ĐỀ ÔN TẬP SINH - 02

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


ĐỀ SỐ 02 NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1. (2,5 điểm)


a) Hình dưới mô tả quá trình tổng hợp một chuỗi polipeptit trong tế bào của một loài sinh vật.

a.1. Nêu tên gọi và chức năng của cấu trúc X, Y.


a.2. Xác định đầu 3’ và 5’ tương ứng với vị trí số (1) và (2) trên phân tử mARN. Giải thích.
a.3. Phân tử mARN trên mã hóa chuỗi polipeptit gồm bao nhiêu axit amin?
b) Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực?
c) Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitric được thể hiện và có ý nghĩa như thế nào trong cấu trúc
của phân tử ADN?

Câu 2. (1,5 điểm)


Ở một loài vi khuẩn, opêron A gồm 3 gen cấu trúc mã hóa 3 enzim (X, Y, Z) tham gia chuyển hóa
chất A, được sắp xếp theo thứ tự P – O – X – Y – Z (P là vùng khởi động, O là vùng vận hành). Các trình
tự ADN bình thường được kí hiệu 𝑃+ , 𝑂 + , 𝑋 + , 𝑌 + , 𝑍 + . Các đột biến mất chức năng được kí hiệu là
𝑃− , 𝑂− , 𝑋 − , 𝑌 − , 𝑍 − . Người ta tạo ra 6 chủng vi khuẩn có kiểu gen lưỡng bội về opêron A bằng cách
chuyển thêm opêron A từ bên ngoài vào tế bào vi khuẩn. Lượng enzim có hoạt tính của các enzim X, Y, Z
trong 4 chủng vi khuẩn (1, 2, 3, 4) được xác định như trong bảng dưới đây. Biết rằng, các chủng vi khuẩn
được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng không có chất A và gen điều hòa của opêron A ở các chủng
đều hoạt động bình thường.
Lượng enzim có hoạt tính
Chủng Kiểu gen
X Y Z
+ + + + +
𝑃 𝑂 𝑋 𝑌 𝑍 /
1 - - -
𝑃+ 𝑂+ 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 +
𝑃+ 𝑂− 𝑋 + 𝑌 − 𝑍 + /
2 ++ - ++
𝑃+ 𝑂+ 𝑋 − 𝑌 + 𝑍 +
𝑃+ 𝑂− 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 + /
3 ++ ++ ++
𝑃+ 𝑂+ 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 +
𝑃+ 𝑂− 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 + /
4 ++ ++++ ++
𝑃+ 𝑂− 𝑋 − 𝑌 + 𝑍 −
𝑃+ 𝑂− 𝑋 − 𝑌 + 𝑍 + /
5 ? ? ?
𝑃+ 𝑂+ 𝑋 + 𝑌 − 𝑍 +
𝑃− 𝑂− 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 + /
6 ? ? ?
𝑃+ 𝑂− 𝑋 + 𝑌 + 𝑍 −
Chú thích:
-: không có hoạt tính;
++, ++++: các mức hoạt tính từ thấp đến cao;
Trang 1
?: chưa được khảo sát.
a) Đột biến vùng O ở opêron A ảnh hưởng như thế nào đến sự biểu hiện của các gen mã hóa các
enzim X, Y, Z? Giải thích.
b) Giải thích kết quả thí nghiệm ở chủng vi khuẩn 2.
c) Lượng enzim có hoạt tính của các enzim X, Y, Z ở chủng vi khuẩn 5 và chủng vi khuẩn 6 chưa
được khảo sát. Dự đoán lượng enzim có hoạt tính của mỗi enzim X, Y, Z ở mỗi chủng vi khuẩn 5 và
chủng vi khuẩn 6. Giải thích.

