Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ


CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ VÀ Ô TÔ
***********

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Tên đề tài
Tìm hiểu việc phân loại SXLR ô tô, các phương pháp lắp ráp và kiểm tra, quá
trình hình thành sản phẩm cơ khí, thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp ô tô. Tìm
hiểu dây chuyền công nghệ SXLR ô tô của một hãng xe và công nghệ chế tạo
Piston động cơ đốt trong

Mã học phần: CNOT008


Tên học phần: Công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô ( 2 + 0 )
Nhóm học phần: KTCN.CQ.05
Sinh viên/Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Nguyễn Văn Thức MSSV: 2024802010373
Trương Việt Hoàng MSSV: 2025102050061
Hoàng Văn Thụ MSSV: 2025102050731
Nguyễn Văn Hiếu MSSV: 2025102050085

Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Bình Dương, tháng 4/2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ VÀ Ô TÔ
***********

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Tên đề tài
Tìm hiểu việc phân loại SXLR ô tô, các phương pháp lắp ráp và kiểm tra, quá
trình hình thành sản phẩm cơ khí, thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp ô tô. Tìm
hiểu dây chuyền công nghệ SXLR ô tô của một hãng xe và công nghệ chế tạo
Piston động cơ đốt trong

Mã học phần: CNOT008


Tên học phần: Công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô ( 2 + 0 )
Nhóm học phần: KTCN.CQ.05
Sinh viên/Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Nguyễn Văn Thức MSSV: 2024802010373
Trương Việt Hoàng MSSV: 2025102050061
Hoàng Văn Thụ MSSV: 2025102050731
Nguyễn Văn Hiếu MSSV: 2025102050085

Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐỖ TIẾN DŨNG

Bình Dương, tháng 4/2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỦ DẦU MỘT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Bình Dương, ngày tháng năm 2024

GIAO NHIỆM VỤ CHO TỪNG THÀNH VIÊN

Họ tên sinh viên Nhiệm vụ Yêu cầu Tiến độ Ký tên

Nguyễn Văn Thức Viết Tham khảo các bài thuyết trình để 15/04/24
PowerPoint hiểu cách viết, kỹ năng thuyết
thuyết trình trình…; Viết 15 đến 20 side

Nguyễn Văn Hiếu Viết tiểu luận Tham khảo các tiểu luận hoặc trên 15/04/24
trên Word mạng... để hiểu cách viết, kỹ năng
soạn thảo, chèn hình ảnh; Viết
chương 1

Trương Việt Hoàng Viết tiểu luận Tham khảo các tiểu luận hoặc trên 15/04/24
trên Word mạng... để hiểu cách viết, kỹ năng
soạn thảo, chèn hình ảnh; Viết
chương 2

Hoàng Văn Thụ Viết tiểu luận Tham khảo các tiểu luận hoặc trên 15/04/24
trên Word mạng... để hiểu cách viết, kỹ năng
soạn thảo, chèn hình ảnh; Viết
chương 3

Chú ý: Có thể phân công 2 người cùng một nhiệm vụ nếu cần thiết, Hình thức tiểu luận cần thực
hiện đúng mẫu, Các thành viên hoàn thành đúng theo tiến độ và đảm bảo chất lượng

Bình Dương, ngày 17 tháng 4 năm 2024

Thư ký Nhóm trưởng

Hoàng Văn Thụ Nguyễn Văn Thức

1
2
Tổng kết điểm từng thành viên trong nhóm:

Họ và tên Điểm Điểm Chữ ký Tổng kết Ghi chú


đánh giá đánh giá của điểm
của giảng của nhóm từng từng
viên thành thành
viên viên
Nguyễn Văn 95%
Thức
Trương Việt 95%
Hoàng
Hoàng Văn 95%
Thụ
Nguyễn Văn 95%
Hiếu
Bình Dương, ngày 30 tháng 4 năm 2023
Giảng viên Nhóm trưởng

TS. Đỗ Tiến Dũng Nguyễn Văn Thức

3
Rubric 1: Đánh giá TIỂU LUẬN ( cho giảng viên )
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung Kém Điể
số % 100% 75% bình 0% m
50% đạt

Cấu trúc hợp 10 Cân Khá cân Tương đối Không cân
lý đối, hợp đối, hợp cân đối, đối, thiếu
lý lý hợp lý hợp lý
Nội dung đầy Các nội 40 Ghi thang điểm cụ thể cho từng phần nội dung
đủ dung
thành
phần
Lập 20 Hoàn Khá chặt Tương đối Không
luận toàn chẽ, chặt chẽ, chặt chẽ,
chặt logic; logic; có logic
chẽ, còn sai sai sót
logic sót nhỏ quan trọng

Kết luận 20 Phù Khá phù Tương đối Không phù


hợp hợp phù hợp hợp/Thiếu
sót
Hình thức Format 10 format Vài sai Vài chỗ Thể hiện
trình bày nhất sót nhỏ không nhất sự cẩu thả
chuẩn mực quán, về quán về về format
(font chữ, căn không format, ít format, và typing,
lề, fomat, lỗi lỗi lỗi chính nhiều lỗi lỗi chính tả
chính tả…) chính tả tả chính tả rất nhiều
Tổng

4
Rubric 2: Hướng dẫn đánh giá cá nhân trong LÀM VIỆC NHÓM ( cho sinh viên )
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém
số (%)
100% 75% 50% 0%
Thời gian 15 Tham gia Tham gia Tham gia trễ hơn 15 Tham gia trễ
tham gia họp đúng giờ trễ 15 phút phút đến 30 phút hơn 30 phút
nhóm không có lý do
Thái độ tham 15 Kết nối Kết nối Có kết nối nhưng Không kết nối
gia tích cực tốt khá tốt đôi khi còn lơ là,
khác phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng 20 Sáng Hũu ích Tương đối hữu ích Không hữu ích
góp hữu ích tạo/rất
hũu ích
Thời gian 20 Đúng hạn Trễ ít, Trễ nhiều, có gây Không nộp/Trễ
giao nộp sản không gây ảnh hưởng quan gây ảnh hưởng
phẩm đúng ảnh hưởng trọng nhưng đã khắc không thể khắc
hạn phục phục
Chất lượng 30 Đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng một phần Không sử dụng
sản phẩm tốt/sáng khá tốt yêu yêu cầu, còn sai sót được
giao nộp tốt tạo cầu quan trọng

Đánh giá từng cá nhân:


Nguyễn Văn Thức
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém Điểm
số (%) 100% 75% 50% 0% đạt
Thời gian 15 Tham Tham Tham gia trễ hơn Tham gia trễ 15
tham gia họp gia đúng gia trễ 15 phút đến 30 hơn 30 phút
nhóm giờ 15 phút phút không có lý do
Thái độ tham 15 Kết nối Kết nối Có kết nối nhưng Không kết nối 15
gia tích cực tốt khá tốt đôi khi còn lơ là,
khác phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng 20 Sáng Hũu ích Tương đối hữu Không hữu ích 20
góp hữu ích tạo/rất ích
hũu ích
Thời gian 20 Đúng Trễ ít, Trễ nhiều, có gây Không 20

