Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************************

Lớp môn học: ANT1100-8


Bài giữa kì: HK 1 (2022-2023)
Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng vấn đề sức khỏe tình dục của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội“
Sinh viên: Trần Đình Quân – 22030639 (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Hoài Linh – 22030620
Nguyễn Minh Huyền – 22030612
Nguyễn Thị Mai Khanh – 22030616

Hà Nội, tháng 12/2022


MỤC LỤC
I. Giới thiệu dự án…………………………………..2
1. Tên đề tài…………………………………………2
2. Tổng quan nghiên cứu…………………………....2
3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………….4
3.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo……………………4
3.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ……………………...4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………4
5. Dự kiến thời gian làm việc của nhóm……………6
II. Dữ liệu dân tộc học
1. Mô tả dân tộc học………………………………...6
2. Phỏng vấn sâu các trường hợp nghiên cứu……….7
2.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu……………………7
2.2. Biên bản phỏng vấn sâu các cá nhân…………...9
3. Dữ liệu định lượng……………………………….36
3.1. Bảng hỏi định lượng……………………………37
3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng…………………38
3.2.1. Kiến thức của sinh viên về sức khỏe tình dục…38
3.2.2. Thái độ của sinh viên về tình dục an toàn……..38
3.2.2. Sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh STIs..39
III. Kết luận sơ bộ……………………………………..40
IV. Tài liệu tham khảo………………………………..42

1
I. Giới thiệu dự án
1. Tên đề tài
Lý do thực tiễn : Sinh viên là lứa tuổi thường từ 18 - 22 tuổi, đây là lứa tuổi có bước
chuyển biến quan trọng trên con đường dẫn tới thành công về một công việc ổn định trong
tượng lai. Ở một môi trường hoàn toàn mới mẻ ở bậc đại học cùng với yếu tố về hoàn cảnh
nơi ở đã khiến cho nhiều bạn có xu hướng thay đổi, và không phải ai cũng thay đổi bản thân
một cách tích cực hơn. Một số bạn khi sống trong một môi trường mới không có sự ngăn cấm
từ phía phụ huynh sẽ khiến cho nhiều bạn có tư tưởng “vượt rào”. Tuy nhiên không phải bất
cứ sinh viên nào cũng có đủ kiến thức và hiểu biết về vấn đề sức khỏe tình dục. Vậy nên
nhiều trường hợp đã để xảy ra những điều không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của bản
thân về cả mặt tinh thần và thể chất.
Phương pháp tiếp cận liên ngành : Đề tài nghiên cứu về sức khỏe tình dục có sự liên kết
đến một số ngành khoa học như y tế, văn hóa - xã hội và tâm lý. Trước hết, về mặt y tế thì
sức khỏe tình dục là trạng thái về thể chất hay tinh thần của con người có liên quan đến tình
dục được nghiên cứu bởi các chuyên gia về y dược nhằm tìm ra những loại bệnh hay các
phương pháp phòng tránh và bảo vệ ngăn ngừa khỏi các căn bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Tiếp theo, về mặt văn hóa - xã hội thì sức khỏe tình dục có vai trò tuyên truyền cho mọi
người hiểu biết hơn về sức khỏe tình dục để nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe trong mỗi cá
nhân. Cuối cùng, về mặt tâm lý sức khỏe tình dục có sự ảnh hưởng đến tâm lý tốt hoặc xấu
đối với mỗi người. Nếu biết chăm sóc sức khỏe bản thân, không có vấn đề gì liên quan đến
bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tâm lý của người đó sẽ luôn cảm thấy an toàn, lạc
quan và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh mình đã áp dụng. Còn đối với những
người không may mắn nhiễm phải một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ
khiến cho tâm lý của người đó lúc nào cũng hoang mang, lo sợ, lo lắng vì không dám đối
diện bệnh tật cũng như nhận lại ánh nhìn kỳ thị đến từ những người xung quanh.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tình dục vẫn luôn là cấp thiết trong xã
hội ngày nay. Theo định nghĩa của WHO “ Sức khỏe tình dục là trạng thái khỏe mạnh về thể
chất, tình cảm, tinh thần và xã hội liên quan đến tình dục; nó không đơn thuần là sự vắng mặt
của bệnh tật, rối loạn chức năng hay tình trạng ốm yếu. Sức khỏe tình dục đòi hỏi một cách
tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục, cũng như khả
năng có được những trải nghiệm tình dục thú vị và an toàn, không bị ép buộc, phân biệt đối
xử và bạo lực. Để có được và duy trì sức khỏe tình dục, các quyền tình dục của tất cả mọi
người phải được tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.” [1]
Ian Askew, cựu Giám đốc Nghiên cứu và Sức khỏe Sinh sản Tình dục của WHO, bao
gồm Chương trình Nghiên cứu Đặc biệt của Liên hợp quốc HRP, cho biết : “ Sức khỏe tình
dục không phải là một trạng thái cố định và nhu cầu của mỗi người sẽ thay đổi trong suốt
cuộc đời. Đây là lý do tại sao phải thực hiện một loạt các hoạt động này : từ hỗ trợ sức khỏe
tình dục, đến phòng ngừa và quản lý bệnh tật.” [1]
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 16 triệu nữ vị thành niên từ 15 –
19 tuổi sinh con, chiếm tỉ lệ 11% trên toàn thế giới, trong đó 95% trường hợp này xảy ra ở
các nước đang phát triển. Trong số các em vị thành niên này có những em mang thai và sinh
con xảy ra ngoài mong muốn. Một số em chịu áp lực phải kết hôn và sinh con sớm do đó các
em chưa có đầy đủ sự giáo dục về sức khỏe sinh sản cũng như chưa có công ăn việc làm. Ở
một số nước có thu nhập thấp và trung bình, biến chứng mang thai và sinh con có thể dẫn đến
tử vong ở các bà mẹ trẻ từ 15 – 19 tuổi, mang thai không mong muốn thường kết thúc bằng
việc phá thai và thường là phá thai không an toàn trong lứa tuổi này. Ước tính có khoảng 3
triệu trường hợp phá thai trong độ tuổi 15 – 19 vào năm 2007. [2]
Nghiên cứu của Vũ Văn Hoàn và cộng sự (2010) trên 465 em thanh niên người dân tộc
Thái của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho thấy có 60.9% em từng nghe nói đến bệnh lây

2
truyền qua đường tình dục trong đó có 40,2% em kể tên được một loại bệnh, 29,5% em kể tên
được hai loại bệnh. 82,9% biết đến bệnh HIV nhưng chỉ có 15,2% em biết được ba đường lây
truyền chính, 49,5% biết đến bệnh lậu, 25,3% biết đến bệnh giang mai. 33,1% em không biết
đến triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục, 70,5% em hiểu đúng về nguyên
nhân mắc bệnh là do quan hệ tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su. 36,9% em
có quan hệ tình dục trước kết hôn. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 16,4 tuổi.
Khoảng 70% em có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất nhưng chỉ
30% em cho biết là để phòng. [3]
Khả năng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của vị thành viên cao hơn bình
thường do họ có ít kháng thể hơn, đường sinh dục chưa hoàn chỉnh nên khả năng lây bệnh
cao hơn. Các hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục là vô sinh, con sinh ra nhẹ cân,
đẻ non…Điều kiện vệ sinh kém, nghèo đói, không có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những người mắc bệnh lây truyền
qua đường tình dục thường có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao hơn bình thường. Vị thành
niên có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Có khoảng 50% số trường hợp mới nhiễm HIV là vị
thành niên ở lứa tuổi 15 – 24. [4]
Nghiên cứu của Okonta Patrick I. vào năm 2007 ở vùng Niger Delta – Nigieria nơi có
trên 40 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống: ở bang Rivers cho thấy có đến 62% vị thành niên
nữ có quan hệ tình dục, trong đó 43,6% là vị thành niên nữ từ 12- 17 tuổi, 80,1% là vị thành
niên nữ từ 17 -19 tuổi, khoảng 14% bé gái quan hệ tình dục lần đầu tiên ở độ tuổi 10 – 14.
Nghiên cứu khác cũng ở bang Rivers ở học sinh trung học cơ sở thì chỉ có 6,2% là có sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục. Ở bang Abia cho thấy 12,4% vị thành niên có sử dụng bao
cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, 9,5% vị thành niên nữ bị mắc bệnh lậu và bệnh
giang mai, khoảng 10% vị thành niên có quan hệ tình dục, nạo phá thai hơn 3 lần. 11,3% phụ
nữ sinh con trong độ tuổi 15 -19. Nghiên cứu ở bang Delta, 71,8% vị thành niên biết bệnh lây
truyền qua đường tình dục có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng bao cao su, 89,3% vị thành
niên biết về bệnh HIV/AIDS, 46,6% biết bệnh HIV/AIDS có thể ngăn ngừa bằng cách sử
dụng bao cao su. [5]
Qua các số liệu từ những nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, vấn đề sức khỏe tình dục
không chỉ được đề cập đến ở các nước khác mà còn ở Việt Nam. Nhìn chung, tác giả của
những nghiên cứu trên đều đưa ra những thống kê cụ thể về tỉ lệ người mắc bệnh cũng như
nguyên nhân, sự hiểu biết của nhiều người liên quan đến sức khỏe tình dục, hầu hết phương
pháp họ sử dụng là phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Ta có thể
thấy ở mục [2], [4] tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng cách sử dụng bảng hỏi hoặc
thông qua các dữ liệu thống kê từ khắp các bệnh viện trên toàn thế giới cung cấp và được
tổng hợp lại để đưa ra số liệu cụ thể hay ước tính theo từng loại bệnh lây truyền qua đường
tình dục, theo lứa tuổi mắc phải. Ở mục [3], [5] tác giả đã đưa ra phương pháp điều tra bảng
hỏi kết hợp với phương pháp quan sát bằng cách di chuyển tới một địa điểm nhất định để
nghiên cứu đối tượng sự hiểu biết về sức khỏe tình dục của hơn 465 thanh niên dân tộc bao
gồm kiến thức về các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân dẫn đến bệnh lây
truyền qua đường tình dục và độ tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu tiên.
Chính từ những nghiên cứu trên đã chứng minh được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
về sức khỏe tình dục. Nguyên nhân chính đến từ sự không được giáo dục từ sớm, không có
tìm hiểu và ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân của mỗi cá nhân chưa được nâng
cao, đặc biệt là tuổi vị thành niên mà đề tài ở đây đề cập đến cụ thể là sinh viên. Mỗi nghiên
cứu trên đều sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp điều tra bảng câu hỏi và phương
pháp quan sát thì đến với đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
trong nghiên cứu định tính để làm rõ hơn về tầm hiểu biết, thái độ cũng như quan điểm của
sinh viên địa bàn thành phố Hà Nội về vấn đề sức khỏe tình dục. Đây là điểm mới trong

3
nghiên cứu sức khỏe tình dục mà chúng tôi đưa ra nhằm rút được ra những thông tin chính
xác hơn, cụ thể hơn về suy nghĩ của các bạn sinh viên đối với vấn đề này.
Một trong những vấn đề gây rất nhiều tranh cãi liên quan đến sức khỏe tình dục là vấn
đề quan hệ trước hôn nhân. Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân -Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị TP.HCM đã đặt câu hỏi cho các sinh viên rằng : “Hạnh phúc đến từ tình yêu,
nhưng trục trặc trong tình dục cũng là vấn đề nghiêm trọng và có thể gây đổ vỡ cuộc sống gia
đình. Nhiều người ngoại tình cũng có phần lý do vì không được thỏa mãn trong chuyện ấy.
Vậy quan hệ trước hôn nhân để thử có phải tốt không?"- trích bài báo của zing.vn về vấn đề
quan hệ trước hôn nhân. Vấn đề này gây rất nhiều tranh luận. Một số ý kiến cho rằng, hiện
nay việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là không nên, coi lần đầu là điều thiêng liêng vả lại
nếu có chuyện gì thì người chịu thiệt thòi sẽ là các bạn nữ. Tuy nhiên, lại có những ý kiến
cho rằng, việc quan hệ trước hôn nhân có lợi khá nhiều mặt và đời sống hiện nay đã có quan
niệm thoáng hơn và có sự hợp nhau trong chuyện tình dục thì đời sống hôn nhân mới viên
mãn. Bài báo này đã nếu những lý do không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân cả về vấn
đề sức khoẻ lẫn tâm lý và những hiểm hoạ khôn lường từ việc quan hệ trước hôn nhân [6].
Còn bài báo này đã nêu ra những lý do nên và cách để quan hệ trước hôn nhân một cách an
toàn [7]. Đã có rất nhiều những đề tài nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân, phải kể
đến bài nói về thực trạng quan hệ trước hôn nhân trong địa bàn thành phố HCM [8] và đề tài
nói về quan điểm, thái độ của học sinh sinh viên về vấn đề quan hệ trước hôn nhân [9] hay
nói về nhận thức của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân [10].
Có thể nói, đây là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi và có nhiều mặt đáng bàn luận.
Ngoài ra còn có thể nói rằng đây là một đề tài, một vấn đề rất có tài năng phát triển thêm về
mặt nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
- Cần có giải pháp nào để sinh viên có ý thức hơn trong việc tìm hiểu về sức khỏe tình dục?
3.2. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- Thực trạng sức khỏe tình dục của sinh viên ngày nay được thể hiện như thế nào?
- Sinh viên hiện nay có thái độ như thế nào đối với vấn đề sức khỏe tình dục?
- Các phương thức nào nhằm hỗ trợ sinh viên dễ dàng tiếp cận, chia sẻ các thông tin về sức
khỏe tình dục.
- Những tính tích cực khi sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khỏe tình dục?
4. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát tham gia: Tham gia vào cuộc sống hàng ngày để tìm hiểu quan điểm của người
trong cuộc và phiên giải ý nghĩa của hiện tượng theo góc độ của người trong cuộc. Phương
pháp này được trau dồi, tích lũy qua kinh nghiệm và không phải lúc nào cũng thu được thông
tin từ phỏng vấn.
⟶ Tăng độ đáng tin cậy của số liệu.
⟶ Phát hiện ra được số liệu mới.
⟶ Thu thập được những số liệu không chuyển tải qua lời nói.
⟶ Hiểu ra bối cảnh.
⟶ Nhạy bén trong cả cách tiếp cận và lý giải.
- Ưu điểm:
+ Thu thập được thông tin xảy ra trực tiếp.
+ Nghiên cứu một cách sống động đối tượng.
+ Có được lợi thế trong thăm dò nghiên cứu.
+ Giúp cho người thu thập chủ động linh hoạt.
+ Phù hợp với một số đối tượng nhất định.
- Nhược điểm:

4
+ Thông tin có thể chỉ mang tính khách quan.
+ Có khả năng bị giới hạn nếu không có công cụ hỗ trợ.
+ Dễ bị ảnh hưởng do các yếu tố chủ quan.
+ Quy mô khá nhỏ.
+ Khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết quả.
+ Không có dữ liệu từ quá khứ.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu trong phương pháp nghiên cứu định tính được bao gồm
thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân sâu với một số lượng nhỏ người tham gia phỏng vấn.
Người được hỏi sẽ bày tỏ quan điểm, thái độ của họ để bổ sung về một ý tưởng, chương trình
hoặc tình huống cụ thể tương ứng với câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra.
⟶ Bởi vì các cuộc phỏng vấn sâu là các cuộc trò chuyện trực tiếp nên người phỏng vấn có
nhiều cơ hội để tìm ra các nguyên nhân sâu xa đằng sau sự thích hay không thích, nhận thức
hoặc niềm tin của người trả lời đối với một sự vật hiện tượng nhất định.
⟶ Các câu hỏi ở dạng tự do và phù hợp với từng tình huống.
- Ưu điểm:
+ Có thể tiếp cận và đạt được đáp án trong các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu, thậm chí trong
những chủ đề khó để trao đổi.
+ Thu thập thêm được thông tin bổ sung qua câu hỏi phụ. Sau đó, quay lại các câu hỏi chính
để hiểu rõ hơn về thái độ của những người tham gia.
+ Thu thập được câu trả lời có tỉ lệ chính xác hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu
khác.
+ Không cần quá nhiều người tham gia nhưng vẫn có được thông tin hữu ích.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết.
+ Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnh hưởng.
+ So với các phương pháp khác thì tốn kém hơn.
+ Những người tham gia phải được chọn lọc cẩn thận để tránh thiên vị.
Mô tả dân tộc học: Đây là cả một phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và sản
phẩm được viết cuối cùng của phương pháp nghiên cứu đó. Là một phương pháp, quan sát
dân tộc học liên quan đến việc tự bản thân mình phải nhúng sâu và gắn bó lâu dài trong một
lĩnh vực nghiên cứu nhằm ghi lại một cách hệ thống hóa cuộc sống cũng như hành vi và
tương tác của cộng đồng người dân ở địa điểm nghiên cứu nhất định.
Phát triển sự hiểu biết về thực hành và tương tác của người được nghiên cứu.
Các nhà dân tộc học cũng làm việc hết mình để phát hiện và xác định những gì họ tìm
thấy trong bối cảnh lịch sử và địa phương, để xác định các liên kết giữa phát hiện của họ và
nhiều lực lượng xã hội lớn hơn và cấu trúc của xã hội.
- Ưu điểm:
+ Cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh của đời sống xã hội, bao gồm cả nhận thức và
giá trị, mà các phương pháp nghiên cứu khác không thể nắm bắt được.
+ Phát triển hiểu biết phong phú và có giá trị về ý nghĩa văn hóa của thực tiễn và tương tác.
+ Khẳng định các thành kiến tiêu cực hoặc khuôn mẫu về dân số được đề cập.
- Nhược điểm:
+ Đôi khi gặp khó khăn trong việc có được quyền truy cập và thiết lập niềm tin trong trang
web trường mong muốn.
+ Bất tiện trong dành thời gian cần thiết để thực hiện một dân tộc học nghiêm ngặt.
+ Xu hướng tiềm năng trên một phần của nhà nghiên cứu có thể làm lệch dữ liệu và thông tin
chi tiết thu được từ nó.
5. Dự kiến thời gian làm việc của nhóm
- Tổng thời gian làm việc : 20 ngày ( từ 18/11 - 8/12 )
+ 18/11: Họp lần 1, đề ra những công việc