Câu 3. (4,0 điểm)


a) Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra
giao tử đơn bội. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hạt do một gen có 3 alen là A1,A2 ,A3 quy định,
trong đó A1 quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với A 2 quy định hạt xanh và trội hoàn toàn so với A 3
quy định hạt trắng. Cho cây lưỡng bội hạt vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hạt trắng thuần chủng
được F1 . Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hạt xanh thuần chủng được F2 . Gây tứ bội hoá F2 bằng hoá
chất cônsesin thu được các cây tứ bội gồm các cây hạt xanh và cây hạt vàng. Giải thích vì sao cônsesin có
khả năng gây đột biến đa bội?
b) Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, sự tiếp hợp vào trao đổi giữa các đoạn crômatit sẽ dẫn
tới làm phát sinh những dạng biến dị nào?
c) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét ba cặp nhiễm sắc thể thường, trên mỗi cặp nhiễm
sắc thể, xét một gen có hai alen khác nhau. Trong quá trình giảm phân ở một ruồi giấm đực, một số tế bào
có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các sự kiện
khác trong giảm phân diễn ra bình thường và các tế bào khác giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, số
loại giao tử về các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên là bao nhiêu?
d) Ở phép lai (P): ♀Aa × ♂Aa, đời con có một thể đột biến có kiểu gen AAAA. Thể đột biến này
có bộ NST như thế nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến nói trên.
e) Trong điều kiện không có đột biến, từ hai cả thể lưỡng bội của hai loài thực vật có hoa có kiểu
lần lượt là AaBb và DdEe, người ta đã tạo ra cá thể lại có kiểu gen AaBbDdEe có khả gen năng sinh sản
hữu tính bình thường. Hãy trình bày quy trình có thể tạo ra cá thể lại này.

Câu 4. (3,0 điểm)


a) Trong một thí nghiệm, người ta cho các tinh thể axit ascorbic là một chất khứ mạnh vào một
ống nghiệm chứa dung dịch methyl đỏ là một chất oxi hóa mạnh (có màu đỏ khi ở trạng thái oxi hóa và
không màu khi ở trạng thái khử) đến mức bão hòa thì thấy dung dịch vẫn có màu đỏ. Tuy nhiên, nếu cho
thêm một lượng vừa phải clorophin vừa tách khỏi lá vào ống nghiệm và đặt ống nghiệm dưới ánh sáng thì
màu đỏ biến mất và xuất hiện màu xanh lục. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm. Nêu ý nghĩa của thí
nghiệm này.
b) Khi gieo hạt đậu vào một khay nhỏ, đáy bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm phủ kín hạt, treo khay
nghiêng 45°. Sau một thời gian quan sát thấy hạt nảy mầm, ngọn cây mọc thẳng và rễ cây phát triển theo
hình làn sóng và hướng xuống phía dưới. Theo em, thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? Giải thích kết quả
thí nghiệm.
c) Có ba dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amilaza,
dung dịch 3 chứa glucose. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ
phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc của từng chất trên. Giải thích.

Câu 5. (1,5 điểm)


a) Một gen cấu trúc ở vi khuẩn có 600 cặp nuclêôtit, gen này bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở
vị trí thứ 420 tính từ đầu vùng mã hoá của gen. Bộ ba mang đột biến không quá định một axit amin nào
cả. Hãy cho biết phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến này có bao nhiêu axit amin?
b) Trong tinh hoàn của một gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh
trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các
trứng. Các trứng được hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng
sau khi ấp chỉ nở được 23 gà con. Biết rằng ở gà bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Tính số lượng tinh trùng trực
tiếp thụ tinh và số tế bào sinh trứng.
Trang 2
Câu 6. (2,5 điểm)
a) Ở một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên. Gen A quy định kiểu hình bình thường, alen a
làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm. Gen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy
định hoa màu trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế
hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và
cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với
gen quy định màu hoa và không có đột biến phát sinh.
- Tính tần số tương đối alen a và alen B trong quần thể ở thế hệ ban đầu.
- Theo lý thuyết, cây thuần chủng về cả hai cặp gen ở thế hệ P chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b) Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không
có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có
kiểu gen bb không này mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven
biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vưòn ươm không
nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này
giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu
mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c) Ở người, bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) do gen lặn a và bệnh alcapton niệu (alkaptonuria)
do gen lặn b nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các
bệnh trên sinh ra một người con mắc cả hai bệnh đó. Nếu họ sinh người con thứ hai thì xác suất đứa trẻ
này là con trai mắc cả hai bệnh là bao nhiêu?

