Luật Lao Động

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM:

Khi kinh tế khoa học kỹ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng
nhiều người tham gia vào lực lượng lao động, tuy nhiên mặt trái của nó là làm cho cuộc
sống con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe dọa cuộc sống như ốm đau,
bệnh tật, tai nạn. Và vấn nạn tai nạn lao động ở Việt Nam là vấn nạn mà xã hội vẫn luôn
nhức nhối những ngày qua. Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam ngày càng gia tăng
một cách đột biến cả về số lượng và mức độ thiệt hại.
Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn
lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này
làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022. Con số
này bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực lao động làm việc không theo
hợp đồng lao động. Trong số các vụ tai nạn lao động trên, có 662 vụ tai nạn lao động chết
người, giảm 58 vụ tương ứng 8,06% so với năm 2022. Số người chết vì tai nạn lao động
là 699 người, giảm 55 người tương ứng 7,29% so với năm 2022. Số người bị thương
nặng do tai nạn lao động là 1.720 người, tăng 73 người tương ứng với 4,43% so với năm
2022.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng cho biết, về tình hình tai nạn lao động năm
2023, khu vực có quan hệ lao động giảm về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết
người. Tuy nhiên, khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tăng
về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết người so với năm 2022.

Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2023 ở cả
hai khu vực là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai. Ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm
trọng đang trong quá trình điều tra, năm 2023, có 10 vụ tai nạn lao động đề nghị khởi tố,
9 vụ đã có quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra.

Về nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người, nguyên nhân do người sử
dụng lao động chiếm 46,05% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết. Nguyên nhân
người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 15,85% tổng số vụ
và 16,3% tổng số người chết. Còn lại 38,1% tổng số vụ tai nạn lao động với 39,33% tổng
số người chết xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, do người khác gây
ra, khách quan khó tránh.
Trước hết, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng
vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Diễn biến tình hình tai nạn lao động trong khu vực
không có quan hệ lao động có dấu hiệu gia tăng, về số vụ, số người bị nạn.
Có thể thấy rõ, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người là do người sử dụng
lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an
toàn lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo
an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện không bảo đảm cho
người lao động, do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chủ ý thực hiện quy
định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều người lao động chưa được
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và
tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Công tác thông tin, tuyên truyền an
toàn, vệ sinh lao động cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế nhiều về
nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực
cho công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nhấn mạnh, trong năm 2023, công tác điều tra
tai nạn lao động đối với khu vực không có hợp đồng lao động chưa được triển khai đầy
đủ theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người
làm việc không theo hợp đồng lao động của ủy ban nhân dân cấp xã triển khai còn rất hạn
chế.

Qua những số liệu thống kê cũng như những nguyên nhân nêu trên, thì chúng ta có thể
thấy rằng tình hình tai nạn lao động trong thời gian vừa qua thực sự đáng báo động và
cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn trong công tác thực thi czũng như giải quyết sao cho
nhanh chóng triệt để nhằm đảm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Mặc dù pháp luật có quy định rất rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với
người lao động, nhưng hiện nay trên thực tế thì vẫn còn vô số trường hợp người sử dụng
lao động lợi dụng những kẻ hở của pháp luật znhằm né tránh đi trách nhiệm mà đáng lẽ ra
phải chịu. Cụ thể về vụ việc ngay trong tháng 5 năm 2020, dù là tháng an toàn vệ sinh lao
động nhưng không may đã xảy ra hai vụ tai nạn lao động gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Vụ sập công trình xây dựng nhà xưởng của Công ty AV Healthcare (Hàn Quốc), ở khu
công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vào chiều 14-5-2020 làm 10
người chết, 15 người bị thương. Trong số các nạn nhân bị thương có hai trường hợp gãy
đốt sống thắt lưng, một người gãy xương sườn, một người gãy xương đòn, một người gãy
tay. Tại hiện trường, bức tường cao hơn 5 m, dài hơn 100 m bị sập nghiêng một bên,
chung quanh nhiều giàn giáo, bê-tông, sắt thép nằm ngổn ngang. Lực lượng cứu hộ phải
dùng xe múc, xe cẩu phá bức tường để cứu người. Vụ tai nạn đứt dây cáp lồng sắt rơi
xuống sông Pô Kô trong lúc một nhóm công nhân đang thi công xảy ra ngày 25-5 vừa
qua tại công trình xây dựng thủy điện Plei Kần, thuộc thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi
(Kon Tum) làm ba người tử vong và ba người khác bị thương.

