Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Ngày soạn: 07/04/2023


Ngày dạy: .... /04/2023

CHỦ ĐỀ 3
CA DAO PHÚ YÊN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục địa phương ; lớp: 7
Thời gian thực hiện: (05 tiết )
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm của ca dao Phú Yên.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật chùm ca dao về quê hương Phú Yên qua đó xác
định được các địa danh ở Phú Yên có liên quan.
- Củng cố, nâng cao một số kiến thức Tiếng Việt như: biện pháp tu từ, từ loại.
2. Về năng lực: Hình thành ý thức sưu tầm ca dao Phú Yên để giữ gìn kho
tàng văn học dân gian Phú Yên.
3. Về phẩm chất:
- Qua việc tìm hiểu ca dao Phú Yên hình thành lối sống trung thực, thuỷ
chung trọng nghĩa, trọng tình.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý vốn văn hóa dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, bài trình bày của HS, bảng phụ.
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến
thức mới
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân để nhận biết về Ca dao Phú Yên

Tổ: Ngữ Văn 1 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần giới thiệu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem video LÀN ĐIỆU HÁT RU PHÚ YÊN (gv tự làm video)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận trong bàn trong 3 phút:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi trong bàn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số bàn báo cáo sản phẩm.
Dự kiến sản phẩm:
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
- GV kết nối, dẫn vào bài mới: Những lời ru  Dân ca

HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ


1. Hoạt động Tri thức đọc hiểu
a. Mục tiêu:
Khái quát những kiến thức trọng tâm nhất về khái niệm, các thể loại, đặc
điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật… của ca dao Phú Yên.

b. Nội dung: - HS làm việc cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập vào phiếu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV&HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Khái niệm, thể loại, đặc điểm của ca dao
- GV yêu cầu HS theo dõi thông tin Phú Yên:
trong tài liệu (trang 23); - Ca dao Phú Yên là những bài thơ dân gian
- GV nêu tiếp yêu cầu: được sáng tác và lưu truyền trên vùng đất
+ Ca dao Phú Yên là gì? Phú Yên.
+ Ca dao Phú Yên được sáng tác - Ca dao Phú Yên được sáng tác theo nhiều
theo thể thơ nào phổ biến? thể thơ. Trong đó, phổ biến nhất là thể thơ

Tổ: Ngữ Văn 2 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

+ Nội dung của ca dao Phú Yên lục bát.


diễn tả những điều gì? - Ca dao Phú Yên diễn tả đời sống tâm hồn,
- HS thực hiện nhiệm vụ. tư tưởng, tình cảm của nhân dân Phú Yên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Các chùm ca dao tiêu biểu: ca dao than thân;
+ HS thực hiện nhiệm vụ: ca dao ca ngợi cảnh đẹp, sản vật quê hương;
Dự kiến sản phẩm: ca dao tình yêu/ tình nghĩa (đôi lứa, gia đình,
Bước 3: Báo cáo, thảo luận bè bạn,...); ca dao hài hước, châm biếm;...
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
kiến thức => Ghi lên bảng.

2. Hoạt động Đọc hiểu văn bản


a. Mục tiêu:
Hiểu nội dung và nghệ thuật chùm ca dao về quê hương Phú Yên qua đó xác
định được các địa danh ở Phú Yên có liên quan.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ..
Hoạt động của GV&HS Dự kiến sản phẩm
II. Đọc hiểu văn bản II. Đọc hiểu văn bản:
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản và chú II.1. Đọc văn bản và chú giải các địa
giải các địa danh danh:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Vũng Dông, Vũng Lắm, Vũng Chào
- GV yêu cầu HS theo dõi thông tin Vũng La, Vũng Sứ, ... vũng nào cũng thương.
trong tài liệu (trang 24)