Câu 7. (2,5 điểm)


Một loài thú, cho con đực thân cao, lông đen giao phối với con cái thân cao, lông đen (P), thu
được F1 có tỉ lệ: 100 con cái thân cao, lông đen : 40 con đực thân cao, lông đen : 40 con đực thân thấp,
lông trắng : 10 con đực thân cao, lông trắng : 10 con đực thân thấp, lông đen. Biết rằng không xảy ra đột
biến và mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định.
a) Xác định kiểu gen của P.
b) Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể cái F1, xác suất thu được 1 cá thể dị hợp 1 cặp gen là bao nhiêu phần
trăm?

Câu 8. (2,5 điểm)


Ở một loài động vật, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp;
alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng, gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Cho cá thể chân cao, lông trắng thuần chủng lai với cá thể chân thấp lông đen thuần chủng thu
𝐴𝐵
được F1. Cho F1 lai với cá thể chân cao, lông đen có kiểu gen 𝑎𝑏 , thu được F2 có kiểu hình chân cao, lông
đen chiếm tỉ lệ 54%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau.
a) Xác định tần số hoán vị gen.
b) Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao, lông trắng ở F2, xác suất thu được 1 cá thể thuần chủng là
bao nhiêu?
HẾT

Trang 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
ĐỀ SỐ 02 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: SINH HỌC
NỘI DUNG
Câu 1. (2,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) a.1. - X: riboxom. Chức năng: Tổng hợp chuỗi polipeptit. 0.25
1.0 - Y: tARN. Chức năng: Vận chuyển axit amin đến riboxom tổng hợp chuỗi polipeptit. 0.25
a.2. (1): đầu 5’; (2): đầu 3’. Giải thích: đầu (1) có bộ 3 mở đầu và đầu (2) có bộ 3 kết 0.25
thúc. (Hoặc: Theo hình chuỗi polipeptit đang được kéo dài theo chiều từ (1) đến (2)).
a.3. Phân tử mARN trên mã hóa chuỗi polipeptit gồm 8 axit amin. 0.25
b) Ý nghĩa:
0.5 - Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật 0.25
liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã.
- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di 0.25
truyền: từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể
tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi
polipeptit khác nhau.
c) Nguyên tắc bổ sung trong ADN:
1.0 - Giữa 2 mạch đơn ADN các nucleotit luôn bắt cặp từng đôi liên kết A - T và G - X. 0.25
- Do A, G có kích thước lơn được bổ sung bởi T, X có kích thước nhỏ nên đường kính 0.25
ADN không đổi.
- Trình tự các nucleotit trên mạch 1 quy định trình tự các nucleotit trên mạch 2 đảm 0.25
bảo tính đặc trưng của phân tử ADN.
- Các liên kết hidro giữa các bazơ nitric yếu nhưng có số lượng lớn do đó phân tử 0.25
ADN vừa bền vững vừa linh động, có khả năng tự sao và ổn định thông tin di truyền.
Câu 2. (1.5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) - Chủng 1: vùng O của 2 operôn bình thường (𝑂+ ), protein ức chế bám vào, ngăn cản 0.25
0.5 sự biểu hiện các gen X, Y và Z, dẫn tới không có lượng enzim có hoạt tính của các
enzim (-).
- Chủng 3: vùng O của 1 operôn bị đột biến (𝑂 − ), protein ức chế không bám được vào 0.25
O, các gen X, Y và Z được biểu hiện mạnh, lượng enzim có hoạt tính của 3 enzim đều