Cả ba vụ tai nạn lao động nêu trên đều xảy ra trên công trường xây dựng, xuất phát từ
việc thi công công trình thiếu các biện pháp kỹ thuật về an toàn lao động, người sử dụng
lao động không đào tạo, huấn luyện an toàn lao động, không trang bị bảo hộ lao động cho
NLĐ, công tác giám sát chuyên môn, quy trình làm việc chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, cũng có một phần nguyên nhân từ phía NLĐ do không thực hiện đúng quy
trình, quy chuẩn an toàn lao động. Các nạn nhân đều là những “công nhân thời vụ”,
không có hợp đồng lao động bằng văn bản và không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động cho nên họ không được hưởng các chế
độ liên quan. Hầu hết các nạn nhân đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân là
trụ cột kinh tế gia đình. Trường hợp anh Trần Duy Thơ, khi tai nạn xảy ra, gia đình anh
đã phải vay mượn khắp nơi để trang trải các chi phí tốn kém cho việc cấp cứu, điều trị và
chăm sóc hằng ngày nhưng không được chủ sử dụng lao động quan tâm, hỗ trợ kinh phí.
Gia đình anh Thơ đã phải làm đơn gửi các cơ quan chức năng và nhờ luật sư bảo vệ
quyền lợi, chủ sử dụng lao động mới đồng ý bồi thường thiệt hại.

Qua vụ việc nêu trên cũng như một số vụ việc thường xuyên xảy ra trên thực tế thì chúng
ta có thể thấy rằng việc không ký kết hợp đồng do tính chất công việc thời vụ, do sự thiếu
hiểu biết của người lao động cũng như không hiểu rõ về những quyền lợi đáng lẽ ra mà
mình cần phải có dẫn đến nhiều bất lợi. Người sử dụng lao động cũng nhờ những sơ hở
đó, mà nhằm trốn tránh trách nhiệm trong việc bồi thường tai nạn lao động cho người lao
động. Những vụ kiện về vấn đề này cũng xảy ra một cách thường xuyên hơn và người lao
động phải trải qua một quá trình gian nan và phải nhờ đến cơ quan chức năng và luật sư
bảo vệ nên người lao động mới có thể đòi lại được những khoản bồi thường cũng như bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân họ.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến hàng loạt các doanh nghiệp có rất nhiều thủ đoạn tinh vi
trong việc né tránh đóng BHXH cho người lao động. Kể đến một vụ việc thực tế được
chia sẻ về hành trình nhiều năm đi "đòi" BHXH của hàng trăm người lao động, bà
Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc Phân xưởng may - Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Khu
công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex)
cho biết: "Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ lương từ tháng 1/2017 và nợ BHXH
từ tháng 7/2011 của toàn bộ gần 500 anh chị em công nhân. Tính đến trước tháng 3/2023,
số tiền Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ BHXH của người lao động là hơn 15 tỉ
đồng".

Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế
độ thai sản mặc dù con của họ đã lớn; có 2 trường hợp người lao động chẳng may tử
vong nhưng đến trước tháng 3/2023, gia đình họ chưa nhận được chế độ tử tuất. Do
không chấm dứt hợp đồng lao động nên người lao động không xin được việc làm ổn định
dù có tay nghề, họ phải đi làm thuê tại các xưởng gia công hoặc các công việc thời vụ
như rửa bát thuê, xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống.

Trong 6 năm ròng rã, người lao động đi tìm gặp các lãnh đạo công ty qua các thời kỳ
trước và sau khi cổ phần hóa nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là: "Doanh
nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động". Do bị nợ BHXH, BHYT nên
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hàng trăm người lao động bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.

