Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VÍ DỤ 1 :

Đọc vấn đề nghiên cứu dưới đây và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn
ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Các yếu tố được đưa vào
mô hình nghiên cứu bao gồm:Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn
định hướng; Sở thích của bản thân; Phù hợp với năng lực bản thân; Ý kiến từ bạn bè. Kết quả
NC cho thấy, có 4 yếu tố có tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại
khu vực Tây Nguyên Việt Nam là: Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư
vấn định hướng; Sở thích của bản thân.
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu trên là gì?
A. Tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu
vực Tây Nguyên, Việt Nam
B. Các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây
Nguyên, Việt Nam
C. đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu
vực Tây Nguyên, Việt Nam
D. Quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam

Câu 2: Trong các ý dưới đây, ý nào là mục tiêu chính của nghiên cứu?
A. Đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh tại khu vực
Tây Nguyên, Việt Nam
B. Các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây
Nguyên, Việt Nam
C. Đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu
vực Tây Nguyên, Việt Nam
D. Tìm hiểu quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây Nguyên, Việt
Nam
Câu 3: Trong các nhóm biến số dưới đây, nhóm biến nào là biến độc lập?
A. Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích của bản thân
B. Việc làm và cơ hội việc làm; Tư vấn định hướng; Sở thích của bản thân
C. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích
của bản thân, quyết định chọn ngành nghề
D. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích
của bản thân
Câu 4: Trong các biến số dưới đây, biến nào là biến phụ thuộc? TRANG 91
A. Việc làm và cơ hội việc làm
B. Thu nhập trong tương lai
C. Sở thích của bản thân
D. Quyết định chọn ngành nghề
Câu 5. Trong các biến số ngoại lai dưới đây, biến nào không phù hợp cho nghiên cứu
này? TRANG 91
A. Gia đình
B. Giới tính
C. Học lực a
D. Nơi ở
Câu 6: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu “Xác định các nhân tố tác động đến quyết
định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam” nhà
nghiên cứu nên chọn phương pháp thu thập thông tin nào? TRANG 66
A. Thực nghiệm khoa học
B. Phỏng vấn/thảo luận nhóm
C. Khảo sát bằng bảng câu hỏi
D. Bảng câu hỏi khảo sát
Câu 7: Trong các chiến lược chọn mẫu dưới đây, chiến lược nào không phù hợp với
nghiên cứu này? TRANG 122
A. Chọn mẫu phi xác suất phán đoán
B. Chọn mẫu phi xác suất định mức
C. Chọn mẫu xác suất theo cụm
D. Chọn mẫu phi xác suất thuận tiện
8. Trong các nhóm biến dưới đây, nhóm nào là mô hình nghiên cứu (Biến nào được đưa
vào mô hình nghiên cứu)
A. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích của
bản thân
B. Việc làm và cơ hội việc làm; Tư vấn định hướng; Sở thích của bản thân; Quyết định chọn
ngành nghề
C. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích của
bản thân; Phù hợp với năng lực bản thân; Ý kiến từ bạn bè; Quyết định chọn ngành nghề
D. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Sở thích của bản thân; Quyết định
chọn ngành nghề
9. Nhà nghiên cứu vận dụng mô hình nào để đo lường mức độ ảnh hưởng của biến độc
lập đến biến phụ thuộc
A. Tỉ lệ phần trăm
B. Hồi quy đa biến
C. Hồi quy tuyến tính
D. Hồi quy
Câu 10: Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng loại dữ liệu nào? TRANG 108
A. Thứ cấp
B. Sơ cấp
C. Đính tính
D. Định lượng
Câu 11: Thiết kế nghiên cứu nào phù hợp nhất với nghiên cứu trên: TRANG 105
A. Nghiên cứu định lượng
B. Nghiên cứu định tính
C. Nghiên cứu hỗn hợp
D. Không thuộc nghiên cứu nào