cao (++).
(Nếu sử dụng chủng 4 thay cho chủng 3 để giải thích vẫn đạt điểm.)
b) Chủng 2: 1 operôn có trình tự 𝑂− , nên gen X và Z được biểu hiện tổng hợp enzim X 0.25
0.25 và Z có hoạt tính tương đối cao (++). Gen 𝑌 − bị đột biến mất chức năng, dẫn đến sản
phẩm không có hoạt tính (-).
c) Từ kết quả ở chung 1, 2, 3, 4 có thể thấy, khi 𝑂+ hoặc gen đột biến thì không có enzim 0.25
0.75 hoạt tính là (như ở chủng 1 và gen Y ở chủng 2), khi có 1 𝑂− thì gen biểu hiện nên
lượng enzim có hoạt tính ở mức (++), nếu có cả hai 𝑂− thì gen biểu hiện mạnh (++++)
như gen Y ở chủng 4. Do đó có thể dự đoán lượng enzim hoạt tính ở chủng 5 và 6.
- Chủng 5: X (-), Y (++), Z (++) vì vùng O của 1 operôn bị đột biến, gen Y và Z biểu
hiện bình thường, gen X bị đột biến mất chức năng nên enzim không có hoạt tính. 0.25
- Chủng 6: X (++), Y (++) và Z (-) vì vùng P của 1 operôn bị đột biến mất chức năng
nên eperon này không hoạt động. Operon còn lại có vùng O bị đột biến, gen X và Y 0.25
biểu hiện bình thường, gen Z bị đột biến mất chức năng nên enzim không có hoạt tính.
Câu 3. (4,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) Cônsesin có khả năng gây đột biến đa bội là vì:
0.5 - Cônsesin là chất hoá học ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc (thoi tơ phân bào). 0.25
Trang 4
Khi không có thoi tơ phân bào thì NST không phân li về 2 cực tế bào nên không xảy
ra quá trình phân chia nhân → hình thành tế bào đa bội.
- Cônsesin ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc bằng cách ức chế hoạt động của các 0.25
enzym tổng họp vi ống và vi sợi. Vì vậy khi sử dụng hoá chất cônsesin thì sẽ làm
giảm hệ thống khung xương của tế bào (do cản trở hình thành vi ống, vi sợi).
b) - Trong quá trình giảm phân, vào kì đầu và kì giữa của giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp 0.25
0.75 và trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit. Sự trao đổi chéo có thể được diễn ra giữa các
cromatit cùng nguồn gốc hoặc khác nguồn gốc.
- Sự tiếp hợp và trao đôi chéo cân giữa các cromatit sẽ dẫn tới hiện tượng hoán vị gen. 0.25
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit sẽ dẫn tới làm phát sinh 0.25
các dạng đột biến mất đoạn, lặp đoạn.
c) - Giả sử cặp NST thứ I xét 1 gen có 2 alen (A, a), cặp NST thứ II xét 1 gen có 2 alen
1.0 (B, b), cặp NST thứ III xét 1 gen có 2 alen (D, d).
- Một số tế bào giảm phân bình thường:
+ Ở mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử. Số loại giao tử bình thường là: 0.25
2×2×2 = 8 (loại giao tử).
- Một số tế bào có một cặp NST giảm phân I không phân li:
+ Một số tế bào có một cặp NST thứ I không phân li ở giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại 0.25
giao tử đột biến là Aa (n+1) và giao tử O (n-1), 2 cặp NST khác giảm phân bình
thường và mỗi cặp NST cho ra 2 loại giao tửlà (B, b) và (D,d ) → Số loại giao tử đột
biến là: 2× 2 × 2 =8 loại giao tử.
+ Vì có 3 cặp NST, sự không phân li NST có thể xảy ra ở 1 trong 3 cặp NST → Số 0.25
loại giao tửđột biến: 8×3= 24 (loại)
- Số loại giao tửvề các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế 0.25
bào trên là: 8 + 24 = 32 (loại).
