Bài Tập Lớn Trắc Địa Đại Cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP LỚN TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ 44
PHẦN 1:XÁC PHẦN ĐỊNH CÁC THÔNG TIN TRÊN BẢN ĐỒ
1.Điền tọa độ góc khung còn thiếu trên bản đồ ?
- Bình đồ có tỉ lệ 1/5000 tức là 1cm trên bản đồ bằng 50m ngoài thực địa.Dùng thước đo
khoảng cách các góc khung trên bình đồ sau đó tính toán như sau:
+Theo chiều ngang lần lượt các điểm từ trái sang phải tính từ gốc:

Gốc bên trái: 432057(m)


Điểm 1: 432057+8,86x50=432500(m)
Điểm 2: 432500+10x50=433000(m)
Điểm 3: 433000+10x50=433500(m)
Điểm 4: 433500+10x50=434000(m)
Điểm 5: 434000+10x50=434500(m)
Gốc bên phải: 434829(m)

+Theo chiều đứng lần lượt các điểm từ dưới lên trên tính từ gốc :

Gốc bên dưới: 2324806(m)


Điểm 6: 2324806+3,88x50=2325000(m)
Điểm 7: 2325000+10x50=2325500(m)
Điểm 8: 2325500+10x50=2326000(m)
Điểm 9: 2326000+10x50=2326500(m)
Gốc bên trên: 2326583(m)

2. Xác định khoảng cao đều giữa các đường đồng mức?
Đường đồng mức chính có các cao độ lần lượt là (10,20,30) ->Chênh cao giữa hai đường đồng
mức chính là:10m .Giữa 2 đường đồng mức chính có 4 khoảng .Khoảng cao đều các đường
đồng mức là 10/4=2,5
3.Thống kê tên các điểm tọa độ, độ cao nhà nước có trong bản đồ?

Kí hiệu trong bản đồ Tên gọi Thống kê


Điểm tọa độ nhà nước 119445,119336

Điểm cao độ nhà nước II(HP-MO)19

4.Thống kê tên các điểm lưới khống chế cơ sở (các điểm GPS) có trong khu vực khảo sát?
+ Địa điểm khảo sát: Quảng Ninh-Hoành Bồ, TP.Hạ Long
+ Các điểm GPS: GPS-01, GPS-07

PHẦN 2: THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ


1.Các yêu cầu khi chọn vị trí điểm :
Các điểm lưới khống chế đo vẽ được chọn tại vị trí thông thoáng, ổn định và lâu dài, điểm sau
nhìn thấy điểm trước.
Khoảng cách cạnh đường truyền thường từ 80-350m

2.Thực hiện cách tính tọa độ theo chiều ngang và đứng như sau :
- Dùng thước đo khoảng cách từ gốc tọa độ khung đơn vị cm
- Lấy số vừa đo được bằng thước nhân với 50 (tức là 1cm trên bản đồ bằng 50m ngoài thực địa)
- Lấy tọa độ gốc theo chiều đứng và ngang cộng với số đã nhân tỷ lệ ta được các tọa độ cần tính
toán.
*Tính toán theo chiều ngang :

GPS-01: 432057 + 32,3 x 50 = 433672(m)


GPS-07: 432057 + 39,1 x 50 = 434012(m)
ĐC-01: 432057 + 36,5 x 50 = 433882(m)
ĐC-02: 432057 + 36,5 x 50 = 433882(m)
ĐC-03: 432057 + 32,3 x 50 = 433672(m)
*Tính toán theo chiều đứng:

GPS-01: 2324806 + 10,3 x 50 = 2325321(m)


GPS-07: 2324806 + 24 x 50 = 2326006(m)
ĐC-01: 2324806 + 24 x 50 = 2326006(m)
ĐC-02: 2324806 + 17,3 x 50 = 2325671(m)
ĐC-03: 2324806 + 17,3 x 50 = 2325671(m)

II. Thuyết minh công tác đo đạc:


1. Chọn điểm lưới khống chế đo vẽ:
- Nguyên tắc chọn điểm:
• Đường chuyền đặt ở nơi bằng phẳng, đất cứng, thuận tiện cho công tác đo đạc sau này. Đỉnh
đường chuyền phải đặt ở nơi thuận tiện để đặt các dụng cụ đo đạc như mia, máy kinh vĩ, máy
thủy bình…
• Đỉnh đường chuyền đặt ở nơi có tầm nhìn bao quát đo được nhiều điểm chi tiết. Đường
chuyền càng duỗi thẳng càng tốt. Nên chọn điểm đường chuyền trên vỉa hè tại các ngã ba ngã
tư để có tầm nhìn bao quát nhưng không cản trở giao thông.
• Tại mỗi đỉnh của đường chuyền phải nhìn thấy đỉnh trước và điểm sau.
• Cạnh của đường chuyền tương đối bằng nhau, có độ dài không lớn hơn 350m (tương ứng với
7cm trên bản đồ), không nhỏ hơn 20m (tương ứng với 0,4cm), trung bình 250m là tốt nhất
( tương ứng với 5cm).
- Phương pháp đánh dấu điểm:
• Đánh dấu điểm bằng đinh sắt đóng trên mặt đất
2. Công tác đo góc:
- Phương án đo: Vì góc có 2 hướng nên ta chọn phương án đo góc đơn. Một vòng đo góc đơn
gồm nửa vòng đo thuận kính (TR) và nửa vòng đo đảo kính (PH) - Dụng cụ đo: Máy kinh vĩ, cọc
tiêu, sổ ghi. - Phương án đo 1 góc cụ thể: Đo góc tạo bởi GPS-01, GPS-02 và ĐC1 (Hình 1)
• Dựng cọc tiêu tại 2 điểm GPS-01 và ĐC1
• Đặt máy kinh vĩ tại điểm GPS-02,tiến hành định tâm và cân bằng máy