5
Lên kế hoặch về tiến độ làm việc
Phân chia công việc và hạn nộp cho các thành viên
Chuẩn bị cho bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
+ 20/11: Họp lần 2
Hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
Các thành viên chia sẻ khó khăn, bất cập trong lúc làm đề tài
+ 29/11: Họp lần 3
Hoàn thành phần 1 và phần 2 ( không có phỏng vấn sâu )
Chỉnh sửa và góp ý về các phần đã làm
+ 3/12: Họp lần 4
Hoàn thành 8 cuộc phỏng vấn sâu
Các thành viên xem, nhận xét và bắt đầu chỉnh sửa
Quay video giới thiệu
+ 6/12: Họp lần 5
Hoàn thành toàn bộ 8 cuộc phỏng vấn sâu
Hoàn thành phần 3 và toàn bộ đề tài
Hoàn thành chỉnh sửa video giới thiệu
+ 8/12: Nộp bài qua email giáo viêm
+ 9/12: Nộp bản cứng
- Phân chia công việc cho từng cá nhân
+ Mô tả dân tộc học và bảng tính định lượng; Trần Đình Quân
+ Tên đề tài và tổng quan nghiên cứu: Nguyễn Thị Hoài Linh
+ Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thị Mai Khanh
+ Dự kiến làm việc nhóm và kết luận sơ bộ: Nguyễn Minh Huyền
II. Dữ liệu dân tộc học
1. Mô tả dân tộc học
Trong khi thực hiện nghiên cứu cho đề tài này, đối tượng mà tôi quan sát lấy thông tin
là 3 bạn nữ trong một phòng trọ rộng 25m2 ở Cầu Giấy trong vòng 3 ngày từ 21-23/12/2022
để xem thái độ và nhận thức như thế nào về vấn đề sức khỏe tình dục. Tôi có rất nhiều điều
kiện thuận lợi bởi chúng tôi đều cùng 1 quê và cũng là bạn của nhau nên giữa chũng tôi
không hề có khoảng cách và trong suốt quá trình điền dã không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt
hàng ngày của 3 bạn nữ đấy. Với điều kiện đó, tôi đã tiến hành điền dã dân tộc học một cách
thuận lợi để thu thập thông tin một cách có hiệu quả.
Sáng đầu tiên, khi tôi bước vào căn phòng của 3 bạn, căn phòng trọ khá là nhỏ cho 4
người cùng chung sống. Cả căn phòng chỉ có 1 chiếc sofa, một cái bàn ăn, một phòng vệ vinh
khép kín, một tầng gác xếp để ngủ và một ban công để nấu ăn, giặt giũ. Sáng hôm đấy, các
bạn đi học nên không quan sát được gì thêm. Trưa về, A là người về sớm nhất phòng nên A
sẽ nấu luôn bữa trưa cho chúng tôi ăn. Trong giờ trưa, các bạn đều không có những quy tắc
nào trên mâm cơm. Các bạn ăn chung với nhau mà không chia ra thành từng phần ăn. Các
bạn cầm đũa gắp rau trong bát canh mà không hề dùng môi để múc hay đảo đầu đũa. Khi ăn
cơm, các bạn đấy nói chuyện rất nhiều từ chuyện học tập cho đến chuyện thích ai, yêu ai. Sau
khi ăn xong, 2 bạn còn lại sẽ phụ trách việc dọn dẹp nhưng không rửa bát. Lúc ăn xong cũng
gần 2h và chúng tôi lại tiếp tục chuẩn bị để học ca chiều. Chiều tối, khi tôi đi học về thì N đã
về trước rồi và đang chuẩn bị nấu ăn. Sau một lúc, K và A cũng lần lượt về đến nhà. Khi
bước vào nhà các bạn đều vào phòng vệ sinh rửa chân tay, mặt mũi và bắt đầu chuẩn bị quần
áo để đi tắm. Đầu tiền là K và tiếp đó là A. Trung bình mỗi bạn đều tắm từ 15-30p. Khi tôi
bước vào phòng tắm, có rất nhiều các loại sữa tắm, xà phòng cho đến các dung dịch vệ sinh
đồ tẩy trang, skincare, các đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt hay bàn chải đánh rang, kem
đánh răng đều là mỗi người một cái, không ai dùng chung của ai. Các bạn tắm xong cũng là
lúc bạn A nấu ăn xong và các bạn lại dọn dẹp để ăn cơm. Bữa cơm cũng không có gì quá đặc

6
sắc chỉ có một đĩa thịt kho và một bát canh. Và trong bữa ăn đó, các bạn ăn chung và nói
chuyện không kiêng dè gì. Sau khi ăn xong, 3 bạn chia ra để rửa bát, K, N rửa bát còn tồn lại
của bữa trưa còn bữa tối thì K, N rửa. Xong khi hoàn tất mọi thứ, các bạn lại ai làm việc của
người đó cho đến tận 10h bạn N bắt đầu đi tắm, 2 bạn còn lại cũng lần lượt vào phòng vệ sinh
để về sinh cá nhân sạch sẽ, đắp mặt nạ sau khi N tắm xong. Và tất cả bắt đầu lên giường ai
làm việc nấy, người thì ngủ, người thì bấm điện thoại.
Ngày thứ 2, chỉ có N thức dậy từ rất sớm để đi học, 2 bạn còn lại vẫn còn ngủ đến 9-10h
vì buổi sáng không có tiết. Vào giờ ăn trưa, sau khi bạn N về thì cũng là thời điểm quá giờ
trưa. Chúng tôi quyết định gọi đồ ăn ngoài để giải quyết bữa trưa. Trong lúc ăn phần của
mình đã đặt, các bạn đó vẫn chìa đôi đũa đã ăn của mình sang phần đồ ăn của người khác mà
không hề lấy đôi đũa mới. Ăn xong chúng bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động vào buổi chiều.
Buổi tối, khi đi học về bạn A đã ra ngoài đi chơi với các bạn trong khoa, bạn N đã về lúc 5r
chiều nên đã cắm cơm từ trước và bạn K về chỉ việc nấu ăn. Sau khi ăn cơm, tắm rửa hết mọi
thứ, bạn K đem quần áo của tất cả mọi người bỏ vào máy giặt. Các bạn không hề phân loại
quần áo như đồ nào của ai hay loại nào cần giặt tay, loại nào có thể giặt chung. Tất cả cứ ném
vào máy để giặt. Và buổi tối cứ thế tiếp diễn như hôm đầu tiên.
Ngày cuối cùng, mọi thứ cứ lặp đi lặp lại như 2 ngày trước, không có gì quá mới.
2. Phỏng vấn các trường hợp nghiên cứu sâu
2.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu

1. Hỏi tên 18. Điều gì khiến cho các cơ sở nạo phá thai
không uy tín mọc lên nhiều và nhiều người sử
dụng ?

2. Đang làm gì, nơi công tác 19. Việc nạo phá thai ở các các cơ sở không uy
tín sẽ gây ra những hậu quả gì ?

3. Theo bạn thì thế nào là sức khoẻ tình 20. Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có
dục ảnh hưởng gì đến sức khoẻ ?

4. Bạn có đi khám phụ khoa định kỳ 21. Bạn đã được giáo dục hay tìm hiểu về những
hay không ? Tại sao ? cách tránh thai nào ? Cách nào là hiệu quả và an
toàn nhất ? Vì sao ?

5. Bạn có biết chắc chắn rằng mình 22. Những khó khăn gặp phải trong quá trình
đang không nhiễm bệnh lây qua đường khiến sinh viên tích cực trong nâng cao kiến thức
tình dục không ? Vì sao ? về sức khỏe tình dục ?

7
6. Theo bạn, điều gì ảnh hưởng đến 23. Theo bạn, nhận thức, ý thức về sức khoẻ td
hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức của sinh viên có được nâng cao trong tương lai
khoẻ tình dục không? Vì sao ?

7. Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan 24. Có nên tạo áp lực cho sv trong việc nâng cao
đến tình dục mà bạn biết là gì ? sức khỏe tình dục không?

8. Nếu không may bạn hoặc người thân 25. Theo bạn, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục
mắc bệnh thì bạn sẽ làm gì ? có khác nhau về các biến số về nhân khẩu xã hội
như giới tính hay không?

9. Thái độ của bạn đối với những bệnh 26. Theo bạn, việc nhận thức về sức khoẻ tình
nhân mắc bệnh tình dục như thế nào ? dục có nên được phổ biến rộng rãi ở các trường
đại học hay không? Vì sao ?

10. Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua 27. Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn
đường tình dục sẽ để lại di chứng về hiện tại, bạn có cảm thấy sơ sài không ? Làm
mặt tâm lý rất nặng nề. Bạn có đồng ý cách nào để cải thiện hiểu biết của bản thán bạn
với quan điểm này hay không ? Vì nói riêng và sinh viên trên địa bàn nói chung ?
sao ?

11. Các cách phòng tránh bệnh phụ 28. Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, bạn có
khoa mà bạn đang sử dụng là gì ? biết phương pháp nào để sinh viên dễ dàng chia
sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế hay
không?

12. Theo bạn, quan hệ tình dục an toàn 29. Theo bạn, có nên thay đổi các cách truyền
là như thế nào ? đạt, giảng dạy về sktd để tăng sự hứng thú để sinh
viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu để
bảo vệ bản thân mình hay khôn

8
13. Theo bạn, sinh viên hiện nay có 30. Có điều gì các bạn muốn hỏi chúng tôi nữa
đang suy nghĩ quá thoáng về quan hệ không ?
tình dục hay không?

14. Theo bạn, quan hệ tình dục không 31. Có điều gì bạn muốn bổ sung hoặc gợi ý cho
an toàn sẽ gây ra những hậu quả gì ? chúng tôi về vấn đề cta vừa thảo luận không ?

15. Hãy nêu những hiểu biết của bạn về 32. Cảm ơn, tạm biệt
việc nạo phá thai ?

16. Hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở việt


nam đang cao hàng đầu thế giới vậy
theo bạn, nguyên nhân nào tỉ lệ nạo phá
thai ở nước ta lại cao như vậy ?

17. Theo bạn, phá thai an toàn cần


những yếu tố nào ?

2.2. Biên bản phỏng vấn sâu

Biên bản 1

Người thực hiện phỏng vấn : Nguyễn Minh Huyền

Thời gian phỏng vấn : 8:00 AM ngày 25/11


Địa điểm phỏng vấn : Đại học dược Hà Nội
Đối tượng phỏng vấn : NPT- sinh viên năm 3 đại học Dược Hà Nội

Nội dung phỏng vấn

MH : xin chào, cảm ơn chị rất nhiều vì đã tham gia trả lời phỏng vấn với em hôm nay.
Đầu tiên, cho em được biết tên của chị không ạ
NPT : chào em, chị tên là NPT, rất vui vì được tham gia phỏng vấn cùng em
MH : chị đang học ở đâu vậy ạ ?
NPT : chị đang học năm 3, đại học dược Hà Nội. Chị thấy chủ đề nghiên cứu của em khá liên
quan đến việc học của chị.
MH : Vậy chúng ta bắt đầu chị nhé, đầu tiên, chị nghĩ thế nào là sức khỏe tình dục ạ ?
NPT : theo chị, sức khỏe tình dục là trạng thái thể chất và tinh thần của một con người có liên
quan đến các yếu tố tình dục. không nhất định là nam hay nữ mà là cả hai. Và điều này sảy ra
trong suốt quãng thời gian dài từ bé đến lớn chứ không chỉ ở độ tuổi sinh đẻ đâu nhé. Chị

9
nghĩ việc quan tâm đến sức khỏe sinh sản, sức khoer tình dục là vô cùng quan trọng và nên
được thực hiện từ bé.
MH : vậy chị có đi khám phụ khoa định kỳ không ạ ?
NPT : Chị có đi khám phụ khoa nhưng không được thường xuyên lắm * cười
MH : theo em thấy, chị biết khá rõ ràng vê tầm quan trọng của việc khám phụ khoa,
vậy tại sao chị lại không thường xuyên đi khám ?
NPT : Chị nghĩ là có rất nhiều người như chị, không thường xuyên đi khám phụ khoa vì tính
chất nhạy cảm của nó. Và đôi khi mình cũng không quá chú ý về vấn đề này để đi khám. Mặt
khác chị không hoạt động tình dục nên cũng nghĩ rằng sức khỏe của bản thân ổn.
MH : Chị không đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên, vậy chị có chắc rằng mình
đang không mắc một loại bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nào đó hay không ?
NPT : Chị khá chắc rằng sức khỏe của mình ổn vì chị thường xuyên kiểm tra các dịch tiết của
mình, ngoài ra cơ thể của chị cũng không có dấu hiệu của bệnh nào liên quan. Chị cũng đã đi
tiêm phòng HPV được 2 mũi, hiệu quả ngừa bệnh cũng rất cao nên hiện tại chị khá yên tâm
về sức khỏe tình dục của mình.
MH : em thấy chị là một người có rất nhiều hiểu biết ũng như có phương pháp phòng
tránh với các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến sức khỏe tình dục, tuy nhiên, rất
nhiều bạn sinh viên không có được sự hiểu biết như chị dẫn đến những hiểu lầm không
đáng có. Chị có biết nguyên do không ạ ?
NPT : Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đó em ạ, theo chị nghĩ thì đầu tiên đây là một
vấn đề khá nhạy cảm và không phải ai cũng có đủ hiểu biết cũng như tự tin để tìm hiểu hay đi
khám, ngoài ra thì đa số mọi người sẽ tự tìm hiểu về những vấn đề này trên mạng, nhưng đâu
có phải cái gì trên mạng cũng đúng, rất có thể các bạn tìm hiểu sai lệch. Giáo dục nước ta
cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng tuy nhiên, cho đến hiện tại, chị thấy việc giáo dục
cho sinh viên về tính và giới tính cũng không được phổ biến rộng rãi. Cả một năm học đôi
khi chỉ có 1 buổi, nó không có hiệu quả lắm. có rất nhiều lý do dẫn đến việc sinh viên thiếu
kiến thức về sức khỏe tình dục và theo chị, nó đem lại kết quả không tốt cho lắm.
MH : Vậy chị có biết những loại bệnh tuyền nhiễm không ạ
NPT : Chị có, chị biết HIV AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, u xơ tử
cung. Tạm thời mỡi nghĩ ra như thế thôi nhưng cũng đã đủ thấy sợ rồi em ạ.
MH : Vậy nếu người thân của chị mắc phải một trong các loại bệnh trên thì chị sẽ cảm
thấy như thế nào
NPT : Đầu tiên là thương em ạ, dây là một loại bệnh hết sức nhạy cảm mà, nhưng chị sẽ động
viên người đó đi khám, chữa bệnh, cố gắng vượt qua căn bệnh này, ngoài ra chị cũng sẽ chú ý
trong việc tiếp xúc với họ, tránh cho mình bị lây nhiễm. Chị cũng mong có thể bảo vệ người
bạn ấy khỏi những sự kỳ thị ngoài xã hội, ta không thể phủ nhận xã hội hiện nay có rất nhiều
sự kỳ thị đối với những người bị bệnh truyền nhiễm.
MH : Vậy thái độ của chị đối với những người mắc bệnh mà chị biết sẽ như thế nào ạ ?
NPT : Chị không kỳ thị họ, nếu có việc hoặc cần nói chuyện chị vẫn sẽ nói thôi em ạ, theo chị
biết, chỉ cần không tiếp xúc qua đường máu, tình dục thì sẽ không bị lây nhiễm. với những
kiến thức mà chị có, chị sẽ không phân biệt hay kỳ thị gì cả, ngược lại nếu có thể chị còn vận
dộng, động viên họ đi chữa bệnh nữa. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý không đi chung NVS với họ,
không uống chung nước hay ăn chung đồ ăn. Đó là quan điểm và cách ứng xử của chị đối với
nhưng người mắc bệnh.
MH : Các bác sĩ hiện nay cho rằng, các loại bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di
chứng rất nặng nề về mặt tâm lý, chị có đồng quan điểm không ạ ?
NPT : Tất nhiên rồi em, Đây là một loại bênh rất khó chữa theo chị được biết, cũng là một
loại bệnh rất nhạy cảm với tất cả mọi người. Những người bị nhiễm bệnh sẽ mang tâm lý hết
sức tự ti, sợ bị chỉ trích và đánh giá. Vậy nên những người nhiễm bệnh sẽ có tâm lý nặng nề,
một phần vì sợ, một phần vì ngại, và chữa bệnh cũng rất lâu nữa. xã hội hiện nay vẫn có cái

10
nhìn rất không tích cực với những người mắc bệnh truyền nhiễm như thế này, vì vậy họ càng
trở nên sợ hãi và từ đó để lại những di chứng tâm lý hết sức nặng nề.
MH : Chị hiểu khá rõ về di chứng tâm lý, tác hại của những loại bệnh liên quan đến
tình dục. Vậy, chị có những cách nào để tránh các loại bệnh truyền nhiễm ?
NPT : Càng biết càng thấy sợ em nhỉ * cười, vậy nên chị sử dụng rất nhiều cách để phòng
tránh. Đầu tiên là luôn chú ý đến sức khỏe và con người của mình để có thể kịp thời đi đến
bệnh viện nếu cảm thấy bất thường. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, Cẩn thận
khi đi vệ sinh ở những nơi công cộng. Mà tốt nhất là không đi, để về nhà đi *. Hay là về quê
thì có những loại nước tía tô, lá ổi đấy em, ngâm hay xông đều được, Nhưng phải là lá sạch
cơ em nhé. Chị nghĩ rằng chẳng có phương pháp nào là tuyệt đối cả tuy nhiên chỉ có thừa
chứ không có thiếu em ạ. Chị luôn cố gắng tạo thói quen để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Cẩn thận một chút vẫn tốt hơn em ạ
MH : Chị có rất nhiều hiểu biết về vấn đề này chị nhỉ, thế bây giờ chúng mình đến một
chủ đề khó hơn, nhạy cảm hơn đi. Chị sẵn sàng tiếp tục với em chứ ?
NPT : Sẵn sàng thôi, chị thấy chủ đề của em rất hay và thiết thực. Cần thiết đối với sinh viên
hiện hay.
MH : Chị có người yêu chưa ạ ?
NPT : Chưa em ạ, sinh viên dược lấy đâu ra người yêu ?
MH : Thế là em sẽ có một góc nhìn từ những người chưa trải qua quan hệ rồi nhỉ. Được
rồi, vậy theo chị quan hệ tình dục an toàn là như thế nào ?
NPT : Hmm theo những gì trên sách vở mà chị biết nhé, quan hệ tình dục an toàn là đôi bên
đều có sưc khỏe tình dục tốt, có sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nếu không muốn có
thai, được sụ đồng thuận của cả hai người nữa. Chị nghĩ đó là những tiêu chí để có quan hệ
tình dục an toàn.
MH : Theo chị, sinh viên hiện nay có đang quá thoáng về quan hệ tình dục hay không ?
NPT : Hơi hơi em ạ, nước mình nhiểu ca nạo phá thai quá. Quan hệ không phải vấn đề gì to
tát trong xã hội hiện nay nhưng theo chị, theo góc nhìn truyền thống văn hóa từ xưa thì ngày
nay sinh viên thoáng quá thật. Có những mặt lợi cũng có những mặt hại em ạ. Hại thì nhiều
hơn vì sinh viên thoáng hơn nhưng lại không có cái nhìn đúng đắn hoàn toàn về quan hệ an
toàn. Thế nên mới để sảy ra khá nhiều điều đáng tiếc. Lợi là khi các bạn sinh viên cởi mở hơn
thì việc các bạn tiếp nhận được những loại thông tin đúng đắn cũng nhiều hơn.
MH : Các bạn hiện nay có suy nghĩ thoáng như vậy thì sẽ rất dễ sảy ra quan hệ tình dục
không an toàn chỉ nhỉ. Vậy theo chị, quan hệ không an toàn sẽ gây ra những hậu quả
như thế nào ?
NPT : Ui nhiều em ạ, đầu tiên phải kể đến HIV AIDS- căn bênh thế kỷ. có rất nhiều khả năng
bị truyền nhiễm nếu quan hệ không an toàn, lại còn không có biện pháp phòng ngừa nhé, Sau
đó là giang mai, lậu, sùi mào gà này. Hậu quả theo chị thấy thì dù là bệnh gì cũng để lại hậu
quả siêu lớn rồi em ạ. Đặc biệt là có thai ngoài ý muốn. Lúc đó sẽ phải phá thai, và nêu phá
thai không cẩn thận, ở những cơ sở không uy tín thì đều gây ra tác hịa khôn lường nhất là vô
sinh.
MH : Như chị vừa nói thì có thai ngoài ý muốn là kết quả xấu của việc quan hệ tình dục
không an toàn. Dẫn đến nạo phá thai. Vậy hãy nêu những hiểu biết của chị về việc nạo
phá thai ?
NPT : Đầu tiên là về yếu tốt sức khỏe, phá thai thì đương nhiên là không tốt rồi, chị được biết
rất nhiều trường hợp vì phá thai dẫn đến băng huyết rồi vô sinh hay thậm chí là tử vung,
ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở nạo phá thai với giá thành rẻ mọc lên như nấm bất chấp nguy
hiểm để phá thai dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái thai bao nhiêu tháng. Việc phá thai ở
những cơ sở như thế này vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra sai sót dẫn đến tác hại khôn lường.
Còn về phương diện đạo đức thì phá thai với giết người có gì khác nhau đâu em ? lại còn là
chính con đẻ của mình. Nên chị cảm thấy việc phá thai khá là thất đức, không nên có hành