5
giao nộp sản hạn không ảnh hưởng quan nộp/Trễ gây
phẩm đúng gây ảnh trọng nhưng đã ảnh hưởng
hạn hưởng khắc phục không thể
khắc phục
Chất lượng 30 Đáp ứng Đáp Đáp ứng một Không sử 30
sản phẩm tốt/sáng ứng khá phần yêu cầu, còn dụng được
giao nộp tốt tạo tốt yêu sai sót quan trọng
cầu
Tổng 95%

Hoàng Văn Thụ


Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém Điểm
số (%) 100% 75% 50% 0% đạt
Thời gian 15 Tham Tham Tham gia trễ hơn
Tham gia trễ 15
tham gia họp gia đúng gia trễ 15 phút đến 30
hơn 30 phút
nhóm giờ 15 phút phút không có lý
do
Thái độ tham 15 Kết nối Kết nối Có kết nối nhưng Không kết nối 15
gia tích cực tốt khá tốt đôi khi còn lơ là,
khác phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng 20 Sáng Hũu ích Tương đối hữu Không hữu 20
góp hữu ích tạo/rất ích ích
hũu ích
Thời gian 20 Đúng Trễ ít, Trễ nhiều, có gây Không 20
giao nộp sản hạn không ảnh hưởng quan nộp/Trễ gây
phẩm đúng gây ảnh trọng nhưng đã ảnh hưởng
hạn hưởng khắc phục không thể
khắc phục
Chất lượng 30 Đáp ứng Đáp Đáp ứng một Không sử 30
sản phẩm tốt/sáng ứng khá phần yêu cầu, dụng được
giao nộp tốt tạo tốt yêu còn sai sót quan
cầu trọng
Tổng 95%

Trương Việt Hoàng


6
Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bình Kém Điểm
số (%) 100% 75% 50% 0% đạt
Thời gian 15 Tham Tham Tham gia trễ hơn
Tham gia trễ 15
tham gia họp gia đúng gia trễ 15 phút đến 30
hơn 30 phút
nhóm giờ 15 phút phút không có lý
do
Thái độ tham 15 Kết nối Kết nối Có kết nối nhưng Không kết nối 15
gia tích cực tốt khá tốt đôi khi còn lơ là,
khác phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng 20 Sáng Hũu ích Tương đối hữu Không hữu 15
góp hữu ích tạo/rất ích ích
hũu ích
Thời gian 20 Đúng Trễ ít, Trễ nhiều, có gây Không 15
giao nộp sản hạn không ảnh hưởng quan nộp/Trễ gây
phẩm đúng gây ảnh trọng nhưng đã ảnh hưởng
hạn hưởng khắc phục không thể
khắc phục
Chất lượng 30 Đáp ứng Đáp Đáp ứng một Không sử 30
sản phẩm tốt/sáng ứng khá phần yêu cầu, dụng được
giao nộp tốt tạo tốt yêu còn sai sót quan
cầu trọng
Tổng 95%

Nguyễn Văn Hiếu


Tiêu chí Trọng Tốt Khá Trung bìnhKém Điểm
số (%) 100% 75% 50% 0% đạt
Thời gian 15 Tham Tham Tham gia trễ hơn
Tham gia trễ 15
tham gia họp gia đúng gia trễ 15 phút đến 30
hơn 30 phút
nhóm giờ 15 phút phút không có lý
do
Thái độ tham 15 Kết nối Kết nối Có kết nối nhưng Không kết nối 15
gia tích cực tốt khá tốt đôi khi còn lơ là,
khác phải nhắc nhỡ
Ý kiến đóng 20 Sáng Hũu ích Tương đối hữu Không hữu 15
góp hữu ích tạo/rất ích ích
hũu ích
Thời gian 20 Đúng Trễ ít, Trễ nhiều, có gây Không 20
7
giao nộp sản hạn không ảnh hưởng quan nộp/Trễ gây
phẩm đúng gây ảnh trọng nhưng đã ảnh hưởng
hạn hưởng khắc phục không thể
khắc phục
Chất lượng 30 Đáp ứng Đáp Đáp ứng một Không sử 30
sản phẩm tốt/sáng ứng khá phần yêu cầu, dụng được
giao nộp tốt tạo tốt yêu còn sai sót quan
cầu trọng
Tổng 95%

8
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại
Học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành bài tiểu
luận này. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. ĐỖ TIẾN DŨNG
đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để
hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất kính
mong sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

9
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................8
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU..................................................................................................12
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................12
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................................12
1.3. Cấu trúc của tiểu luận.............................................................................................13
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ...............14
2.1. Khái niệm về công nghệ lắp ráp................................................................................14
2.1.1 Vị trí của công nghệ lắp ráp.................................................................................14
2.1.2 Nhiệm vụ của công nghệ lắp ráp..........................................................................14
2.2. Phân loại của SXLR ô tô............................................................................................15
2.2.1. Phân loại theo chuyên môn hóa:.........................................................................15
2.2.2. Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp.............................................................15
2.2.3. Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa
hóa:..................................................................................................................................16
2.3. Phương pháp lắp ráp trong SXLR ô tô....................................................................16
2.3.1. Phân loại các mối lắp...........................................................................................16
2.3.2. Khái niệm về độ chính xác lắp ráp.....................................................................17
2.3.3. Các phương pháp lắp ráp....................................................................................17
2.4. Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí trong SXLR ô tô.......................................19
2.5. Thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp ô tô.................................................................20
2.5.1. Khái niệm và định nghĩa.....................................................................................20
2.5.2. Những tài liệu để thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp....................................20
2.5.3. Trình tự thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp..................................................20
2.5.4. Lập sơ đồ lắp ráp.................................................................................................21
2.6. Kiểm tra chất lượng lắp ráp......................................................................................21
2.6.1. Kiểm tra chất lượng của mối lắp........................................................................21
2.6.2. Cân bằng máy.......................................................................................................22
2.6.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm...........................................................................23

10
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA HÃNG XE
TOYOTA...............................................................................................................................25
3.1. Giới thiệu về hãng TOYOTA....................................................................................25
3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất lắp ráp của hãng Toyota......................................25
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PISTON ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.............30
4.1. Nhiệm vụ.........................................................................................................................30
4.2. Điều kiện làm việc.......................................................................................................31
4.3. Vật liệu chế tạo...........................................................................................................31
4.4. Yêu cầu kỹ thuật của piston......................................................................................32
4.5. Công nghệ chế tạo piston...........................................................................................32
4.5.1. Công nghệ rèn và dập..........................................................................................33
4.5.2. Công nghệ đúc trong khuôn................................................................................38
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN...................................................................................................42
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.......................................................................................42
5.2. Đề xuất hướng phát triển và nghiên cứu trong tương lai.......................................42
5.3. Những kết luận cuối cùng..........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................44
MINH CHỨNG LÀM VIỆC NHÓM..................................................................................45

