xác định một hành vi mục
tiêu. Mỗi khi người đó thành công thực hiện hành vi hoặc kỹ năng đó, họ sẽ nhận được
phần thưởng. Phần thưởng có ý nghĩa đối với cá nhân - ví dụ lời khen ngợi, đồ chơi
hoặc cuốn sách, xem video, được chơi ở sân chơi hoặc địa điểm khác, v.v. Phần
thưởng củng cố tích cực khuyến khích người đó tiếp tục sử dụng kỹ năng. Theo thời
gian điều này dẫn đến sự thay đổi hành vi có ý nghĩa.

Sau đây mình sẽ giới thiệu ngắn gọn về 3 kĩ thuật thường được sử dụng trong
ABA

Một số kĩ thuật trong ABA


ABA gồm nhiều quy trình thực hành đã được thiết lập chặt chẽ và được nhiều
nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả và phù hợp. Nhiều kĩ thuật được xây dựng dựa
trên bằng chứng thực nghiệm, trong đó phải kể đến giảng dạy thử nghiệm riêng biệt
(DTT), củng cố và phân tích nhiệm vụ. (Wong et al., 2015)

1. Đào tạo thử nghiệm riêng biệt (Discrete Trial Learning):

DTT là một quy trình giảng dạy dựa trên phân tích hành vi ứng dụng (ABA). Là
một quy trình giảng dạy, DTT bao gồm các chương trình học tập có cấu trúc bao gồm
tiền đề, phản hồi của người học và hệ quả. Các mô hình DTT tập trung vào việc thiết
lập các hoạt động can thiệp sớm, chẳng hạn như tham dự và bắt chước, để tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp thu tất cả các bộ kỹ năng một cách trôi chảy hơn.
Discrete Trial Training (DTT) có thể được coi là kỹ thuật hiệu quả nhất trong phương
pháp ABA (Lerman et al., 2016)

Kỹ thuật DTT giúp đơn giản hóa một kỹ năng phức tạp và lặp đi lặp lại nhằm
hình thành phản ứng đáp ứng các hướng dẫn được cung cấp. DTT giúp việc dạy và
thực hành dễ dàng hơn. Khi cá nhân đã thành thạo một kỹ năng đơn giản thì cá nhân
đó sẽ được dạy các kỹ năng bổ sung/khác để thành thạo các kỹ năng phức tạp mà khóa
đào tạo hướng tới. (Downs et al., 2008)

Ví dụ: gười huấn luyện dạy trẻ nhận diện màu sắc, có thể bắt đầu bằng việc dạy màu
đỏ. => Cô sẽ yêu cầu trẻ chỉ vào màu đỏ và sau đó khen thưởng hành vi đó. Sau đó, cô
ấy sẽ chuyển sang dạy riêng màu vàng, củng cố kỹ năng đó và sau đó hỏi về cả hai
màu. Sau khi trẻ học được tất cả các màu sắc của mình, người huấn luyện có thể dạy
trẻ nói tên từng màu.

Các yếu tố như chẩn đoán của trẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ; số
giờ điều trị; thời gian điều trị; trình độ chuyên môn của nhà trị liệu và người giám sát;
phương pháp đào tạo nhân viên; tần suất đánh giá tiến độ; các biến thể thủ tục nhắc
nhở và củng cố; phạm vi hoặc phạm vi mục tiêu trong các chương trình; chiến lược
thúc đẩy khái quát hóa; và sự tham gia của cha mẹ trong trị liệu có khả năng ảnh
hưởng đến kết quả can thiệp. (Lerman et al., 2016)
Nhiều nhà trị liệu nhận thấy DTT đặc biệt hiệu quả trong việc dạy kỹ năng cho
trẻ tự kỷ. DTT là một trong những biện pháp can thiệp đầu tiên được phát triển cho
bệnh tự kỷ và có nghiên cứu sâu rộng hỗ trợ nó. Tuy nhiên, nghiên cứu về khái quát
hóa các kỹ năng DTT có phần hạn chế vì các nghiên cứu được trích dẫn thường tập
trung vào một số lượng rất nhỏ các nhiệm vụ học tập và/hoặc thử nghiệm giảng dạy.
Với sự đa dạng về học sinh và chương trình giảng dạy trong nhiều chương trình của
trường công lập, cần phải xem xét khái quát hơn và chứng minh liệu những người
hướng dẫn được đào tạo về DTT có thể sử dụng đúng các quy trình để giảng dạy hay
không. (Lerman et al., 2016)