Tổ: Ngữ Văn 3 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

2. Rủ lên Đá Trắng ăn xoài


- GV nêu tiếp yêu cầu: Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì.
+ HS đọc 05 câu ca dao trong tài
liệu. 3. 3. Cá ngon là cá Cù Mông
+ Giải thích địa danh có trong các Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương.
câu ca dao.
- HS thực hiện nhiệm vụ. 4. 4. Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Núi Đá Bia cao vút tầng mây
+ HS thực hiện nhiệm vụ: Sông kia, núi nọ còn đây
Dự kiến sản phẩm: Mà người non nước ngày nay phương nào?
Giáo viên dựa vào phần chú
thích trong sách giáo khoa để 5. 5. Ra đi có đệ có huynh
hướng dẫn học sinh giải thích các Cầu sông Ba có gãy, cầu sông Dinh bắc liền
địa danh trong các bài ca dao.
Ngoài các địa danh được giải
thích trong tài liệu, giáo viên giải
thích thêm địa danh cầu sông
Dinh.
Dưới chân núi Nhạn có sông
Chùa. Sông Chùa cùng với Sông
Đà Rằng (tên gọi đoạn sông Ba
chảy từ Đồng Cam huyện Phú Hòa
đến cửa biển Đà Diễn thành phố
Tuy Hòa) chảy ra cửa biển Đà
Diễn. Tại thành phố Tuy Hòa xưa
kia có một nhánh sông Chùa có tên
gọi là sông Dinh. Sông Dinh đã bị
bồi lấp vào thời Pháp thuộc, nhưng

Tổ: Ngữ Văn 4 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

địa danh sông Dinh qua thời gian


vẫn còn ghi dấu trong các câu ca
dao.
HS làm việc
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
kiến thức => Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn đọc hiểu II. 2. Hướng dẫn đọc hiểu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Xác định thể thơ các bài ca dao 1, 2, 3, 5
- GV yêu cầu HS đọc các bài ca Các bài ca dao 1, 2, 3, 5 được làm theo
dao và trả lời câu hỏi: thể thơ lục bát.
- Các bài ca dao số 1, 2, 3, 5 sử Đặc điểm thơ lục bát: mỗi cặp lục bát
dụng thể thơ gì? gồm hai dòng (dòng lục 6 tiếng, dòng bát 8
- Theo em, thể thơ ấy có đặc điểm tiếng); bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các
gì số chữ, số câu và hiệp vần? cặp như thế; hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với
+ HS thực hiện nhiệm vụ: tiếng thứ 6 của dòng lục; hài thanh: có sự đối
Dự kiến sản phẩm: xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng thứ
2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát.
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định

Tổ: Ngữ Văn 5 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại


kiến thức => Ghi lên bảng.
- Kể tên những địa danh ở Phú Yên 2. Những địa danh ở Phú Yên trong các bài
được nhắc đến trong các bài ca dao ca dao:
trên. Các địa danh được kể: Vũng Dông,
- Việc kể tên những địa danh này Vũng Lắm, Vũng Chào, Vũng La, Vũng Sứ,
có ý nghĩa gì? Đá Trắng, Thiên Thai, Cù Mông, Phú
Dương, sông Bàn Thạch, núi Đá Bia, sông
Ba, sông Dinh.
Ý nghĩa: nhấn mạnh sự phong phú, đa
dạng của các địa danh, địa hình sông núi,
cảnh đẹp, … quê hương Phú Yên.

- Chỉ ra biện pháp tu từ được sử 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài
dụng trong bài ca dao số 1. ca dao số 1: liệt kê. Tác dụng: nhấn mạnh vẻ
- Biện pháp tu từ ấy có tác dụng đẹp da dạng về địa hình ở Vịnh Xuân Đài:
như thế nào trong việc bày tỏ cảm gành, vũng nối tiếp uốn lượn trùng điệp; gắn
xúc? liền với sự phong phú sản vật, nét đẹp văn
hóa của con người Phú Yên (niềm nở đón
khách) qua đó bộc lộ tình yêu mến, gắn bó,
tự
hào về đất và người Phú Yên.
Nêu điểm chung của bài ca dao số 4. Điểm chung của bài ca dao số 2 và số 3:
2 và số 3. cùng giới thiệu, tự hào về những sản vật của
quê hương Phú Yên.
Trong bài ca dao số 4, bức tranh 5. Bài ca dao số 4:
thiên nhiên được miêu tả như thế Trong bài ca dao số 4, bức tranh thiên nhiên
nào? được miêu tả với hai hình ảnh sông Bàn