Người lao động đã làm đơn kêu cứu đến nhiều nơi, nhưng vô vọng. Sau hàng chục lần đi
đòi quyền lợi không được, người lao động đã phản ánh sự việc với các cơ quan báo chí.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex đã trả hết số tiền nợ đọng
BHXH của người lao động; phía cơ quan BHXH thành phố Hà Nội đã tiến hành chốt sổ
BHXH cho gần 100 người lao động còn lại của Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex
để bảo đảm quyền lợi cho họ.

Từ vụ việc xảy ra nêu trên, ta thấy rằng chỉ vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ, mục đích
khác nên có nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã lợi dụng một số quy định
của pháp luật còn chưa hoàn thiện, quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực BHXH chưa nghiêm để có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc.
Một số thủ đoạn điển hình phải kể đến như: (1) mặc dù không trốn tránh nghĩa vụ đóng
BHXH bắt buộc đối với quỹ BHXH nhưng trốn tránh nghĩa vụ này đối với người lao
động, chiếm đoạt phần BHXH bắt buộc của người lao động đã bỏ ra; (2) người sử dụng
lao động đã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhưng hết thời hạn
định kỳ mà pháp luật quy định (1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng) phải có nghĩa vụ đóng,
nhưng người sử dụng lao động vẫn không chịu đóng mặc dù đã được thông báo hoặc bị
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; (3) một số doanh nghiệp tuyển dụng người lao
động làm việc tại các vị trí đơn giản đã xác định chỉ sau một thời gian sử dụng lao động
sẽ sa thải và tuyển mới các đối tượng lao động khác nên chỉ ký kết hợp đồng thời vụ hoặc
trả lương không có hợp đồng lao động.... Việc người sử dụng lao động trốn đóng BHXH
bắt buộc thời gian qua xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn... khiến người lao động không được hưởng chế độ như ốm đau,
thai sản, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là không thể hưởng chế độ tai nạn lao động.

HỌC HỎI KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG

Một số điểm tiến bộ trong các quy định về BHTNLĐ có thể được rút ra để làm kinh nghiệm
tham khảo cho pháp luật Việt Nam trong việc hoàn thiện chế định này. Cụ thể:

Thứ nhất, về đối tượng tham gia: Kinh nghiệm của pháp luật về BHTNLĐ của Đức có điểm
đáng chú ý như đối tượng áp dụng cho cả người thử việc, người học nghề và các lao động tự do.
Bên cạnh đó, BHTNLĐ theo pháp luật Hàn Quốc được xây dựng với hai hình thức BHTNLĐ bắt
buộc và tự nguyện, do đó, chế độ này được áp dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả đối tượng
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh hộ gia đình.

Thứ hai, về tỷ lệ đóng góp: Theo pháp luật của Đức, tỷ lệ đóng góp phụ thuộc vào mức độ rủi
ro, đặc biệt là nguyên tắc “tiêu bao nhiêu, trả bấy nhiêu” là một điểm đáng học hỏi và được nhiều
nước tiến bộ áp dụng.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy sự tiến bộ trong quy định về tỷ lệ đóng góp vào quỹ TNLĐ của
Trung Quốc phụ thuộc vào mức chênh lệch giữa các ngành, nghề theo mức độ rủi ro liên quan
đến công việc, các thương tật phát sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau và sẽ xác định
một số mức phí bảo hiểm trong mỗi ngành theo các tình huống như sử dụng phí bảo hiểm thương
tật liên quan đến công việc và tần suất xảy ra thương tích do TNLĐ.