11
động như vậy. Ông bà ta có câu gì ấy nhỉ ? À “ con cái là lộc trời cho” nên hành động phá
thai thực sự là rất không có đạo đức em ạ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia cấm phá
thai đâu
MH : Tuy nguy hiểm và phi đạo đức là thế nhưng hiện nay tỉ lệ nạo phá thai ở nước ta
đang là một trong những nước dẫn đầu thế giới, nhất là với học sinh sinh viên, theo chị
thì nguyên nhan gì khiến cho tỉ lệ nạo phá thai là cao đến vậy
NPT : Là do thiếu kiến thức em ạ, có rất nhiều các cách để bảo vệ, tránh cho bản thân mang
thai mà em. Chị nghĩ do các bạn không có đủ kiến thức, không được truyền tải đủ thông tin
để các bạn phòng ngừa. Ngoài ra, với học sinh, sinh viên thì việc đi mua bao cao su hay thuốc
tránh thai đều rất ngại ngùng em ạ. Chính vì sự ngại nên các bạn mới không sử dụng. Đối
tượng quan hệ thì lại là các bạn nam trạc tuổi, mà thường thì không có nhiều suy nghĩ hay chỉ
biết đến bản thân mình nên mới sảy ra tình trạng như thế. Chị nghĩ các bạn nữ phải học cách
bảo vệ bản thân nhiều hơn, ngoài ra nhà trường phải giáo dục thì các bạn mới có đủ nhận
thức và hiểu biết để bảo vệ bản thân.
MH : Thế theo chị thì việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có ảnh hưởng gì đến
sức khỏe ?
NPT : Đầu tiên là về người mẹ. Khi còn quá trẻ thì cơ thể chưa phát triển hết, lại còn phải
nuôi thêm một người thì đương nhiên là không tốt cho cả mẹ cả con rồi. Người mẹ đôi khi
còn chẳng có đủ sức khỏe để nuôi một đứa bé trong bụng như thế. Việc có thai từ quá sớm
ảnh hưởng không chỉ sức khỏe thể chất mà còn là tinh thần nưa chứ em. Bạn bè đồng trang
lứa ăn chơi nhảy múa bên ngoài thế giới kia chẳng lo lắng quan tâm đến điều gì còn mình thì
lại vừa phải chịu nhiều áp lực từ dư luận vừa phải ngồi im trong 4 góc nhà dưỡng thai. Địa
ngục em ạ. Còn về đứa bé trong bụng mẹ thì đương nhiên là sức khỏe cũng sẽ không tốt vì
thể chất vfa tinh thần của người mẹ không tốt khi ra đời thì thường mang nhiều bệnh. Còn
nếu như lựa chọn phá thai thì bát ổn cho người mẹ như chị nói ở tên ấy, băng huyết, vô sinh
hay tử vong đều có thể sảy ra.
MH : để tránh những hậu quả có thể sảy ra từ việc phá thai thì chị đã biết những cách
tránh thai nào ?
NPT : Đầu tiên phải kể đến là dùng bao cao su, rồi là thuốc tránh thai hàng ngày và khẩn cấp,
rồi các phương pháp đặt vòng hay làm đông trứng thì dành cho những người lớn tuổi hơn. À
còn phương pháp thủ công là tính ngày nữa nhưng hơi mạo hiểm em ạ
MH : Thế theo chị thì ccahs nào là an toàn và hiệu quả nhất ạ ?
NPT : Chắc chắn là dùng bao cao su rồi. Vừa tiện lợi vừa an toàn cho cả hai bên lại còn
phòng chống được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nha. Bao cao su theo chị được biết
thì có rất nhiều loại tốt, không gây cảm giác.Tuy nhiên nhớ phải check hạn sử dụng hoặc chất
lượng bao là ổn.
MH : Em thấy chị có nhắc đến 2 phương pháp là sử dụng thuốc. Vậy theo chị 2 loại
thuốc này có phải biện pháp an toàn không ?
NPT : thuốc tránh thai hàng ngày cũng có thể sủ dụng để ngăn rụng trứng. Nhưng khẩn cấp
thì không nhé vì chẳng khác gì thuốc độc cả em ạ. Chị nghe nói nó tạo ra những vết sẹo ở tử
cung dẫn đến vô sinh đấy. Dùng nhiều vô sinh á. Bất cứ loại thuốc nào đưa vào người mình
đều không tốt em ạ. Nên là mình nên hạn chế việc sử dụng thuốc tránh thai nhé. Bao cao su là
biện pháp tốt nhất nên hãy cứ dùng nó thôi
MH : Vậy theo chị thì những biện pháp giúp sinh viên nâng cao ý thức và hiểu biết về
vấn đề sức khỏe tình dục là gì ?
NPT : Đầu tiên là phải đưa vào giáo dục, chị nghĩ thế. Giáo dục từ nhỏ ấy, cả nhà trường và
gia đình luôn. Phải nói cho các bạn biết rằng đó là những cách để bảo vệ bản thân. Không có
gì phải xấu hổ cả. Ngoài ra còn tuyên truyền nữa. Phải khiến cho mọi người thấy rằng việc đi
khám phụ khoa chẳng có gì là đáng xấu hổ cả. đúng không nào ? Nó giống như mình bị mắc
một loại bệnh và mình cần đi chữa thôi mà. Còn các biện pháp tránh thai nữa, bao cao su hay

12
thuốc là một thứ rất bình thường. Không ai đi soi mói bạn khi bạn mua những thứ đó cả. Và
trên hết bạn phải bảo vệ bản thân mình chứ.
MH : Vậy những khó khăn chị nghĩ là sẽ gặp phải trong quá trình nâng cao nhận thức
là gì ạ ?
NPT : Là tư tưởng của mọi người đấy em, nước ta từ trước đến nay đã có những tư tưởng như
thế rồi em ạ. Việc làm mất đi những sự kỳ thị thi thoảng có hay những ánh mắt săm soi,
những lời đàm tiếu là khó lắm em ạ. Mà chính vì những lý do này khiến các bạn trẻ rất ngại
đi khám phụ khoa, nhà trường ngại đưa giảng dạy vào môi trường học tập đấy. Nghe buồn
nhỉ, nhưng đây là thực trạng em ạ. Ai mà chẳng sợ bị đánh giá, đúng không ?
MH : Vậy theo chị, trong tương lai điều đó có được cải thiện không ?
NPT : Có chứ, như nó vẫn đang cải thiện dần lên bao nhiêu năm nay đấy thôi, nhưng mà cần
có thời gian dài em ạ. Những thế hệ như cha mẹ chúng ta đôi khi vẫn còn những cái nhìn đầy
tiêu cực mà, vậy nên sẽ mất kha khá thời gian đấy. Để đẩy nhanh thời gian đó lên thì ta cần
phải tuyên truyền cho cả người lớn nữa, để họ dần dần chấp nhận và có sự giáo dục với con
cái ngay từ nhỏ.
MH : Vậy theo chị, có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình
dục không?
NPT : Tạo áp lực theo em là như thế nào ? Nếu như áp lực là nhà trường tổ chức khám và
buộc các bạn phải đi khám thì chị nghĩ là ok. Còn nếu như là về mặt tìm hiểu thì chị nghĩ là
không nên. Vì gây áp lực làm sao hiệu quả được em ? ta chỉ nên khuyên, tuyên truyền chứ
không nên tạo áp lực. Nhất là với một chủ đề nhạy cảm như thế này.
MH : Theo chị, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số về nhân
khẩu xã hội giới tính hay không?
NPT : Ý em là nam nữ già trẻ đúng không ? Có chứ em, rõ ràng mà người trẻ thuơng có kiến
thức hơn về vấn đề như thế này. Người già, thế hệ trước họ không nhận được sự giáo dục phổ
biến như bây giờ, cũng không được tuyên truyền nhiều như hiện nay, nên họ có cái nhìn khắt
khe hơn rất nhiều luôn đấy. Còn nam và nữ thì không chênh lệch quá nhiều, tuy nhiên, các
bệnh như ung thư cổ tử cung thì là ở nữ giới, nên họ thường quan tâm về những vấn đề này
hơn đàn ông. Mang thai thì cũng là phụ nữ. Vậy nên có thể nói là hiểu biết và mức độ quan
tâm của nữ giới sẽ nhiều hơn nam.
MH : Vậy theo chị, việc nhận thức về sức khoẻ tình dục có nên được phổ biến rộng rãi ở
các trường đại học hay không?
NPT : Có em ạ, rất nên luôn nhé, Đại học là nơi tập trung các bạn tre từ nhiều vùng miền, có
miền núi, đồng bằng và miền biển nữa. Vì vậy, có thể tuyên truyền cho rất nhiều đối tượng ở
trong trường đại học, nhất là với các bạn ở vùng sâu vùng xa, không được tiếp cận nhiều với
các thông tin này. Các bạn ấy tìm hiểu xong cũng có thể về địa phương của mình để truyền
đạt lại cho mọi người. Đây là một phương pháp rất có hiệu quả.
MH : Với nhận thức về sức khỏe tình dục của chị hiện tại, chị có cảm thấy sơ sài
không ?
NPT : Chị nghĩ là mình đã có những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân và nâng cao sức
khỏe tình dục.
MH : Làm cách nào để cải thiện hiểu biết của bản thân chị nói riêng và sinh viên trên
địa bàn nói chung ?
NPT : Chị sẽ cố gắng đọc thêm sách cũng như tìm hiểu tin tức để nâng cao sự hiểu biết của
bản thân. Còn đối với các bạn sinh viên, Đầu tiên là phải đưa vào giáo dục, chị nghĩ thế.
Giáo dục từ nhỏ ấy, cả nhà trường và gia đình luôn. Phải nói cho các bạn biết rằng đó là
những cách để bảo vệ bản thân. Không có gì phải xấu hổ cả. Ngoài ra còn tuyên truyền nữa.
Phải khiến cho mọi người thấy rằng việc đi khám phụ khoa chẳng có gì là đáng xấu hổ cả.
đúng không nào ? Nó giống như mình bị mắc một loại bệnh và mình cần đi chữa thôi mà.

13
Còn các biện pháp tránh thai nữa, bao cao su hay thuốc là một thứ rất bình thường. Không ai
đi soi mói bạn khi bạn mua những thứ đó cả. Và trên hết bạn phải bảo vệ bản thân mình chứ.
MH : Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, chị có biết phương pháp nào để sinh viên
dễ dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế hay không ?
NPT : như chị đã nói ở trên, thứ nhất là phải giúp bạn sinh viên ấy hiểu rằng nhũng việc như
đi khám phụ khoa, mua bao cao su là việc bình thường. Thứ 2 là đó là sức khỏe của bạn, bạn
đang bảo vệ sức khỏe của bạn thì chẳng có gì là sai cả. Thứ 3 là gia đình nên hiểu cho con
cái, xã hội nên có cái nhìn khách quan, tích cực hơn về những vấn đề như thế này
MH : Theo chị, có nên thay đổi các cách truyền đạt, giảng dạy về sktd để tăng sự hứng
thú để sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu để bảo vệ bản thân mình hay
không ?
NPT : Theo chị thì các bạn sinh viên đều trưởng thành rồi, đủ lớn rồi để tự có ý thức tìm hiểu.
Vả lại theo chị quan sát thì các buổi học về giáo dục giới tính khá là sinh động và hấp dẫn với
cách truyền tải thú vị và tế nhị. Hình ảnh minh họa cũng sống động và mang lại nhiều thông
tin đó chứ
MH : Vậy qua những câu hỏi vừa rồi, chị còn muốn hỏi chúng em điều gì không ?\
NPT : Ồ khá là lâu rồi nhỉ, Chị không có gì thắc mắc nhé
MH : Có điều gì chị muốn bổ sung hoặc gợi ý cho chúng ta về vấn đề cta vừa thảo luận
không ?
NPT : Chị nghĩ các em đã có đầy đủ những thông tin cần thiết rồi. Chúc các em có kết quả tốt
và luôn vững tin trên con đường học tập nhé

Biên bản 2

Người thực hiện phỏng vấn : Nguyễn Minh Huyền


Thời gian phỏng vấn : 8:00 AM ngày 25/11
Địa điểm phỏng vấn : Đại học Y Hà Nội
Đối tượng phỏng vấn : BKA- sinh viên năm 3 đại học Dược Hà Nội

Nội dung phỏng vấn

MH : Chào anh, em rất cảm ơn anh hôm nay đã đến với buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Buổi phỏng vấn hôm nay sẽ nói về chủ đề Thực trạng sức khoẻ tình dục của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Đầu tiên, có thể cho em biết tên của anh
không ạ ?
BKA : Anh tên là BKA, rất vui được tham gia phỏng vấn với em ngày hôm nay.
MH : Hiện anh đang làm gì ạ ?
BKA : Anh là sinh viên trường đại học Y Hà Nội
MH : Ồ, vậy có lẽ anh sẽ cho chúng em một góc nhìn rất chuyên môn vè vấn đề này anh
nhỉ. Chúng ta bắt đầu luôn nhé ?
BKA : Được thôi
MH : Vậy theo anh, thế nào là sức khỏe tình dục ?
BKA :Có sức khỏe tình dục tốt là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần liên quan tới vấn
đề tình dục
MH : Để đảm bảo sức khỏe của mình, anh có đi khám phụ khoa đinh kỳ không ?
BKA : Không thường xuyên vì không có nhiều thời gian rảnh, Anh khá bận xuyên suốt tuần,
thời gian trống thường để nghỉ ngơi nên khi nào thấy dấu hiệu bất thường anh mới đi khám
MH : Anh có những nhận thức rất rõ ràng về vấn đề. Nhưng hiện nay không có nhiều
bạn sinh viên có được nhận thức như anh. Theo anh thì nguyên nhân do đâu ?
BKA : Do giáo dục giới tính còn bị hạn chế, bố mẹ và nhà trường chưa có chia sẻ những kiến
thức về giáo dục giới tính khi cần thiết khi còn ở lứa tuổi học sinh. Họ nghĩ là không cần

14
thiết. Môi trường đại học cũng không giáo dục về vấn đề này. Hầu hết các bạn đều tự tìm
hiểu dẫn đến sai lệch và bị hạn chế thông tin.
MH : Anh có biết các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường tình dục không ạ ?
BKA : HIV/AIDS, giang mai, Chlamydia, Herpes sinh dục, sùi mào gà, lậu, nữ thì có ung thư
cổ tử cung
MH : Nếu không may, anh, người thân hoặc bạn bè của anh mắc phải một trong những
loại bệnh trên thì anh nghĩ mình sẽ làm gì ?
BKA : Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị phơi nhiễm HIV, mắc các loại bệnh truyền
nhiễm đầu tiên sẽ phải tới các cơ quan y tế thực hiện các kiểm tra rồi từ đó làm theo sự chỉ
dẫn của các nhân viên y tế cùng với bác sĩ để có thể đảm bảo được sức khoẻ của gia đình và
người thân. Cũng nên động viên và chia sẻ với họ.
MH : Vậy thái độ của anh đối với những người mắc bệnh là như thế nào ?
BKA : Ngoại trừ những trường hợp sử dụng chung bơm kim tiêm để chích ma tuý, còn lại
đều không có thái độ tiêu cực nào dành cho những bệnh nhân khác mang bệnh.

MH : Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý
rất nặng nề. Anh có đồng ý với quan điểm này hay không ?
BKA : Có, vì đây là những loại bệnh khó chữa và nhạy cảm, bệnh nhân sẽ chịu những cái
nhìn không tốt của xã hội nên di chứng tâm lý là điều dễ đang sảy ra.
MH : Với các di chứng nặng nề như vậy, để bảo vệ bản thân thì anh đang sử dụng
phương pháp nào để phòng tránh bệnh ?
BKA : Sử dụng bao cao su, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
MH : Vậy theo anh thì quan hệ tình dục an toàn là như thế nào ạ ?
BKA : Là sử dụng đầy đủ các biện pháp tránh thai an toàn cho cả mình và bạn tình, Và sử
dụng bao cao su để tránh những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
MH : Vậy anh có nghĩ rằng sinh viên hiện nay có đang suy nghĩ quá thoáng về quan hệ
tình dục hay không ?
BKA : Không, đó là nhu cầu cơ bản và tự nhiên của con người thôi. Xã hội bây giờ cũng
không quá quan trọng hóa những vấn đê như thế này nữa.
MH : Vậy thì nếu quan hệ mà không sử dụng những biện pháp an toàn nêu trên thì sẽ
gặp phải những hậu quả gì theo anh ?
BKA : Mắc những bệnh truyền nhiễm không mong muốn truyền nhiễm qua đường quan hệ
tình dục, mang thai ngoài ý muốn.
MH : Một trong những hậu quả để lại anh vừa nêu bên trên là mang thai ngoài ý muốn,
mà đã mang thai ngoài ý muốn thì sẽ rấ dễ dẫn đến quyết định phá thai. Anh biết gì về
quy định nạo phá thai ?
BKA : Nạo phá thai được pháp luật đồng ý tuỳ theo nguyện vọng của người phụ nữ, sức khỏe
của người phụ nữ và tình trạng thai để quyết định.
MH : Hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang tăng cao, nhất là những case vị
thành niên còn đang dẫn đầu thế giới. Anh có thể đưa ra một số nguyên nhân không ?
BKA : Do hiện tại tỉ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân đang tăng cao. Tuy nhiên, có những
học sinh ở lứa tuổi dưới 18 đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục mà không qua tìm hiểu và
do bồng bột tuổi thành niên dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Từ đó dẫn tới hệ luỵ là tỉ
lệ phá thai ở nước ta đang rất cao
MH : Nhắc đến nạo phá thai là đã nhắc đến những tác hại khôn lường, vậy có cách nào
để giảm thiểu nguy hại nhất không ?
BKA : Môi trường, dụng cụ, nhân viên thực hiện khám và phá thai phải đám bảo đủ yêu cầu
về vệ sinh an toàn sinh học, phải có các bước vệ sinh thường quy, cũng như là những yêu
cầu của bộ y tế và nhà nước đã đề ra cho 1 cơ sở phá thai để đảm bảo người bệnh sẽ có được
sự an toàn nhất có thể trong suốt quá trình trước, trong và sau khi thực hiện phá thai