Tổ: Ngữ Văn 6 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Thạch và núi Đá Bia. Đây là một trong


những dòng sông và ngọn núi lớn của Phú
Yên, gắn liền với giai thoại lịch sử về vua Lê
Thánh Tông ở thế kỉ XV. Miêu tả thiên
nhiên bằng dòng sông dài rộng, ngọn núi cao
vút như vậy để nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ,
thơ mộng.
- Bài ca dao số 5 nhắc đến tình cảm6. Bài ca dao số 5:
nào của con người? Bài ca dao số 5 nhắc đến tình cảm anh em gia
- Em hãy phân tích các hình ảnh, đình (nói rộng ra là tình đồng bào). Để nhấn
biện pháp tu từ trong bài ca dao để mạnh tình cảm ấy, tác giả dân gian dùng hai
thấy rõ điều đó. hình ảnh ẩn dụ cầu sông Ba gãy và cầu sông
GV: Dinh bắc liền để khẳng định tình cảm
Chú giải câu ca dao này, tác giả anh em, đồng bào luôn gắn bó, nghĩa tình,
Trần Sĩ Huệ, trong tác phẩm Phú sẵn sàng tương thân, tương ái trong khó
Yên, văn hóa theo dòng sông nước khăn, hoạn nạn.
cho rằng: “Có lẽ tác giả cho rằng
đoạn hạ lưu sông Ba (tức sông Đà
Rằng) vẫn mang tên sông Ba, hai
chiếc cầu sông Ba và sông Dinh
lớn nhỏ khác nhau đúng là huynh
đệ. Nhưng ngày xưa cả hai đoạn
sông Ba và sông Đà Rằng đều
không có cầu. Lòng sông Ba rộng
quá, không bắc cầu được. Cho đến
khi xây dựng quốc lộ 1A hai chiếc
cầu qua sông Chùa và sông Đà
Rằng mới có. Xin hiểu theo nghĩa

Tổ: Ngữ Văn 7 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

tình huynh đệ tượng trưng”.


Nêu chủ đề của từng bài ca dao. 7. Chủ đề các bài ca dao:
Chùm ca dao trên thể hiện tình yêu, tình anh
em đồng bào gắn bó thủy chung và lòng tự
hào sâu sắc về cảnh đẹp, sản vật…của quê
hương Phú Yên. Qua đó nhắc nhở mọi người
phải biết quý trọng nghĩa tình, biết giữ gìn,
bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng giàu
đẹp, yên bình.

II. 3.Tổng kết:


Chùm ca dao trên thể hiện tình yêu, sự gắn
bó sâu sắc cũng như lòng tự hào về cảnh sắc,
sản vật,... của quê hương Phú Yên. Qua đó
nhắc nhở con người lối sống nặng nghĩa,
nặng tình với quê hương xứ sở.

3. Hoạt động Văn bản đọc mở rộng


a. Mục tiêu:
Đọc bài ca dao và xác định được chủ đề của bài ca dao
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ..

Hoạt động của GV&HS Dự kiến sản phẩm


III. Văn bản đọc mở rộng III. Văn bản đọc mở rộng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Anh chèo thuyền ra biển,

Tổ: Ngữ Văn 8 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

- GV yêu cầu học sinh đọc bài ca Anh câu con cá diễn ba gang.
dao. Đem lên Hòn Gió thăm nàng
- GV nêu tiếp yêu cầu: Bệnh tình mau mạnh, kết đàng nghĩa nhân!
1. Bài ca dao trên có nhắc đến địa (Theo Văn học dân gian Phú Yên, Nguyễn
danh nào? Việc nhắc đến địa danh Định (chủ biên), Phú Yên, 2010)
ấy có ý nghĩa như thế nào trong
việc diễn tả tâm trạng càng trai? Chủ đề của văn bản: ngợi ca vẻ đẹp của lối
2. Hình ảnh “con cá diễn ba gang” sống nghĩa tình, chân thật của những con
tượng trưng cho điều gì? (Nguồn người lao động vùng biển.
hải sản quý hiếm hay tấm chân tình Gợi ý: cá diễn là loài cá ngon, đầy bổ dưỡng,
của chàng trai vùng biển?) nhưng rất khó câu.
3. Cuộc sống và nghề nghiệp mưu
sinh của người dân vùng biển thể GV bổ sung:
hiện qua chi tiết nào trong bài ca Cá Diễn có hình dạng khá giống cá Bè lão,
dao? Bè đưng. Nhưng suôn người hơn so với cá
Bè lão và dẹp hơn so với cá Bè đưng. Thịt cá
4. Nêu chủ đề bài ca dao. hiền: Phù hợp với cả người bệnh ở mọi lứa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tuổi. Cá nặng từ: 0,5 kg – 3 kg.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng. CÁ DIỄN
Cá diễn thịt mềm, béo, ngon, lành tính, phù
hợp với mọi lứa tuổi.
Có thể dùng để kho, chiên, nướng giấy bạc,
Tổ: Ngữ Văn 9 GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

nấu canh chua...