11
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hãng Toyota có trụ sở chính tại thành phố cùng tên Toyota, Aichi, Nagoya và
Tokyo, Nhật Bản.....................................................................................................................25
Hình 2: Công nghệ dập kim loại.............................................................................................27
Hình 3: Hàn các bộ phận xe lại với nhau................................................................................27
Hình 4: Sơn các bộ phận của xe để tăng tính thẩm mỹ...........................................................28
Hình 5: Lắp ráp các bộ phận lại với nhau...............................................................................28
Hình 6: Xe được kiểm tra để đảm bảo chất lượng..................................................................29
Hình 7: Piston.........................................................................................................................30
Hình 8: Các phần của Piston...................................................................................................31
Hình 9: Vật liệu chế tạo Piston...............................................................................................32
Hình 10: Chuẩn bị nguyên liệu...............................................................................................33
Hình 11: Thiết kế khuôn theo đặc tính và hình dạng của piston............................................33
Hình 12: Nung nóng phôi để làm mềm và dễ dàng định hình trong quá trình dập................34
Hình 13: Đặt phôi vào khuôn để chuẩn bị cho quá trình dập.................................................35
Hình 14: Sử dụng máy dập để định hình phôi theo khuôn, tạo ra hình dạng ban đầu của
piston.......................................................................................................................................35
Hình 15: Tiện đỉnh piston, tiện mặt trụ ngoài:........................................................................36
Hình 16: Tiện rãnh séc măng, khoan lỗ dầu...........................................................................36
Hình 17: Tiện chốt piston.......................................................................................................37
Hình 18: Mài và đánh bóng mặt ngoài thân và đỉnh piston....................................................37
Hình 19: Kiểm tra chất lượng.................................................................................................38

12
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài

Việc chọn đề tài "Tìm hiểu về Sản Xuất Lắp Ráp Ô tô (SXLR) và công nghệ chế tạo
Piston động cơ đốt trong" được thực hiện với mục đích nghiên cứu sâu hơn về quy trình sản
xuất ô tô, một lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp ô tô. SXLR là một trong
những bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất ô tô, và việc hiểu rõ về nó sẽ giúp cải
thiện quy trình sản xuất, tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Công nghệ chế tạo Piston là một phần không thể thiếu trong động cơ đốt trong của ô
tô. Piston đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển động của động cơ và ảnh hưởng đến
hiệu suất vận hành của xe. Hiểu biết sâu hơn về công nghệ chế tạo Piston sẽ giúp cải thiện
hiệu suất và độ bền của động cơ, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đồng thời, việc nghiên cứu về SXLR ô tô cũng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và ứng
dụng công nghệ mới trong sản xuất ô tô, đặc biệt là trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô
đang phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi sự cải tiến liên tục.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu


- Mục tiêu của nghiên cứu này là:
 Nắm vững quy trình và phương pháp SXLR ô tô, cũng như công nghệ chế tạo Piston
động cơ đốt trong.
 Hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình SXLR và cách cải thiện hiệu quả sản
xuất.
 Phân tích và đánh giá dây chuyền công nghệ SXLR ô tô của một hãng xe để tìm ra
những điểm mạnh và yếu.
 Tìm hiểu về công nghệ mới trong chế tạo Piston và ứng dụng chúng vào việc cải thiện
hiệu suất và độ bền của động cơ ô tô.
- Phạm vi của nghiên cứu sẽ bao gồm:
 Tìm hiểu tổng quan về SXLR ô tô và công nghệ chế tạo Piston.
 Phân tích các quy trình và phương pháp SXLR ô tô.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong SXLR ô tô.

13
 Nghiên cứu dây chuyền công nghệ SXLR ô tô của một hãng xe.
 Đánh giá công nghệ chế tạo Piston và ứng dụng chúng trong sản xuất ô tô.
1.3. Cấu trúc của tiểu luận
- Tiểu luận sẽ được chia thành các chương chính sau:

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU


CHƯƠNG II: SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA HÃNG XE
TOYOTA
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PISTON ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN

14
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Khái niệm về công nghệ lắp ráp.

2.1.1 Vị trí của công nghệ lắp ráp

- Quá trình lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, vì vậy chỉ khi nào
công việc lắp ráp được hoàn tất thì sản phẩm của nó mới có giá trị sử dụng.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất ra vỏ (lốp) xe ô tô, nếu sản phẩm của doanh nghiệp này sản
xuất ra mà không được lắp lên ô tô thì thật sự là các vỏ xe này không có giá trị sử dụng.

- Lắp ráp là khâu cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm.

Ví dụ: Xe máy nhật được lắp ráp chính xác cho nên các chi tiết vỏ ăn khớp với nhau trông
rất đẹp mắt. Còn xe máy trung quốc lắp ráp không chính xác nên vỏ lắp ghép không ăn
khớp, kẽ hở lớn gây mất giá trị xe.

2.1.2 Nhiệm vụ của công nghệ lắp ráp

Căn cứ những điều kiện kỹ thuật của bản vẽ lắp ráp sản phẩm mà thiết kế quy trình công

nghệ lắp ráp hợp lý. Nhằm thoả mãn 2 yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính năng kỹ thuật của sản phẩm, theo yêu cầu nghiệm thu.
- Nâng cao năng suất lắp ráp, hạ giá thành sản phẩm.

Để đạt được 2 yêu cầu trên cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

➢ Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu kỹ yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phân biệt độ chính xác của
các mối lắp và đặc tính làm việc của chúng

➢ Nhiệm vụ 2: Thực hiện quy trình công nghệ lắp theo một trình tự hợp lý thông qua việc
thiết kế sơ đồ lắp

➢ Nhiệm vụ 3: Nắm vững công nghệ lắp ráp, sử dụng hợp lý các trang bị, đồ gá, các thiết bị
dầu ép; khí ép, các dụng cụ đo kiểm, vận chuyển v.v… để giảm nhẹ lao động và nâng cao
năng suất, chất lượng lắp ráp.

15
2.2. Phân loại của SXLR ô tô

2.2.1. Phân loại theo chuyên môn hóa:

- Nhà máy SXLR linh kiện ô tô: có chức năng chế tạo một số chi tiết và lắp ráp thành các
cụm – tổng thành của ô tô như động cơ, hộp số, cụm nhíp lá, trục khuỷu, tấm ma sát, kính…

- Nhà máy lắp ráp cụm – tổng thành và ô tô: chức năng chủ yếu của nhà máy là lắp ráp các
linh kiện ô tô do các nhà máy khác sản xuất thành cụm-tổng thành và ô tô. Nhà máy không
có gia công cơ, gia công áp lực, ... để chế tạo chi tiết. Các dây chuyền và trang thiết bị công
nghệ chủ yếu là phục vụ công tác lắp ráp với máy hàn, máy tán đinh, dụng cụ cầm tay và sơn
phủ bề mặt.

- Nhà máy SXLR ô tô: có chức năng gia công chế tạo một số linh kiện (chủ yếu là khung và
thân vỏ), kết hợp với linh kiện do các nhà máy khác chế tạo để SXLR ô tô.

2.2.2. Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp

- Quy mô SXLR đơn chiếc: theo quy mô này, hầu hết trang thiết bị và máy móc thuộc loại
vạn năng, còn trang thiết bị chuyên dùng chỉ sử dụng bắt buộc khi thiếu chúng thì không
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Đối với công nghiệp SXLR ô tô, loại quy mô đơn
chiếc chỉ được sử dụng cho một số chủng loại đặc biệt (không đặc chung cho quy mô của cả
nhà máy), năng suất lao độngkém, giá thành đắt.

- Quy mô SXLR hàng loạt: được đặc trưng bằng sản xuất theo lô hàng, các sản phẩm cùng lô
được sản xuất đồng thời, có sử dụng cả máy vạn năng và máy chuyên dùng. Các máy có thể
bố trí theo nhóm hoặc theo quy trình công nghệ.