2. Token economy: Kĩ thuật thưởng bằng hiện vật (Thưởng quy đổi)

Một hệ thống Kĩ thuật can thiệp phổ biến để sửa đổi hành vi dựa trên điều hòa
hoạt động sử dụng sự củng cố có hệ thống đối với hành vi mục tiêu. “Token” được
cung cấp tùy thuộc vào việc thực hiện hành vi mong muốn, sau đó có thể đổi lấy vật
hỗ trợ trong một hệ thống kinh tế được xác định trước.

Tuy nhiên, khác với chiến lược thông qua bảng sao, hay hệ thống điểm thưởng
được đưa ra một cách tương đối cố định, kt thưởng quy đổi duy trì 1 mối liên hệ ngẫu
nhiên giữa hành vi và các củng cố.

Ví dụ để hình dung: Trong gia đình, đứa trẻ được thưởng điểm khi cho chú chó
của gia đình ăn. Cậu bé rất thích được đi chơi sân chơi, nên cậu cho cún ăn thường
xuyên hơn để có thể nhanh chóng được đủ điểm đổi với một lần được đi sân chơi. Như
vậy, trong kĩ thuật này điểm thương chỉ là một kích thích trung tính, trong khi đó nó có
mối liên hệ chặt chẽ với củng cố tích cực, điểm thường - được đi chơi.

Các yếu tố cốt lõi trong kĩ thuật "thưởng quy đổi"

- Xác định mục tiêu, chọn những hành vi mục tiêu rõ ràng và chính xác: (Các) hành vi
mục tiêu phải có thể quan sát và đo lường được, đồng thời phải xác định rõ các tiêu chí
để hoàn thành nhiệm vụ thành công (tức là phải kiếm được bao nhiêu token - "mã
thông báo" để nhận được củng cố) cho cá nhân.

+ Xác định hành vi mục tiêu cần phát triển


- Đo lường hành vi mục tiêu chính xác, tin cậy và liên tục

- Lựa chọn khi nào thì thực hiện hoạt động "thưởng quy đổi", thực hiện ở đâu và với ai

- Lựa chọn token: Củng cố thường bằng các hoạt động, vật phẩm và sự kiện được ưa
thích. Một số nghiên cứu cho thấy "phần thường" càng sát với những thứ trẻ ưa thích
thì càng tăng cường tác dụng củng cố. Ví dụ phần thưởng là mô nhân vật hoạt hình trẻ
yêu thích. nghiên cứu trên đối tượng rộng hơn cho thấy, trong quá trình học tập online,
digital token hay phần thưởng kĩ thuật số cũng có tascdungj củng cố có thể thay thế
phần thưởng hiện vật.

- Chọn nhiều loại củng cố khác nhau: Đồng thời chuẩn bị một danh sách củng cố dự
phòng (stockpile backup reinforcement), đòi hỏi phải lên 1 danh sách thứ tự ưu tiên
cẩn thận các củng cố dự phòng trước khi thực hiện "thưởng quy đổi". các lựa chọn ưu
tiên thường sẽ được đánh giá trước, thay vì lấy dữ liệu tự báo cáo, điều này đặc biệt
quan trong đối với người có khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ.

- Thiết lập các token như một tín hiệu củng cố chung: token - phần thưởng không phải
chỉ 1 loại củng cố duy nhất mà đã bao gồm nhiều củng cố (có thể gồm lời khen; mã
quy đổi - điểm hoặc sao,...; hiện vật dùng để quy đổi)

- Thiết lập lịch trình củng cố rõ ràng:

+ Lịch trình nhận token: quy định trong điều kiện nào, thực hiện phản ứng nào thì
nhận được token.

+ Lịch trao đổi phần thưởng: Trong điều kiện nào thì chủ thể có quyền sử dụng token
để đổi lấy phần thưởng

+ Tỷ lệ trao đổi: quy định số lượng token là bao nhiêu thì được 1 phần thưởng hiện
vật. Thiết lập tỷ lệ trao đổi có ý kiến cho rằng tỷ lệ trao đổi ban đầu nên nhỏ để giúp cá
nhân tiếp cận thường xuyên hơn với chất tăng cường. Tỷ lệ trao đổi sau đó có thể được
điều chỉnh để duy trì sự tham gia của cá nhân vào chương trình học tập. => Nghiên
cứu cho thấy các phản ứng được củng cố theo 1 lịch trình "lean" - lịch trình tương đối
thưa thớt hơn thì có hiệu quả hơn so với lịch củng cố dày đặc hơn (denser schedule).