d) * Thể đột biến này có kiểu gen gồm 4 alen ở gen A. Vậy nó thuộc thể đột biến tứ bội 0.25
1.25 (4n) hoặc thể bốn nhiễm (2n+2). Nếu là thể bốn nhiễm thì phải xảy ra ở NST chứa
gen Aa.
* Thế tứ bội AAAA được phát sinh tử phép lai ♀Aa × ♂Aa theo một trong hai cơ chế: 0.5
(Rối loạn giảm phân 2 của cả bố và mẹ hoặc rối loạn nguyên phân).
- Đột biến được phát sinh ở quá trình giảm phân 2 của cả cơ thể bố và mẹ. Ở giảm
phân 2 của cơ thể ♀Aa, tất cả các NST đều không phân li nên đã tạo ra giao tử lưỡng
bội AA, ở cơ thể ♂Aa, tất cả các NST không phân li trong giảm phân 2 tạo giao tử
AA. Qua thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội AA với giao tử lưỡng bội AA tạo ra hợp tử tứ
bội có kiểu gen AAAA.
- Đột biến được phát sinh ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Ở phép lai ♀Aa ×
♂Aa, giảm phân và thụ tinh bình thường sẽ tạo ra 4 loại hợp tử, trong đó có hợp tử
AA. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử AA, tất cả các cặp NST được nhân đôi mà
không phân li nên đã tạo ra tế bào tứ bội có kiểu gen AAAA, sau đó phát triển thành
thể tứ bội có kiểu gen AAAA.
* Cơ chế phát sinh thể bốn nhiễm AAAA từ phép lai ♀Aa × ♂Aa: Đột biến được phát 0.5
sinh ở quá trình giảm phân 2 của cơ thể bố và mẹ. Ở giảm phân 2, NST kép mang gen
AA không phân li, các NST kép khác phân li bình thường, kết quả tạo ra giao tử (n+1)
có chứa 2 gen A (AA) và giao tử n-1. Qua thụ tinh, giao tử (n+1) có kiểu gen AA kết
hợp với giao tử (n+1) có kiểu gen AA tạo ra hợp tử (2n+2) có kiểu gen AAAA.
e) Phương pháp để có thể tạo được cá thể có kiểu gen AaBbDdEe nói trên:
0.5 - Lai hai tế bào sinh dưỡng (xôma) của 2 cá thể có kiểu gen AaBb và DdEe tạo tế bào 0.25
lại có kiểu gen AaBbDdEe.
- Nuôi cấy tế bào lại AaBbDdEe trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành 0.25
cây lai có kiểu gen AaBbDdEe.
Câu 4. (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) Giải thích kết quả thí nghiệm:
Trang 5
1.0 - AH là chất khử mạnh còn MR là chất oxi hóa mạnh nên bậc thang oxi hóa khử rất xa 0.25
nhau. Khi trộn hai chất vào nhau điện tử không thể chuyển từ AH đến MR được nên
MR vẫn ở trạng thái oxi hóa và có màu đỏ.
- Khi cho clorophin vào và nó được kích thích bởi ánh sáng nên có chức năng truyền 0.25
điện tử từ AH đến MR làm cho MR bị khử mất màu để lộ màu xanh của clorophin.
Ý nghĩa của thí nghiệm:
- Giúp xác định khả năng hoạt động của các sắc tố quang hợp thông qua đó đánh giá 0.25
khả năng quang hợp của lá cây (xác định trên cơ sở đo thời gian chuyển màu từ đỏ
sang lục).
- Minh họa sự cần thiết của chuỗi truyền điện tử trong quá trình chuyển hoá. 0.25
b) * Thí nghiệm chứng minh tính hướng đất, hướng nước của rễ. 0.25
0.75 * Giải thích:
- Ngọn cây mọc thẳng do hướng sáng dương và hướng đất âm. 0.25
- Rễ cây hướng đất dương theo chiều trọng lực và hướng sáng âm: 0.25
+ Rễ cây hướng sáng âm nên khi rễ chui ra khỏi lưới thép thì gặp ánh sáng sẽ vòng
hướng vào mùn cưa trong khay (hướng đất dương).
+ Rễ hướng nước lên sẽ mọc vào các lỗ thủng của khay và hướng xuống phía dưới
(ẩm hơn) ⇒ Cứ như vậy, rễ mọc dài ra và tạo hình làn sóng hướng xuống dưới.