Có ba dạng sản xuất: hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa và hàng loạt lớn.

- Quy mô SXLR hàng khối: đặc trưng bằng sản lượng xuất xưởng hàng năm rất lớn. Quy mô
này cho phép tự động hóa và cơ giới hóa quá trình công nghệ SXLR.

16
2.2.3. Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa:

- Lắp ráp CBU (Completely Body Unit): ô tô được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu
về ở dạng nguyên chiếc, có khung và thân vỏ, động cơ, hệ thống truyền lực, ... được
lắp ráp và sơn hoàn chỉnh.
- Lắp SKD (Semi Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện là chi tiết rời hoặc cụm –
tổng thành bản hoàn chỉnh được nhập từ nước ngoài và sẽ được lắp ráp thành cụm –
tổng thành và ô tô hoàn chỉnh với một số linh kiện có thể được sản xuất trong nước.
- Lắp CKD (Completely Knock Down): các linh kiện nhập về có mức độ tháo rời cao
hơn ở phương pháp SKD và khung vỏ chưa được sơn.
- Lắp IKD (Incompletely Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện nhập từ nước
ngoài và với số lượng đáng kể các linh kiện sản xuất trong nước. Mức độ IKD thường
áp dụng khi chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa sản phẩm với bản quyền kỹ thuật được
chuyển giao từ chính hãng.

2.3. Phương pháp lắp ráp trong SXLR ô tô

2.3.1. Phân loại các mối lắp

a) Mối lắp ghép cố định: là mối lắp mà vị trí tương đối giữa các chi tiết không đổi.

Mối lắp cố định được phân thành mối lắp cố định tháo được và mối lắp cố định không tháo
được.

 Mối lắp cố định tháo được như mối lắp ren, chêm, chốt, then… dược sử dụng rông
rãi trong lắp ghép ô tô ở các vị trí như nắp máy (lắp bằng bulông) khớp cardan (then
hoa)
 Mối lắp cố định không tháo được là các loại mối lắp bằng đinh tán, hàn ép, ép nóng,
ép nguội và dán… Các loại mói lắp này được dùng nhiều trong lắp ghép vỏ xe ô tô.

b) Mối lắp ghép di động: là các mối lắp mà các chi tiết có khả năng chuyển động tương đối
với nhau. Nó cũng được phân thành hai loại:

 Mối lắp di động tháo được như lắp ghép giữa piston và xylanh

17
 Không tháo được như lắp ghép giữa vòng trong và vòng ngoài của bạc đạn bằng bi
cầu.

2.3.2. Khái niệm về độ chính xác lắp ráp.

Trong quá trình gia công cơ khí, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác và được phân

thành bốn yếu tố đặc trưng cho độ chính xác gia công.

- Độ chính xác gia công của các chi tiết máy không đảm bảo; những sai số về kích
thước, hình dáng, vị trí tương quan của các bề mặt bản thân chi tiết lắp, chất lượng bề
mặt gia công.
- Sai số về vị trí tương quan của bản thân các chi tiết trong cụm lắp.
- Do ứng suất xuất hiện trong quá trình lắp làm biến dạng.
- Thực hiện quá trình lắp và kiểm tra không chính xác v.v…

Đảm bảo độ chính xác lắp ráp nghĩa là phải đạt được ba yêu cầu sau

o Phải đảm bảo tính chất của từng mối lắp đó theo các yêu cầu của thiết kế.
o Đảm bảo mối quan hệ của các khâu với nhau, thoả mãn được tính năng và độ ổn định
của máy.
o Trong quá trình làm việc ở các mối lắp di động, các bề mặt tiếp xúc bị mài mòn làm
tang dần khe hở, làm thay đổi vị trí của các chi tiết và của bộ phận máy. Cho nên
công nghệ lắp ráp cần tìm cách giảm khe hở ban đầu và có khả năng hiệu chỉnh vị trí
của các chi và bộ phận khi mài mòn, nhằm nâng cao thời gian và hiệu quả sử dụng
thiết bị.

2.3.3. Các phương pháp lắp ráp

Để đảm bảo độ chính xác lắp ráp, thường sử dụng các phương pháp lắp ráp sau đây:

 Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn: Nếu lấy bất kỳ một chi tiết đem lắp vào vị trí của nó
trong cụm hay sản phẩm lắp, không phải sửa chữa điều chỉnh mà vẫn đảm bảo mọi
tính chất lắp ráp của nó. Phương pháp này đơn giản, cho năng suất lắp ráp cao, không

18
đòi hỏi trình độ công nhân cao. Tuy nhiên, đòi hỏi độ chính xác gia công cao. Nếu
trình độ công nghệ gia công còn kém thì nên chọn các phương án sau này.
 Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn. Sản xuất hàng loạt chi tiết và dùng lý thuyết
xác suất để lấy các chi tiết nằm trong vùng dung sai nào đó để lắp chúng lại với nhau.
 Phương pháp lắp chọn.

Cho phép mở rộng dung sai chế tạo của các chi tiết lắp.

Lắp chọn có thể tiến hành theo hai phương pháp:

- Chọn lắp từng bước: Cần đo kích thước của một chi tiết, lắp để xác định kích thước
của chi tiết cần lắp với nó. Từ đó chọn chi tiết lắp phù hợp.

Nhược điểm: là lắp mất nhiều thời gian đo, năng suất rất thấp, chi phí lắp ráp tăng.

- Chọn lựa theo nhóm: Cần tiến hành phân nhóm các chi tiết lắp, sau đó lắp các chi tiết

theo nhóm tương ứng. Ví dụ, khi lắp ghép piston với các xi lanh của động cơ đốt trong. Với
dung sai kích thước xilanh (lỗ) là T A, của trục( piston) là T B, khi lắp phải đảm bảo khe hở là
∆ . Nếu tăng dung sai chế tạo cho các chi tiết bị bao và chi tiết bao n lần thì:

Trong từng nhóm, việc lắp ráp được thực hiện theo phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

Phương pháp này nâng cao được năng suất của quá trình gia công, giảm được giá
thành.

Ứng dụng chế tạo các bộ đôi có yêu cầu dung sai của mối lắp khắt khe (như bộ đôi

cao áp, van trượt thủy lực v.v… có khe hở làm việc từ 1 – 3 micromet)

Tuy vậy, còn một số tồn tại:

- Phải thêm chi phí cho việc kiểm tra, phải bảo quản tốt, tránh nhằm lẫn giữa các nhóm.
- Xảy ra hiện tượng thừa và thiếu các chi tiết lắp của nhóm này hay nhóm khác.

Trong thực tế, để phân loại chi tiết, thường dùng các loại dụng cụ đo vạn năng hay chuyên
dùng. Trong sản xuất loạt lớn, hàng khối thường dùng các dụng cụ đo chuyên dùng có thể đo
năng suất cao và đạt độ chính xác tới 0,5 micromet( μm)

19
 Phương pháp lắp sửa. Đặc điểm chủ yếu của phương pháp này là có dùng khâu bồi
thường. Nghĩa là nếu lắp tất cả các chi tiết lại mà vẫn không tạo chuỗi kín thì dùng
khâu bồi thường.
 Phương pháp lắp điều chỉnh. Cơ bản giống phương pháp lắp sửa. Nghĩa là, độ chính
xác của khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi vị trí của khâu bồi thường bằng việc
dịch chuyển hay điều chỉnh nó hoặc thay đổi kích thước của chúng như bạc chặn hay
vòng đệm.