- Xác định khi nào được trao đổi phần thưởng


- Ngưng hoạt động thưởng quy đổi: thực tế là số lượng nghiên cứu về việc bắt đầu một
can thiệp sd token economy nhiều hơn nhiều so với nghiên cứu về quá trình kết thực kĩ
thuật này. Nhằm duy trì hành vi đã tạo lập được trong đời sống hàng ngày một cachs
tự nhiên, lịch trình củng cố của kt thưởng quy đổi thưa dần, có 3 chiến lược có thể sử
dung (1) kết hợp thưởng quy đổi với "level system" - tháp thưởng dần thu hẹp lại ở
cuối quá trình can thiệp. (2) giảm số lượng và giảm phần thưởng thuộc danh sách phần
thưởng ban đầu, thay vào đó sử dụng các củng cố sẵn có trong môi trưởng hoạt động
thường ngày. (3) thiết lập một vốn cá nhân sẵn có.

3. Shaping (Định hình)

Shaping là quá trình dần dần xây dựng một hành vi mới bằng cách tạo ra các
bước trung gian (intermediate steps) giữa hành vi ban đầu và hành vi mong muốn cuối
cùng. Khi một hành vi mới xuất hiện hoặc một hành vi hiện có được thay đổi, các
bước tiến triển nhỏ được củng cố (reinforced) trong suốt quá trình shaping. Kỹ thuật
này tạo ra một quá trình học thông qua việc tăng cường các hành vi tương tự hoặc gần
giống hành vi mục tiêu, cho đến khi hành vi mục tiêu được đạt được.

Shaping tập trung vào việc tạo ra và gia tăng các hành vi mới bằng cách tiến
dần tới mục tiêu cuối cùng. Quá trình shaping thường bao gồm việc cung cấp phần
thưởng hoặc phản hồi tích cực khi học viên tiến gần hơn đến hành vi mong muốn,
dần dần tăng cường và yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn.

Mục tiêu của shaping là tạo ra và phát triển hành vi mới dựa trên các tiến bộ
nhỏ. Quá trình shaping tập trung vào việc dần dần thay đổi hành vi hiện có hoặc
khuyến khích hành vi mới thông qua việc cung cấp phản hồi tích cực khi tiến gần
hơn đến hành vi mong muốn.

Các bước tiến hành can thiệp cho trẻ mắc ASD:

- Bước 1: phân tích hành vi bằng sử dụng Mô hình ABC - là cơ sở của phương
pháp “Phân tích hành vi ứng dụng”.

- Bước 2: đánh giá trẻ và chọn chương trình can thiệp


Một nhà phân tích hành vi có trình độ (được đào tạo và cấp chứng chỉ) sẽ thiết
kế và trực tiếp giám sát chương trình. Họ điều chỉnh chương trình ABA theo kỹ
năng, nhu cầu, sở thích, sự ưu tiên và hoàn cảnh gia đình của từng người học.

Nhà trị liệu sẽ bắt đầu bằng việc đánh giá chi tiết các kỹ năng và sở thích của
từng người, từ đó đề ra các mục tiêu điều trị cụ thể. Mục tiêu và sở thích của gia
đình cũng có thể được xem xét thêm vào.

Mục tiêu điều trị được viết dựa trên độ tuổi và khả năng của người mắc ASD.

- Bước 3: tiến hành can thiệp cho trẻ theo chương trình đã chọn

Hiệu quả của liệu pháp ABA:

- Báo cáo ''Điều trị hành vi và chức năng giáo dục và trí tuệ bình thường ở trẻ
em tự kỷ, '' của Ivar Lovaas (1987) đăng trên Tạp chí Tư vấn và Tâm lý học lâm
sàng. Báo cáo này chỉ ra rằng trẻ tự kỷ nhận được ABA chuyên sâu sớm đạt
được kết quả tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ tương tự nhận được ít hoặc
không được can thiệp bằng ABA. Lovaas mô tả 9 trong số 19 trẻ em được điều
trị tích cực là "hoạt động bình thường" và thậm chí có thể hồi phục (recovered).