15
MH : Phá thai cần những tiêu chuẩn rất gắt gao và an toàn, vậy lý do gì khiến nhiều
người lựa chọn sử dụng những có sở khám thai thiếu uy tín, không đảm bảo ?
BKA : Do tình trạng mang thai ngoài ý muốn trong độ tuổi chưa đủ tuổi thực hiện hành vi
quan hệ tình dục đang tăng lên rất nhiều. Mà trong đó các học sinh,sinh viên đôi lúc không
dám bày tỏ với phụ huynh do khoảng cách thế hệ cùng với các cách thức đón nhận của phụ
huynh gây áp lực cho con trẻ dẫn tới phải đi phá thai chui ở những cơ sở chui.
MH : Việc khám thai ở những cơ sở không uy tín như vậy sẽ gây ra những hậu quả gì
theo anh ?
BKA : Có thể gây vô sinh hoặc tử vong tới chính người phụ nữ.
MH : Tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ở nước ta đang cao, vậy việc có thai
ngoài ý muốn khi còn quá trẻ sẽ gây ra những tác hại gì đối với sức khỏe ?
BKA : Tuổi còn chưa đủ, có thể chưa sẵn sàng mang thai. Có thai đở độ tuổi này rấ dễ sảy ra
tình trạng sảy thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vô sinh hoặc thậm chí là tử vong.
MH : Anh đã được tìm hiểu về những phương pháp tránh thai nào ?
BKA : Sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
MH : Vậy theo anh, cách nào là an toàn nhất ?
BKA : Sử dụng 1 lúc 2 phương pháp là an toàn nhất vì vừa có thể tránh thai vừa có thể tránh
bệnh lây nhiễm
MH : Em vừa thấy anh nhắc về việc sử dụng thuốc tránh thai, anh thấy đây có phải
phương pháp an toàn không ?
BKA : Thuốc tránh thai hàng ngày có an toàn nhưng vẫn có thể có những sai số. Còn thuốc
tránh thai khẩn cấp thì không nên sử dụng vì những tác dụng phụ nguy hiểm của nó.
MH : Theo anh, Những khó khăn gặp phải trong quá trình khiến cho sinh viên hứng
thú với chủ đề giảng dạy về sức khỏe tình dục là gì ?
BKA : Sinh viên không có nhiều hứng thu đôi khi do bài giảng khô khan.
MH : Vậy với tình trạng như hiện tại, nhận thức, ý thức về sức khoẻ td của sinh viên có
được nâng cao trong tương lai không ạ ?
BKA : Nếu như có được sự giảng dạy và chia sẻ từ bố mẹ, nhà trường và tự tìm hiểu thì có
thể sẽ có được nhận thức tốt hơn
MH : Vậy có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình dục của bản
thân không ?
BKA Không cần thiết vì những điều đó cần chia sẻ để cho học sinh, sinh viên được từ từ thấu
hiểu
MH : Vậy anh có nghĩ rằng sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến
số về nhân khẩu xã hội giới tính hay không?
BKA : Già trẻ thì có nhưng Nam nữ thì không quá khác biệt. cùng một thế hệ thì độ hiểu biết
là tương đương
MH : Vậy theo anh, việc nhận thức về sức khoẻ tình dục có nên được phổ biến rộng rãi
ở các trường đại học hay không?
BKA : Có. Vì từ đó có thể hạn chế được sự thiếu hiểu biết và tránh được những điều không
mong muốn sau khi sinh viên, học sinh thực hiện quan hệ tình dục
MH : Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn hiện tại, bạn có cảm thấy sơ sài
không ? Làm cách nào để cải thiện hiểu biết của bản thân anh nói riêng và sinh viên
trên địa bàn nói chung ?
BKA : Không quá sơ sài. Nên bắt đầu đâu tư vào vấn đề giáo dục giới tính và sức khoẻ tình
dục cho các học sinh từ khi chúng bắt đầu có nhận thức về cơ thể ở độ tuổi dậy thì. Vì muốn
chữa bệnh thì phải chữa tận gốc. Nên phải bắt đầu từ gốc chính là những học sinh bắt đầu cần
tìm hiểu về sơ thể mình thì hơn.
MH : Thế anh có biện pháp nào để sinh viên dễ dàng chia sẻ tình trạng của mình cho
các cơ sở y tế về vấn đề sức khỏe tình dục hay không?

16
BKA : Tạo cho bệnh nhân sự tôn trọng, riêng tư và cũng như là hãy để bệnh nhân có được
cảm giác thoải mái nhất khi tiếp xúc với nhân viên y tế, hãy mở lòng với bệnh nhân cũng như
là những người mang thai ngoài ý muốn
MH : Theo anh thì có nên thay đổi các cách truyền đạt, giảng dạy về sktd để tăng sự
hứng thú không ?
BKA : Có, anh thấy hơi khô khan, nên làm cho bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn nhiều
nhé.
MH : Thế anh có biện pháp nào để sinh viên dễ dàng chia sẻ tình trạng của mình cho
các cơ sở y tế về vấn đề sức khỏe tình dục hay không?
BKA : Tạo cho bệnh nhân sự tôn trọng, riêng tư và cũng như là hãy để bệnh nhân có được
cảm giác thoải mái nhất khi tiếp xúc với nhân viên y tế, hãy mở lòng với bệnh nhân cũng như
là những người mang thai ngoài ý muốn
MH : Theo anh thì có nên thay đổi các cách truyền đạt, giảng dạy về sktd để tăng sự
hứng thú không ?
BKA : Có, anh thấy hơi khô khan, nên làm cho bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn nhiều
nhé.
MH : Qua bài phỏng vấn vừa rồi, anh còn câu hỏi gì không ạ ?
BKA : Anh thấy ổn em nhé
MH : Anh thấy bài phỏng vấn của chúng em như thế nào ạ ?
BKA : Anh thấy các em làm khá tốt rồi

Biên bản phỏng vấn 1


Họ tên người thực hiện PV : Nguyễn Thị Hoài Linh
Thời gian PV : 13h30’ ngày 30 tháng 11 năm 2022
Địa điểm PV : Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội
Đối tượng PV : Sinh viên

1. Giới thiệu chung


Xin chào bạn ! Mình tên là Nguyễn Thị Hoài Linh khoa Nhân học, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện mình đang tiến hành cuộc nghiên
cứu với chủ đề “ Thực trạng sức khỏe tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2022”
Nghiên cứu của mình được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về sự hiểu biết
cũng như thái độ và tình trạng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội về vấn đề sức
khỏe tình dục. Kết quả của nghiên cứu này phụ thuộc vào câu trả lời mà bạn cung cấp. Mình
xin cam đoan câu trả lời của bạn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này và số
lượng câu hỏi mang tính khảo sát nên hi vọng sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn.
Mình rất mong được bạn giúp đỡ.
Mình xin chân thành cảm ơn!

2. Nội dung phỏng vấn


NPV : Bạn có thể giới thiệu tên của mình được không ?
NDPV : Mình tên là Đặng Châu Anh
NPV : Vậy hiện tại bạn đang là sinh viên tại trường Đại học nào trên địa bàn thành phố Hà
Nội ?
NDPV : Mình hiện tại đang là sinh viên khoa Luật Quốc tế của Học viện Ngoại giao.

17
NPV : Ồ, chắc kỹ năng đối ngoại của bạn tốt lắm nhỉ?
NDPV : Thực ra mình cũng mới vào trường nên cũng còn nhiều điều cần học hỏi lắm.
NPV : Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu luôn vào câu hỏi phỏng vấn sâu nhé!
NDPV : Được rồi, mình đã sẵn sàng!
NPV : Theo bạn thế nào là sức khỏe tình dục ?
NĐPV: Theo quan điểm của mình thì sức khỏe tình dục là sự khỏe mạnh của con người về
thể chất và tinh thần có liên quan đến tình dục.
NPV : Bạn có đi khám phụ khoa định kỳ hay không ?
NDPV : Mình không đi khám phụ khoa định kỳ và thực sự mình cũng ít chú ý đến vấn đề
này.
NPV : Tại sao ?
NDPV : Vì mình cảm thấy mình không có vấn đề gì liên quan đến phụ khoa và mình cảm thấy
cơ thể mình bình thường.
NPV: Bạn có chắc chắn rằng mình đang không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục không ?
NDPV : Mình chắc chắn rằng mình không mang trong mình những bệnh có lây nhiễm qua
đường tình dục . Vì mình chưa bao giờ có những mối quan hệ liên quan đến tình dục .
NPV : Theo bạn thì điều gì làm ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức khỏe
tình dục ?
NDPV : Mình nghĩ rằng đây là một vấn đề khá nhạy cảm về mặt tâm sinh lý . Về nguyên nhân
chủ quan xuất phát từ chính bản thân không tìm hiểu và cũng không muốn biết, có thể nói là
ngại ngùng, sợ người khác đánh giá khi nói đến vấn đề tình dục. Bên cạnh đó thì nguyên
nhân khách quan cũng đến từ việc nhiều gia đình hạn chế, ngại chia sẻ cho chính con cái của
mình về vấn đề này, họ nghĩ đây là một vấn đề “nhạy cảm”. Cũng có nhiều cơ sở giáo dục
chưa có phương pháp đúng đắn khi thông tin cho học sinh, sinh viên về vấn đề sức khỏe tình
dục hoặc có nhắc đến nhưng không được cụ thể, rõ ràng.
NPV : Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục mà bạn biết là gì?
NDPV : Theo hiểu biết của mình thì có một số loại bệnh phổ biến như lậu, giang mai, HIV
AIDS, sùi mào gà, viêm âm đạo...
NPV : Nếu không may bạn hoặc người thân mắc bệnh thì bạn sẽ làm gì?
NDPV : Nếu bản thân mình hoặc người thân không may mắc bệnh, mình sẽ đi ngay đến cơ
sở y tế gần nhất khám và hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh để chữa trị một cách
sớm nhất.
NPV : Thái độ của bạn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tình dục như thế nào?
NDPV : Mình nghĩ họ vừa đáng thương cũng vừa đáng trách. Họ đáng thương bởi việc mắc
bệnh như vậy sẽ khiến họ phải điều trị trong đau đớn, lo sợ, tốn kém nhiều thời gian và tiền
bạc nhưng họ cũng đáng trách khi không tìm hiểu kĩ hơn và có biện pháp để phòng tránh
hay khi biết rồi họ vẫn không tới cơ sở y tế để khám và chữa trị bệnh của mình.
NPV : Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý rất
nặng nề. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?
NDPV : Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Vì nhiều người không ngờ tới mình sẽ
mắc phải những căn bệnh này và khi phát hiện bệnh họ sẽ cảm thấy khá sốc, sợ hãi, luôn
trong trạng thái mặc cảm, lo lắng , không đủ can đảm để đối diện với người khác, sống thu
mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
NPV : Các cách phòng tránh bệnh phụ khoa mà bạn đang sử dụng là gì?
NDPV : Có thể kể đến như vệ sinh vùng kín hàng ngày, không quan hệ bừa bãi.
NPV : Theo bạn, quan hệ tình dục an toàn là như thế nào?
NDPV : Là khi quan hệ thì sử dụng biện pháp phòng tránh như bao cao su, vệ sinh sạch sẽ.

18
NPV : Bạn có thấy rằng sinh viên hiện nay có đang suy nghĩ quá thoáng về việc quan hệ tình
dục hay không?
NDPV : Mình nghĩ là có. Vì thế hệ trẻ bây giờ hay còn được gọi là gen Z được tiếp xúc với
internet từ sớm nên có những hiểu biết nhất định, họ không ngại khi nhắc đến vấn đề này,
tư tưởng cởi mở hơn.
NPV : Vậy theo bạn, quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả gì?
NDPV : Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra nhiều hậu quả điển hình như mang bệnh
truyền nhiễm liên quan đến tình dục, dễ mang thai ngoài ý muốn. Điều này ảnh hưởng rất
lớn tới sức khỏe con người.
NPV : Hãy cho biết những hiểu biết của bạn về việc nạo phá thai?
NDPV : Mình có biết qua thì việc nạo phá thai là điều hạn chế được thực hiện vì nó ảnh
hưởng nặng nề tới sức khỏe, nhất là các bạn nữ tuổi còn trẻ . Nạo phá thai về mặt đạo đức
và về mặt sinh học thì đều không nên.
NPV : Hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ngày càng tăng ở mức đáng kể, theo số
liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca
nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên. Theo bạn thì
nguyên nhân nào khiến tỉ lệ nạo phá thai ở nước ta lại cao đến như vậy?
NDPV : Nguyên nhân đầu tiên là do không biết cách phòng tránh khi quan hệ tình dục, chưa
có nhiều hiểu biết về việc bảo vệ sức khỏe tình dục, cùng với đó là nhiều yếu tố khác như
điều kiện gia đình, kinh tế tài chính không cho phép, tâm lý lo sợ khi phát hiện có thai, do độ
tuổi mang thai còn quá trẻ, còn nhiều điều đang dang dở.
NPV : Theo bạn, phá thai an toàn cần những yếu tố nào?
NDPV : Cần phải có những hiểu hiểu về cách nạo phá thai, đến những cơ sở y tế uy tín, phát
hiện sớm việc mang thai và đưa ra quyết định một cách đúng đắn, kĩ càng.
NPV: Điều gì khiến các cơ sở phá thai không uy tín mọc lên nhiều và nhiều người sử dụng ?
NDPV : Vì những người muốn phá thai đa số là còn rất trẻ, chưa có đủ chi phí để chi trả cho
một cuộc phá thai. Đồng thời cũng do chiến lược marketing tại các cơ sở nhằm xây dựng
lòng tin, giá cả hợp lý, chất lượng.
NPV : Việc nạo phá thai ở các cơ sở không uy tín sẽ gây ra những hậu quả gì?
NDPV : Mình nghĩ là hậu quả đầu tiên sẽ là sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người phụ nữ,
thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
NPV : Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe ?
NDPV : Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng về mặt tinh thần,
có thể dẫn đến vô sinh, nguy hiểm tính mạng, mất đi khả năng làm mẹ trong tương lai về
sau, để lại nhiều di chứng tâm lý.
NPV : Bạn có đồng tình với chính sách cấm phá thai sau 20 tuần tuổi thai kỳ, trừ trường hợp
ảnh hưởng đến tính mạng người hoặc có nguy cơ tổn thương thể chất nghiêm trọng ở Mỹ
không ? Theo bạn chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất
của phụ nữ?
NDPV : Mình đồng tình với chính sách này của Mỹ. Vì thai nhi sau 20 tuần tuổi đã phát triển
hoàn thiện và đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm về mức độ phát triển, cân nặng hay
phát hiện dị tật nên nếu phá thai sau 20 tuần tuổi sẽ để lại nhiều hậu quả cho người phụ nữ.
NPV : Bạn đã được giáo dục hay tìm hiểu về những cách phòng tránh thai nào? Cách nào là
hiệu quả và an toàn nhất? Vì sao?
NDPV : Mình có tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh như đặt vòng tránh thai, uống thuốc
tránh thai nhưng không quá lạm dụng thuốc, theo dòi kỳ kinh nguyệt, sử dụng bao cao su...
Theo mình thì cách có hiệu quả nhất vẫn là từ ý thức của bản thân mỗi người phải biết tự

19
bảo vệ mình vì tất cả những biện pháp trên là những tác động của vật lý, hóa học, sinh học ,
còn nếu bản thân tự giác ý thức được thì đó là cách phòng tránh tốt nhất và hiệu quả nhất.
NPV : Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp theo bạn thấy có phải là biện
pháp an toàn hay không? Vì sao?
NDPV : Không. Bởi nó tổn hại rất nhiều tới sức khỏe của bản thân cả hiện tại và sau này, mỗi
loại thuốc đều chưa những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra hoặc nếu mua phải
những loại thuốc kém chất lượng sẽ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe.
NPV : Những cách thức để nâng cao ý thức của sinh viên hiện nay về sức khỏe tình dục là
gì ?
NDPV : Có thể tuyên truyền bằng nhiều cách như tổ chức các buổi workshop, diễn đàn chia
sẻ kết hợp với hướng dẫn và thảo luận đến từ phía chuyên gia.
NPV : Những khó khăn gặp phải trong quá trình đó là gì ?
NDPV : Nhiều bạn vẫn cảm thấy e dè, ngại chia sẻ hay một số thì chủ quan nghĩ mình đã đủ
hiểu biết, tin rằng mình sẽ không mắc phải bệnh truyền nhiễm này.
NPV : Theo bạn, nhận thức về sức khỏe tình dục của sinh viên có được nâng cao trong
tương lai không? Vì sao?
NDPV : Mình tin là có. Vì thế hệ sinh viên hiện nay tiếp xúc nhiều với internet, dễ dàng tiếp
cận trong việc tìm kiếm thông tin, nhiều gia đình quan tâm tới con cái, việc mời chuyên gia
để tư vấn cũng trở nên phổ biến hơn.
NPV : Có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình dục hay không?
NDPV : Theo mình là không. Vì điều này cần để cho họ tự tìm hiểu, tự giác trong việc tìm
kiếm thông tin nhiều hơn, đó là trách nhiệm bảo vệ bản thân của mỗi người.
NPV : Theo bạn, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số nhân khẩu xã
hội giới tính hay không?
NDPV : Mình nghĩ là có sự khác nhau, thường thì các bạn nữ sẽ để ý đến vấn đề này nhiều
hơn vì nữ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn. Còn các bạn nam thì đa số là không
quan tâm hay để ý nhiều tới sức khỏe tình dục.
NPV : Việc nhận thức về sức khỏe tình dục có nên được phổ biến rộng rãi ở các trường đại
học hay không? Vì sao?
NDPV : Nên được phổ biến rộng rãi vì vấn đề này xảy ra nhiều ở chính lứa tuổi vị thành niên
và sinh viên đại học, không phải ai cũng sẵn sàng tìm hiểu hay chia sẻ những thắc mắc hay
bệnh lý của mình.
NPV : Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn hiện tại, bạn có cảm thấy mình còn thiếu
sót và cần được bổ sung thêm không ? Làm thế nào để cải thiện hiểu biết của bản thân bạn
nói riêng và sinh viên trên địa bàn nói chung?
NDPV : Mình nghĩ là không, bởi vì mình biết những gì mình nên tránh, những việc mình
không nên làm để bảo vệ chính bản thân. Để cải thiện hiểu biết thì mọi người cần tự giác tra
cứu, quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình khi có vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục.
NPV : Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, bạn có biết phương pháp nào để sinh viên dễ
dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế không?
NDPV : Đối với việc này, có thể viết confession ẩn danh trên fanpage có những chuyên gia
uy tín hoặc nhắn tin riêng để dễ nói chuyện hay đặt lịch với chuyên khoa để chia sẻ thoải
mái hơn.
NPV : Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của sinh viên trong việc tìm hiểu về sức
khỏe tình dục?
NDPV : Theo mình việc này còn tùy vào bản thân mỗi người, muốn bảo vệ sức khỏe của
mình thì họ sẽ sẵn sàng tìm cách để phòng tránh một cách tốt nhất.