Cá Diễn Câu thịt mềm, béo, thơm, ngọt, lành


tính, không xương dăm nên phù hợp với tất
cả mọi lứa tuổi. Cá nặng từ 0,5 kg – 3 kg.
Với những con cá to từ 1 kg đi lên thì đầu cá
diễn thường được kho riêng và thịt thì chế
biến món khác. Có thể dùng để kho…

4. Hoạt động Thực hành tiếng Việt


a. Mục tiêu:
Củng cố, nâng cao một số kiến thức tiếng Việt như: biện pháp tu từ, từ loại.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ..
Hoạt động của GV&HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Thực hành tiếng Việt
Thảo luận theo cặp trong bàn 1. Biện pháp tu từ:
HS thực hiện câu hỏi sau: a. Vũng Dông, Vũng Lắm, Vũng Chào
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện Vũng La, Vũng Sứ,... vũng nào cũng thương.
pháp tu từ trong các ngữ liệu bên - Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca
dưới: dao : liệt kê.
a. Vũng Dông, Vũng Lắm, Vũng - Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp da dạng về
Chào địa hình ở Vịnh Xuân Đài: gành, vũng nối
Vũng La, Vũng Sứ,... vũng nào tiếp uốn lượn trùng điệp; gắn liền với sự
cũng thương. phong phú sản vật, nét đẹp văn hóa của con
người Phú Yên (niềm nở đón khách) qua đó
b. Cá ngon là cá Cù Mông bộc lộ tình yêu mến, gắn bó, tự hào về đất và
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú người Phú Yên.
Dương. b. Cá ngon là cá Cù Mông
2. Xác định từ loại của các từ ngữ Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương.
sau: thương, cá, gạo, núi, sông,
quanh co, gãy, bắc. - Biện pháp tu từ liệt kê: liệt kê địa danh Cù

Tổ: Ngữ Văn 10 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Mông, Phú Dương (Ở Sông Cầu).


- Học sinh:suy nghĩ và trả lời - Biện pháp tu từ so sánh:
miệng.
+ Cá ngon (như) là cá Cù Mông  đề cao cái
- Giáo viên: nghe, quan sát, gọi
nhận xét ngon của thứ hải hải đặc biệt chỉ có ở đầm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Cù Mông.
HS trả lời miệng, trình bày kết quả.
+ Gạo ngon (như) là gạo ở đồng Phú Dương.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: Cá ngon là….;
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Gạo ngon là….
Các biện pháp tu từ dùng để nói về những thứ
đặc sản chỉ có ở quê hương (Sông Cầu) vốn
đã “vừa đẹp vừa lành, Hỏi ai đến đó sao dành
lòng đi.” bằng thứ tình cảm tự hào, yêu mến.
Và trong một ngữ cảnh nào đó, câu ca dao
còn là một ẩn ý khi giới thiệu với đó về quê
hương Sông Cầu.

2. Xác định từ loại:


- Động từ: thương, bắc
- Danh từ; cá, gạo, núi, sông
- Tính từ: quanh co, gãy

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
b. Nội dung: Trả lời phiếu học tập
c. Sản phẩm : Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

Tổ: Ngữ Văn 11 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

IV. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài ca dao
- GV nêu tiếp yêu cầu:
Chọn bài ca dao Phú Yên mà em yêu thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.

LUYỆN TẬP
1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một bài ca dao mà em yêu thích.
Gợi ý:
a. Chuẩn bị
– Chọn bài ca dao Phú Yên mà em yêu thích.
– Đọc kĩ bài ca dao.
b. Xác định yêu cầu của đề
– Yêu cầu về hình thức: đảm bảo hình thức của một đoạn văn, bắt đầu từ chỗ viết
hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
– Yêu cầu về nội dung: trình bày được suy nghĩ, cảm xúc của mình khi đọc bài ca
dao.
c. Dàn ý
– Mở đoạn: giới thiệu bài ca dao, nêu ấn tượng chung về bài ca dao.
– Thân đoạn: thể hiện được cảm xúc, suy ngẫm của bản thân về nội dung và nghệ
thuật của bài ca dao.
– Kết đoạn: khái quát lại vấn đề, nêu ý nghĩa của bài ca dao đối với bản thân.
VẬN DỤNG
Tổ: Ngữ Văn 12 GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

2. Sưu tầm, phân loại ca dao Phú Yên theo mẫu sau:

STT Ca dao Ca dao ca ngợi cảnh đẹp, Ca dao tình yêu/ Ca dao hài hước,
than thân sản vật quê hương tình nghĩa châm biếm
1
2

Ca dao than thân:


1. Anh về bán ruộng cây đa
Bán đôi trâu già cưới chẳng đặng em.
2. Chiều chiều ra đứng gốc xoài
Nước mắt lai láng chùi hoài không khô.
Ca dao tình yêu/ tình nghĩa
1. Bóng trăng hòa lẫn bóng tre
Tình thâm, nghĩa trọng lắng nghe em chào.

