Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI CẢM NHẬN MÔN HỌC

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: LÍNH MỸ VÀ CÔNG CUỘC XÂM PHẠM


“NHỮNG QUYỀN KHÔNG AI CÓ THỂ XÂM PHẠM”
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

GVHD: ThS. Thái Văn Nam


SV thực hiện: Trần Bảo Châu
MSSV: 2256200023

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


(Hinh ảnh: Trích “Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776”- Nguồn: ảnh tự chụp tại
bảo tàng)
Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bản tuyên ngôn này chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trích lời từ trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ như hình ảnh phía trên.
Theo lời được trích dẫn, ta thấy được “quyền được sống” là quyền tiên quyết được
đề cập tới, từ đó ta thấy được để nhận được “quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”,
thì “quyền được sống” phải được thõa mãn đầu tiên.
Tuy nhiên, trong suốt chiến tranh Việt Nam, toán lính Mỹ đã xem sinh mạng của
người Việt Nam không đáng để tâm tới, họ xem giết chóc như một niềm vui. Không chỉ
sát hại những người Việt Nam yêu nước đứng lên tham gia cách mạng, mà chúng còn giết
sạch những người dân thường mà chúng bắt gặp. Đối với em thứ man rợ nhất chính là
thái độ hả hê và tự hào khi chúng khiến một người đồng bào của chúng ta ngã xuống.

(Hình ảnh: thái độ của lính Mỹ khi sát hại đồng bào Việt Nam- Nguồn: ảnh tự chụp tại
bảo tàng)
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ không chỉ dùng bom đạn để gây thương vong tại chỗ mà
chúng còn sử dụng chất độc hóa học không chỉ gây ảnh hưởng cho người sống tại thời
điểm đó mà còn kéo dài cho tới tận ngày hôm nay-chất độc màu da cam.
( Nguồn: ảnh tự chụp tại bảo tàng)
Không chỉ gây ra tổn hại ngay lập tức cho những người bị phơi nhiễm khi chất độc
màu da cam được rãi xuống lãnh thổ Việt Nam mà nó còn gây ra các biến chứng cho thế
hệ tiếp theo như liệt toàn thân, câm, mù, điếc, tâm thần,… Thậm chí còn có những nạn
nhân khi sinh ra cơ thể đã dị dạng và không thể tiếp tục sống.
“Quyền tự do” cũng là thứ người dân Việt Nam bị quân Mỹ tước đoạt trong thời kì
chiến tranh, theo nghĩ rộng thì đó là quyền tự do của cả dân tộc, theo nghĩa hẹp thì người
dân Việt Nam đã sống cuộc đời bị kiềm hãm, áp bức.
( Nguồn: ảnh tự chụp tại bảo tàng)
Người Mỹ rao giảng về quyền tự do nhưng đó là khi quyền tự do đó của bọn chúng,
còn nếu là của đất nước đang bị chúng xâm lược, thì quyền đó không đáng một đồng.
Lính Mỹ không trực tiếp lấy đi “Quyền mưu cầu hạnh phúc” nhưng chúng dồn đồng
bào ta vào tình thế không còn biết đến hạnh phúc là gì khi tước đoạt cả “quyền được
sống” và “quyền tự do”. Cuộc sống của dân ta khi ấy dường như chỉ còn là sự tồn tại của
thể xác, khi cả ngày đều là lo sợ rằng không biết bọn lính ấy có tới và nã súng vào nhà
không, không biết liệu rằng đêm nay chúng có lại thả bom xuống làm thương vong cả
một ngôi làng hay không. Tuy nhiên nếu nghĩ theo một mặt khác, “Quyền mưu cầu hạnh
phúc” lại chính là một nguồn động lực to lớn để đồng bào ta đứng lên đấu tranh, chính
mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc, yên bình là nguồn động lực vô tận để ta đánh
đuổi đế quốc.
Thông qua những hình ảnh được thấy và những thông tin được đọc ở bảo tàng, em
cảm thấy đau lòng cho số phận những người đồng bào đã phải chống chọi với sự tàn bạo
của lính Mỹ ngày đó. Càng đau lòng bao nhiêu thì sự căm phẫn đối với tội ác chiến tranh
càng nhiều. Lịch sử ghi chép lại những sự kiện này để nhắc chúng ta nhớ về những khó
khăn của ông cha ta trong những ngày chiến đấu giành lại độc lập dân tộc và cũng là tấm
gương để ta noi theo và giữ cho mình một lòng nồng nàn yêu nước. Tuy vậy ta cũng
không nên luôn giữ suy nghĩ căm hờn trong lòng, người có lỗi là những người đã chỉa
súng vào người dân Việt Nam, ta không nên đem mối hận thù đó kéo sang nhiều thế hệ,
vì nếu như vậy, rất có thể ta sẽ tự cô lập chính mình ra khỏi thế giới và điều đó không hề
phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Hiện giờ đất nước đã được độc lập, có lại
được tự chủ, dù những mất mát từ chiến tranh vẫn kéo dài cho tới ngày nay thì dưới
cương vị là một sinh viên, một công dân trẻ của đất nước, em biết mình còn cần phải giữ
cho mình một tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới và không ngừng trau dồi thêm những
tinh hoa được chắt lọc từ trường quốc tế góp phần giúp Việt Nam ngày càng có chỗ đứng
trên trường quốc tế, để không uổng phí những giọt mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ
xuống trong công cuộc giành lại độc lập cho dân tộc.

You might also like