Tương tự, trong pháp luật về BHTNLĐ của Đức, quỹ bảo hiểm được hình thành từ sự đóng góp
của NSDLĐ, không yêu cầu nghĩa vụ đóng góp từ phía NLĐ với mức đóng góp linh hoạt dao
động trong mức giới hạn mà Chính phủ quy định tùy theo mức độ rủi ro của từng ngành, nghề,
nghĩa là, mức đóng góp cao ở các ngành, nghề có mức độ rủi ro cao và ngược lại. Vào cuối mỗi
năm tài chính, quỹ BHTNLĐ sẽ xem xét việc phân bổ các khoản chi trả của họ đối với các vụ tai
nạn ở các công ty thành viên để nhận định mức độ rủi ro, từ đó quyết định tỷ lệ đóng góp. Tỷ lệ
đóng góp sẽ được định kỳ xem xét theo tình hình TNLĐ và tình hình chi trả vào mỗi năm tài
chính.

Ngoài ra, pháp luật của Hàn Quốc cũng quy định tương tự pháp luật của Đức về vấn đề này và tỷ
lệ đóng góp còn được xem xét thay đổi hàng năm sao cho phù hợp với tình hình tài chính của
doanh nghiệp.

Thứ ba, về quyền lợi của NLĐ: Theo pháp luật của Trung Quốc, để giám định mức độ thương
tật do TNLĐ, Ủy ban Giám định lao động cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập. Thành phần của
Ủy ban Giám định lao động ở tất cả các cấp bao gồm đại diện của cơ quan lao động, cơ quan y tế
và công đoàn nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

Theo pháp luật của Đức, khi xảy ra TNLĐ, NLĐ sẽ được nhận số tiền đền bù bằng 80% tiền
lương của tháng cuối cùng trước khi bị TNLĐ và được trả ngay sau khi có thương tật do TNLĐ
cho đến khi NLĐ được nhận được đền bù bằng lợi ích vật chất chính thức. Nếu không dự kiến
được thời gian hồi phục hoặc việc phục hồi là không thể thì thời gian tối đa được hưởng trợ cấp
tạm thời là 78 tuần. Trong thời gian này, nếu xác định được mức độ phục hồi thì NLĐ sẽ tiến
hành nhận trợ cấp chính thức phụ thuộc vào mức độ thương tật. Trợ cấp này giúp bảo đảm đền
bù vật chất một cách thỏa đáng và kịp thời cho NLĐ khi có TNLĐ.

Pháp luật của Hàn Quốc quy định chi tiết và đa dạng quyền lợi NLĐ được hưởng. Theo đó, chế
độ BHTNLĐ cung cấp cho NLĐ các lợi ích: Chăm sóc y tế; trợ cấp thay thế tiền lương; trợ cấp
khuyết tật; trợ cấp điều dưỡng; trợ cấp cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ; tiền lương hằng
tháng bồi thường thương tật; chi phí mai táng; trợ cấp phục hồi nghề nghiệp.