Phần Đọc hiểu


Đọc đoạn tóm tắt sau và chọn đáp án đung cho các câu hỏi:
Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh là một vấn đề quan trọng đối với gia đình
cũng như bản thân các em. Trong thực tế có khá nhiều yếu tố tác động đến quyết định này.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh Phổ thông trung học tại các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Các mục
tiêu cụ thể được xác định như sau: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ thông trung học tại các tỉnh Tây Nguyên. (2) Đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ
thông trung học tại các tỉnh Tây Nguyên. (3) Giải pháp giúp học sinh Phổ thông trung học lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi đối
với các học sinh đang học lớp 12 năm học 2022 - 2023 và phỏng vấn giáo viên của các trường
PTTH tại các tỉnh thuộc Tây Nguyên. Các yếu tố được đưa vào mô hình NC bao gồm: Việc
làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích của bản thân;
Gia đình, Học lực. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu thu thập được từ
các học sinh lớp 12 thuộc 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Mỗi tỉnh nhóm
nghiên cứu tiến hành khảo sát 98 học sinh và phỏng vấn 5 giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các yếu tố Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng;
Sở thích của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề trong tương lai của học
sinh PTTH. Ngoài ra, những yếu tố có phần tác động đến quyết định chọn nghề của HS là
Định hướng của gia đình và Học lực, ...
Câu 1: Chủ đề chính của đoạn tóm tắt là?
A. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ
thông trung học tại các tỉnh Tây Nguyên
B. Quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ thông trung học tại các tỉnh Tây
Nguyên
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ thông trung
học tại các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam
D. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ thông trung
học
Câu 2: Nhà nghiên cứu đã sử dụng những công cụ nghiên cứu nào để thu thập thông tin
A. Bảng câu hỏi phỏng vấn; Bảng hướng dẫn quan sát
B. Bảng câu hỏi khảo sát; Bảng hướng dẫn quan sát
C. Bảng câu hỏi phỏng vấn; Bảng hướng dẫn thực nghiệm
D. Bảng câu hỏi khảo sát; Bảng câu hỏi phỏng vấn
Câu 3: Những phương pháp nghiên cứu nào được dùng để đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của học sinh Phổ thông?
A. Khảo sát bằng bảng hỏi; Thực nghiệm khoa học
B. Phỏng vấn: thực nghiệm khoa học
C. Phỏng vấn; Khảo sát bằng bảng hỏi
D. Khảo sát bằng bảng hỏi; Thực nghiệm khoa học
Câu 4: Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ ai? (đối tượng thu thập TT)
A. Học sinh của các trường PTTH tại Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc Lâm Đồng
B. Học sinh lớp 12 và giáo viên của của các trường PTTH tại Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc,
Lâm Đồng
C. Giáo viên của các trường PTTH tại Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc Lâm Đồng
D. Họa sinh và cán bộ quản lý của của các trường PTTH Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc Lâm
Đồng
Câu 5: Trong những thông tin dưới đây, thông tin nào đúng nhất với kết quả nghiên
cứu
A. Các yếu tố việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở
thích của bản thân; Định hướng của gia đình; Học lực, ...có ảnh hưởng đến quyết định chọn
ngành nghề trong tương lai của học sinh PTTH
B. Việc làm và cơ hội việc làm; Thu nhập trong tương lai; Tư vấn định hướng; Sở thích của
bản thân có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề trong tương lai của học sinh PTTH
C. Những yếu tố có tác động đến quyết định chọn nghề của HS như định hướng của gia đình;
Theo bạn bè, ...
D. Không có yếu tố nào tác động đến đến quyết định chọn ngành nghề trong tương lai của học
sinh PTTH.
Câu 6: Mục tiêu cụ thể nào chưa được diễn đạt phù hợp:
A. Mục tiêu (1)
B. Mục tiêu (2)
C. Mục tiêu (3)
D. Mục tiêu (4)
Câu 7: Trong các mục tiêu cụ thể, mục tiêu nào chỉ sử dụng nghiên cứu định tính:
A. Mục tiêu (1)
B. Mục tiêu (2)
C. Mục tiêu (3)
D. Không mục tiêu nào
Câu 8. Trong các mục tiêu cụ thể, mục tiêu nào chỉ sử dụng nghiên cứu định lượng:
A. Mục tiêu (1)
B. Mục tiêu (2)
C. Mục tiêu (3)
D. Không mục tiêu nào
Câu 9. Trong các câu hỏi nghiên cứu dưới đây, câu hỏi nào phù hợp với nghiên cứu
A. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh THTP tại
khu vực Tây Nguyên, Việt Nam?
B. Học sinh THPT tại Tây Nguyên, Việt Nam chọn nghề như thế nào?
C. Có bao nhiêu yếu tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh THPT tại khu
vực Tây Nguyên?
D. Có yếu tố nào tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh THPT tại khu vực
Tây Nguyên, Việt Nam không?
Câu 10: Nhóm nghiên cứu đã lấy cỡ mẫu khảo sát như thế nào: TRANG 125
A. Lấy cỡ mẫu đủ lớn
B. Lấy cỡ mẫu ngẫu nhiên 98 học sinh
C. Dựa vào công thức tính cỡ mẫu: n= 50+8*m (m là biến quan sát)
D. Dựa vào công thức tính cỡ mẫu: n= 5*m (m là biến quan sát)
Câu 11: Kích cỡ mẫu khảo sát của nghiên cứu này là bao nhiêu: TRANG 124
A. 98, 20
B. 392, 20
C. 392, 5
D. 98, 5
Câu 12: Nhóm nghiên cứu đã dùng mô hình nào để đo lường mức độ ảnh hưởng của biến độc
lập với biến phụ thuộc:
A. Mô hình thống kê
B. Mô hình tỉ lệ
C. Mô hình hồi quy đa biến
D. Không mô hình nào

