Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Trường đại học Kinh tế TP.

HCM
Khoa Toán-Thống kê
------------------------------------------
ĐỀ THI MÔN: KINH TẾ LƯỢNG – Đề 2 (10/2018)
Thời gian làm bài: 75 phút
Tài liệu gốc: Sách in, vở ghi chép
Tài liệu photo: slide bài giảng, bảng tra số thống kê
Không trao đổi tài liệu, chỉ sử dụng máy tính tay
Nộp lại đề thi kèm trong bài thi
(Lấy 4 chữ số thập phân khi làm bài)

wage = Lương trung bình mỗi giờ (USD/giờ); educ = Số năm đi học;
exper = Số năm kinh nghiệm làm việc; female = 1 nếu là nữ; west = 1 nếu sống ở miền tây.
Câu 1 (8đ)
Mô hình hồi quy tuyến tính giải thích tiền lương:
wage = 0 + 1educ +  2 log(exp er ) + 1 female +  2 west + u (MH1)
Thực hiện hồi quy ta có bảng sau:

> hoiquy1 <- lm(wage ~ educ + log(exper) + female + west, data = wage1)
> summary(hoiquy1)

Call:
lm(formula = wage ~ educ + log(exper) + female + west, data = wage1)

Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) -3.00003 0.76978 -3.897 0.00011 ***
educ 0.58597 0.04843 12.098 < 2e-16 ***
log(exper) 1.00637 0.12555 8.016 7.25e-15 ***
female -2.16650 0.26312 -8.234 1.47e-15 ***
west 0.96337 0.34850 2.764 0.00591 **
---
Residual standard error: 2.992 on 521 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.3488, Adjusted R-squared: 0.3438
F-statistic: 69.77 on 4 and 521 DF, p-value: < 2.2e-16

1) Nêu ý nghĩa hệ số hồi quy của biến educ, LOG(exper), west.


2) Biến west có ý nghĩa thống kê không, với mức ý nghĩa 3%.
3) Tìm khoảng tin cậy cho hệ số của biến educ trong hàm hồi quy tổng thể, với độ tin cậy 95%.
4) Có ý kiến cho rằng khi có cùng tất cả các điều kiện, tiền lương của một người sống ở miền
tây cao hơn các miền khác là 2 USD/giờ. Bạn có đồng ý không (1 phía), với mức ý nghĩa 1%.
5) Kiểm định ý nghĩa đồng thời của tất cả các biến độc lập trong mô hình trên, với mức ý nghĩa
6%.
6) Khi thêm 3 biến married, tenure và trade vào (MH1) thì ta được mô hình 2. SSR của (MH2)
là 4247.621. Hãy viết mô hình chưa gán ràng buộc 2. Hãy kiểm định ý nghĩa đồng thời của 3
biến married, tenure và trade trong MH2, với mức ý nghĩa 1%.
Trường đại học Kinh tế TP.HCM
Khoa Toán-Thống kê
------------------------------------------
7) Dự báo khoảng cho giá trị trung bình của biến wage của một người nam, sống ở miền tây, có
12 năm đi học, có 16 năm kinh nghiệm làm việc, với độ tin cậy 90%.
> hoiquydb <- lm(wage ~ I(educ-12) + I(log(exper)-log(16))
+ I(female-0) + I(west-1), data = wage1)
> summary(hoiquydb)

Call:
lm(formula = wage ~ I(educ - 12) + I(log(exper) - log(16)) +
I(female - 0) + I(west - 1), data = wage1)

Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) 7.7852097 0.3512511 22.16423 < 2.22e-16 ***
I(educ - 12) 0.5859674 0.0484341 12.09825 < 2.22e-16 ***
I(log(exper) - log(16)) 1.0063743 0.1255512 8.01565 7.2481e-15 ***
I(female - 0) -2.1665023 0.2631157 -8.23403 1.4665e-15 ***
I(west - 1) 0.9633662 0.3484987 2.76433 0.005906 **
---
Residual standard error: 2.99159 on 521 degrees of freedom

8) Kết quả này dùng để làm gì? Kết luận với mức ý nghĩa 8%.
> shapiro.test(hoiquy2$residuals)

Shapiro-Wilk normality test

data: hoiquy2$residuals
W = 0.8883878, p-value < 2.22e-16

Câu 2 (2đ)
1) Thay đổi đơn vị đo của wage về ngàn đ/giờ (1 USD = 20 ngàn đ) và educ về tháng (1 năm =
12 tháng) và hồi quy lại (MH1). Hệ số ước lượng của biến educ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Hết

You might also like