- Trong đánh giá có hệ thống về các can thiệp tâm lý xã hội cho người lớn với
chứng rối loạn phổ tự kỷ của Bishop-Fitzpatrick (2013), tổng kết 5 nghiên cứu
về hiệu quả của ABA, kết quả của 5 nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả tích cực
của liệu pháp, các nghiên cứu chỉ ra can thiệp giúp làm giảm hành vi không
mong muốn hoặc tăng cường hành vi mong muốn

Thuyết hành vi tạo tác trong tiếp cận Hành vi đưa ra nên tảng phát triển của rất nhiều
liệu pháp và kĩ thuật khác nhau. Các kỹ thuật trị liệu có nền tảng lý thuyết rõ ràng và
tin cậy, đồng thời được liệu tục kiểm tra thực nghiệm tạo nên ưu thế vượt trội so với
các tiếp cận lâm sàng khác.

Thuyết hành vi tạo tác trong tiếp cận Hành vi đưa ra nền tảng phát triển của rất
nhiều liệu pháp và kĩ thuật khác nhau. Các kỹ thuật trị liệu có nền tảng lý thuyết rõ
ràng và tin cậy, đồng thời được liệu tục kiểm tra thực nghiệm tạo nên ưu thế vượt trội
so với các tiếp cận lâm sàng khác.
- Trả lời câu hỏi:

1. ABA là một liệu pháp tương đối đặc thù

Các chương trình ABA tốt cho bệnh tự kỷ không phải là can thiệp có “một chuẩn
phù hợp cho tất cả”. ABA có thể được hình dung là một cỗ mãy tương đối linh hoạt.
Mỗi chương trình được thiết kế trên 1 nền tảng phong phú các kĩ thuật có cấu trúc để
đáp ứng nhu cầu của từng người học. => Tính đặc thù

2. Các hình mình họa và ví dụ trong slide không phù hợp cho trẻ tự kỉ

Các hình ảnh và ví dụ trong quá trình trình bày nhằm minh họa cho liệu pháp, kĩ
thuật. Người trình bày không mong muốn mô tả trẻ mắc ASD thông qua ví dụ.

2. Phân tích chức năng của hành vi - FAB (Functional Analysis of Behavior)

Trong cách tiếp cận chức năng, các nhà trị liệu hành vi cố gắng giải thích mối
quan hệ giữa hành vi và môi trường, đặc biệt tập trung vào các tiền đề có thể quan sát
được và hậu quả của các phản ứng hành vi. Ví dụ, nếu cơn giận dữ tái diễn của trẻ
trong lớp học thường xuyên được giáo viên chú ý, nhà trị liệu hành vi có thể khuyến
khích giáo viên khen ngợi trẻ khi trẻ không nổi cơn thịnh nộ và phớt lờ trẻ khi cơn
giận dữ xảy ra. Vì vậy, hành vi giận dữ nhằm thu hút sự chú ý không được củng cố, do
đó làm thay đổi chức năng phản ứng đó. Quá trình đánh giá này, được gọi là phân tích
chức năng của hành vi, là cốt lõi của phương pháp trị liệu hành vi

Định nghĩa:

Phân tích chức năng của hành vi (FAB) là một phương pháp nghiên cứu trong
lĩnh vực tâm lý học hành vi, được sử dụng để hiểu tại sao một hành vi xảy ra và xác
định cách tốt nhất để thay đổi hoặc giảm hành vi đó. Quá trình FAB bao gồm việc thu
thập thông tin, quan sát và phân tích hành vi mục tiêu theo thời gian để hiểu rõ các yếu
tố nguyên nhân và kết quả, từ đó góp phần vào việc duy trì hoặc gia tăng hành vi đó.
Trong FAB, các nhà nghiên cứu và chuyên gia tâm lý học thường sử dụng một loạt các
phương pháp như quan sát trực tiếp, phỏng vấn để xác định các yếu tố môi trường,
kích thích và hậu quả có liên quan đến hành vi. Kết quả của FAB cung cấp thông tin
quan trọng để phát triển các chiến lược can thiệp cá nhân hóa, nhằm giảm thiểu hoặc
thay đổi hành vi không mong muốn và tăng cường hành vi thích hợp.