20
NPV : Bạn có nghĩ nên thay đổi cách truyền đạt, giảng dạy về sức khỏe tình dục để tăng sự
hứng thú và tiếp thu để sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu nhằm bảo vệ sức
khỏe bản thân hay không?
NDPV : Có. Trong quá trình truyền đạt nên lồng ghép các hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn
để khiến người nghe, người xem dễ hình dung và hiểu rõ hơn về vấn đề.
NPV : Có điều gì bạn muốn bổ sung hoặc gợi ý cho chúng tôi về vấn đề chúng ta vừa thảo
luận không?
NDPV : Chắc là không đâu.
NPV : Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Chúc bạn học tập
tốt và gặp nhiều may mắn trong tương lai.

Biên bản phỏng vấn 2


Họ tên người thực hiện PV : Nguyễn Thị Hoài Linh
Thời gian PV : 15h20’ ngày 3 tháng 12 năm 2022
Địa điểm PV : Công viên Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
Đối tượng PV : Sinh viên

1. Giới thiệu chung

Xin chào bạn ! Mình tên là Nguyễn Thị Hoài Linh khoa Nhân học, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện mình đang tiến hành cuộc nghiên
cứu với chủ đề “ Thực trạng sức khỏe tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2022”

Nghiên cứu của mình được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về sự hiểu biết
cũng như thái độ và tình trạng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội về vấn đề sức
khỏe tình dục. Kết quả của nghiên cứu này phụ thuộc vào câu trả lời mà bạn cung cấp. Mình
xin cam đoan câu trả lời của bạn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này và số
lượng câu hỏi mang tính khảo sát nên hi vọng sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn.
Mình rất mong được bạn giúp đỡ.
Mình xin chân thành cảm ơn!

2.Nội dung phỏng vấn

NPV : Mình có thể biết tên của bạn được không?


NDPV : Tên mình là Phùng Thị Như Quỳnh.
NPV : Hiện bạn đang học tập tại trường Đại học nào trên địa bàn Hà Nội?
NDPV : Mình đang là sinh viên khoa Văn học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
NPV : Mình thực sự rất mong chờ cuộc phỏng vấn của chúng ta ngày hôm nay. Bây giờ mình
bắt đầu câu hỏi nhé?
NDPV : Mình đã sẵn sàng!
NPV : Theo bạn thế nào là sức khỏe tình dục?
NDPV : Theo như tớ được biết thì sức khỏe tình dục là những trạng thái về thể chất, tinh
thần có liên quan đến tình dục.
NPV : Bạn có đi khám phụ khoa định kỳ hay không? Vì sao?
NDPV : Về việc khám phụ khoa định kỳ thì tớ không thường xuyên đi khám vì thứ nhất là do
bản thân khá bận chưa sắp xếp được lịch và thứ hai là vì bản thân cũng chưa có dấu hiệu
của bệnh phụ khoa.

21
NPV : Bạn biết chắc chắn rằng mình đang không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục không?
NDPV : Tớ chắc chắn bản thân đang không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.
NPV : Theo bạn, điều gì ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đềsức khỏe tình dục?
NDPV : Theo tớ điều ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức khỏe tình dục là
do nhận thức của các bạn về khái niệm có liên quan đến tình dục còn hạn chế và một số bạn
khi nhắc đến vấn đề sức khỏe tình dục vẫn tỏ ra ngại ngùng.
NPV : Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục mà bạn biết là gì?
NDPV : Một số bệnh lây qua đường tình dục mà tớ biết là HIV, giang mai, bệnh lậu, bệnh sùi
mào gà... Có thể có rất nhiều bệnh lây qua đường tình dục nhưng những bệnh trên có thể coi
là bệnh phổ biến và hay gặp khi quan hệ tình dục không an toàn.
NPV : Nếu không may bạn hoặc người thân mắc bệnh thì bạn sẽ làm gì?
NDPV : Nếu điều đó thật sự xảy ra thì không may mắn chút nào nhưng khi đó tớ nghĩ phải
giữ cho mình một sự bình tĩnh và đến các trung tâm y tế xét nghiệm máu và chăm sóc sức
khỏe theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
NPV : Thái độ của bạn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tình dục như thế nào?
NDPV : Với tớ thì một thái độ tích cực vẫn luôn là sự động viên to lớn đối với những người
nhiễm bệnh. Bệnh tật có thể khiến họ sợ hãi và lo lắng nhưng chúng ta có thể gần gũi với
những người bệnh, có thái độ và cư xử đúng với những người nhiễm bệnh để giúp họ tạo
dựng niềm tin trong cuộc sống.
NPV : Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý rất
nặng nề. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?
NDPV : Tớ đồng ý với quan điểm này, bởi những người mắc bệnh thường luôn nghĩ rằng
bệnh tật khiến họ xa cách hơn với xã hội vì suy nghĩ bệnh có thể lây cho người khác. Nhưng
bệnh lây qua đường tình dục thì qua con đường tình dục mới có thể nhiễm bệnh. Không chỉ
vậy, một số người cũng tỏ ra kì thị với những người mắc bệnh.Chính những điều đó càng
khiến cho người nhiễm bệnh mang di chứng nặng nề về mặt tâm lý.
NPV : Các cách phòng tránh bệnh phụ khoa mà bạn đang sử dụng là gì?
NDPV : Hiện tại biện pháp mình sử dụng để phòng tránh các bệnh phụ khoa là dùng dung
dịch vệ sinh.
NPV : Theo bạn, quan hệ tình dục an toàn là như thế nào?
NDPV : Theo tớ hiểu tình dục an toàn là cách sinh hoạt tình dục là ngăn ngừa được các bệnh
lây nhiễm và tránh được việc có thai ngoài ý muốn.
NPV : Theo bạn sinh viên hiện nay có đang suy nghĩ thoáng quá về việc quan hệ tình dục hay
không?
NDPV : Theo tớ thấy thì một số bộ phận sinh viên hiện nay khá thoáng khi suy nghĩ về quan
hệ tình dục và chính suy nghĩ ấy khiến họ đồng nhất tình dục và tình yêu, tức là khi yêu thì
cần phải có tình dục và không tình dục thì không phải là yêu. Nếu như cứ giữ suy nghĩ ấy thì
về sau, các bạn sinh viên sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc không suy nghĩ đúng đắn, ví dụ
như việc có thai ngoài ý muốn.
NPV : Theo bạn quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả gì?
NDPV : Quan hệ tình dục không an toàn sẽ dễ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục như bệnh
HIV, bệnh sùi mào gà... Như HIV là bệnh không thể chữa trị dứt điểm và điều này khiến cho
người mắc bệnh dễ bị ám ảnh tâm lý. Ngoài ra quan hệ tình dục không an toàn cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, một số bạn trẻ chưa đủ điều
kiện kinh tế hay một số bạn khi còn quá nhỏ sẽ nghĩ đến việc phá thai.
NPV : Hãy nêu những hiểu biết của bạn về việc nạo phá thai.

22
NDPV : Trước đây tớ cũng từng tìm hiểu về khái niệm của nạo phá thai, được hiểu là một
biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt giai đoạn sớm của chu kỳ
mang thai.
NPV : Hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ngày càng tăng ở mức đáng kể, theo số
liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca
nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên. Theo bạn thì
nguyên nhân nào khiến tỉ lệ nạo phá thai ở nước ta lại cao đến như vậy?
NDPV : Nguyên nhân chính của việc nạo phá thai hiện nay ở nước ta là do các bạn đang ở độ
tuổi đi học chưa có kinh nghiệm và điều kiện kinh tế để chăm sóc con cái, một số bạn còn
quá nhỏ để sinh con nên nếu mang thai có thể ảnh hưởng tới tính mạng, hoặc cũng có thể là
do thai nhi được chẩn đoán mắc các bệnh bẩm sinh, dị tật,...
NPV : Theo bạn, phá thai an toàn cần những yếu tố nào?
NDPV : Tớ nghĩ phá thai an toàn có thể dùng thuốc. Đây có lẽ là biện pháp an toàn nhất. Tuy
nhiên chỉ có thể sử dụng khi thai nhi chưa phát triển lớn.
NPV : Điều gì khiến các cơ sở phá thai không uy tín mọc lên nhiều và nhiều người sử dụng ?
NDPV : Do nhu cầu nạo phá thai ngày càng tăng cao khiến trung tâm y tế không đủ chỗ phục
vụ nên điều này đã tạo đà cho các cơ sở phá thai không uy tín ngày càng xuất hiện nhiều.
Một số bạn chấp nhận đi phá thai chui, cũng có thể do kinh tế hạn hẹp hoặc ngại đi đến
những trung tâm y tế.
NPV : Việc nạo phá thai ở các cơ sở không uy tín sẽ gây ra những hậu quả gì?
NDPV : Việc nạo phá thai ở các cơ sở không uy tín có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho
những sản phụ bởi những người thực hiện nạo phá thai không có bằng cấp hay kinh nghiệm,
phải sử dụng những dụng cụ không hợp vệ sinh để thực hiện sẽ khiến cho sản phụ gặp nhiều
nguy hiểm.
NPV : Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe ?
NDPV : Việc có thai ngoài ý muốn với các bạn còn nhỏ tuổi sẽ để lại những hậu quả khó
lường như dễ sảy thai, sinh non và làm tăng nguy cơ tử vong đối với sản phụ.Vì cơ thể còn
chưa phát triển hết nên những hậu quả như vậy ảnh hưởng rất lớn đến người mang thai.
NPV : Bạn có đồng tình với chính sách cấm phá thai sau 20 tuần tuổi thai kỳ, trừ trường hợp
ảnh hưởng đến tính mạng người hoặc có nguy cơ tổn thương thể chất nghiêm trọng ở Mỹ
không ? Theo bạn chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất
của phụ nữ?
NDPV : Tớ không đồng tình với chính sách cấm phá thai ở Mỹ, bởi trong một vài trường hợp
mang thai ngoài ý muốn do bị cưỡng hiếp, hiếp dâm đều khiến họ có ý định phá thai.
NPV : Bạn đã được giáo dục hay tìm hiểu về những cách phòng tránh thai nào? Cách nào là
hiệu quả và an toàn nhất? Vì sao?
NDPV : Qua giáo dục thì tớ có biết một vài biện pháp như sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng
bao cao su, dùng vòng tránh thai...Theo tớ thấy thì không biện pháp nào có thể tránh thai
100% nhưng có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
NPV : Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp theo bạn thấy có phải là biện
pháp an toàn hay không? Vì sao?
NDPV : Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp có thể gây rối loạn kinh
nguyệt, đau bụng dưới, tăng huyết áp và căng thẳng. Vậy nên sử dụng thuốc tránh thai
thường xuyên là điều không tốt.
NPV : Những cách thức để nâng cao ý thức của sinh viên hiện nay về sức khỏe tình dục là
gì ?

23
NDPV : Hiện nay giáo dục về sức khỏe tình dục là cách thức hàng đầu để nâng cao hiểu biết
của sinh viên. Hoặc có thể thông qua các kênh thông tin trên mạng xã hội để tìm hiểu về sức
khỏe tình dục.
NPV : Những khó khăn gặp phải trong quá trình đó là gì ?
NDPV : Những khó khăn trong quá trình giáo dục sức khỏe tình dục chính là việc các bạn thờ
ơ, không quan tâm đến việc sức khỏe của mình. Không chỉ vậy, khi nói về vấn đề này các bạn
còn khá ngại ngùng và ít chia sẻ.
NPV : Theo bạn, nhận thức về sức khỏe tình dục của sinh viên có được nâng cao trong
tương lai không? Vì sao?
NDPV : Theo tớ có lẽ số ít sẽ nâng cao được nhận thức của bản thân về vấn đề này.Hiện tại
các cơ sở giáo dục cũng đưa ra kế hoạch giáo dục sức khỏe tình dục cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên thực trạng cùng với các số liệu được thông kê lại cho thấy việc giáo dục trên
trường lớp dường như không mang lại hiệu quả cao. Con số về những vấn đề tình dục ở tuổi
vị thành niên vẫn tăng cao và không biết trong tương lai nó vẫn tiếp tục tăng hay sẽ giảm.
Bản thân tớ vẫn mong các bạn trẻ ngày càng nhận thức đúng đắn về bảo vệ sức khỏe tình
dục để những vấn đề xấu về tình dục có xu hướng giảm trong tương lai.
NPV : Có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình dục hay không?
NDPV : Không nên tạo áp lực trong việc nâng cao sức khỏe tình dục của sinh viên, vì càng
tạo áp lực cho các bạn ấy sẽ khiến các bạn càng muốn thoát ra hơn.
NPV : Theo bạn, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số nhân khẩu xã
hội giới tính hay không?
NDPV : Có lẽ là có nhưng sẽ không nhiều, các bạn nữ dường như sẽ trang bị tốt cho mình
những kiến thức về sức khỏe tình dục hơn các bạn nam, bởi sau này có những hậu quả để lại
bạn nữ phải gánh chịu một mình. Bởi vậy các bạn thường sẽ tìm hiểu kĩ hơn để tránh những
hậu quả về sau.
NPV : Việc nhận thức về sức khỏe tình dục có nên được phổ biến rộng rãi ở các trường đại
học hay không? Vì sao?
NDPV : Việc phổ biến sức khỏe tình dục cho sinh viên ở các trường đại học là rất cần thiết ,
nhất là hiện nay con số về các vấn đề tình dục ngày càng tăng, việc giáo dục rộng rãi như vậy
sẽ giúp các bạn tránh được những hậu quả không đáng có, không ảnh hưởng đến việc học
tập và tương lai sau này.
NPV : Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn hiện tại, bạn có cảm thấy mình còn thiếu
sót và cần được bổ sung thêm không ? Làm thế nào để cải thiện hiểu biết của bản thân bạn
nói riêng và sinh viên trên địa bàn nói chung?
NDPV : Bản thân tớ thấy còn chưa có sự chuẩn bị kĩ về sức khỏe tình dục, một số khái niệm
vẫn còn hơi mơ hồ. Ở tuổi 18 này, tớ cũng có nhu cầu muốn tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề
sức khỏe tình dục, tớ thường tìm hiểu qua các trang web y tế, đến các trung tâm y tế để biết
nhiều hơn về vấn đề này.
NPV : Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, bạn có biết phương pháp nào để sinh viên dễ
dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế không?
NDPV : Tớ nghĩ các bạn sinh viên nếu ngại chia sẻ thì có thể viết thư hoặc gửi gmail, nhắn tin
hoặc gọi điện để được tư vấn.
NPV : Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của sinh viên trong việc tìm hiểu về sức
khỏe tình dục?
NDPV : Để phát huy được tính tích cực của sinh viên thì tớ nghĩ không nên nói vấn đề này
một cách quá nghiêm khắc, không nên áp đặt vấn đề này với các bạn.

24
NPV : Bạn có nghĩ nên thay đổi cách truyền đạt, giảng dạy về sức khỏe tình dục để tăng sự
hứng thú và tiếp thu để sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu nhằm bảo vệ
sức khỏe bản thân hay không?
NDPV : Tớ nghĩ với cách giáo dục hiện tại vẫn chưa thể giảm thiểu những con số về những
vấn đề xấu liên quan đến tình dục và điều này đòi hỏi chúng ta phải có các phương pháp
thay đổi trong cách giáo dục, đưa ra cách dạy mới mẻ để dễ tiếp cận với các bạn hơn như
đóng kịch, làm video...
NPV : Có điều gì bạn muốn bổ sung hoặc gợi ý cho chúng tôi về vấn đề chúng ta vừa thảo
luận không?
NDPV : Chắc là không đâu.
NPV : Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Chúc bạn học tập
tốt và gặp nhiều may mắn trong tương lai.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Người phỏng vấn: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Khanh


Mã sinh viên: 22030616
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa: Nhân học
Khóa: K67
Người phỏng vấn 1:
Họ và tên: Dương Thị Kim Oanh
Trường: Học Viện Ngân hàng
Khoa : Kinh doanh Quốc Tế
Khóa : K25
Giới tính: Nữ
Địa điểm phỏng vấn : 12 P. Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: 19h-20h30 ngày 1 tháng 12 năm 2022

Nội dung phỏng vấn:

Câu hỏi 1: Theo bạn thế nào là sức khỏe tình dục?
Trả lời: Theo mình thì sức khỏe tình dục là những trạng thái của cơ thể về cả thể chất và tinh
thần liên quan đến tình dục.
Câu hỏi 2 : Bạn có đi khám phụ khoa định kỳ hay không? Vì sao?
Trả lời: À mình thì không đi khám phụ khoa định kỳ tại vì mình còn lười và vấn đề là mình
chưa thấy những triệu chứng của bệnh nên mình ít khi đi.
Câu hỏi 3: Bạn có biết chắc chắn rằng mình đang không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
không?
Trả lời: Mình nghĩ là không bởi vì là mình chưa ừng quan hệ tình dục.
Câu hỏi 4: Theo bạn, điều gì ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức khỏe tình
dục?
Trả lời: Mình là những cái thông tin mà sinh viên học được từ trường hoặc là từ bố mẹ hoặc
là những thông tin mà sinh viên tìm hiểu được qua mạng internet.
Câu hỏi 5: Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục mà bạn biết là gì?
Trả lời: ( suy nghĩ) Mình biết có những loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục đó là
viêm gan B, hay là bệnh nhiễm HIV/ AIDS.

