câu hỏi. Đặt giả thuyết chính là tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra. Xét về bản chất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

7.

Thao tác logic để đưa ra một giả thuyết khoa học


Để đưa ra được một giả thuyết, người nghiên cứu cần phải quan sát, phải đặt được
câu hỏi. Đặt giả thuyết chính là tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra. Xét về bản chất
logic, quá trình liên kết, chắp nổi các sự kiện, các số liệu thu thập được từ trong quan
sát để đưa ra một giả thuyết chính là quá trình suy luận. Có 3 phép suy luận: diễn dịch
(deduction), quy nạp (induction) và loại suy. Xin lưu ý, đây là phép loại suy
(analogue) trong logic học, chứ không phải phép ngoại suy (extrapolation) trong toán
học.
1) Suy luận diễn dịch
Lập luận diễn dịch là một loại suy luận, trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở
rút ra những tri thức riêng từ những tri thức chung. Lập luận diễn dịch còn chia thành
diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp, căn cứ vào số lượng tiền đề. Lập luận diễn
dịch trực tiếp là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một tiến để dựa
trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quy tắc tương quan giữa tính chân thật hay
giả dối của phán đoán đó.
Từ kết quả quan sát quy luật tử vong của những con vật bị nhiễm khuẩn và không bị
nhiễm khuẩn trong trại thí nghiệm (tiên đề), Louis Pasteur đã đưa ra giả thuyết về tính
miễn dịch của những con vật bị nhiễm khuẩn yểu:
• Mọi con vật bị nhiễm khuẩn yểu đểu dược miễn dịch đối với thứ bệnh do chính loại
khuẩn đó gây ra (kết quả nghiên cứu đã được xác nhận).
• Khi cho nhiễm khuẩn yếu, con vật sẽ có khả năng miễn dịch đối với căn bệnh do
loại khuẩn đó gây ra (giả thuyết)
2) Suy luận quy nạp
Quy nạp, suy luận quy nạp hay lập luận quy nạp, đôi khi còn được gọi là logic quy
nạp, là quá trình lập luận mà trong đó tiên đề của lý lẽ được cho là chứng minh cho
kết luận nhưng không đảm bảo nó.
Trong các khoa học hậu nghiệm nói chung và khoa học thực nghiệm nói riêng, kể cả
trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. quy nạp là hinh thức suy luận được sử
dụng phổ biến để xây dựng và kiểm chứng giả thuyết. Có hai loại suy luận quy nạp:
quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn.
Quy nạp hoàn toàn là phép quy nạp đi từ mọi cái riêng đến cái chung. Ví dụ, vào năm
1898, Pierre và Marie Curie đã phát hiện một loại "tia lạ" trong thí nghiệm, bà đặt giả
thuyết rằng, có thể "tia lạ" được phát ra, từ một nguyên tổ nào đó đã được biết trong
bảng tuần hoàn Mendeleev. Bà cùng chồng là Pierre Curie lần lượt làm thí nghiệm với
tất cả các nguyên tố được biết đến trong Bảng tuần hoàn Mendeleev tại thời điểm đó.
Kêt quả không phát hiện được nguyên tố nào phát ra tia lạ".Giả thuyết của họ bị bác
bỏ. Họ đưa ra giả thuyết khác: tia lạ được phát ra từ một nguyên tố chưa được biết
trong bảng tuần hoàn Mendeleev. Thí nghiệm đã xác nhận giả thuyết của họ là đúng.
Kết quả đó chính là sự phát hiện nguyên tố phóng xạ radium.
Tuy nhiên, quy nạp hoàn toàn trong nghiên cứu khoa học thường hết sức tổn kém, cho
nên, trong nhiều trường hợp, người ta sử dụng phép quy nąp không hoàn toàn, là phép
quy nạp đi từ một số cái riêng đến cái chung. Chẳng hạn, khi đưa kết luận nước sôi ở
100° C, chắc chắn các nhà vật lý học chi làm một số thí nghiệm thôi, không cần thiết
làm thí nghiệm với tất cả nước trên trái đất.

You might also like