2.4. Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí trong SXLR ô tô
Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí thông qua sáu giai đoạn chính:

- Hình thành ý tưởng: đây là giai đoạn sản phẩm được hình thành từ ý tưởng của nhà
sản xuất và nhu cầu của thị trường. Ở giai đoạn này, sản phẩm được xác định sơ bộ
tính năng, công dụng và quy cách:
- Thiết kế: có nhiệm vụ nghiên cứu về vật liệu, tải trọng tác dụng, tính toán độ bền, độ
tin cậy ... và tính bảo dưỡng sửa chữa của sản phẩm. Thiết kế hoàn chỉnh sản phẩm
trước khi đưa qua bộ phận sản xuất;
- Nghiên cứu phát triển: có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến, nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới, nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, xác định
sản lượng trên cơ sở thông tin về nhu cầu thị trường và dịch vụ sau bán hàng. Sau đó
tiến hành chế thử và thực nghiệm sản phẩm với mục đích kiểm nghiệm về chất lượng
sản phẩm thoả mãn yêu cầu đặt ra.
- Tổ chức sản xuất: tổ chức sản xuất có nhiệm vụ nghiên cứu các bản vẽ thiết kế và các
yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm từ đó tổ chức sản xuất và lập quy trình công nghệ chế
tạo sao cho đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất trong điều kiện cho phép;
- Chế tạo sản phẩm: sau khi sản phẩm chế thử và hình thức tổ chức sản xuất được thẩm
định, sản phẩm được sản xuất theo thiết kế và quy mô đã định ở giai đoạn nghiên cứu
phát triển sản phẩm;
- Xã hội – thị trường: giai đoạn này tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng có
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành sản phẩm, bao gồm các khâu tiếp thị và
khai thác sử dụng. Khâu tiếp thị là đầu mối giữa cung và cầu, có nhiệm vụ chào và

20
bán hàng, nắm bắt nhu cầu và kích thích nhu cầu của thị trường. Qua đó tạo ra thị
trường mới và dự báo về nhu cầu phát triển về số lượng, chất lượng cũng như nhu cầu
về sản phẩm mới.

21
2.5. Thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp ô tô

2.5.1. Khái niệm và định nghĩa.

 Nguyên công lắp ráp

Là một phần của quá trình lắp được hoàn thành với một bộ phận hay sản phẩm, tại một chỗ

làm việc nhất định, do một nhóm công nhân thực hiện liên tục.

 Bước lắp ráp: Là một phần nguyên công, quy định sự không thay đổi vị trí dụng cụ

lắp.

 Động tác là thao tác của công nhân để thực hiện công việc lắp ráp

2.5.2. Những tài liệu để thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp.

 Bản vẽ lắp chung


 Bản thống kê chi tiết lắp
 Bản thuyết minh về đặc tính của sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu.
 Sản lượng và mức độ ổn định của sản phẩm
 Khả năng về thiết bị, dụng cụ và đồ gá lắp

2.5.3. Trình tự thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp

Cần thực hiện theo trình tự sau:

- Nghiên cứu bản vẽ lắp chung sản phẩm, kiểm tra tính công nghệ
- Chọn phương pháp lắp ráp sản phẩm
- Chọn hình thức tổ chức lắp ráp, lập qui trình công nghệ.
- Xác định điều kiện kỹ thuật cho mối lắp
- Xác định nội dung công việc cho từng nguyên công và bước lắp ráp
- Xác định chỉ tiêu kĩ thuật, thời gian cho thừng nguyên công.

22
2.5.4. Lập sơ đồ lắp ráp

Khi lập sơ đồ lắp cần chú ý các vấn đề sau:

 Các đơn vị lắp không nên chênh lệch nhau quá lớn về số lượng, trọng lượng và kích
thước
 Chọn đơn vị lắp sao cho khi lắp ráp thuận tiện.
 Nên tách thành đơn vị lắp riêng để kiểm tra dễ dàng, thuận tiện.

2.6. Kiểm tra chất lượng lắp ráp


Trong quá trình lắp ráp, có thể có những sai lệch sau:

- Xác định khe hở của mối lắp không chính xác.


- Điều chỉnh vị trí tương quan của các chi tiết lắp không đúng.
- Lực tác dụng khi lắp hay lực kẹp làm chúng bị biến dạng

Những sai lệch trên làm giảm chất lượng của sản phẩm.

Dưới đây, trình bày một số phương pháp kiểm tra chất lượng lắp ráp.

2.6.1. Kiểm tra chất lượng của mối lắp.

Tuỳ theo điều kiện kĩ thuật của mối lắp và điều kiện sản xuất, có thể áp dụng một
trong các phương pháp kiểm tra sau:

a) Kiểm tra trực tiếp.

- Không cần dùng thiết bị hay dụng cụ đo lường phức tạp mà chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm

Ví dụ: kiểm tra bằng mắt, chạy thử nghe tiếng ồn.

- Nhược điểm:
 Độ chính xác thấp và lượng kiểm tra không điều
 Chất lượng mối lắp phụ thuộc nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của công
 nhân.
 Kết quả kiểm tra chỉ là định tính, không cho chúng ta giá trị định lương

23
 Phương pháp này chỉ áp dụng đối với sản xuất nhỏ, yêu cầu chất lượng thấp.

b) Kiểm tra cơ khí.

- Sử dụng dụng cụ cơ khí.


- Những phương tiện kiểm tra là các dụng cụ đo vạn năng, thước panme, đồng hồ so,
căn mẫu, trục kiểm, thước, dưỡng mẫu…
- Cho phép biết được giá trị định lượng mối lắp, thường áp dụng trong sản xuất hàng
loạt.

c) Kiểm tra tự động.

- Sử dụng trong lắp ráp dây chuyền và lắp ráp tự động


- Phương pháp này đạt được độ chính xác và năng suất cao.

2.6.2. Cân bằng máy.

Các bộ phận có chuyển động quay, nếu không cân bằng trong quá trình làm việc sẽ
sinh ra lực quán tính ly tâm và ngẫu lực, tạo rung động và giảm độ chính xác, không đạt chỉ
tiêu và giảm tuổi thọ.

Nguyên nhân gây mất cân bằng là do sai sót trong trong quá trình chế tạo, lắp ráp làm
cho trục quay không trùng với trục quán tính trung tâm.

Có hai phương pháp cân bằng:

 Cân bằng tĩnh: thực hiện cân bằng ở trạng thái tĩnh. Phương pháp này áp dụng

cho chi tiết quay có tỷ lệ l/D<1

l- chiều dài

D- đường kính

 Cân bằng động


- Nếu vận tốc quay càng lớn thì ảnh hưởng do mất cân bằng càng lớn, có tác hại tới độ
ổn định và chất lượng thiết bị.
- Phương pháp cân bằng động có khả năng khắc phục được cả hai dạng mất cân bằng
do lực ly tâm và ngẫu lực. Vì vậy, nó thay thế cho cả phương pháp cân bằng tĩnh
24
Phương pháp cân bằng động dùng để cân bằng bánh xe ô tô.