Phân tích chức năng được sử dụng cho mục đích trị liệu bao gồm một số bước:

A. Đánh giá các hành vi có vấn đề, bao gồm cường độ, tần suất, thời lượng và tính
biến đổi

B. Đánh giá các tiền đề có liên quan, bao gồm các hoạt động thiết lập, các kích thích
phân biệt đối xử, và các kích thích gây khó chịu và thèm ăn có điều kiện và vô điều
kiện

C. Đánh giá hậu quả, bao gồm cả việc củng cố, trừng phạt

D. Xử lý bằng cách can thiệp vào những tiền đề và/hoặc hậu quả đã được xác định.

Các bước tiến hành

A. Đánh giá hành vi có vấn đề

Khi có thể quan sát trực tiếp các hành vi có vấn đề, việc đánh giá trực tiếp là lựa
chọn tốt hơn so với đánh giá gián tiếp. Tuy nhiên, trong việc điều trị các trường hợp ở
người lớn, việc quan sát trực tiếp như vậy thường là không thể hoặc không thực tế.

 Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá hành vi có vấn đề được
thực hiện thông qua các câu hỏi như “Điều gì đang xảy ra trong cuộc
sống khiến bạn quan tâm?”
 Thông tin chi tiết về phạm vi của vấn đề có thể thu được thông qua các
câu hỏi về cảm xúc, hành vi công khai, cảm giác cơ thể và suy nghĩ liên
quan đến vấn đề.
 Các câu hỏi làm sáng tỏ thời lượng, cường độ và mức độ biến đổi có thể
bao gồm: “Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn cảm thấy chán nản đến mức
nào?” “Điều đó tiếp diễn trong bao lâu?” hoặc “Bạn có thể cho tôi biết
điều tồi tệ nhất mà vấn đề của bạn gặp phải là gì không?” đã bao giờ nó
dường như được cải thiện?
Những thuật ngữ như lo lắng và chán nản được sử dụng rất lỏng lẻo trong từ
vựng bình thường. Vì mục đích điều trị, các nhà trị liệu muốn có một mô tả cụ thể hơn
về hành vi có vấn đề. Họ có thể đạt được điều này bằng cách đặt những câu hỏi như
“Lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến hành vi hoặc hoạt động hàng ngày của bạn như thế
nào?”

Một số nghiên cứu chứng minh sự xuất hiện đồng thời của một số hành vi. Ví
dụ, trong một cuộc phỏng vấn với một thân chủ phàn nàn về chứng trầm cảm, chúng ta
có thể hỏi thêm về những lo lắng về giấc ngủ, tâm trạng và cảm giác thèm ăn.

B. Đánh giá tiền đề

Những câu hỏi như “Điều này đã từng xảy ra vào thời điểm nào khác trong
cuộc đời bạn chưa?” “Điều gì khác đang xảy ra song song khi điều này xảy ra?” và
“Điều tương tự có xảy ra ở những nơi khác hoặc vào những thời điểm khác không?”
có thể được sử dụng để đánh giá các tiền đề ảnh hưởng đến hành vi.

Cũng có thể hữu ích nếu hỏi về những tình huống mà khó khăn của khách hàng
ít có khả năng xảy ra nhất hoặc ít nghiêm trọng nhất. Tóm lại, cần phải đặt những câu
hỏi giúp nhà trị liệu cảm nhận được sự thay đổi trong hành vi có vấn đề

Ví dụ: Một thân chủ mô tả rằng bản thân có triệu chứng lo sợ trong các buổi
thuyết trình công khai. Mỗi khi cô phải đứng trước đám đông và nói chuyện, cô cảm
thấy lo lắng, cơ thể run rẩy, và suy nghĩ rằng mọi người sẽ phê phán cô. Điều này làm
cô muốn chạy trốn khỏi buổi thuyết trình. Việc trốn thoát khỏi tình huống đó sẽ giảm
bớt cảm giác lo lắng và áp lực, và đó là mục tiêu mà cô muốn đạt được. Vì vậy mà
chúng ta có thể xác định được rằng việc trốn thoát được củng cố bởi việc kết thúc kích
thích gây khó chịu (ánh nhìn của người khác, sợ bị phán xét,..)

