Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

 ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN

PHÁP 1946 – 1954:


- Đường lối của Đảng được xây dựng, phát triển và từng bước hoàn
chỉnh qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đó là
đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình
là chính. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lực lượng kháng
chiến là toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân,
gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng
cốt. Phương pháp cách mạng là nhiệm vụ kháng chiến được đặt lên
hàng đầu; thực hiện vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Phương thức tiến
hành kháng chiến là kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân địa phương
với chiến tranh bằng các đơn vị bộ đội chủ lực.
 Đây thực sự là một sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân Việt
Nam– đường lối kháng chiến – mà Đảng ta với tư cách chủ thể.
- Nghệ thuật quân sự là nét đặc sắc nổi bật của đường lối kháng chiến,
được biểu hiện tập trung ở sự chỉ đạo tác chiến chiến dịch, chiến lược
thông qua các chiến dịch
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta vô cùng
đúng đắn và sáng tạo: Đường lối không chỉ là sự kế thừa và nâng lên
tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống dân tộc, mà còn phù hợp
với nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tình hình đất nước lúc bấy giờ.
- Vận dụng kết hợp giữa nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm quân sự nước ngoài vào Việt Nam.
 Đây chính là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa
“lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” và “lấy chính nghĩa thắng hung
tàn”.
- Việc thực hiện đúng đắn đường lối của Đảng ta đã giúp chúng ta đánh
bại sự xâm lược của Pháp, buộc chúng phải công nhận độc lập chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và các nước Đông Dương. Làm
thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiên tranh của đế quốc Mỹ. giải
phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu
tranh ở miền Nam. Là điều kiện để đi đến thống nhất đất nước.
 CÔNG TÁC HẬU CẦN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1954:
- Bảo đảm hậu cần cho chiến dịch trong điều kiện rất khó khăn: chiến
trường ở xa hậu phương tới 500-600 km, trên địa hình rừng núi hiểm
trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thuỷ, thời tiết
khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu.
Trong khi đó, quân Pháp lại có ưu thế về không quân, vừa thuận lợi
cho tiếp tế, vừa có hỏa lực mạnh để đánh phá, ngăn chặn lực lượng ta.
- Đứng trước những khó khăn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính
trị đã hạ quyết tâm: "Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định
đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc
cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này".
- Để khắc phục khó khăn, đáp ứng nhu cầu hậu cần chiến dịch, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ
trương: Huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra
tiền tuyến. Thực hiện phương châm đó, trong chiến dịch Điện Biên
Phủ chúng ta đã tiến hành một cuộc vận động nhân dân chi viện tiền
tuyến lớn lao chưa từng có trong kháng chiến chống Pháp, đã huy
động một khối lượng lớn sức người, sức của ở cả vùng tạm bị địch
chiếm, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt Bắc và đặc biệt là Tây
Bắc - hậu phương hậu cần tại chỗ của chiến dịch.
- Từ đầu năm 1954, Trung ương Đảng, Chính phủ ra lời kêu gọi “Tất
cả cho mặt trận”, “Tất cả để chiến thắng”, nhằm dốc toàn lực chi viện
cho Điện Biên Phủ. Theo đó, cả nước đều hướng ra mặt trận; nhân dân
vừa tích cực đóng thuế, bán thực phẩm, vừa cho vay, ủng hộ để cung
cấp tiếp tế cho bộ đội và tích cực tham gia dân công phục vụ Chiến
dịch. Nhờ phát huy cao nhất việc khai thác, huy động nguồn vật chất
từ hậu phương đưa lên, kết hợp khai thác nguồn tại chỗ trên địa bàn
Chiến dịch nên chỉ trong thời gian ngắn, ta đã huy động được khối
lượng lớn sức người, sức của từ vùng tự do (Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt
Bắc,...) đến vùng bị địch tạm chiếm để chi viện cho Chiến dịch, với
hơn 23.000 tấn gạo, 266 tấn muối, gần 2.000 tấn thực phẩm, cùng gần
21.000 xe đạp thồ, gần 1.000 con ngựa thồ, hơn 3.000 chiếc thuyền và
hơn 261.400 lượt dân công với 12 triệu ngày công.
- Trong Chiến dịch, do nhu cầu vận tải lớn, tuyến vận tải dài, hiểm trở,
địch lại đánh phá ác liệt, nên công tác vận tải được đặc biệt quan tâm.
Trung ương chỉ đạo: bằng mọi cách và phải vượt qua khó khăn, đưa
sức mạnh đến tiền tuyến. Để thực hiện, Tổng cục Cung cấp xác định
phương châm: lấy vận tải cơ giới là chủ yếu, triệt để phát huy cơ giới,
đồng thời tranh thủ mọi phương tiện vận tải thô sơ. Ta đã huy động
cao nhất vận tải cơ giới, với toàn bộ 16 đại đội ô tô vận tải và kết hợp
chặt chẽ với các phương tiện vận tải khác, như: xe đạp thồ, ngựa thồ,
thuyền, mảng, người gánh,... tạo nên hệ thống vận tải đa dạng. Đây là
sự vận dụng rất sáng tạo, phát huy thế mạnh của từng phương thức
vận tải, phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ, chi viện lẫn nhau.
- Lường trước mức độ ác liệt của Chiến dịch khi chúng ta tiến công
Điện Biên Phủ, ngành Hậu cần đã huy động toàn bộ lực lượng của 11
đội điều trị, trong đó 05 đội được xây dựng thành bệnh viện mặt trận,
03 đội triển khai ở tuyến hậu cần hỏa tuyến để cứu chữa thương binh,
bệnh binh. Đặc biệt, nhiều giáo viên và sinh viên ngành y, dược được
điều động đến tăng cường cho mặt trận. Thực hiện mỗi xe chuyển
thương là một “bệnh xá lưu động”, mỗi tổ cáng thương là một “gia
đình yêu thương”,... ta đã cứu chữa hàng vạn thương binh, bệnh binh
để bổ sung cho các đơn vị chiến đấu và kịp thời chuyển hàng nghìn
thương, bệnh binh nặng (cả ta và địch) về tuyến sau điều trị.
- Song, với quyết tâm cao, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến,
quyết thắng, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh,
phát huy cao nhất vai trò của hậu phương, hậu cần nhân dân, hậu cần
Quân đội, tạo sức mạnh tổng hợp, đáp ứng kịp thời lương thực, thực
phẩm, vũ khí, trang bị cho hoạt động tác chiến, góp phần quan trọng
vào thắng lợi của Chiến dịch.

Đoàn ngựa thồ vận tải cho bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. (Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2015)
2. (Thiếu tướng TRẦN DUY GIANG, 2019)
3. Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb QĐND, H.
1993, tr. 305 - 306.
4. Tổng kết Công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, H.
1979, tr. 131.
5. Chiến thắng Điện Biên Phủ cột mốc vàng lịch sử, Nxb CTQG, H.
2004, tr. 258.
6. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.933-935, NXB
Chính trị Quốc gia, 2008.

You might also like