2.6.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Thông thường có 3 nhóm thông số cần kiểm tra:


- Các thông số hình học.
- Các thông số động học.
- Các thông số động lực học.
 Kiểm tra thông số hình học.

Đó là kiểm tra độ chính xác về vị trí tương quan giữa các chi tiết và bộ phận máy

Ví dụ: Kiểm tra góc đặt bánh xe cầu trước trên ô tô

 Kiểm tra động học.

Là kiểm tra độ chính xác của từng bộ phận hay của toàn máy trong điều kiện không
tải, đồng thời thực hiện chạy rà các bề mặt làm việc

Nếu kiểm tra từng bộ phận riêng biệt của máy thì chúng ta gá trên những đồ gá
chuyên dùng và dẫn động bằng các động cơ riêng. Bắt đầu từ tốc độ thấp và tăng dần tới tốc
độ giới hạn. Trong quá trình thử nghiệm sẽ quan sát đánh giá tình trạng làm việc của các bề
mặt, tình trạng của ổ lăn, ổ trượt, sống trượt, sự ăn khớp… Đo tốc độ, đo vòng quay đảm bảo
quan hệ về tỷ số truyền và sự làm việc tin cậy của các bộ phận máy như: các bơm dầu, bơm
thủy lực, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn trước khi thử nghiệm có tải.

 Kiểm tra động lực học.

Kiểm tra động lực học là kiểm tra sự làm việc có tải của thiết bị trong điều kiện làm
việc của chúng với công suất toàn phần trong khoảng thới gian mà điều kiện kỹ thuật đã quy
định.

Nếu sản phẩm là các loại động cơ như: động cơ điện, máy phát điện, động cơ nhiệt,
máy hơi nước, tua bin khí… thì cũng phải thử nghiệm với các dạng năng lượng và công suất
tương ứng

Trong quá trình thử nghiệm, phải đo các thông số về: lực, công suất, lượng tiêu hao
nhiên liệu, nhiệt độ phát sinh và độ biến dạng ở những bộ phận quan trọng. Quan sát quá
25
trình làm việc của các chi tiết máy, bộ phận máy để đánh giá về rung động và tiếng ồn. Cuối
cùng ghi các số liệu đo đạc, quan sát được vào văn bản yêu cầu đối với việc nghiệm thu sản
phẩm

Trong khi thử nghiệm, nếu có thông số nào nghi ngờ thì phải tiến hành kiểm tra lại

Những sản phẩm đạt chất lượng là những sản phẩm thỏa mãn mọi yêu cầu nghiệm thu
và các điều kiện kỹ thuật do thiết kế đề ra và sẽ được xuât xưởng, kết thúc quá trình chế tạo
và lắp ráp chúng.

26
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA HÃNG XE
TOYOTA
3.1. Giới thiệu về hãng TOYOTA
Toyota là thương hiệu xe hơi lớn nhất Thế giới, nhiều năm liền hãng xe Nhật Bản
luôn giữ vững ngôi vị số 1 của mình trong bảng xếp hạng Top 10 hãng ô tô bán chạy nhất
toàn cầu với doanh số 8,75 triệu chiếc vào năm 2018 bỏ xa đối thủ xếp thứ 2 là Volkswagen.
Về chỉ số tín nhiệm, Toyota cũng xếp thứ 2 trong Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất, xếp ở vị
trí đầu tiên là Lexus - thuộc phân khúc xe hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản
(Toyota).

Hình 1: Hãng Toyota có trụ sở chính tại thành phố cùng tên Toyota, Aichi, Nagoya và
Tokyo, Nhật Bản.

3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất lắp ráp của hãng Toyota
Dây chuyền công nghệ sản xuất lắp ráp của Toyota được gọi là Hệ thống sản xuất
Toyota (TPS). TPS là một hệ thống quản lý sản xuất được Toyota phát triển và áp dụng
thành công, giúp hãng sản xuất ô tô này đạt được hiệu quả cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) của Tập đoàn ô tô Toyota là một phương pháp tạo ra
những thứ đã được biết đến và nghiên cứu trên toàn thế giới.

Nguồn gốc của hệ thống sản xuất Toyota

Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS), dựa trên triết lý loại bỏ hoàn toàn lãng phí để theo
đuổi các phương pháp hiệu quả nhất, có nguồn gốc từ máy dệt tự động do Sakichi Toyoda,
27
người sáng lập Tập đoàn Toyota, phát minh. TPS đã phát triển qua nhiều năm thử nghiệm và
sai sót để nâng cao hiệu quả dựa trên khái niệm Đúng lúc được phát triển bởi Kiichiro
Toyoda, người sáng lập Tập đoàn ô tô Toyota.

Căn nguyên của điều này là ý tưởng “làm việc cho người khác” của Sakichi Toyoda.
Khi tìm kiếm điều gì đó mà anh có thể làm để mang lại lợi ích cho thế giới, anh tập trung
vào việc làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn với mẹ anh, người đã làm việc đến tận đêm
khuya để vận hành một chiếc máy dệt thủ công. Chiếc máy dệt tự động mà ông đã phát minh
ra không chỉ tự động hóa công việc trước đây được thực hiện bằng tay mà còn xây dựng khả
năng đưa ra phán đoán ngay trong chính chiếc máy đó. Bằng cách loại bỏ cả những sản
phẩm lỗi và những hành vi lãng phí liên quan, Sakichi đã thành công trong việc nhanh chóng
cải thiện cả năng suất và hiệu quả công việc. Đây là nơi mà khái niệm jidoka ra đời.

Kiichiro Toyoda ủng hộ Just-in-Time dựa trên niềm tin mạnh mẽ này: "Không thể tạo
ra một chiếc ô tô hoàn chỉnh nếu thiếu dù chỉ một bộ phận. Phối hợp đây là một nhiệm vụ
không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát này, chúng ta có thể có cả núi bộ phận
mà vẫn không thể chế tạo được một chiếc ô tô. Sẽ không có số tiền nào đủ nếu chúng ta
không nghĩ ra một cách độc đáo để sắp xếp hàng chục nghìn bộ phận này."

Thông qua các triết lý Cải tiến hàng ngày và Tư duy tốt, Sản phẩm tốt, TPS đã phát
triển thành một hệ thống sản xuất nổi tiếng thế giới. Thậm chí ngày nay, toàn bộ Toyota
đang triển khai kaizen cho TPS cả ngày lẫn đêm để đảm bảo sự phát triển liên tục của mình.

Chúng tôi thực hiện TPS trên toàn thế giới với mong muốn mạnh mẽ đóng góp vào sự
giàu có của xã hội và quốc gia, điều này đã được tiếp tục kể từ thời Sakichi và Kiichiro.

Nó dựa trên tiền đề là làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn đối với người lao động.
Mục tiêu là loại bỏ triệt để lãng phí và rút ngắn thời gian thực hiện để giao xe đến khách
hàng một cách nhanh chóng, với chi phí thấp và chất lượng cao. Hệ thống sản xuất này được
áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của Tập đoàn ô tô Toyota, bao gồm cả phương tiện và dịch
vụ, đồng thời tất cả nhân viên đều thực hiện Kaizen tăng dần hàng ngày.