Thứ tư, về điều kiện hưởng: Pháp luật của Hàn Quốc quy định cụ thể về điều kiện hưởng, trong
đó quy định chi tiết các trường hợp được xem là TNLĐ. Các trường hợp được xem là TNLĐ bao
gồm các nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả giữa công việc và tai nạn, gây thương tích, tàn
tật hoặc chết NLĐ mà Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi để áp dụng trong các trường hợp
thực tế như: Tai nạn xảy ra trong khi NLĐ thực hiện công việc hoặc hành vi theo hợp đồng lao
động; tai nạn xảy ra do khuyết tật, hoặc quản lý không cẩn thận, cơ sở vật chất… được cung cấp
bởi NSDLĐ trong khi NLĐ đang sử dụng các phương tiện này; tai nạn xảy ra trong khi NLĐ
đang đi làm hoặc về nhà bằng phương tiện giao thông hoặc tương đương do NSDLĐ cung cấp và
chi phối quản lý; tai nạn xảy ra trong khi công nhân tham gia hoặc chuẩn bị một sự kiện được tổ
chức hoặc theo yêu cầu của NSDLĐ; tai nạn xảy ra trong những giờ nghỉ nhưng do một hành vi
được xem là đặt dưới sự quản lý của NSDLĐ và các tai nạn khác xảy ra liên quan đến công việc.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ, cần thiết phải
có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường TNLĐ. Chính vì vậy, cần bổ sung những quy định và những căn cứ cụ thể như
sau:
Một là, quy định về trách nhiệm bồi thường TNLĐ rõ ràng trong một điều luật trong Bộ
Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các luật có liên quan. Như đã phân tích, pháp
luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ còn thiếu một điều luật quy định thống nhất, cụ thể
về trách nhiệm bồi thường, nên NLĐ, NSDLĐ khó hình dung, cơ quan nhà nước cũng
khó áp dụng được đầy đủ. Nội dung trách nhiệm bồi thường TNLĐ (trách nhiệm bồi
thường đúng căn cứ, đối tượng, trách nhiệm bồi thường đầy đủ các khoản chi phí; trách
nhiệm bồi thường đúng mức; trách nhiệm bồi thường đúng thời hạn, đúng thủ tục) đều là
các nội dung được phân tích trên cơ sở các điều luật khác. Chính vì sự thiếu sót này đã
tạo nên rào cản lớn trong việc nhận biết về các trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của
các chủ thể có trách nhiệm bồi thường, dẫn đến thực tế thực hiện không đầy đủ trách
nhiệm, áp dụng pháp luật giải quyết chưa toàn diện.
Hai là, cần có quy định về việc mở rộng đối tượng được nhận trách nhiệm bồi thường
TNLĐ. Pháp luật hiện hành không quy định về trách nhiệm bồi thường TNLĐ đối với
những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Để
đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động, cần bổ sung thêm trách nhiệm bồi thường
TNLĐ đối với nhóm đối tượng này khi có TNLĐ xảy ra, cụ thể, trách nhiệm này sẽ thuộc
về năng suất lao động, doanh nghiệp, trích một phần kinh phí hoặc tùy điều kiện của
doanh nghiệp có thể thành lập sân một quỹ riêng để tiến hành hỗ trợ, bồi thường những
người lao động trong trường hợp này.
Ba là, cần có những quy định cụ thể về vấn đề xác định lỗi để xác định mức bồi thường
mà các chủ thể bồi thường có trách nhiệm thực hiện. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi
ích chính đáng của người lao động bị TNLĐ, trách nhiệm trước hết thuộc về NSDLĐ, dù
họ có lỗi hay không có lỗi khi để xảy ra TNLĐ. Tuy nhiên, việc xác định lỗi để xảy ra
TNLĐ là vấn đề khá quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động,
bởi nếu lỗi để xảy ra người lao động là do NSDLĐ thì người lao động được hưởng chế độ
bồi thường TNLĐ, còn nếu lỗi do chính người lao động thì người lao động chi được
hưởng trợ cấp TNLĐ với mức hưởng thấp hơn.cần bổ sung quy định này như sau:
“Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được hưởng một khoản
trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp không do lỗi của người lao
động; trừ các trường hợp lỗi của người lao động là do khách quan, lý do bất khả kháng”
để đảm bảo trách nhiệm bồi thường TNLĐ được thực hiện đầy đủ, bảo vệ, hỗ trợ tối đa
cho người lao động gặp tai nạn.