C. Xác định hậu quả

Bước này tập trung vào việc đánh giá các hậu quả của hành vi có vấn đề. Điều
này bao gồm xác định các cơ chế củng cố (tạo điều kiện tăng cường) và trừng phạt (tạo
điều kiện giảm cường độ hành vi).
Nó có thể được xác định bằng cách đặt những câu hỏi như “Điều gì xảy ra sau
đó?” và “Bạn cảm thấy thế nào khi chuyện này kết thúc?” Đôi khi có những hậu quả
xã hội đối với các triệu chứng. Ví dụ, những người khác trong gia đình có thể chú ý
đến thân chủ nhiều hơn khi thân chủ có dấu hiệu trầm cảm. Loại hậu quả này có thể
được đánh giá thông qua các câu hỏi như “Phản ứng của người khác khi bạn bị trầm
cảm là gì?”

Nếu có thể, hành vi, tiền đề và hậu quả nên được đánh giá thông qua quan sát
trực tiếp. Nhưng khi không thể quan sát trực tiếp, việc sử dụng nhiều nguồn thông tin
như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể hữu ích.

Ví dụ: việc trốn thoát khỏi tình huống gây lo sợ giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác
an toàn (củng cố âm), trong khi nhận được phê phán từ người khác có thể làm tăng lo
lắng (trừng phạt âm).

D. Quy trình xử lý

Bước cuối cùng là áp dụng các biện pháp can thiệp để thay đổi tiền đề và/hoặc
hậu quả đã được xác định từ các bước trước đó. Điều này nhằm thay đổi môi trường và
cung cấp các hậu quả thích hợp để tăng cường hành vi mong muốn hoặc giảm cường
độ hành vi không mong muốn.

Một phương pháp là thay đổi môi trường để loại bỏ hoặc giảm tác động của
đám đông gây ra lo sợ. Ví dụ, thân chủ có thể tránh tiếp xúc với đám đông hoặc tìm
một môi trường yên tĩnh hơn. Điều này giúp giảm bớt sự kích thích và lo sợ trong tình
huống đó.

Ngoài ra, chúng ta có thể thay đổi cách thức thể hiện tâm lý của thân chủ đối
với đám đông. Thay vì tập trung vào lo sợ và tránh né, thân chủ có thể được khuyến
khích để đối mặt với đám đông một cách dần dần và nhận được sự hỗ trợ và phản hồi
tích cực từ những người xung quanh. Điều này giúp thân chủ cảm thấy an toàn hơn và
giảm lo sợ khi tiếp xúc với đám đông.

Cuối cùng, để giải quyết trực tiếp hành vi lo sợ, chúng ta có thể tăng cường các
hành vi khác không liên quan đến lo sợ. Ví dụ, thân chủ có thể được khuyến khích để
tham gia vào các hoạt động xã hội khác, như tham gia các câu lạc bộ hoặc tổ chức xã
hội. Điều này giúp thân chủ xây dựng niềm tin và tự tin trong việc tiếp xúc với người
khác, từ đó giảm sự lo sợ trước đám đông.

Nói tóm lại;

Tiền đề: Xem xét giảm áp lực từ buổi thuyết trình bằng cách tăng cường kỹ năng giao
tiếp, cung cấp hỗ trợ tâm lý trước buổi thuyết trình.

Hậu quả: Xây dựng các phương pháp làm giảm lo lắng, như kỹ thuật thư giãn, nhận
thức tiêu cực và thay thế bằng suy nghĩ tích cực, cung cấp phản hồi tích cực và khích
lệ sau mỗi buổi thuyết trình.

Sau khi chúng ta đã thiết kế các biện pháp can thiệp, chúng ta thực hiện và đánh giá sự
thay đổi. Nếu kết quả là tốt và thân chủ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc với đám
đông, quá trình điều trị được coi là thành công. Tuy nhiên, nếu vấn đề vẫn tồn tại,
chúng ta có thể quay lại và xem xét lại các biện pháp can thiệp hoặc điều chỉnh các
yếu tố khác để đạt được kết quả tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Wiest, William M. (1967). Some recent criticisms of behaviorism and learning