Ví dụ 2:
Đọc đoạn tóm tắt dưới đây và trả lời các câu hỏi
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hệ
chính quy ĐHCSND. Nhà NC đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tìm hiểu về năng lực
giao tiếp tiếng Anh của 450 sinh viên hệ chính quy năm thứ 2 đã học xong chương trình
tiếng Anh đại cương. Kết quả NC cho thấy, năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv
còn khá thấp. Chỉ có 278 sv (61,7% số sv tham gia khảo sát) sử dụng được câu đoạn và chỉ
có 32 sv (7,1%) là sử dụng được tất cả các hình thức. Khả năng phản xạ tự nhiên khi giao
tiếp bằng tiếng Anh của Sv vẫn chưa cao. Chỉ có 38 sv (8,4%) có khả năng phản xạ tự nhiên,
các sv còn lại (91,6%) phải sử dụng các biện pháp di chuyển ngôn ngữ và điều này làm giảm
tốc độ nói làm cho sv hay bị mắc lỗi khi giao tiếp. Nhóm các kĩ năng ngôn ngữ ở mức độ
không bao giờ thực hiện chiếm tỉ lệ còn rất cao: 15,3% đối với kĩ năng nghe, 14,7% đối với
kĩ năng nói, 12,4% đối với kĩ năng đọc,13,5% đối với kĩ năng viết, 13,0% đối với ngữ pháp.
Trái lại mức độ thường xuyên thực hiện đối với các kĩ năng lại rất thấp: luyện tập kĩ năng
nói chỉ 14,1%, kỹ năng có mức độ luyện tập thường xuyên thấp nhất là kĩ năng nghe. (Lê
Hương Hoa, 2018)

Câu 1: Chủ đề của đoạn trích là gì?


A. Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hệ chính quy ĐHCSND
B. Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên hệ chính quy ĐHCSND
C. Kỹ năng giao tiếp của sinh viên hệ chính quy ĐHCSND
D. Đo lường kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hệ chính quy ĐHCSND
Câu 2: Đối tượng thu thập thông tin trong nghiên cứu này là ai?
A. Sinh viên trường ĐHCSND đã học xong chương trình tiếng Anh đại cương
B. Sinh viên hệ chính quy năm thứ 2 trường ĐHCSND đã học xong chương trình tiếng
Anh đại cương
C. Sinh viên hệ chính quy năm thứ 2 trường ĐHCSND
D. Sinh viên hệ chính quy năm thứ 2 ở một số trường đại học đã học xong chương trình
tiếng Anh đại cương
Câu 3: Công cụ nghiên cứu nào đã được các nhà NC sử dụng để thu thập thông tin?
A. Khảo sát bằng bảng hỏi
B. Bảng câu hỏi phỏng vấn
C. Bảng câu hỏi khảo sát
D. Phỏng vấn
Câu 4: Phương pháp nghiên cứu nào được dùng trong nghiên cứu này?
A. Khảo sát bằng bảng hỏi
B. Bảng câu hỏi khảo sát
C. Phỏng vấn có kết cấu chặt chẽ
D. Thảo luận/phỏng vấn nhóm
Câu 5: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy?
A. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv khá cao
B. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv còn chưa cao
C. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv còn khá thấp
D. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv rất yếu
Câu 6: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy:
A. Khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh của Sv vẫn chưa cao
B. Mức độ phản xạ khi giao tiếp bằng tiếng Anh của Sv vẫn chưa cao
C. Khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh của Sv tương đối cao
D. Mức độ phản xạ tự nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh của Sv rất cao

