Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ ÔN TẬP HỌC GIỮA HỌC KÌ II - ĐỀ SỐ 3

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8


THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ Nắm chắc các kiến thức cơ bản.


✓ Nhớ và vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài tập.
✓ Luyện đề để rèn kĩ năng làm bài, hỗ trợ bài kiểm tra trên lớp đạt kết quả cao.

Câu 1: (ID: 451137) Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
A. Lực căng dây B. Lực kéo. C. Lực đẩy D. Lực hút.
Câu 2: (ID: 428780) Dòng điện là gì?
A. Dòng điện chỉ là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng
B. Dòng điện chỉ là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng
C. Dòng điện chỉ là dòng các êlectron dịch chuyển có hướng
D. Dòng điện là dòng các điện tích bất kì dịch chuyển có hướng
Câu 3: (ID: 660249) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.

Hãy nêu tên các thiết bị điện trong mạch.


A. nguồn điện, cầu chì, ampe kế, đèn LED, công tắc, dây dẫn.
B. nguồn điện, điện trở, ampe kế, đèn LED, công tắc, dây dẫn.
C. nguồn điện, cầu chì, vôn kế, đèn LED, công tắc, dây dẫn.
D. nguồn điện, điện trở, vôn kế, đèn LED, công tắc, dây dẫn.
Câu 4: (ID: 373259) Để mạ kẽm cho một dây thép thì cách làm nào sau đây là đúng
A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch
B. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này
C. Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch
cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.
D. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho
dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.

1
Câu 5: (ID: 311195) 55mA bằng:
A. 0,55A B. 0,055A C. 5,5A D. 55000A
Câu 6: (ID: 329664) Trong các kim loại sắt, đồng, nhôm, vonfram, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Vonfram B. Nhôm C. Sắt D. Đồng
Câu 7: (ID: 477844) Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, sắt có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới
1000 C vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do các miếng kim loại trên truyền cho nước bằng
cách chọn các câu trả lời sau đây:
A. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau.
B. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng sắt.
C. Nhiệt lượng của miếng sắt truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm.
D. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng sắt, của miếng đồng.
Câu 8: (ID: 476611) Trong các sự truyền nhiệt sau đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của thanh kim loại.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng sang khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 9: (ID: 623945) Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?
A. Đồng, không khí, nước. B. Nước, đồng, không khí.
C. Đồng, nước, không khí. D. Không khí, đồng, nước.
Câu 10: (ID: 453557) Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích
cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên.
Câu 11: (ID: 470897) Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?
A. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Cả trọng lượng, khối lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
Câu 12: (ID: 476605) Đặt một thìa nhôm (ở nhiệt độ phòng khoảng 250C) vào một cốc nước sôi thì nhiệt năng
của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

2
Câu 13: (ID: 625974) Các cơ quan trong hệ vận động của cơ thể là?
A. Xương, khớp, dây thần kinh vận động. B. Xương, cơ, da.
C. Xương, cơ, khớp. D. Xương, cơ, dây thần kinh vận động.
Câu 14: (ID: 634020) Cấu trúc xương đóng vai trò giúp cơ thể người có khả năng đứng thẳng là
A. Xương đòn. B. Xương chày. C. Xương chậu. D. Xương cột sống.
Câu 15: (ID: 641488) Cơ quan trong hình thuộc hệ tiêu hóa, tên gọi và chức năng của cơ quan này là gì?

A. Gan. B. Túi mật. C. Phổi. D. Tuyến Tụy.


Câu 16: (ID: 641788) Cho các triệu chứng:
1. Mệt mỏi. 2. Da xanh.
3. Tim đập nhanh. 4. Tăng tích nước.
5. Béo phì. 6. Rối loạn hormone sinh trưởng.
Các triệu chứng thường xuất hiện khi cơ thể thiếu máu như:
A. (1), (3), (4). B. (2), (5), (6) C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (3).
Câu 17: (ID: 642607) Vai trò của hệ tuần hoàn trong quá trình trao đổi khí ở người là
A. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang.
B. Vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến từng mô cũng như tế bào trên khắp cơ thể.
C. Lọc và loại bỏ các tạp chất ra khỏi không khí trước khi vận chuyển không khí vào máu.
D. Tăng nhiệt độ của khí trước khi dẫn khí vào máu.
Câu 18: (ID: 643399) Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu là:
A. Bàng quang, thận, gan, ống dẫn nước tiểu. B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái.
C. Tụy, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Câu 19: (ID: 643417) Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
A. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ các phản ứng của cơ thể cới các kích thích từ môi trường.
B. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ quá trình tương tác của cơ thể với môi trường.
C. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ quá trình tuần hoàn các chất của cơ thể.
D. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

3
Câu 20: (ID: 643723) Cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào?
A. Cầu mắt và dây thần kinh thị giác.
B. Đồng tử, giác mạch, thủy tinh thể, võng mạc.
C. Mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở não.
D. Thủy tinh thể, giác mạc, đồng tử, võng mạc, củng mạc, điểm vàng, dịch thủy tinh, dây thần kinh.