c) - Chất biến đổi nhiều nhất là amilaza vì: 0.5
1.25 + Nó có bản chất prôtêin nên rất dễ biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng do các liên kết
H2 bị bẻ gãy.
+ Amilaza gồm nhiều loại aa nên tính đồng nhất không cao, vì vậy sự phục hồi chính
xác các liên kết H2 sau khi đun nóng là khó khăn.
- ADN cũng bị biến tính (tách thành hai mạch) vì: 0.5
+ Các liên kết H2 giữa hai mạch đứt gãy.
+ Nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết H2 của ADN có số lượng lớn, tính
đồng nhất cao nên khi hạ nhiệt độ, các liên kết H2 được tái hình thành (sự hồi tính) do
đó có thể phục hồi lại cấu trúc ban đầu.
- Glucôzơ không bị biến đổi vì glucôzơ là một phân tử đường đơn, các liên kết trong 0.25
phân tử đều là liên kết cộng hóa trị bền vững nên không đứt gãy khi bị đun nóng.
Câu 5. (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) - Số bộ ba trên gen: 600 : 3 = 200 bộ mã. 0.25
0.75 - Đột biến xảy ra ở vị trí nuclêôtit thứ 420 đột biến xảy ra ở bộ ba thứ: 420 : 3 = 140. 0.25
- Bộ ba thứ 140 là bộ mã kết thúc → phân tử prôtêin được tổng hợp có số axit amin 0.25
là: 140 – 2 = 138 axit amin.
b) - 1 tế bào sinh tinh qua giảm phân cho 4 tinh trùng => số tinh trùng hình thành là: 0.25
0.75 6250×4 = 25000.
- Số tinh trùng thụ tinh: 25000×1/1000 = 25. 0.25
- Trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra là 32, 1 tế bào sinh trứng 0.25
qua giảm phân cho 1 trứng và 3 thể định hướng => Số tế bào sinh trứng = 32.
Câu 6. (2,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) a1) - Theo đề bài ta có F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa-- = 1. 0.25
1.25 - Ta tính được A- = 96%.
- Xét riêng gen B, b:
+ Theo đề bài: A-bb = 47,04% => bb = 47,04%/(1 – 0,04) = 0,49 => b = 0,7 => B =
0,3.
+ Cấu trúc trúc di truyền quần thể ở cặp gen Bb: 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb = 1. 0.25
- Xét riêng gen A, a:
+ Vì alen a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm nên ở P chỉ có 2 loại kiểu
gen: AA và Aa.
+ Gọi x là tỉ lệ kiểu gen AA, y là tỉ lệ kiểu gen Aa.
Trang 6
=> P: xAA : yAa => A = x + y/2, a = y/2, x + y = 1.
+ Quần thể ngẫu phối => aa = (y/2)² = 4% => y = 0,4 => x = 0,6.
→ Ở P: 0,6 AA : 0,4 Aa => a = 0,2. 0.25
- Vậy tần số tương đối alen a và alen B trong quần thể ở thế hệ ban đầu lần lượt là 0,2 0.25
và 0,3.
a2) Theo lý thuyết, tỉ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen ở thế hệ P có 2 kiểu gen 0.25
AABB và AAbb nên ta có 0,6×0,09 + 0,6×0,49 = 34,8%.
b) P: AaBb × AaBb → F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb), cây thân cao đem 0.25
0.5 (1AA:2A)(1BB:2Bb:1bb) gieo ở vùng đất ngập mặn → cây còn sống:
(1AA:2Aa)(1BB:2Bb)
Cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên, cây thân cao chịu mặn là: A-B- = 1 – 0.25
2/3*2/3*1/4 = 8/9
c) - Quy ước gen: A: không mắc bệnh hóa xơ nang, a: mắc bệnh hóa xơ nang; B: không 0.25
0.75 mắc bệnh alcapton, b: mắc bệnh alcapton.
- Theo đề bài, bố mẹ bình thương nhưng sinh con mắc cả hai bệnh (aabb) vậy bố mẹ 0.25
phải dị hợp 2 cặp gen. Kiểu gen của bố và mẹ là: AaBb.
P: AaBb x AaBb