25
Câu hỏi 6: Nếu không may bạn hoặc người thân mắc bệnh liên quan đến tình dục thì bạn sẽ
làm gì?
Trả lời
Câu hỏi 7: Thái độ của bạn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tình dục sẽ như thế nào?
Trả lời 6+7: : Mình nghĩ mình sẽ không xa lánh những người đó. Mình sẽ có thái độ tích cực
để có thể hiểu rõ về bệnh của mình và sẽ đi khám.
Câu hỏi 8: Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chngws về mặt tâm lý
rất nặng nề. Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình nghĩ là mình sẽ đồng ý với quan điểm này. Bởi vì là thường những người mắc
bệnh lây qua đường tình dục thì người ta sẽ ngại chia sẻ với người khác và có thể là sẽ ngại
đi khám. Như thế có thể dẫn đến … những di chứng về tâm lý.
Câu hỏi 9: Các cách phòng tránh bệnh phụ khoa mà bạn đang sử dụng là gì?
Trả lời: Ờm… mình thì chỉ có vệ sinh cá nhân thường xuyên và ngoài ra…
Câu hỏi 10: Theo bạn, quan hệ tình dục an toàn là như thế nào?
Trả lời: Theo mình quan hệ tình dục an toàn là…(ngập ngừng, suy nghĩ) quan hệ tình dục mà
không gây ra có thai ngoài ý muốn hay là bị các bệnh liên quan đến đường tình dục.
Câu hỏi 11: Theo bạn, sinh viên hiện nay có đang suy nghĩ quá thoáng về quan hệ tình dục
hay không?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Bởi vì là một số tình trạng vẫn có như là…nhiều sinh viên phải nghỉ
học giữa chừng vì có thai ngoiaf ý muốn.
Câu hỏi 12: Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời: Điều đó sẽ gây ra các bệnh liên quan đến đường tình dục và tinh thần ít nhiều cũng
sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Câu hỏi 13: Hãy nêu những hiểu biết của bạn về việc nạo phá thai?
Trả lời: Mình nghĩ là khi người mẹ muốn bỏ đứa con thì người ta sẽ đến chỗ để nạo phá thai
và người ta…sẽ lấy các dụng cụ y tế để nạo hoặc hút cái thai ra khỏi cơ thể người mẹ.
Câu hỏi 14: Hiện nay, tỉ lệ phá thai ở Việt Nam đang ở mức báo động. Vậy theo bạn, nguyên
nhân nào khiến tỉ lệ phá thai ở nước ta lại cao như vậy?
Trả lời: Ừm theo mình thì là do sự thiếu hiểu biết của nhiều người. Cũng một phần nguyên
nhân là do có thai ngoài ý muốn nên tỉ lệ phá thai ở Việt Nam ngày càng cao và đa số ở lứa
tuổi vị thành niên.
Câu hỏi 15: Theo bạn, phá thai an toàn cần những yếu tố nào?
Trả lời: Ừm theo mình nghĩ thì phá thai an toàn thì…mình phải đi theo các bước của bác sĩ
chỉ dẫn…và phá thia khi cái thai còn mới hình thành và chưa phát triển lớn thì khi đấy nó sẽ
an toàn cho người mẹ.
Câu hỏi 16: Điều gì khiến cho các cơ sở nạo phá thai không uy tín mọc lên ngày càng nhiều
và nhiều người sử dụng?
Trả lời: Theo mình nghĩ là…có thể là do…hiện tượng phá thai ngày càng nhiều nên các cơ sở
nạo phá thai người ta càng muốn xây dựng lên để có thể thu được lợi nhuận. Và nhiều
người sử dụng là do họ không muốn đi vào các bệnh viện lớn…kiểu như là họ ngại nên họ sẽ
đi chui.
Câu hỏi 17: Việc nạo phá thai ở các cơ sở không uy tín sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời: Mình nghĩ những hậu quả có thể là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ
và sau này có thể là…không thể có thai được nữa.
Câu hỏi 18: Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

26
Trả lời: Mình nghĩ nó sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần và…khi mà có thai còn quá
trẻ người ta sẽ suy nghĩ không đủ chính chắn để có thể giải quyết được những vấn đề liên
quan đến đứa trẻ và gia đình.
Câu hỏi 19: Bạn có đồng tình với chính sách cấm phá thai sau 20 tuần tuổi thai kỳ, trừ
trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng người hoặc có nguy cơ tổn thương thể chất nghiêm
trọng ở Mỹ không ? Theo bạn chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe tinh thần
và thể chất của phụ nữ?
Trả lời: Mình nghĩ là mình đồng tình vì cái này cũng tùy trường hợp thôi. Đây là một chính
sách tốt…(cười) vì nó sẽ hạn chế tình trạng phá thai và giúp mọi người có ý thức hơn về việc
phá thai và suy trước khi mà…mình phá thai.
Câu 20: Bạn đã được giáo dục hay tìm hiểu về những cách tránh thai nào? Theo bạn, cách
nào hiệu quả và an toàn nhất? Vì sao?
Trả lời: Từ thời cấp 3 thì mình đã được học về những biện pháp tránh thai như là: dùng bao
cao su, dùng thuốc tránh thai hay là đặt vòng. Theo mình nghĩ là đặt vòng sẽ là cách hiệu
quả nhất.
Câu 21: Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp theo bạn thấy có phải là
biện pháp an toàn hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình nghĩ là không bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ.
Câu 22: Có những cách nào để nâng cao ý thức của sinh viên hiện nay về sức khỏe tình dục?
Trả lời: Theo mình nghĩ là tuyên truyền qua nhiều phương thức hoặc là qua các bài học ở
trên lớp để giúp sinh viên có ý thức hơn về sức khỏe tình dục.
Câu 23 Những khó khăn gặp phải trong quá trình đó là gì?
Trả lời: Sinh viên có thể là sẽ ngại chia sẻ những vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục vì
đấy vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm, ít người có thể thẳng thắn chia sẻ.
Câu 24: Theo bạn, nhận thức và ý thức về sức khỏe tình dục của sinh viên có thể được nâng
cao trong tương lai không? Vì sao?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Bởi vì ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông, sinh viên có
thể dễ dàng tiếp cận.
Câu 25: Có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình dục không?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Bởi vì nhiều bạn trẻ vẫn còn đang khá là lơ là về vấn đề này.
Câu 26: Theo bạn, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số về nhân
khẩu xã hội giới tính hay không?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Bởi vì nam giới và nữ giới có những bộ phận sinh dục khác nhau nên
mình nghĩ là suy nghĩ và hiểu biết của họ cũng sẽ khác nhau.
Câu 27: Theo bạn, việc nhận thức về sức khỏe tình dục có nên được phổ biến rộng rãi ở các
trường đại học hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Bởi vì những nhận thức về sức khỏe tình dục sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần của sinh viên và có thể ảnh hưởng đến việc có thai sau này nữa.
Câu 28: Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn hiện tại, bạn có cảm thấy còn sơ sài
không? Làm cách nào để cải thiện hiểu biết của bản thân bạn nói riêng và sinh viên trên địa
bàn nói chung?
Trả lời: Mình nghĩ là có, vẫn còn hơi sơ sài. Mình sẽ tìm hiểu thêm về sức khỏe tình dục và
phổ biến cho mọi người.
Câu 29: Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, bạn có biết phương pháp nào để sinh viên dễ
dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế hay không?
Trả lời: (suy nghĩ) Mình thì các cơ sở y tế nên đưa ra các bảng hỏi để sinh viên có thể dễ
dàng trả lời hoặc có thể khám online.

27
Câu 30: Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của sinh viên trong việc tìm hiểu về sức
khỏe tình dục?
Trả lời: Theo mình nên tuyên truyền cho sinh viên về hậu quả của việc nếu mà không tìm
hiểu về sức khỏe tình dục, không có một cái suy nghĩ sâu về nó…đó là nhắc đến những hậu
quả. Và những cái lợi ích khi mà sinh viên hiểu thêm về nó.
Câu 31: Theo bạn, có nên thay đổi các cách truyền đạt, giảng dạy về sức khỏe tình dục để
tăng sự hứng thú nhằm giúp cho sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu để bảo
vệ bản thân mình hay không?
Trả lời: Có.
Câu 32: Có điều gì bạn muốn bổ sung hoặc gợi ý cho chúng tôi về vấn đề chúng ta vừa thảo
luận không?
Trả lời: (cười) Mình không bổ sung thêm gì nữa.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Người phỏng vấn: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Khanh


Mã sinh viên: 22030616
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa: Nhân học
Khóa: K67
Người phỏng vấn 1:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Thảo
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa : Quản trị khách sạn
Khóa : K64
Giới tính: Nữ
Địa điểm phỏng vấn : 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thời gian: 8h – 10h ngày 2 tháng 12 năm 2022

Nội dung phỏng vấn:

Câu hỏi 1: Theo bạn thế nào là sức khỏe tình dục?
Trả lời: Theo mình sức khỏe tình dục là trạng thái thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần và
xã hội liên quan đến các vấn đề về tình dục
Câu hỏi 2 : Bạn có đi khám phụ khoa định kỳ hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình hiện tại thì chưa đi khám phụ khoa định kỳ. Tại vì mình nghĩ là mình cũng…
chưa mắc bệnh gì liên quan đến phụ khoa nên mình cũng chưa đi khám định kỳ.
Câu hỏi 3: Bạn có biết chắc chắn rằng mình đang không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
không?
Trả lời: Mình chắc chắn là mình không mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Câu hỏi 4: Theo bạn, điều gì ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức khỏe tình
dục?
Trả lời: Theo mình điều ảnh hưởng đến hiểu biết của sinh viên về vấn đề sức khỏe tình dục
là… mình nghĩ là…tác động của xã hội của môi trường.
Câu hỏi 5: Các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục mà bạn biết là gì?
Trả lời: Các loại truyền nhiễm liên quan đến tình dục mà mình biết là HIV/AIDS, sùi mào gà,
giang mai, viêm gan B.

28
Câu hỏi 6: Nếu không may bạn hoặc người thân mắc bệnh liên quan đến tình dục thì bạn sẽ
làm gì?
Trả lời: Đầu tiên là mình sẽ phải nói chuyện để ổn định tinh thần của người mắc bệnh trước.
Sau đó là sẽ đi khám và tìm ra phương pháp để điều trị sớm hết bệnh nhất, nhanh nhất có
thể.
Câu hỏi 7: Thái độ của bạn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tình dục sẽ như thế nào?
Trả lời: Đầu tiên mình thấy là khá là thương cho những người bị mắc bệnh liên quan đến
tình dục. Tại vì mắc bệnh thì không ai muốn hết. Sau đấy thay vì kì thị thì mình sẽ kiểu động
viên họ để họ có thể chữa bệnh và sớm khỏi bệnh.
Câu hỏi 8: Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý
rất nặng nề. Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình đồng ý với quan điểm này. Tại vì là…cái vấn đề bệnh lây qua đường tình dục là
một vấn đề khá là nhạy cảm và không phải là ai cũng sẽ chấp nhận, thông cảm cho việc này.
Nên là họ sẽ kiểu bị một bộ phận người thiếu hiểu biết trong xã hội chỉ trích hoặc là ném đá
hoặc gì đấy thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý.
Câu hỏi 9: Các cách phòng tránh bệnh phụ khoa mà bạn đang sử dụng là gì?
Trả lời: Mình nghĩ là phải vệ sinh vùng kín thật là sạch sẽ cũng như đồ lót sạch sẽ và trang bị
cho mình những kiến thức về việc quan hệ tình dục.
Câu hỏi 10: Theo bạn, quan hệ tình dục an toàn là như thế nào?
Trả lời: Quan hệ tình dục an toàn là khi cả hai người đều cảm thấy thoải mái, tin tưởng đối
phương và họ có đủ kiến thức về quan hệ tình dục cũng như là những vấn đề liên quan đến
tình dục.
Câu hỏi 11: Theo bạn, sinh viên hiện nay có đang suy nghĩ quá thoáng về quan hệ tình dục
hay không?
Trả lời: Mình nghĩ là…có. Một số bộ phận sinh viên hiện nay họ kiểu sống quá thoáng và họ
quan hệ tình dục khá là nhiều. Việc đấy thì bây giờ chắc là chưa có ảnh hưởng, nhưng mà về
lâu về dài có khả năng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Câu hỏi 12: Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời: Đầu tiên việc quan hệ tình dục không an toàn nó sẽ… có thể mắc các bệnh liên quan
đến đường tình dục hoặc có thể bị có thai ngoài ý muốn và ảnh hưởng đến tinh thần
Câu hỏi 13: Hãy nêu những hiểu biết của bạn về việc nạo phá thai?
Trả lời: Nạo phá thai là một cách mà… phá thai khi mà thai nhi còn trong bụng mẹ, người ta
sẽ lấy những dụng cụ để cắt bào thai và gắp từng bộ phận của cái thai ra khỏi cơ thể của
người mẹ.
Câu hỏi 14: Hiện nay, tỉ lệ phá thai ở Việt Nam đang ở mức báo động. Vậy theo bạn, nguyên
nhân nào khiến tỉ lệ phá thai ở nước ta lại cao như vậy?
Trả lời: Cái thứ nhất là việc giáo dục giới tính hay những vấn đề xoay quanh tình dục của Việt
Nam là chưa cao. Thật sự đây là một vấn đề nhạy cảm nên thật ra nhiều bố mẹ cũng không
đề cập vấn đề này và không phổ cập hết được đầy đủ kiến thức cho con của mình. Dẫn đến
con của mình, các thanh thiếu niên có cái nhìn sai lệch về vấn đề tình dục và điều đấy dẫn
đến việc có thai ngoài ý muốn cũng như gây ra nhiều nạn phá thai.
Câu hỏi 15: Theo bạn, phá thai an toàn cần những yếu tố nào?
Trả lời: Phá thai an toàn đầu tiên cần tìm đến những cơ sở, bệnh viện phá thai uy tín tránh
những chỗ phá thai chui. Và phải đảm bảo được sức khỏe của người mẹ và thai nhi đang ở
cái thời điểm có thể phá thai được tránh thai nhi quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của
người mẹ.

29
Câu hỏi 16: Điều gì khiến cho các cơ sở nạo phá thai không uy tín mọc lên ngày càng nhiều
và nhiều người sử dụng?
Trả lời: Chắc là người ta ngại đến bệnh viện để phá thai. Từ đấy người ta sẽ phải tìm đến chỗ
phá thai gọi là phá thai chui để phá thai. Ví dụ như là những bạn trẻ chưa đủ tuổi để làm bố
làm mẹ thì khi mà người ta bị có thai ngoài dự định thì họ sẽ ngại đến bệnh viên để bệnh
viện. Thay vì đến bệnh viện thì họ sẽ tìm đến các cơ sở chui.
Câu hỏi 17: Việc nạo phá thai ở các cơ sở không uy tín sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời: Đầu tiên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ và những nơi phá
thai không uy tín thì các bác sĩ… không có bằng cấp này, rồi những dụng cụ không đủ và có
thể là không được đảm bảo vệ sinh. Điều đó rất có khả năng làm viêm nhiễm cái tử cung và
dẫn đến những hậu quả lớn hơn nữa.
Câu hỏi 18: Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Trả lời: Việc có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ sẽ dẫn đến việc là chưa có đủ… sự chuẩn bị
về mặt tinh thầnn cũng như kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần để phát triển
thai nhi một cách khỏe mạnh và lành mạnh. Và dẫn đến là nhiều người khi mà có thai ngoài
ý muốn khi còn quá trẻ, người ta sẽ có xu hướng đi phá thai và làm như thế sẽ ảnh hưởng
đến rất nhiều cổ tử cung và sau đấy là ảnh hưởng đến việc sinh nở của người phụ nữ sau
này…và ảnh hưởng đến cả đạo đức nữa khi mà phá thai.
Câu hỏi 19: Bạn có đồng tình với chính sách cấm phá thai sau 20 tuần tuổi thai kỳ, trừ
trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng người hoặc có nguy cơ tổn thương thể chất nghiêm
trọng ở Mỹ không ? Theo bạn chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe tinh thần
và thể chất của phụ nữ?
Trả lời: Mình đồng ý với chính sách này. Tại vì mình nghĩ là khi mà chính sách này được ban
hành thì không chỉ phụ nữ mà những người đàn ông hay là toàn bộ người dân sẽ phải tìm
hiểu và học hỏi đủ kiến thức về vấn đề tình dục cũng như là vấn đề có thai. Điều này mình
nghĩ là sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tình thần và thể chất của người phụ nữ.
Câu 20: Bạn đã được giáo dục hay tìm hiểu về những cách tránh thai nào? Theo bạn, cách
nào hiệu quả và an toàn nhất? Vì sao?
Trả lời 20+21: Mình được tìm hiểu là cái phổ biến nhất đó chính là dùng bao cao su, hoặc là
dùng thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng. Mình nghĩ cách hiệu quả nhất là dùng bao cao su
và thuốc tránh thai hàng ngày. Tại vì uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ giúp điểu chỉnh,
cân bằng được nội tiết tố của người phụ nữ. Còn uống thuốc tránh thai khẩn cấp mới ảnh
hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
Câu 21: Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp theo bạn thấy có phải là
biện pháp an toàn hay không? Vì sao?
Trả lời
Câu 22: Có những cách nào để nâng cao ý thức của sinh viên hiện nay về sức khỏe tình dục?
Trả lời: Đầu tiên mình nghĩ là nhà trường cần đưa ra những cái sự kiện hoặc chương trình
liên quan đến sức khỏe tình dục cho sinh viên. Không chỉ sinh viên mà…hiện tại mình nghĩ là
những cái cấp thấp hơn như là cấp 2, cấp 3 thì cũng nên được phổ cập những kiến thức về
sức khỏe tình dục.
Câu 23 Những khó khăn gặp phải trong quá trình đó là gì?
Trả lời: Những khó khăn gặp phải là sẽ có những sinh viên phớt lờ và không quan tâm, họ
không thèm để ý đến và họ cho rằng là mình đã hiểu biết đủ rồi, họ không cần phải biết
thêm nữa.
Câu 24: Theo bạn, nhận thức và ý thức về sức khỏe tình dục của sinh viên có thể được nâng
cao trong tương lai không? Vì sao?

30
Trả lời: Mình nghĩ là có. Tại vì trong thời buổi hiện nay khi mà vấn đề sức khỏe tình dục là
một vấn đề rất được quan tâm. Hơn nữa là cái vấn đề có thai ngoài ý muốn hay là nạo phá
thai hay là những vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục nó cũng xuất hiện rất là nhiều,
không chỉ ở người lớn mà sinh viên cũng đã bắt gặp rất là nhiều. Nên là mình nghĩ trong
tương lai mọi người sẽ phải tìm hiểu về vấn đề này.
Câu 25: Có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe tình dục không?
Trả lời: Mình nghĩ là có.
Câu 26: Theo bạn, sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số về nhân
khẩu xã hội giới tính hay không?
Trả lời: Mình nghĩ là sẽ có khác nhau. Bởi vì…mỗi người có một cái suy nghĩ khác nhau, cách
nhìn khác nhau nên mình nghĩ là sẽ khác nhau về nhân khẩu xã hội giới tính.
Câu 27: Theo bạn, việc nhận thức về sức khỏe tình dục có nên được phổ biến rộng rãi ở các
trường đại học hay không? Vì sao?
Trả lời: Mình nghĩ là có. Tại vì những sinh viên ở các trường đại học cũng đã đủ tuổi rồi, nếu
mà họ không thực sự không hiểu biết về sức khỏe tình dục thì sẽ không tránh khỏi những
việc mà gây ra những hành động sai lầm và đi lệch hướng với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu 28: Với nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn hiện tại, bạn có cảm thấy còn sơ sài
không? Làm cách nào để cải thiện hiểu biết của bản thân bạn nói riêng và sinh viên trên địa
bàn nói chung?
Trả lời: Mình thấy đã đủ rồi…(ngập ngừng) mình vẫn chưa chắc lắm (cười). Hiện nay thì
những lớp học về sức khỏe tình dục cũng khá là nhiều và có thể đăng ký vào những lớp học
đấy để nâng cao hiểu biết. Hoặc đơn giản hơn là mình có thể lên Google để tìm kiếm các
thông tin liên quan. Và sau đấy thì mình có thể phổ cập cho bạn bè.
Câu 29: Với các vấn đề nhạy cảm như thế này, bạn có biết phương pháp nào để sinh viên dễ
dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế hay không?
Trả lời: (suy nghĩ) Thật ra mình nghĩ là ai mà có vấn đề về tình trạng…sức khỏe hay là về…
sức khỏe tình dục thì họ sẽ kiểu là… tìm đến những cơ sở ý tế hoặc là bệnh viện để tìm ra
giải pháp cho tình trạng của mình thôi. Mình nghĩ là không chia sẻ thì cũng bắt buộc phải
chia sẻ thôi. (cười)
Câu 30: Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của sinh viên trong việc tìm hiểu về sức
khỏe tình dục?
Trả lời: Để phát huy được tính tích cực của sinh viên thì đầu tiên… sẽ phải đưa ra những
cái… thông tin đúng đắn về sức khỏe tình dục. Sau đấy sẽ đưa ra những cái hậu quả khi mà
không hiểu rõ về sức khỏe tình dục. Từ đấy nâng cao nhận thức và phát huy được tính tích
cực của sinh viên trong việc tìm hiểu.
Câu 31: Theo bạn, có nên thay đổi các cách truyền đạt, giảng dạy về sức khỏe tình dục để
tăng sự hứng thú nhằm giúp cho sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu để bảo
vệ bản thân mình hay không?
Trả lời: Theo mình là có. Tại vì…nếu mà mình truyền đạt, giảng dạy theo cách gì đấy thú vị
thì nó sẽ thu hút được sự chú ý của sinh viên và từ đó biết lắng nghe và có trách nhiệm hơn
trong việc tìm hiểu để bảo vệ bản thân.
Câu 32: Có điều gì bạn muốn bổ sung hoặc gợi ý cho chúng tôi về vấn đề chúng ta vừa thảo
luận không?
Trả lời: (cười) Mình thấy các vấn đề mà bạn đưa ra khá là đầy đủ rồi nên mình nghĩ là sẽ
không cần phải bổ sung thêm gì nữa.