----- HẾT -----

4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.C 2.D 3.A 4.D 5.B 6.A 7.D 8.C 9.C 10.B
11.C 12.A 13.C 14.D 15.D 16.D 17.A 18.D 19.D 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại
thì hút nhau.
Cách giải:
Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có lực đẩy.
Chọn C.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Cách giải:
Dòng điện là dòng các điện tích bất kì dịch chuyển có hướng.
Chọn D.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết kí hiệu của một số thiết bị điện trong mạch điện
Cách giải:
Các thiết bị điện trong mạch là: hai nguồn điện, một cầu chì, một ampe kế, một đèn LED, một công tắc, các
dây dẫn
Chọn A.
Câu 4 (VDC):
Phương pháp:
Để mạ kẽm cho một dây thép thì nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối
kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.
Cách giải:
Để mạ kẽm cho một dây thép thì nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối
kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.
CHọn D
Chọn D.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Đổi đơn vị:

5
1A = 1000mA.
1mA = 0,001A.
Cách giải:
55mA = 0,055A
Chọn B.
Chọn B.
Câu 6 (VD):
Phương pháp:
Vonfram là vật liệu dùng làm dây tóc bóng đèn. Muốn chế tạo được dây tóc bóng đèn thì vật liệu đó phải có
nhiệt độ nóng chảy cao.
Cách giải:
Bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất:

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vofram.


Chọn A.
Chọn A.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.t.
Cách giải:
Ba miếng kim loại có cùng khối lượng, cùng được nung nóng đến 1000 C rồi thả vào cốc nước lạnh
nên m, t là như nhau.
Ta lại có: nhiệt dung riêng của nhôm > nhiệt dung riêng của sắt > nhiệt dung riêng của đồng.
Mà Q = m.c.t nên nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước là lớn nhất, rồi đến của miếng sắt và của
miếng đồng.
Chọn D.

6
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Cách giải:
Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất, sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò, sự truyền nhiệt
từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng sang khoảng không gian bên trong bóng đèn là hình thức truyền nhiệt
bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của thanh kim loại là hình thức dẫn nhiệt.
Chọn C.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
+ Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức
dẫn nhiệt.
+ Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Cách giải:
Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém đúng là: Đồng, nước, không khí.
Chọn C.
Câu 10 (VD):
Phương pháp:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
Cách giải:
Khi nhiệt độ thay đổi, chiều dài của cầu thay đổi
Con lăn được đặt dưới đầu cầu có tác dụng để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt
Chọn B.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Cách giải:
Khi nung nóng một chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng lên.
Chọn C.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết nguyên lí sự truyền nhiệt:
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt
độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

7
Cách giải:
Khi đặt thìa nhôm vào một cốc nước sôi thì nước sẽ truyền nhiệt lượng cho thìa làm thìa nóng lên, đồng thời
nước lạnh đi. Như vậy nhiệt năng của nước giảm, nhiệt năng của thìa nhôm tăng.
Chọn A.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về cơ thể người.
Cách giải:
Hệ vận động gồm các cơ quan: Cơ, xương, khớp.
Chọn C.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết hệ vận động ở người.
Cách giải:
Xương cột sống đóng vai trò giúp cơ thể người cơ thể đứng thẳng.
Chọn D.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.
Cách giải:

Chọn D.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về hệ tuần hoàn của cơ thể người.
Cách giải:
Khi cơ thể thiếu máu thường xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh, tim đập nhanh...
Chọn D.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:

8
Vận dụng lí thuyết về hệ hô hấp ở người.
Cách giải:
Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa
không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khi ra ngoài môi trường.
Chọn A.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về hệ bài tiết ở người.
Cách giải:

Chọn D.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về hệ bài tiết ở người.
Cách giải:
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, mồ
hôi, nước tiểu….) hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể 1 số chất quá liều lượng (các chất thuốc, ion,
cholesterol)
Chọn D.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về hệ thần kinh và các giác quan ở người.
Cách giải:
Thị giác có cấu tạo gồm mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở não.
Chọn C.

You might also like