2. Cầm cần câu cá liệt xuôi


Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thang.
3. Chim chuyền bụi ớt líu lo
Lòng thương quân tử ốm o gầy mòn.
Ca dao ca ngợi cảnh đẹp, sản vật quê hương
1. Ngó vô Vũng Lắm Sông Cầu
Cù lao Ông Xá đúng hầu ngoài khơi.
2. Ngó ra ngoài mã Cao Biền
Thấy đôi chim nhạn đang chuyền cành mai.
Ca dao hài hước, châm biếm
1. Nực cười đũa bếp bịt vàng
Tổ: Ngữ Văn 13 GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Chuông heo lợp ngói, lẫm làng lợp tranh


2. Chim kêu dũ dĩ dù dì
Chấy lấy chồng dì kêu dượng bằng anh
Hồi nào kêu dượng ngọt thanh
Bây giờ kêu dượng bằng anh ngọt ngào

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:


* Bài vừa học:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
* Bài sắp học:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………

1
BÀI CA DAO CHIỀU CHIỀU MÂY PHỦ ĐÁ BIA

Chiều chiều mây phủ Đá Bia,


Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng.
– Mất chồng tui chẳng có lo,
Sợ anh mất vợ nằm co một mình.

2
BÀI CA DAO NGỌN CHÓP CHÀI CAO CHI LẮM BẤY

Ngọn Chóp Chài cao chi lắm bấy,


Trông hũy trông hoài chẳng thấy người thương.
Hay là lưu lạc hà phương?
Hay là liệt chiếu liệt giường nơi đâu?

Tổ: Ngữ Văn 14 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Giả đò dạo xóm mua dầu,


Hỏi thăm người bạn nhức đầu bớt chưa?

3
BÀI CA DAO CÙ MÔNG LÀ MỘT, DỐC CHÙA RỞI LÀ HAI

Cù Mông là một, dốc chùa Rởi là hai


Dốc Găng, dốc Quít, dốc Xuân Đài là năm
Anh nguyện với em tại bữa trăng Rằm
Ai làm nên nỗi con tằm xa dâu ? ”

4
BÀI CA DAO NƯỚC RÒNG CHẢY ĐẾN TAM GIANG
Nước ròng chảy đến Tam Giang
Sầu đâu chín rụng sao chàng bặt tăm.

5
BÀI CA DAO Anh về Bình Định chi lâu

Anh về Bình Định chi lâu,


Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng,
Chàng xa, thiếp cách, giậm chân kêu trời!

6
BÀI CA DAO Chiều chiều mượn ngựa ông Đô

Chiều chiều mượn ngựa ông Đô


Mượn kiều chú lính đưa cô tui dìa
Dìa dầy chẳng lẽ dìa không?
Tổ: Ngữ Văn 15 GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau


Ngựa ô đi tới Quán Cau
Ngựa hồng lẽo đẽo theo sau chợ chiều
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều cô gái lứa nên anh chàng ràng

7
BÀI CA DAO Một mai con ca hóa (quá) rồng
Một mai con con cá hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bõ công sinh thành
Sinh thành dưỡng dục cù lao
Lấy chi báo hiếu mâm cao cỗ đầy
8
BÀI CA DAO Một mai con ca hóa (quá) rồng
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều con gái lưa nên anh chàng ràng
Chàng ràng như ếch hai hang
Như chim hai ổ như nàng hai nơi.

9
BÀI CA DAO Một mai con ca hóa rồng
Một mai con ca hóa rồng
Đền ơn cha mẹ bõ công sinh thành
Sinh thành dưỡng dục cù lao
Lấy chi báo hiếu mâm cao cỗ đầy

10
BÀI CA DAO Ngó lên chùa Cát cao lầu
Ngó lên chùa Cát cao lầu
Biệt ly em hỡi bỏ sầu cho anh
Sầu này không biết sầu ai
Cơm ăn không đặng đã hai tháng trời

Tổ: Ngữ Văn 16 GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch bài dạy CT GDĐP 7

Tổ: Ngữ Văn 17 GV: Phan Văn Rơi

You might also like