Biên bản phỏng vấn 1

31
Tên người thực hiện phỏng vấn: Trần Đình Quân
Thời gian phỏng vấn: 3h chiều ngày 27/12/2022
Địa điểm phỏng vấn: Quán cafe
Đối tượng phỏng vấn: T.N.M.T - sinh viên năm 2 trường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà
Nội

Nội dung phỏng vấn

NPV: Chào chị. Theo như lịch hẹn từ trước, em sẽ không dài dòng nữa mà bắt đầu vào
phỏng vấn luôn. Chị theo mảng nghệ thuật chắc hẳn tư tưởng và lối sống sẽ rất cởi mở,
mong chị có thể giúp em hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn này ạ
NĐPV: (cười) Em cứ tin ở chị.
NPV: Theo chị thì thế nào là sức khỏe tình dục?
NĐPV: Chị nghĩ là sức khỏe tình dục là các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục như là
bệnh tình dục, cách bảo vệ, cách phòng ngừa kiểu như thế để có một đời sống tình dục an
toàn
NPV: Bình thường chị có hay đến các cơ sở y tế để khám phụ khoa định kì hay không?
NĐPV: Chị không đi khám phụ khoa định kì tại chưa có thời gian.
NPV: Nếu bình thường chị không đi khám thì chị có chắc là mình đang không bị nhiễm
bệnh lây qua đường tình dục không?
NĐPV: Chị chắc chắn biết mình đang không nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
NPV: Nếu em hỏi lý do sao chị có thể chắc chắn như vậy trong khi chị không đi khám
thì có sao không ạ?
NĐPV: (lắc đầu) Không sao đâu em. Chị cảm thấy mình ăn uống, vui chơi rất bình thường
với lại những người mà chị tiếp xúc không ai mắc bệnh cả cho nên chắc là mình cũng không
sao đâu. Nhưng mà có lẽ chị sẽ cân nhắc việc đi khám trong thời gian tới
NPV: Vâng ạ. Chị đã nghe qua những căn bệnh nào liên quan đến tình dục chưa?
NĐPV: Giang mai, HIV, sùi mào gà
NPV: Nếu không may chị hoặc người thân mắc những căn bệnh này thì chị sẽ làm gì?
NĐPV: Chị sẽ đưa họ tới các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời và những đồ dùng cá nhân sẽ vứt
hết.
NPV: Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý
rất nặng nề. Chị có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
NĐPV: Chị đồng ý với quan điểm này bởi hầu hết các bệnh liên quan đến đường tình dục khá
khó chữa khỏi, từ đó gây ra những mặt tâm lý nặng nề cho bệnh nhân
NPV: Thái độ của chị đối với những người mắc bệnh như thế nào?
NĐPV: Thông cảm, thấu hiểu, sẻ chia với họ thôi. Chị không kì thị họ đâu nhưng mà chị
cũng không muốn tiếp xúc nhiều với họ. Em biết mà, căn bệnh này rất khó chữa nên chị cũng
chỉ là… Ừm… phòng bệnh hơn chữa bệnh thôi (cười, nhìn xuống cốc nước)
NPV: Em hiểu mà. Chị hiện tại có đang sử dụng những cách phòng tránh bệnh nào
không ạ?
NĐPV: Chị hay vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bình thường chị tắm ít nhất phải 1 tiếng cơ. Rồi khi
quan hệ phải dùng bao cao su, quan sát các vấn đề bất thường của cơ thể
NPV: Tắm lâu như thế thì các bạn cùng phòng có phàn nàn gì không chị?
NĐPV: (cười) Chị ở với gia đình chị gái của chị. Lúc đầu thì chửi chị từ giờ ăn cho đến tận
giờ ngủ làm chị đau hết cả đầu. Sau này nói nhiều quá cũng chán nên mặc kệ chị luôn
NPV: Nhà chị trông vui thật đấy. Giờ mình tiếp tục thôi. Theo chị, quan hệ tình dục an
toàn là như thế nào?

32
NĐPV: Quan hệ tình dục an toàn là có hiểu biết và có sử dụng các biện pháp phòng tránh
khoa học hợp lý để có một đời sống tình dục an toàn khỏe mạnh
NPV: Quan hệ tình dục là một vấn đề phức tạp, chị có nghĩ sinh viên bây giờ có suy
nghĩ rất thoáng về vấn đề này không?
NĐPV: Có chứ, nhiều bạn tò mò và rất muốn thử cái cảm giác khi quan hệ tình dục như thế
nào nên rất muốn phóng túng một lần. Chính vì cái suy nghĩ này nên các bạn đó quan hệ rất
tùy tiện gây ra những hậu quả đáng tiếc
NPV: Vậy theo chị những hậu quả mà quan hệ tình dục không an toàn gây ra là gì?
NĐPV: Quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như giang
mai, lậu, HIV để lại những thương tổn và di chứng cho người bệnh
NPV: Vâng. Quan hệ tình dục không an toàn không chỉ mắc bệnh mà còn có khả năng
có thai nữa trong khi đó họ không muốn sinh dẫn đến việc phá thai. Chị hiểu như thế
nào về nạo phá thai?
NĐPV: Nạo phá thai theo chị là các phương pháp loại bỏ bào thai ở những giai đoạn đầu khi
mang thai
NPV: Theo em được biết thì tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay đang cao hàng đầu
thế giới. Vậy nguyên nhân nào tỷ lệ phá thai ở nước ta lại cao như vậy?
NĐPV: Nguyên nhân chính gây nên tỷ lệ nạo phá thai cao là do quan hệ tình dục bừa bãi,
thiếu hiểu biết và lỡ dính bầu khi chưa có khả năng nuôi con
NPV: Nếu như bắt buộc phải phá thai thì chị biết những cách phá thai nào an toàn
không?
NĐPV: Tới các cơ sở uy tín đễ phá có lẽ là cách an toàn nhất. Bên cạnh đó, còn phải có sự
cho phép của gia đình và có người dám hộ đi cùng
NPV: Điều gì khiến cho các cơ sở nạo phá thai không uy tín mọc lên nhiều và nhiều
người sử dụng?
NĐPV: Kiểu mấy cái cơ sở không uy tín đấy hiểu được cái tâm lý của các bạn trẻ từ 16-22
tuổi quan hệ bừa bãi rất sợ mọi người biết mình có thai ấy. Xong rồi đến các cơ sở y tế thì lại
sợ phải có sự đồng ý của người giám hộ hoặc bố mẹ thì mới được phá nên rất nhiều cơ sở
không uy tín mọc lên từ đấy. Các bạn trẻ đến các cơ sở đó cũng vì thế
NPV: Vậy việc nạo phá thai ở những cơ sở không uy tín sẽ đem lại những hậu quả gì?
NĐPV: Phá thai ở các cơ sở đó thì y tế không chất lượng, tay nghề của các bác sĩ không được
đảm bảo, giấy tờ làm giả rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Với lại thông
tin của mình không chắc có được bảo mật hay không.
NPV: Chị đã tìm hiểu hay được giáo dục về những cách tránh thai nào chưa?
NĐPV: Theo chị được biết thì với tình trạng xã hội ngày nay, một số biện pháp tránh thai
hiệu quả thường được sử dụng như: sử dụng bao cao su, đeo vòng tránh thai và uống thuốc
tránh thai sau khi quan hệ nếu không sử dụng bao cao su
NPV: Chị có biết cách nào là an toàn và hiệu quả nhất không? Vì sao?
NĐPV: Trong các biện pháp trên thì dùng bao cao su là hiệu quả nhất khi nó tránh được các
bệnh lây qua đường tình dục, cũng như tránh thai khi mà tinh trùng không thể đi qua màng
bao được.
NPV: Những kiến thức về sức khỏe tình dục luôn là điều kiện thiết đối với mỗi sinh
viên. Vậy những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình đó là gì?
NĐPV: Ý thức của sinh viên là điều quan trọng để nâng cao đề phòng, vậy khó khăn cũng
chính từ đó mà ra. Sinh viên có chịu tiếp nhận những điều đó không luôn là vấn đề lớn nhất.
NPV: Tương lai theo chị nhận thức của các bạn về vấn đề này có được nâng cao hay
không?
NĐPV: Theo chị là có, xã hội càng phát triển thì những tư duy, nhận thức của con người càng
phải đuổi theo để có thể tiếp nhận những thông tin đó và làm xã hội tốt đẹp hơn

33
NPV: Thế có nên tạo áp lực cho sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe
tình dục không chị?
NĐPV: Không nên em ạ. Đây là vấn đề mà mỗi các nhân đều phải chuẩn bị, đều phải nắm rõ
nếu không thể nắm rõ những điều này thì người bất lợi sẽ là những người thiếu hiểu biết. Đến
lúc mọi chuyện đi quá xa thì họ chắc chắn sẽ phải tìm hiểu, học hỏi để tránh thôi
NPV: Liệu những kiến thức về sức khỏe tình dục có sự khác nhau về các biến số về
nhân khẩu xã hội như giới tính hay không?
NĐPV: Có chứ. Bởi vì vấn đề này còn liên quan đến chuyện mang thai nữa mà chỉ có người
phụ nữ mới có thể mang thai còn đàn ông thì không thể nên chị nghĩ con gái sẽ có xu hướng
tìm hiểu kĩ hơn và nhiều hơn về chuyện tình dục, chứ đàn ông con trai chỉ nghĩ đến chuyện
làm sao để mình sướng nhất có thể thôi. Haizz ( quấy cốc nước)
NPV: Có vẻ như chị đã từng gặp chuyện gì đấy không mấy vui vẻ. Liệu chị có muốn tâm
sự một chút với người sẵn sàng lắng nghe chị không?
NĐPV: (lắc đầu) Cũng không phải chuyện gì quá đáng. Mình tiếp tục cuộc phỏng vấn đi.
NPV: Vâng ạ. Chị có nghĩ vấn đề sức khỏe tình dục nên được phổ biến rộng rãi ở các
trường đại học không? Vì sao?
NĐPV: Đương nhiên là có vì đây là vấn đề tối thiểu quan trọng về cuộc sống và sức khỏe
NPV: Kiến thức về sức khỏe tình dục hiện tại, chị có cảm thấy thiếu sót gì không?
NĐPV: Chị cảm thấy thiếu sót nhiều lắm, vẫn có những thứ chị cảm thấy bản thân mình đã
tìm hiểu rất kĩ càng nhưng thực tế khi nhắc đến chị vẫn thấy mông lung
NPV: Vậy làm cách nào để chị có thể cải thiện được vấn đề này cũng như toàn bộ sinh
viên?
NĐPV: Để cải thiện vấn đề này đối với em chị nói riêng và toàn thể sinh viên nói chung, thì
mọi người nên tìm hiểu không chỉ thông tin trên mạng mà nên từ các bác sĩ chuyên khoa để
nâng cao kiến thức về mảng này
NPV: Đối với vấn đề nhạy cảm như thế này, chị có những phương pháp nào để sinh
viên dễ dàng chia sẻ tình trạng của mình cho các cơ sở y tế hay không?
NĐPV: Mọi người không nên quá đề cao vấn đề này để nó trở thành 1 vấn đề khó nói, hãy cứ
mạnh dạn chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn tận tình tốt nhất
NPV: Chị nghĩ sao về cách truyền đạt, giảng dạy về sức khỏe tình dục hiện nay? Liệu có
nên thay đổi để sinh viên có trách nhiệm hơn trong việc tự tìm hiểu để bảo về bản thân
mình hay không?
NĐPV: Đối với cách giảng dạy hiện giờ không biết các bạn khác như thế nào nhưng riêng chị
cảm thấy rất buồn chán và tẻ nhạt kiểu khi tham gia vào các buổi nghe tuyên truyền chị rất
buồn ngủ và họ cứ nói rất nhiều khiến chị không thể nào tiếp thu được. Theo chị thì nên đổi
cách truyền đạt để sinh viên có thể tham gia vào cùng đóng góp ý kiến chứ không thể chỉ
ngồi nghe từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc
NPV: Chị và em cũng đã nói chuyện rất lâu rồi nhưng nãy giờ chỉ là em hỏi chị trả lời.
Chị có những thắc mắc nào muốn đặt câu hỏi hay đề nghị với em về vấn đề chúng ta
vừa thảo luận hay không?
NĐPV: Chị không có
NPV: Nếu chị không có, em xin phép tạm dừng cuộc phỏng vấn tại đây. Em đã có đầy
đủ những thông tin mình cần. Chúc chị luôn vui vẻ, khỏe mạnh và thành công trên con
đường sau này
NĐPV: (cười) Em cũng vậy nhé, cảm ơn em

Biên bản phỏng vấn 2

Tên người thực hiện phỏng vấn: Trần Đình Quân


Thời gian phỏng vấn: 9h sáng ngày 26/12/2022

34
Địa điểm phỏng vấn: Công viên Thủ Lệ
Đối tượng phỏng vấn: H.V.B.L - sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nội dung phỏng vấn

NPV: Chào anh. Theo như lịch hẹn từ trước, em sẽ không dài dòng nữa mà bắt đầu vào
phỏng vấn luôn. Anh học ngành truyền thông đa phương tiện chắc hẳn giao tiếp sẽ
không gặp nhiều vướng mắc, mong anh có thể giúp em hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn
này ạ
NĐPV: Anh sẵn lòng giúp em với những điều anh biết. Nếu anh không trả lời được thì cũng
đừng quá căng thẳng (cười)
NPV: Dạ không sao đâu ạ. Em bắt đầu luôn nhé. Theo anh thì thế nào là sức khỏe tình
dục?
NĐPV: Anh cũng không biết cách diễn đạt cụ thể, nhưng theo như anh được biết thì sức khỏe
tình dục là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến tình dục
NPV: Bình thường anh có hay đi khám sức khỏe định kì không?
NĐPV: Anh không. Không có nhu cầu đi khám vì căn bản anh biết cơ thể hiện tại không gặp
vấn đề gì về sức khoẻ tình dục
NPV: Em có thể hỏi tại sao anh chắc chắn như thế không ạ?
NĐPV: Tất nhiên là được, đây cũng chẳng phải vấn đề khó nói. Anh chưa quan hệ tình dục
lần nào
NPV: Anh biết những loại bệnh lây qua đường tình dục nào?
NĐPV: Có một số căn bệnh lây nhiễm phổ biến mà anh biết như lậu, giang mai, HIV, AIDS
rồi là herpes sinh dục
NPV: Vâng. Nếu như anh hoặc người thân mắc một trong số căn bệnh trên anh sẽ làm
gì?
NĐPV: Anh nghĩ là đi bệnh viện là cách tốt nhất trong trường hợp đó
NPV: Anh có thái độ như thế nào đối với những người mắc bệnh?
NĐPV: Cũng bình thường. Anh không kì thị
NPV: Các bác sĩ cho rằng bệnh lây qua đường tình dục sẽ để lại di chứng về mặt tâm lý
rất nặng nề. Anh có đồng ý với quan niệm này hay không? Tại sao?
NĐPV: Đồng ý. Vì đây là vấn đề còn chưa được cởi mở ở Việt Nam, những người mắc bệnh
sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vọng khi biết mình mắc bệnh, từ đó khiến họ suy sụp về mặt tinh
thần
NPV: Hiện tại anh đang sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây qua đường tình
dục nào?
NĐPV: Không quan hệ là cách mà anh sử dụng để phòng tránh
NPV: Theo anh, quan hệ tình dục an toàn là như thế nào?
NĐPV: Theo anh thì quan hệ tình dục an toàn là hình thức quan hệ tình dục giúp hạn chế khả
năng mang thai ngoài ý muốn và không làm lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Điều
này có nghĩa là trong quá trình giao cấu với bạn tình, không có sự tiếp xúc cơ thể với máu,
dịch tiết âm đạo và tinh dịch
NPV: Hiện nay, vấn đề quan hệ tình dục đang rất được xã hội quan tâm đặc biệt là giới
trẻ. Anh có nghĩ rằng suy nghĩ của sinh viên hiện nay đang thoáng quá hay không?
NĐPV: Tùy người, nhưng đa số là quá thoáng. Anh cảm thấy vấn đề này chia thành hai luồng
ý kiến. Anh cũng không rõ vì bản thân mình không quan tâm đến vấn đề này
NPV: Vâng ạ. Vậy anh có biết quan hệ tình dục không an toàn sẽ gây ra những hậu quả
gì không?
NĐPV: Quan hệ tình dục không an toàn có thể làm lây lan bệnh truyền nhiễm, có thai ngoài ý
muốn. Anh nghĩ là như thế

35
NPV: Việc có thai ngoài ý muốn khả năng cao là các bạn sinh viên đều suy nghĩ về việc
phá thai bởi còn đang trong giai đoạn học tập. Vậy anh hiểu biết gì về nạo phá thai?
NĐPV: Theo anh được biết thì nạo phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thủ
thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung hoặc sử dụng thuốc phá
thai.
NPV: Tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay đang cao hàng đầu thế giới. Vậy tại sao tỉ
lệ nạo phá thai lại cao như vậy?
NĐPV: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nạo phá thai là do mang thai ngoài ý muốn.
Ngày nay, các bạn trẻ đôi khi chưa có nhân thức đầy đủ về vấn đề mang thai và trách nhiệm
với cuộc sống hôn nhân. Vì vậy, nhiều bạn còn có thái độ sống buông thả, hưởng thụ nhất
thời.
NPV: Việc mang thai ngoài ý muốn khi còn rất trẻ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe
không?
NĐPV: Khi mang thai ở tuổi vị thành niên, anh nghĩ là dễ dẫn đến các biến chứng do thai
nghén như: Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén hay thậm chí làm tăng nguy cơ tử
vong mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều so
với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành.
NPV: Trong trường hợp bắt buộc phải phá thai như không đủ điều kiện kinh tế hay
thai nhi ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, liệu anh có biết phá thai an toàn cần
đến những yếu tố nào không?
NĐPV: Từ những điều anh biết thì phá thai an toàn không phải phụ thuộc hoàn toàn vào
phương pháp phá thai mà còn liên quan tới nhiều yếu tố ví dụ như tuổi thai nhi. Trường hợp
thai nhi sau bao nhiêu tháng đó tuổi thì tuyệt đối không được tiến hành các thủ thuật phá thai.
Bởi lúc này hầu như thai đã phát triển hoàn thiện. Do đó, khi tiến hành phá thai thì khả năng
cao thai phụ sẽ gặp phải các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
NPV: Vậy điều gì khiến cho các cơ sở nạo phá thai không uy tín mọc lên nhiều và nhiều
người sử dụng?
NĐPV: Vì tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên càng ngày càng tăng
NPV: Vậy anh đã tìm hiểu hay được giáo dụ về cách tránh thai nào chưa? Cách nào là
hiệu quả và an toàn nhất?
NĐPV: Không quan hệ theo anh là tốt nhất hoặc có thể dùng bao cao su, uống thuốc tránh
thai hay đặt vòng tránh thai. Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ không tốt cho cơ thể
vì đã là thuốc thì không nên uống nhiều
NPV: Nhận thức về sức khỏe tình dục là một điều cần thiết đối với mỗi sinh viên. Anh
nghĩ trong quá trình sinh viên nâng cao nhận thức sẽ gặp khó khăn gì?
NĐPV: Khó khăn khi truyền đạt các bài học đó là do tư duy chủ quan của sinh viên khi xem
nhẹ giáo dục giới tính
NPV: Trong tương lai, nhận thức về vấn đề này liệu được được cải thiện hay không
anh?
NĐPV: Theo anh thì nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho sinh viên không những phải được
nâng cao về chất lượng mà còn phải có độ phổ biến rộng rãi đối với tất cả sinh viên
NPV: Vậy có nên tạo áp lực để giúp sinh viên tìm hiểu về sức khỏe tình dục không?
NĐPV: Tạo áp lực cho sinh viên trong việc này là hoàn toàn không nên vì sinh viên bình
thường ngoài việc học đã phải chịu nhiều áp lực còn có bên phía gia đình và các mối quan hệ
xã hội khác nữa, nên có cách tiếp cận thực tế hơn
NPV: Theo anh thì sự hiểu biết về sức khỏe tình dục có khác nhau về các biến số nhân
khẩu xã hội như giới tính hay không?
NĐPV: Theo anh sự hiểu biết là có khác nhau trong khi một số người đồng tính có xu hướng
tìm hiểu kỹ về sức khỏe tình dục thì các giới tính khác thường không tìm hiểu kĩ hay thậm chí
bỏ qua vấn đề này