Câu 7: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào đúng với kết quả nghiên cứu?
A. Trong số các sv tham gia khảo sát thì có 38 sv không có khả năng phản xạ tự nhiên khi
giao tiếp bằng tiếng Anh
B. 91,6% sinh viên có khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh
C. Một số sinh viên phải sử dụng các biện pháp di chuyển ngôn ngữ
D. Trong số sinh viên tham gia khảo sát, có 412 sinh viên không có phản xạ tự nhiên khi
giao tiếp bằng tiếng Anh
Câu 8: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào không đúng với kết quả nghiên cứu
A. Nhóm các kĩ năng ngôn ngữ ở mức độ không bao giờ thực hiện chiếm tỉ lệ rất thấp
B. Năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu của sv còn khá thấp.
C. Khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp bằng tiếng Anh của Sv vẫn chưa cao
D. Nhóm các kĩ năng ngôn ngữ ở mức độ không bao giờ thực hiện chiếm tỉ lệ rất cao
Câu 9: Trong nhóm các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nào simh viên có mức độ luyện tập
thường xuyên thấp nhất?
A. Kỹ năng nghe
B. Kỹ năng nói
C. Kỹ năng đọc
D. Kỹ năng viết

Đọc vấn đề nghiên cứu dưới đây và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
Các phương tiện công nghệ ngày càng phát triển, người dân được hưởng nhiều tiện ích
từ những dịch vụ có sử dụng công nghệ. Trong đó, dịch vụ mua sắm online ngày càng
phổ biến, đặc biệt rất tiện ích đối với những người không có thời gian. Giả sử, bạn là
nhà NC, bạn muốn đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua
sắm trực tuyến ở Tiền Giang. Các yếu tố được đưa vào mô hình NC gồm: Chất lượng
thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty; Cách giao nhận
hàng.
1. Giả thuyết nào không phù hợp với NC trên?
A. Chất lượng thông tin sản phẩm tỉ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng
B. Chất lượng sản phẩm tỉ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng
C. Giá cả sản phẩm tỉ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng
D. Dịch vụ mua sắm trực tuyến chưa được khách hàng thường xuyên sử dụng
2. Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu trên là gì?
A. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền
Giang
B. Chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền Giang
C. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua
sắm trực tuyến ở Tiền Giang
D. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền Giang
3. Trong các ý dưới đây, ý nào là mục tiêu chính của nghiên cứu?
A. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền Giang
B. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền Giang
C. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua
sắm trực tuyến ở Tiền Giang
D. Đánh giá chất lượng dịch vụ trực mua sắm tuyến ở Tiền Giang
4. Trong các biến số dưới đây, biến nào là biến phụ thuộc?
A. Chất lượng sản phẩm
B. Sự hài lòng của khách hàng
C. Giá cả
D. Giao nhận hàng
5. Trong số các nhóm biến số liệt kê dưới đây, nhóm biến số nào là nhóm các biến số
độc lập?
A. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Khả năng thu hồi vốn
B. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng
C. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Khả năng thu hồi vốn; Cách
giao nhận hàng
D. Chất lượng thông tin; Khả năng thu hồi vốn; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng

6. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng
của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến ở Tiền Giang”, nhà nghiên
cứu nên sử dụng phương pháp thu thập thông tin nào?
A. Phỏng vấn không có cấu trúc chặt chẽ
B. Thảo luận/phỏng vấn nhóm
C. Khảo sát bằng bảng hỏi
D. Bảng câu hỏi khảo sát
7. Trong số những chiến lược chọn mẫu được liệt kê dưới đây, chiến lược chọn mẫu
nào KHÔNG PHÙ HỢP cho nghiên cứu này?
A. Chọn mẫu phi xác suất thuận tiện
B. Chọn mẫu phi xác suất tích lũy mầm TRANG 123
C. Chọn mẫu xác suất phân cụm
D. Chọn mẫu phi xác suất định mức
8. Trong số các chỉ báo liệt kê dưới đây, chỉ báo nào KHÔNG THỂ dùng để đo lường sự hài
lòng của khách hàng
A. Chiến lược giá cả phù hợp
B. Đầu tư về chất lượng sản phẩm
C. Giao hàng chuyên nghiệp
D. Chỉ thanh toán online

9. Ý nào đúng với mô hình nghiên cứu?


A. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng; Sự hài lòng của khoách hàng
B. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng; Chất lượng dịch vụ mua sắm
C. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng
D. Chất lượng thông tin; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Trang website của công ty;
Cách giao nhận hàng; Phương tiện công nghệ

You might also like