chiếc thuyền ngoài xa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Nhân vật Phùng


- Bất ngờ trước thái độ lạ lùng của người đàn bà. Hoá ra, anh cao thượng, tốt bụng
nhưng cũng phi thực tế, lại bị định kiến chi phối“Lão ta trước hồi bảy nhằm có đi lính
nguy không ?”. - Hỏi: “Ở trên thuyền có bao giờ anh ta đánh chị không?”
-> Thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”
- Anh hoang mang, hoài nghi khi niềm tin lung lay : “Cả đời chị thế có lúc nào thật vui
không ?”.
- Khi nhận ra Đẩu “ rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ” cũng là lúc nghệ sĩ Phùng ngộ
ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời : Hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ
thuật và hiện thực.
⇒ Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn một cách đơn
giản người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. nghệ thuật chân chính
phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn
giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa chiều, nhiều chiều
- ý nghĩa:
+ Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã
làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện được thật khủng khiếp,
ghê sợ
+ Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều, không bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ
thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí mâu thuẫn giữa cái đẹp-xấu, Thiện- ác
+ Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều
2. Nhân vật người đàn bà hàng chài qua câu chuyện ở tòa án huyện

● Hoàn cảnh:
+ Đẩu - Chánh án huyện
+ Phùng - “nhân chứng”
+ người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành
→ Mục đích: Đẩu mời người đàn bà đến giải quyết việc li hôn để khỏi bị hành
hạ, ngược đãi sau khi đã dùng các biện pháp giáo dục, ngăn đe người chồng
không có kết quả.
● Hình ảnh người đàn bà hàng chài trước khi đến tòa án huyện:
+ Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”- đó là hình
ảnh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống. → 1 cuộc
đời nhọc nhằn, nhiều cay đắng
+ cam chịu: khi bị đánh không kêu, không chống trả, không trốn chạy
+ không muốn con nhìn thấy: khi con lớn bà xin chồng lên bờ mà đánh bà →
giàu lòng thương con, giàu đức hi sinh
● khi ở tòa án huyện:
a. Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc: đẹp nhất nhưng đặc biệt nhất
- Người đàn bà từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Đẩu vì:
+ Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn,
lam lũ khó nhọc.
+ Các chú chưa là đàn bà, chưa bao giờ biết nỗi khó nhọc của một người đàn
bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông. → Gã chồng ấy là chỗ dựa quan
trọng trong cuộc đời nhất là những khi biển động, phong ba
+ Đám hàng chài cần phải có một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba,
để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con nhỏ.
+ Vả lại, trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ
→ Ta có thể thấy ba lý do khiến cho người đàn bà hàng chài từ chối lời đề nghị của chánh
án Đẩu là ba lý do vô cùng phù hợp, hợp lý và nó xuất phát từ những cái mục đích Nhân
Văn cũng như là từ sự hi sinh của chính người đàn bà hàng chài ấy
⇒ là người sâu sắc: không hề cam chịu 1 cách vô lí, không hề nông nổi 1 cách ngờ
nghệch
b. Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ.
- là 1 người thấu hiểu chồng, thấu hiểu sự đời: Người đàn ông ấy vốn là” một anh con
trai cục tính nhưng hiền lành”, “không bao giờ đánh đập” vợ chỉ vì “nghèo khổ, túng
quẫn” mà anh ta trở nên độc dữ
→ Người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Điều đó cho
thấy người phụ nữ vùng biển này đã nhìn nhận trông mình với một thái độ thấu hiểu cảm
thông chia sẻ
- Chị chấp nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong
lòng người chồng -> hi sinh cao cả, chị hiểu chồng mình
Liên hệ: Cảnh bạo lực trong gia đình không phải đến "Chiếc thuyền ngoài xa " chúng ta mới
gặp nhưng có thể nói phải đến truyện ngắn này chúng ta mới thực sự thấm thía nỗi đau tận
cùng của bi kịch ấy. Nếu Mị trong "Vợ chồng A Phủ" chấp nhận việc bị A Sử đánh đập một
cách thản nhiên là bởi vì Mị đã nguội lạnh, tâm hồn như đã chết- đó là sự chấp nhận trong
trạng thái hoàn toàn bị tê liệt về ý thức thì ở đây người đàn bà hàng chài chấp nhận việc
chồng thường xuyên đánh đập là bởi sự nhẫn nhục, cam chịu. Chị chấp nhận đòn roi coi
như đó là một phần cuộc sống của mình. Nói cách khác, đó là sự chấp nhận có ý thức.
c. Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng
– “Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”
→ Người mẹ này vừa thương con vô cùng, khi vô tình để thằng bé Phác nhìn thấy cảnh trái
ngang → vừa đau đớn, vừa xấu hổ
– Van nài đứa con, ôm chầm lấy nó → sợ nó hành động dại dột với bố nó.
– Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi “ngồi nhìn đàn con chúng nó
được ăn ngon”, “khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”
⇒ Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những
hạnh phúc đời thường. sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời những chị
không để lộ điều đó ra bên ngoài. một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch
nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam
nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha
3. Hình ảnh nhân vật Đẩu:
-Tin rằng giải pháp mình chọn cho bà ta là đúng đắn.
+ Đẩu nhổm dậy chỉ chiếc ghế mây trước mặt, cố làm ra vẻ thân mật: “Chị ngồi
lên đây, sao lại thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này…”
+ Hỏi: Thế nào, chị đã nghĩ kỹ chưa?
-Phẫn nộ trước thái độ cam chịu của người đàn bà.
+ giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án: “-Ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng
nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị
không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?”
-> Phẫn nộ trước thái độ cam chịu của người đàn bà.
- Mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ bác bỏ.
+ Hoá ra lòng tốt phi thực tế. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở nên
trước cuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi ngây thơ.
+ Người đàn bà quê mùa, thất học nhưng thật sâu sắc khi “nhìn suốt cả đời” mình
khiến cho vị bao công phố huyện thấy "một cái gì đó vỡ và ra trong đầu vị Bao Công
của cái phố huyện vùng biển".
-> Đẩu ngộ nhận ra:
+ Đẩu nhận ra nghịch lí của đời sống buộc con người phải chấp nhận :“Trên thuyền
phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo”.
+ Anh cũng hiểu: con người muốn thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có
những giải pháp thiết thực chứ không chỉ là thiện chí, lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời
thực tiễn.
=> Ý nghĩa nv Đẩu:
- Giúp chúng ta thấy được rõ nhất cái nhìn đời qua qua lý thuyết, chỉ nhìn vào cái bề
ngoài của sự việc mà quên đi tìm hiểu nguồn gốc của nó.
- Đẩu từng là một người lính. Anh từng chiến đấu để giải phóng mảnh đất này nhưng
giờ đây lại không thể giải phóng nổi số phận của người đàn bà hàng chài. Đẩu nắm
trong tay luật pháp - cán cân công lí của xã hội nhưng không thể giúp được người
đàn bà này.
- Qua nhân vật Đẩu, ta như hiểu thêm rằng pháp luật đội khi cũng bất lực nếu như
con người không tự nhận thức và cứu chính bản thân mình

You might also like