36
NPV: Anh nghĩ sao về việc phổ biến rộng rãi về các vấn đề sức khỏe tình dục ở các
trường đại học?
NĐPV: Việc nhận thức này nên được phổ biến rộng rãi trong trường học vì tính thực tế mà
nó mang lại trong việc đảm bảo sức khoẻ tình dục cho sinh viên
NPV: Anh có cảm thấy kiến thức về sức khỏe tình dục của bản thân còn điều gì thiếu
sót không? Làm thế nào để anh hoặc sinh viên nói chung có thể nâng cao nhận thức?
NĐPV: Là một người đọc khá nhiều tài liệu nghiên cứu bằng tiếng anh, anh nghĩ lượng kiến
thức của mình là vừa đủ cho cá nhân. Hiện tại, có khá nhiều các để cải thiện sự hiểu biết bằng
cách vận dụng các nguồn tài nguyên chính thống sẵn có trên Internet để cung cấp thông tin
nền cho bản thân.
NPV: Tình dục là môt vấn đề rất nhạy cảm. Anh có đề xuất nào để sinh viên có thể
thoáng hơn trong việc chia sẻ tình trạng của bản thân cho các cơ sở y tế không?
NĐPV: Đối với tư duy của người Châu Á, sức khoẻ tình dục thường gắn liền với hai chữ
nhạy cảm. Nhưng đối với các nước phương Tây, vấn đề này hoàn toàn bình thường. Phương
pháp tốt nhất cho sinh viên đó chính là phải có suy nghĩ tiên tiến, tránh các tư tưởng lạc hậu,
và chia sẻ cho các cơ sở y tế một cái nhìn phóng khoáng nhưng tế nhị vừa đủ
NPV: Các phương pháp giảng dạy về sức khỏe tình dục có còn phù hợp trong bối cảnh
hiện nay nữa không anh? Có nên thay đổi không ạ?
NĐPV: Theo anh việc thay đổi phương pháp giảng dạy chính là chìa khoá để tăng độ tiếp thu
cũng như độ phổ biến cho sinh viên về giáo dục giới tính. Thay vì giáo viên chỉ cầm phấn và
nói thì hãy để sinh viên làm trung tâm cho buổi học để có thể tiếp thu nhiều kiến thức hơn.
Đồng thời, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có trên Internet để nâng cao chất lượng bài giảng.
NPV: Bây giờ cũng gần đến giờ ăn trưa rồi, anh học cả sáng xong còn giúp em cuộc
phỏng vấn này nữa, em cũng sẽ không kéo dài thêm nữa. Anh có thắc mắc nào muốn
hỏi hay đề nghị với em về vấn đề chúng ta vừa thảo luận hay không?
NĐPV: Vì sao hướng đối tượng của em lại là sinh viên trong khi những người cần được
truyền đạt kiến thức nên là học sinh cấp 2, cấp 3?
NPV: Bởi học sinh cấp 2, cấp 3 chưa đủ 18 tuổi. Bọn em khi muốn nghiên cứu vế nhóm
đối tượng này cần phải có sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ. Hơn nữa, em mới
chỉ là sinh viên năm nhất không biết nhiều về nghiên cứu khoa học nên em mới lựa chọn
đối tượng dễ tiếp cận và cùng 1 độ tuổi đều là sinh viên có lẽ sẽ giúp bọn em tìm kiếm
thông tin dễ dàng hơn như anh chẳng hạn.
NĐPV: Anh không biết là có nhiều vấn đề như thế
NPV: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Chúc anh vui vẻ, hạnh
phúc và thành công hơn trên đường sắp tới
NĐPV: Ừm. Cảm ơn em

3. Dữ liệu định lượng

3.1. Bảng hỏi định lượng

STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú

Câu 1 Bạn là nam hay là nữ? 1. Nam


2. Nữ

Câu 2 Bạn có phải là sinh viên đại học 1. Có → chuyển câu 4


không? 2. Không

37
Câu 3 Bạn bao nhiêu tuổi? _______ tuổi Tuổi dương lịch

Câu 4 Bạn đã biết những căn bệnh nào lây 1._______________


qua đường tình dục? 2._________________
3._________________
100.___________

Câu 5 Bạn đã từng nghe qua về các cách 1. Chưa


phòng tránh bệnh lây qua đường tình 2. Rồi → Chuyển sang câu 6
dục hay chưa?

Câu 6 Thái độ của bạn như thế nào khi sử 1. Không muốn sử dụng bao
dụng các biện pháp an toàn trong quan cao su vì giảm khoái cảm
hệ tình dục (như bao cao su)? 2. Ủng hộ việc sử dụng bao
(Bạn có thể lựa chọn NHIỀU cao su
phương án) 3. Bị bắt buộc mới sử dụng

Câu 7 Bạn cảm thấy như thế nào khi mua 1. Hoàn toàn tự tin
hay hỏi về bao cao su? 2. Tự tin
3. Không tự tin lắm
(Bạn chỉ chọn MỘT phương án duy 4. Rất ngượng ngùng
nhất) 5. Không biết

Câu 8 Bạn hãy cho biết những cách thức nào 1. Không sử dụng chung đồ
để phòng tránh bệnh lây qua đường dùng cá nhân với người khác
tình dục? 2. Vệ sinh vùng nhạy cảm
thường xuyên
(Bạn có thể chọn NHIỀU phương 3. Không quan hệ tình dục
án) bừa bãi
4. Sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục

Lý do nhóm em sử dụng bảng hỏi định lượng bởi nó tương dối có lợi cho dự án nghiên
cứu nhạy cảm của nhóm em. Tất cả sinh viên tham gia vào trả lời bảng hỏi sẽ không phải
giao tiếp trực diện và câu trả lời mà họ đưa ra cũng được ẩn danh, nó tạo ra sự thoải mái nhất
định giúp sinh viên có thể chia sẻ nhiều hơn và thoải mái hơn trong việc thể hiện những hiểu
biết cũng như kinh nghiệm của bản thân mà không sợ bị tiết lộ ra ngoài hay bị mọi người
đánh giá. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của nhóm khá rộng là trên địa bàn Hà Nội nên việc
khảo sát sử dụng bảng hỏi khá phù hợp để nhóm có thể thu thập và xử lý thông tin một cách
dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng còn giúp nhóm có các số liệu từ thị
trường và trên cơ sở số liệu đấy, nhóm có thể đánh giá được nhận thức của sinh viên trước
đây và sau này có sự biến đổi như thế nào, tốt lên hay xấu đi, có phổ biến cho toàn sinh viên
hay chỉ là một nhóm nhỏ sinh viên. Như vậy, bảng hỏi định lượng là phần không thể thiếu
trong việc nghiên cứu đề tài nhạy cảm như tình dục, HIV,… của nhóm em

3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

3.2.1. Kiến thức của sinh viên về sức khỏe tình dục

38
Hầu hết sinh viên đều có nhận diện được các bệnh lây qua đường tình dục. Kết quả cho
thấy nữ hiểu biết nhiều hơn nam về các bệnh STIs. Trung bình nữ sinh viên liệt kê được 5/7
được bệnh STIs và 4/7 ở nam sinh viên. Tỷ lệ sinh viên nghe về giang mai, bệnh lậu, sùi mào
gà, HIV/AIDS là 100%, viêm âm đạo là 17% (3,17% ở nam và 40,54%), Herpes sinh dục là
8% (7,94% ở nam và 8,11% ở nữ), viêm cổ tử cung là 35% (15,87% nam, 67,57% nữ).

Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về các bệnh STIs

Tổng số sinh viên Nam (63 người) Nữ (37 người)


(100 người)

Số sinh viên % sinh viên Số nam biết % nam biết Số nữ biết % nữ biết
biết biết

Giang mai 100 100 63 100 37 100

Bệnh Lậu 100 100 63 100 37 100

HIV/AIDS 100 100 63 100 37 100

Viêm âm đạo 17 17 2 3,17 15 40,54

Herpes sinh dục 8 8 5 7,94 3 8,11

Viêm cổ tử cung 35 35 10 15,87 25 67,57

Sùi mào gà 100 100 63 100 63 100

3.2.2. Thái độ của sinh viên về việc quan hệ tình dục an toàn
Có 72% sinh viên (63,49% nam, 86,47% nữ) ủng hộ việc sử dụng các biện pháp phòng
tránh trong quan hệ tình dục như bao cao su. Tuy nhiên, 88,89% nam và 29,73% nữ cho rằng
“Không muốn sừ dụng bao cao su trong quan hệ tình dục vì làm giảm khoái cảm”. Tỷ lệ nam
cho rằng “Khi bị bắt buộc mới sử dụng bao cao su” cao hơn ở nữ (53,97% so với 27,03%).
Dường như sinh viên vẫn còn rất ngại ngùng khi nhắc đến bao cao su, chỉ có 30,16% nam và
40,54% nữ tự tin mua hay hỏi về các vấn đề liên quan đến bao cao su

Bảng 2: Thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn

Tổng số sinh viên Nam (63 người) Nữ (37 người)


(100 người)

Số sinh viên % sinh viên Số nam % nam Số nữ % nữ


đồng ý đồng ý đồng ý đồng ý đồng ý đồng ý

Không muốn sử dụng bao cao su vì làm 67 67 56 88,89 11 29,73


giảm khoái cảm

39
Ủng hộ việc sử dụng các biện pháp 72 72 40 63,49 32 86,47
phòng tránh

Bạn tình bắt buộc thì mới sử dụng bao 44 44 34 53,97 10 27,03
cao su

Tự tin khi mua hay hỏi về bao cao su 34 34 19 30,16 15 40,54

3.2.3. Sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh STIs
Kết quả từ bảng hỏi cho thấy 100% sinh viên biết sử dụng bao cao su trong quan hệ
tình dục để bảo vệ bản thân. Có 95,24% nam và 100% nữ “Không dùng chung đồ cá nhân với
người khác”, 46,03% nam và 83,78% nữ “Thường xuyên vệ sinh vùng nhạy cảm”, 74,6%
nam và 89,19% nữ “Không quan hệ tình dục bừa bãi”.

Bảng 3: Tỷ lệ sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh STIs

Tổng số sinh viên Nam (63 người) Nữ (37 người)


(100 người)

Số sinh % sinh Số nam biết % nam biết Số nữ biết % nữ biết


viên biết viên biết

Không dùng chung đồ cá 97 97 60 95,24 37 100


nhân với người khác

Vệ sinh vùng nhạy cảm 60 60 29 46,03 31 83,78


thường xuyên

Không quan hệ tình dục bừa 80 80 47 74,6 33 89,19


bãi

Sử dụng bao cao su khi quan 100 100 63 100 37 100


hệ tình dục

III. Kết luận sơ bộ


Qua dữ liệu thu thập được từ phương pháp quan sát tham gia, mô tả dân tộc học và
phỏng vấn sâu. Đã đưa ra được các kết luận như sau :
Hiện trạng sức khỏe tình dục của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang ở mức khá,
phần lớn sinh viên đều sử dụng các phương pháp mà bản thân biết để bảo vệ bản thân khỏi
các loại bệnh lây nhiễm hay mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận sinh
viên mang thai ngoài ý muốn hay lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là HIV-
AIDS.
Ý thức về việc tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe tình dục của sinh viên hiện nay cũng
khá cao, đa số đều có những nhận thức cơ bản về vấn đề sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh

40
sản của bản thân. Đối với các buổi hướng dẫn, tuyên truyền được nhà trường tổ chức, sinh
viên cũng rất hứng thú và tích cực tham gia để timg hiểu. Tuy nhiên rất ít sinh viên đi khám
phụ khoa định kỳ và có ít sinh viên từng đi khám phụ khoa. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp
bệnh nặng mới phát hiện làm khó điều trị và tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, việc đi tiêm
phòng HPV cũng được thực hiện với số lượng hạn chế các bạn tiêm đủ 3 mũi, số sinh viên
tiêm 1 mũi đang ở mức trung bình.
Các phương thức nào nhằm hỗ trợ sinh viên dễ dàng tiếp cận, chia sẻ các thông tin về
sức khỏe tình dục là có những cổng thông tin chính thống về vấn đề sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tình dục, cần có những sự động viên để các sinh viên đến khám phụ khoa định kỳ hay
mỗi khi cảm thấy không khỏe. tuyên truyền các phương pháp tránh thai an toàn và hiệu
quả.
Nếu sinh viên có những nhận thức rõ ràng về sức khỏe tình dục và các để tìm hiểu kiến thức
để bảo vệ bản thân thì sẽ có rất nhiều lợi ích : tỉ lệ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm liên
quan đến đường tình dục sẽ giảm thiểu ở sinh viên, tỉ lệ có thai ngoài ý muốn cũng ít đi
nhiều, từ đó giảm tỉ lệ nạo phá thai. Xa hơn là kế hoạch hóa dân số. Từ đó, các thế hệ sau
cũng sẽ có một căn bản về giáo dục giới tính từ khi còn nhỏ, hạn chế những sự cố đáng tiếc.
Các phương pháp được đưa ra để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn kiến thức
về sức khỏe tình dục là việc tuyen truyền và có các lớp học về giáo dục giới tính trong nhà
trường, ngoài ra các cổng thông tin chính thống cũng nên được thành lập để sinh viên có thể
tự tìm hiểu về những vẫn đề nhạy cảm như sức khỏe tình dục. Các phương pháp tránh thai
hiệu quả nên được tuyên truyền rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa. Ngoài ra việc tiêm HPV cũng
cần được phổ biến rộng rãi. Các bệnh viện, người dân cũng nên có thái độ tôn trọng, không
kỳ thị, soi mói với các bệnh nhân khám phụ khoa. Sinh viên cũng cần tự mình tìm hiểu và
chọn lọc các nguồn thông tin để có thể tự tìm hiểu, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Các tài liệu thu thập được trong quá trình tìm hiểu đều là những nguồn tin chính thống,
trong thời gian gần nên có tính xác thực cao và đáng tin cậy. Như thông tin thuộc về WHO,
nghiên cứu của Vũ Văn Hoàng và cộng sự ở Sơn La, Okonta Patrick I. vào năm 2007 ở vùng
Niger Delta – Nigieria, web hellobacsi hay báo Dân Trí đều là các địa chỉ uy tín. Cùng với việc
tìm hiểu các nghiên cứu trước đó kết hợp với việc phỏng vấn sâu và quan sát tham gia, đã
đưa được ra những thông tin cần thiết và thấy được sự thay đổi của đề tài trong một
khoảng thời gian dài, từ đó nếu lên được tính mới của vấn đề, thấy được sự phát triển của
vấn đề. So với thời gian trước thì hiện nay, ý thức về sức khỏe tình dục trong cộng đồng sinh
viên được tăng đáng kể. So với việc chỉ biết mỗi HIV-AIDS sinh viên hiện nay biết thêm các
bệnh khác liên quan đến tình dục để biết cách phòng tránh. Tuy nhiên, tỉ lệ nạo phá thai lại
ở mức cao do tư tưởng ngày càng cởi mở và thoáng của đa bộ phận sinh viên hiện nay.
Đề tài này là một đề tài có rất nhiều thứ để bàn luận và tìm hiểu, lượng thông tin về đề
tài cũng như tính cấp thiết của nó là rất cao. Tuy không phải đề tài mới nhưng cũng chưa
bao giờ hết nóng. Để tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài một cách toàn diện nhất, các thành
viên trong nhóm đã chia ra phỏng vấn các trường đại học trên địa bàn, sao cho không trùng
lặp để mang lại kết quả khách quan nhất. Tiến độ làm đề tài cũng rất nhanh, Tất cả các
thành viên đều có ý thức với đề tài của nhóm và cẩn thận trong nội dung. Bảng câu hỏi

41
phỏng vấn sâu cũng được các thành viên làm cho đầy đủ nhất với các vấn đề nổi cộm hiện
nay. Tóm lại khả năng làm việc nhóm tốt, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân đều cao,
không làm chậm kế hoạch cũng như tiến độ. Từng thông tin được đưa ra đều đảm bảo tính
chân thực và được tìm hiểu một cách kỹ càng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] https://suckhoedoisong.vn/dinh-nghia-moi-cua-to-chuc-y-te-the-
gioi-ve-suc-khoe-tinh-duc-co-gi-dac-biet-169220424032539694.htm

42
[2] WHO (2008), HIGHLIGHTS – Child and Adolescent Health and
Development Progress Report 2006 – 2007, World Health
Organization, pp 12.
[3] Bộ Y tế và các cộng sự (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên
và thanh niên Việt Nam (SAVY 1).
[4] Bộ Y tế (2008), Sức khỏe sinh sản , Nhà xuất bản giáo dục, Hà
Nội, tr 30 – 32
[5] Okonta Patrick I. (2007), "Adolescent Sexual and Reproductive
Health
in the Niger Delta Region of Nigeria: Issues and Challenges", African
Journal of Reproductive Health. 11(1), pp. 113-124.
[6] https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/moi-quan-he/quan-he-
truoc-hon-nhan/
[7] https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/sex-truoc-hon-nhan-moi-thu-
can-trai-nghiem-tinh-duc
[8]https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/
310587/CTv29V30S062020098.pdf
[9] https://text.123docz.net/document/3781655-tieu-luan-cao-hoc-
quan-diem-thai-do-cua-sinh-vien-ve-quan-he-tinh-duc-truoc-hon-
nhan.htm
[10] https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-nha-trang/quan-
tri-kinh-doanh/123doc-nhan-thuc-cua-sinh-vien-ve-van-de-quan-he-
tinh-duc-truoc-hon-nhan-hien-nay/19416841

43

You might also like