TPS bao gồm các nguyên tắc sau:

- Triết lý Kaizen: Tập trung vào việc cải tiến liên tục các quy trình sản xuất.
- Just-in-time (JIT): Sản xuất sản phẩm đúng lúc, đúng số lượng cần thiết,
tránh lãng phí.
- Kanban: Sử dụng hệ thống thẻ để điều phối sản xuất.
- Jidoka: Tự động hóa việc phát hiện lỗi và ngăn chặn sự cố.
- Poka-yoke: Ngăn ngừa sai sót bằng cách thiết kế các quy trình đơn giản và dễ
hiểu.
- Heijunka: Cân bằng sản xuất để giảm thiểu lãng phí.
28
- Genchi Genbutsu: Đi đến tận nơi để quan sát và tìm hiểu vấn đề.

Dây chuyền sản xuất lắp ráp của Toyota được chia thành các giai đoạn sau:

Dập: Kim loại tấm được ép thành các bộ phận xe như thân xe, cửa ra vào, mui xe, v.v.

Hình 2: Công nghệ dập kim loại

Hàn: Các bộ phận xe được hàn lại với nhau.

Hình 3: Hàn các bộ phận xe lại với nhau

29
Sơn: Các bộ phận xe được sơn để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ.

Hình 4: Sơn các bộ phận của xe để tăng tính thẩm mỹ


Lắp ráp: Các bộ phận xe được lắp ráp lại với nhau để tạo thành xe hoàn chỉnh.

Hình 5: Lắp ráp các bộ phận lại với nhau

30
Kiểm tra: Xe được kiểm tra để đảm bảo chất lượng.

Hình 6: Xe được kiểm tra để đảm bảo chất lượng


TPS sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, bao gồm:

- Robot: Robot được sử dụng để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, chẳng hạn như
hàn và sơn.
- Hệ thống tự động hóa: Hệ thống tự động hóa được sử dụng để vận chuyển vật liệu và
sản phẩm giữa các giai đoạn sản xuất.
- Hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát được sử dụng để theo dõi quá trình sản xuất và
phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.

TPS đã giúp Toyota đạt được nhiều thành công, bao gồm:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất.


- Cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Giảm thiểu lãng phí.
- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng.

TPS được coi là một trong những hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả nhất trên thế
giới và đã được nhiều doanh nghiệp khác áp dụng.

31
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PISTON ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

4.1. Nhiệm vụ
Piston có các nhiệm vụ sau:

- Kết hợp với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng cháy.

- Nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục khuỷu ở kỳ cháy
giãn nở.

- Tiếp nhận lực quán tính của bánh đà qua trục khuỷu, thanh truyền để thực hiện hành
trình hút, nén, xả.

Riêng đối với động cơ 2 kỳ piston còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa hút, cửa xả.

Hình 7: Piston
Piston được chia làm 4 phần :
đỉnh ,đầu ,thân và đáy . Mỗi phần đều có
nhiệm vụ riêng va có kết cấu riêng:

- Piston nhận áp suất khí đốt và phải


chịu nhiệt độ cao.

32
Hình 8: Các phần của Piston
- Đầu piston có các rãnh để lắp các xec măng khí và xec măng dầu. Đáy rãnh lắp xec
măng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để cấp và thoát dầu.

4.2. Điều kiện làm việc


Điều kiện làm việc của piston rất phức tạp cụ thể là :

- Chịu tải trọng cơ học có chu kỳ

- Lực quán tính lớn đặc biệt là động cơ tốc độ cao.

- Tải trọng nhiệt cao : do tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao nên nhiệt độ đỉnh piston
có thể lên đến 2200÷28000 C nên piston giảm sức bèn , bó kẹt , nứt …..

- Ma sát lớn và ăn mòn hoá học :

4.3. Vật liệu chế tạo.


Vật liệu chế tao piston phải đảm bảo cho piston làm việc ổn định và lâu dài trong điều
kiện khắc nhiệt.

• Gang : Thường dung gang xám , gang dẻo , gang cầu . gang có sức bền nhiệt và bền
cơ học khá cao , hệ số dản mở dài nên khó bị kẹt . Tuy nhiên gang rất nặng nên lực
quán tính của piston lớn . Do đó thường dung cho đọng cơ có tốc độ thấp .

• Thép : Thép có sứ bền cao , hệ số dẩn nhiệt nhỏ , đồng thời khó đúc nên it dùng.

• Hợp kim nhôm có ưu điểm nhẹ , hệ số dẩn nhiệt lớn , hệ số ma sát nhỏ , dễ đúc , dễ
gia công nên được dung phổ biến để chế tạo piston.

33
Hình 9: Vật liệu chế tạo Piston
4.4. Yêu cầu kỹ thuật của piston
Độ chính xác mặt ngoài đạt cấp 6 , độ nhám Ra= 25(μm)

- Dung sai đường kính lỗ . Td = 0,008 ÷ 0,01 (mm)

- Sai lệch hình học không vượt quá 0,4÷0,5 dung sai đường kính lỗ - Sai lệch vị trí
không gian giữa các bề mặt :

- Đường tâm lỗ phải nằm trong mặt phẵng thẳng góc với đường tâm piston. Saisố cho
phép (0,03÷0,06)/100 (mm)

- Độ không thẳng góc của thành rảnh secmăng với đường kính mặt ngoài (0,02÷0,05)
(mm)

- Sai số do độ đồng tâm vòng đáy rãnh và vòng ngoài (0,012÷0,03) (mm)

- Các bề mặt không gia công đạt Ra= 80(μm)

4.5. Công nghệ chế tạo piston.


Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều phương pháp chế tạo phôi piston: đúc trong
khuôn kim loại, đúc trong khuôn cát, đúc áp lực, đúc chân không, dập. Tuỳ thuộc vào vật
liệu chế tạo và dạng sản xuất mà người ta chọn phương pháp chế tạo phôi hợp lý.

34
4.5.1. Công nghệ rèn và dập.

a. Chuẩn bị nguyên liệu.

Hình 10: Chuẩn bị nguyên liệu


Sử dụng hợp kim nhôm, gang, hoặc thậm chí là các hợp kim titan để cung cấp độ bền
và khả năng chịu nhiệt cao.

b. Thiết kế khuôn:

Hình 11: Thiết kế khuôn theo đặc tính và hình dạng của piston.

c. Nung nóng phôi:

35
Hình 12: Nung nóng phôi để làm mềm và dễ dàng định hình trong quá trình dập.

36
d. Đặt phôi vào khuôn:

Hình 13: Đặt phôi vào khuôn để chuẩn bị cho quá trình dập.

e. Dập:

Hình 14: Sử dụng máy dập để định hình phôi theo khuôn, tạo ra hình dạng ban đầu của
piston.
37
f. Tiện đỉnh piston, tiện mặt trụ ngoài:

Hình 15: Tiện đỉnh piston, tiện mặt trụ ngoài:


Sử dụng máy tiện để gia công đỉnh piston và mặt trụ ngoài theo kích thước và
hình dạng cần thiết.
g. Tiện rãnh séc măng, khoan lỗ dầu:

Hình 16: Tiện rãnh séc măng, khoan lỗ dầu


Tiến hành tiện rãnh séc măng và khoan lỗ dầu để chuẩn bị cho quá trình lắp
ráp và sử dụng trong động cơ.