- Xác suất sinh con thứ hai mắc cả hai bệnh là = ¼*1/4 = 1/16 = 6,25%. 0.25
Câu 7. (2,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) - Ở loài thú, XX là con cái, XY là con đực.
1.75 - Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Xét tính trạng chiều cao thân ở F1:
Thân cao : thân thấp = (100 + 40 + 10) : (40 + 10) = 3 : 1
→ Thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Quy ước gen: alen A quy định thân cao, 0.25
alen a quy định thân thấp.
+ Xét tính trạng màu sắc lông ở F1:
Thân cao : thân thấp = (100 + 40 + 10) : (40 + 10) = 3 : 1
→ Lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Quy ước gen: alen B quy định lông 0.25
đen, alen b quy định lông trắng.
- Nhận thấy ở F1, tỉ lệ kiểu hình khác nhau ở đực và cái ở cả hai tính trạng. Vậy gen 0.25
quy định hai tính trạng cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y.
- Con đực thân cao, lông đen ở P có kiểu gen là: 𝑋 𝐴𝐵 𝑌
- P: con đực thân cao, lông đen × con cái thân cao, lông đen 0.25
F1:
+ Con đực thân cao, lông đen 𝑋 𝐴𝐵 𝑌 = 40/200 = 0,2
+ Con đực thân thấp, lông trắng 𝑋 𝑎𝑏 𝑌 = 40/200 = 0,2
+ Con đực thân cao, lông trắng 𝑋 𝐴𝑏 𝑌 = 10/200 = 0,05
+ Con đực thân thấp, lông đen 𝑋 𝑎𝐵 𝑌 = 10/200 = 0,05
- Nhận thấy các con đực ở F1 có tỉ lệ không bằng nhau → có xảy ra hiện tượng hoán 0.25
vị gen. Ở gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y, hoán vị gen
chỉ xảy ra ở giới đồng giao tử (XX).
- Con đực thân thấp, lông đen 𝑋 𝐴𝑏 𝑌 = 10/200 = 0,05 = %𝑋 𝐴𝑏 ×0,5Y → 𝑋 𝐴𝑏 = 𝑋 𝑎𝐵 = 0.25
0,1 < 0,25 → đây là giao tử hoán vị → Tần số hoán vị gen: f = 2x = 2×0,1 = 20%
- Vậy con đực thân cao, lông đen ở P có kiểu gen là: 𝑋 𝐴𝐵 𝑌, con cái thân cao, lông đen 0.25
ở P có kiểu gen là: 𝑋 𝐴𝐵 𝑋 𝑎𝑏 , tần số hoán vị gen f = 20%.
b) - Cá thể cái dị hợp 1 cặp gen ở F1: 𝑋 𝐴𝐵 𝑋 𝐴𝑏 + 𝑋 𝐴𝐵 𝑋 𝑎𝐵 = 0,5×0,1×2 = 0,1 0.25
0.75 - Lấy ngẫu nhiên cá thể cái F1, xác suất thu được 1 cá thể dị hợp 1 cặp gen = 0,1/0,5
= 0,2
→ Xác suất không phải dị hợp 1 cặp gen = 1 – 0,2 = 0,8 0.25
- Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể cái F1, xác suất thu được 1 cá thể dị hợp 1 cặp gen: 0.25
𝐶21 ×0,2×0,8 = 0,32 = 32%.
Trang 7
Câu 8. (2,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a) - P: chân cao, lông trắng thuần chủng × chân thấp lông đen thuần chủng
1.5 → P: Ab/Ab × aB/aB 0.25
F1: Ab/aB
F1 × chân cao, lông đen: Ab/aB × AB/ab 0.25
F2: chân cao, lông đen = 54%
- Áp dụng công thức tính kiểu hình, ta có:
%A–B– = 50% + %aabb = 54% → %aabb = 4% 0.5
- Gọi x là tỉ lệ giao tử hoán vị, (0,5 – x) là tỉ lệ giao tử liên kết.
→ %aabb = x×(0,5 – x) = 4% → x = 0,4 hoặc x = 0,1 0.25
- Vì x là giao tử hoán vị nên x = 0,1 thoả mãn.
- Tần số hoán vị gen: f = 2x = 0,2 = 20%. 0.25
b) - Cá thể chân cao, lông trắng ở F2:
1.0 Áp dụng công thức tính kiểu hình, ta có:
%A–bb = 25% - %aabb = 25% - 4% = 21% 0.25
- Xác suất cá thể chân cao, lông trắng thuần chủng ở F2 là:
(Ab/Ab)/(A–bb) = (0,4×0,1)/21% = 4/21 0.25
→ Xác suất cá thể chân cao, lông trắng không thuần chủng ở F2 = 1 – 4/21 = 17/21
Vậy lấy ngẫu nhiên 2 cá thể chân cao, lông trắng ở F2, xác suất thu được 1 cá thể 0.5
thuần chủng là:
𝐶21 ×4/21×17/21 = 136/441.
HẾT

Trang 8

You might also like