Bốn là, xác định lại căn cứ quy định mức đóng chế độ bảo hiểm TNLĐ. Ở nước ta hiện
nay, mức phí đóng bảo hiểm TNLĐ vẫn quy định chung cho tất cả các ngành kinh tế,
không phân biệt ngành đó có tỷ lệ TNLĐ cao hay thấp. Đây là vấn đề không hợp lý cần
phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp, theo hướng phải xuất phát từ điều kiện lao
động và môi trường lao động để làm căn cứ xác lập mức đóng, mức hưởng bồi thường
TNLĐ. Quy định như vậy thể hiện tính công bằng của xã hội, kích thích việc thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ việc đóng BHXH cho người lao động, giảm thiểu tình trạng không
đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động, qua đó trách nhiệm bồi thường TNLĐ được
đảm bảo thực hiện trên thực tiễn.
Năm là, cần quy định rõ ràng, cụ thể và nâng cao mức phạt vi phạm đối với các hành vi
vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ. về hình thức xử phạt hành vi vi phạm, nên tăng
mức phạt tiền cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và để đủ sức răn đe những
chủ thể có hành vi vi phạm cũng như những cá nhân, tổ chức đang có ý định vi phạm
phải cân nhắc thiệt hại; bổ sung thêm một số hành vi vi phạm trách nhiệm bồi thường
TNLĐ như đã bị xử phạt vi phạm nhưng vẫn tiếp tục chậm thực hiện trách nhiệm bồi
thường bồi thường,... vào danh mục những vi phạm chế độ TNLĐ bị xử phạt hành chính.
Mặt khác, trong thời đại phát triển số, dư luận xã hội là một trong những công cụ hữu
hiệu răn đe các hành vi vi phạm.
Sáu là, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Công đoàn đối với việc đảm bảo thực
hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Hiện nay, về vai trò của tổ chức Công đoàn trong
việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ còn khá là chung chung, mờ nhạt.
Có thể nghiên cứu xây dựng một điều khoán cụ thể về trách nhiệm của Công đoàn — với
tư cách là tổ chức đại diện của người lao động đối với việc đấu tranh đòi quyền lợi cho
người lao động bị tai nạn; đồng thời quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
Công đoàn trong quá trình bảo đảm việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường TNLĐ.
Bảy là, xây dựng Quỹ TNLĐ. Về nguồn thực hiện trách nhiệm bồi thường, trợ cấp
TNLĐ, hiện nay đang do Quỹ TNLĐ được quản lý bởi BHXH Việt Nam, nhưng quỹ này
chỉ có thể trả trợ cấp cho những người lao động có tham gia BHXH. Qua thực tế nghiên
cứu mô hình chế độ TNLĐ của các quốc gia trên thế giới, ví dụ như mô hình của Thái
Lan cho thấy việc xây dựng một Quỹ TNLĐ tập trung về một mối, việc thực hiện trách
nhiệm chi trả sẽ đạt hiệu quả và thuận lợi hơn, không rải rác như hiện nay. Khi xảy ra
TNLĐ, người sử dụng lao động chỉ cần thông báo và gửi toàn bộ hồ sơ điều tra đến cơ
quan quản lý quỹ, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho người lao động tất cả
những chế độ mà hiện nay chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải chi trả.
Một số chuyên gia khác cũng chỉ rõ, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách
nhiệm bồi thường tai nạn lao động thì chúng ta cần phải tăng cường công tác quản lý nhà
nước về thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng việc
hoàn thiện, bổ sung sửa đổi văn bản pháp quy phù hợp với tình hình sản xuất, kinh
doanh, trong xu thế hội nhập và phát triển cần kiện toàn bộ máy thanh tra; tăng cường
công tác kiểm tra giám sát thực thi pháp luật. Thắt chặt hoạt động thanh tra, kiểm tra, qua
đó kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ, từ đó xử phạt
nghiêm minh các cơ sở, cá nhân vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Đây được xem
là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm bồi
thường TNLĐ trên thực tế.
Bên cạnh đó, cần phải nâng cao ý thức của NSDLĐ đối với công tác thực hiện trách
nhiệm bồi thường TNLĐ. Để nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm thực
hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ, trước hết cần nâng cao tuyên truyền đối với người sử
dụng lao động, giúp các doanh nghiệp nhận thức được hậu quả nặng nề mà TNLĐ để lại
cho người sử dụng cũng như mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm bồi
thường TNLĐ. Cần để cho NSDLĐ thực sự hiểu được rằng việc mình thực hiện đúng và
đầy đủ trách nhiệm bồi thường TNLĐ có tầm quan trọng to lớn như thế nào đối với người
lao động và gia đình họ, giúp họ vượt qua những khủng hoảng ban đầu, chia sẻ bớt gánh
nặng,... Vấn đề này cần được tổ chức truyền tải bằng nhiều hình thức phong phú (sử dụng
điện ảnh, phim truyện, văn học, giảng dạy,...)
Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi
thường TNLĐ cho người lao động. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nói chung về
an toàn vệ sinh lao động, nói riêng về trách nhiệm bồi thường TNLĐ.

You might also like