38
h. Tiện chốt piston:

Hình 17: Tiện chốt piston


Gia công chốt piston để đảm bảo khớp chặt và chính xác trong quá trình hoạt động.

i. Mài và đánh bóng mặt ngoài thân và đỉnh piston:

Hình 18: Mài và đánh bóng mặt ngoài thân và đỉnh piston
Sử dụng máy mài và máy đánh bóng để hoàn thiện bề mặt của piston, tạo ra bề mặt
mịn và chống ma sát.

39
j. Kiểm tra chất lượng:

Hình 19: Kiểm tra chất lượng


Kiểm tra kích thước, hình dạng và chất lượng của piston để đảm bảo đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng.

Tổng kết lại quy trình như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu  Thiết kế khuôn Nung nóng phôi Đặt phôi vào khuôn 
Dập  Tiện đỉnh piston, tiện mặt trụ ngoài Tiện rãnh séc măng, khoan lỗ dầu 
Tiện chốt piston  Mài và đánh bóng mặt ngoài thân và đỉnh piston  Kiểm tra chất
lượng

4.5.2. Công nghệ đúc trong khuôn.

a. Chuẩn bị khuôn:
 Khuôn cát được làm từ cát mịn, đất sét và chất kết dính.
 Khuôn kim loại được làm từ thép, gang hoặc nhôm.
 Cả hai loại khuôn đều được tạo thành hai phần: khuôn trên và khuôn dưới.
 Lõi được sử dụng để tạo ra các lỗ rỗng bên trong piston.

40
Khuôn kim loại

b. Chuẩn bị phôi

c. Nung chảy phôi;


- Nung chảy gang, hợp kim, nhôm,….

41
d. Rót kim loại nóng chảy vào khuôn

e. Lấy phôi ra khỏi khuôn và đưa đi cắt gọt, tiện và chỉnh sửa
- Sau khi để nguội thì tiến hành lấy phôi ra khỏi khuôn và đưa đi gia công

f. Các quy trình còn lại giống với quy trình của Rèn và dập

Piston sau khi tiến hành các bước gia công


42
Việc chọn phương pháp sản xuất piston giữa đúc trong khuôn và rèn dập phụ thuộc
vào yêu cầu cụ thể của sản phẩm cuối cùng. Dưới đây là một số so sánh giữa hai phương
pháp này:

 Chi phí:

Đúc trong khuôn: Đòi hỏi chi phí khuôn lớn ban đầu, nhưng chi phí sản xuất hàng loạt thấp
hơn.

Rèn dập: Chi phí thiết bị và lao động có thể cao hơn, nhưng không cần khuôn đắt tiền.

 Chất lượng:

Đúc trong khuôn: Có khả năng tạo ra piston với chi tiết phức tạp, bề mặt mịn và đồng nhất.

Rèn dập: Thường tạo ra piston với cấu trúc mạnh mẽ hơn và khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng
không đạt được mức độ chi tiết cao như đúc trong khuôn.

 Hiệu suất sản xuất:

Đúc trong khuôn: Có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng và đồng đều.

Rèn dập: Tốc độ sản xuất có thể chậm hơn và phụ thuộc vào quy trình rèn dập cụ thể.

43
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã tìm hiểu về việc phân loại SXLR ô
tô, các phương pháp lắp ráp và kiểm tra, quá trình hình thành sản phẩm cơ khí, thiết
kế qui trình công nghệ lắp ráp ô tô. Chúng em cũng đã tìm hiểu về dây chuyền công
nghệ SXLR ô tô của một hãng xe cụ thể và công nghệ chế tạo piston động cơ đốt
trong. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các phương pháp và quy trình công
nghệ hiện đại có thể cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu
chi phí sản xuất.

5.2. Đề xuất hướng phát triển và nghiên cứu trong tương lai
Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng em đề xuất một số hướng phát triển và
nghiên cứu trong tương lai nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm SXLR ô
tô. Đề xuất bao gồm việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong quá trình
sản xuất, cải thiện quy trình lắp ráp và kiểm tra sản phẩm, đồng thời tối ưu hóa dây
chuyền công nghệ SXLR ô tô để tăng cường năng suất và giảm thời gian sản xuất.

5.3. Những kết luận cuối cùng


Trong kết luận cuối cùng, chúng em nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc áp
dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất ô tô để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản
phẩm. Chúng em cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc liên tục nghiên cứu và
phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao về sản phẩm ô tô chất lượng
cao và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, chúng em cũng khuyến khích các nhà nghiên
cứu và các doanh nghiệp trong ngành ô tô nắm bắt và áp dụng các xu hướng công
nghệ mới nhất để phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích về công nghệ chế tạo piston, chúng
em đã xác định và thảo luận về các yếu tố quan trọng như nhiệm vụ, điều kiện làm
việc, vật liệu chế tạo, yêu cầu kỹ thuật và công nghệ sản xuất piston. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng việc lựa chọn vật liệu phù hợp, áp dụng công nghệ chế tạo

44
hiện đại và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật là quan trọng để tạo ra piston có chất
lượng cao và hiệu suất tốt.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo piston là sản xuất ra các sản phẩm
chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất của động cơ ô tô.
Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Việc kiểm soát và duy trì điều kiện làm việc cần
được chú ý đến.
Vật liệu chế tạo: Sự chọn lựa vật liệu chế tạo đúng cách và phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật là yếu tố quan trọng để đảm bảo piston đạt được hiệu suất tốt nhất.

Yêu cầu kỹ thuật: Yêu cầu kỹ thuật cần được xác định cẩn thận để đảm bảo rằng
piston đáp ứng được các tiêu chuẩn và đạt hiệu suất tối ưu.
Công nghệ chế tạo piston: Sự áp dụng các công nghệ chế tạo tiên tiến và hiện đại giúp
tăng cường chất lượng và hiệu suất của piston, đồng thời giảm chi phí sản xuất và thời gian
gia công.
Tóm lại, việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ chế tạo piston là vô cùng quan trọng
để cải thiện hiệu suất và chất lượng của động cơ ô tô. Hi vọng rằng những thông tin và kết
quả từ đề tài này sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.
 Hiểu biết sâu hơn về quy trình chế tạo piston
 Tính hiện đại và phức tạp của công nghệ chế tạo
 Yêu cầu về chất lượng và độ chính xác cao
 Khả năng chọn tìm kiếm và chọn lọc thông tin, năng lực số, kỹ năng thuyết trình

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Toyota Production System - Company Information Vision & Philosophy
(https://global.toyota/en/company/vision-and-philosophy/production-system/)
[2] Tài liệu Công nghệ sản xuất và lắp ráp cơ khí
[3] Tài liệu công nghệ lắp ráp ô tô
[4] Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Toyota
(https://xehoigiatot.vn/hang-toyota)
[5] Công nghệ chế tạo Piston
(https://xehoigiatot.vn/hang-toyota)

46
MINH CHỨNG LÀM VIỆC NHÓM
1. Ngày 20/12/2023 (4 sinh viên)

2. Ngày 2/1/2024 (4 sinh viên)

47
3. Ngày 10/1/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

4. Ngày 18/1/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

48
49
5. Ngày 7/2/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

6. Ngày 5/3/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

50
7. Ngày 10/3/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

8. Ngày 20/3/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

51
9. Ngày 1/4/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

10. Ngày 15/4/2024, địa điểm online qua MS teams (4 sinh viên)

52

You might also like