theory: With special reference to Breger and McGaugh and to Chomsky.
Psychological Bulletin, 67(3), 214–225. doi:10.1037/h0024250
2. Chomsky, N. (1959). Una revisión de la Conducta Verbal de BF Skinner. Lecturas
en psicología del lenguaje. Prentice Hall. Incluye" Una revisión de la conducta
verbal de BF Skinner" publicada en, 26-58.
3. https://www.bfskinner.org/archives/biographical-information/
4. Matson, J. L., Estabillo, J. A., & Matheis, M. (2016). Token economy.
Encyclopedia of personality and individual differences, 1, 1-3.
5. Buchanan, S. M., & Weiss, M. J. (2006). Applied behavior analysis and autism:
An introduction. New Jersey Center for Outreach and Services for the Autism
Community.
6. McLeod, S. A. (2007). Bf skinner: Operant conditioning. Retrieved September,
9(2009), 115-144.
7. Nguyễn Văn Lượt (2020). Giáo trình Tâm lý học nhân cách.
8. Micheal S. Gazzaniga, Todd F. Heatheron, Diane F. Halpern (2016).
Psychological Science.
9. Daniel Cervone, Lawrence A.Pervin (2013). Personality Theory and Research.
10. B.F. Skinner (1965). Science and Human behavior.(Buchanan PsyD & Mary Jane
Weiss, 2020)
11. What is Applied Behavior Analysis? https://www.autismspeaks.org/applied-
behavior-analysis

12. Anwar, A., Sutadi, R., & Miranda, C. (2022). Development of Discrete Trial
Training (DTT) Procedure in Smart Applied Behavior Analysis (Smart ABA) for
Autism. Journal of Psychology and Behavior Studies, 2(1), 63–44.
https://doi.org/10.32996/jpbs.2022.2.1.7
13. Buchanan PsyD, S. M., & Mary Jane Weiss, B. (2020). APPLIED BEHAVIOUR
ANALYSIS & AUTISM: AN INTRODUCTION LONDON PUBLISHED WITH
PERMISSION.
14. Downs, A., Downs, R. C., & Rau, K. (2008). Effects of training and feedback on
Discrete Trial Teaching skills and student performance. Research in
Developmental Disabilities, 29(3), 235–246.
https://doi.org/10.1016/j.ridd.2007.05.001
15. Lerman, D. C. ., Valentino;, A. L., & Introduction, L. A. L. (2016). Discrete Trial
Training. Discrete Trial Training Dorothea, 47–83. https://doi.org/10.1007/978-3-
319-30925-5_3
16. Phan, T. C. G. (2022). MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRỊ
LIỆU CƠ BẢN CỦA CÁC CHUYÊN GIA TRỊ LIỆU TÂM LÝ TẠI VIỆT
NAM. SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 8(1).
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/717
17. Trump, C. E., Pennington, R. C., Travers, J. C., Ringdahl, J. E., Whiteside, E. E.,
& Ayres, K. M. (2018). Applied Behavior Analysis in Special Education:
Misconceptions and Guidelines for Use. Teaching Exceptional Children, 50(6),
381–393. https://doi.org/10.1177/0040059918775020

18. Patrick M. G., Ainsley B. L. (2021). The Token Economy. Handbook of Applied
Behavior Analysis Interventions for Autism. Leaf, J. B., Cihon, J. H., Ferguson, J. L.,
& Weiss, M. J.,Ed. Autism.

19. Alberto, P., & Troutman, A. C. (2013). Applied behavior analysis for teachers.

20. Smith, T., & Eikeseth, S. (2011). O. Ivar Lovaas: Pioneer of applied behavior
analysis and intervention for children with autism. Journal of autism and
developmental disorders, 41, 375-378.

21. Lovaas, O. I. (1987). Behavioral treatment and normal educational and intellectual
functioning in young autistic children. Journal of Consulting and Clinical Psychology,
55(1), 3–9. https://doi.org/10.1037/0022-006X.55.1.3

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Nhóm 4: Thuyết hành vi tạo tác của B.F. Skinner

Thành viên Nhận xét Đánh giá

Lê Hiền Anh - Hoàn thành đầy đủ, A+


22031125 đúng hạn

Đào Hạnh Đan - Hoàn thành đầy đủ, A+


22031146 đúng hạn
Nguyễn Ngân Giang - Hoàn thành đầy đủ, trễ A
22031148 hạn

Nguyễn Minh Thúy - Hoàn thành đầy đủ, A+


22031209 đúng hạn

You might also like