• Đo nửa vòng thuận kính:


* Quay máy ngắm cọc tiêu tại GPS-01,thông qua kính sơ bộ ở phía trên ống kính, sau đó dùng
khóa máy cố định máy. Mắt nhìn ĐC1 vào ống kính, điều chỉnh tiêu cự ống kính sao cho nhìn
thấy cọc tiêu Hình 1 rõ nét. Tiếp theo dùng ốc vi động ngang điều chỉnh sao cho hình ảnh chỉ
đứng của màng dây chữ thập GPS-01 GPS-02 trùng với hình ảnh cọc tiêu. Sau đó nhìn trên màn
hình đọc giá trị hướng GPS-01 trên bàn độ ngang (Hz) là a1.
* Quay máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm ĐC1, làm tương tự như khi ngắm về GPS-01, rồi đọc
giá trị trên bàn độ ngang là b1.

➢ Giá trị góc tại GPS-02 của nửa lần đo thuận kính là
β1 = b1 – a1
• Đo nửa vòng đảo kính:
* Máy đang ngắm về điểm ĐC1 ở vị trí thuận kính, đảo ống kính , quay ống kính 180° ngắm
chính xác lại cọc tiêu ĐC1, đọc trị số trên bàn độ ngang là b2.
* Quay máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm chính xác tiêu tại GPS-01, đọc trị số ngang là a2.
➢ Giá trị góc tại GPS-09 của nửa lần đo đảo kính là
β2 =b2 –a2
Kiểm tra kết quả:
• Nếu β1 – β2 > ±2.t thì phải đo lại (t: độ chính xác của máy, đối với máy kinh vĩ quang học
thông thường hiện nay lấy t = 30")
• Nếu β1 – β2 ≤ ±2.t thì giá trị góc tại GPS- 09 một lần đo được tính theo công thức:

➢ Ghi kết quả đo vào sổ ghi.


3. Công tác đo cạnh:
- Phương án đo: Đo trực tiếp, dùng thước có chiều dài đã biết để so sánh với đoạn cần đo. Khi
đo khoảng cách ta phải tiến hành đo đi (Sđi) và đo về (Svề)
- Dụng cụ đo: Thước thép có chiều dài đã biết l = 50m
- Phương án đo 1 cạnh cụ thể: cạnh tạo bởi 2 điểm GPS-01 và GPS-02 (Hình 2)
• Khi hiều dài cần đo lớn hơn nhiều so với độ dài của thước ( chiều dài lý thuyết của cạnh tạo
bởi GPS-01 và GPS-02 là 298,33m), để đo được chính xác ta phải tiến hành xác định hướng
đường thẳng
• Ta có công thức: D = n . l + r Trong đó: D là chiều dài cần đo
n là số lần đặt thước
l là chiều dài thước
r là phần dư
• Định hướng đường thẳng: (2 điểm GPS-01 và GPS-02 nhìn thấy nhau)
* Xác định hướng đường thẳng bằng mắt: Dựng hai tiêu ngắm cố định tại GPS-01 và GPS-02, 1
người đứng cách tiêu ngắm tại GPS-01 khoảng 2- 3m nhìn theo cạnh tiêu ngắm tại GPS-01 thẳng
hướng đến tiêu ngắm tại GPS-02 và điều khiển cho người cầm tiêu dựng và đánh dấu vị trí các
điểm ngắm A, B, C ... trên hướng ngắm GPS-01 đến GPS-02
* Xác định hướng đường thẳng bằng máy kinh vĩ: Đặt máy kính vĩ tại GPS-01 và cọc tiêu tại GPS-
02, sau khi định tâm và cân bằng máy đưa ống kính ngắm tiêu tại B và khóa máy. Dùng ốc vi
động đưa dây đứng của màng dây chữ thập vào chính giữa tiêu ngắm, sau đó người đứng máy
điều khiển cho người cầm tiêu ngắm lần lượt dựng vào A, B, C .... sao cho ảnh của tiêu ngắm
trùng với dây đứng của màng dây chữ thập.
Tiến hành đo: Thực hiện theo 1 tổ gồm 3 người: 2 người kéo thước, 1 người xác định hướng và
ghi sổ. Đo 2 lần: Đo đi (GPS-01→ GPS-02) và về (GPS-02 → GPS-01).
* Người thứ nhất cầm đầu thước vạch ‘0’, dùng que sắt giữ chặt đầu thước sao cho vạch ‘0’
trùng với cọc điểm GPS-01
* Người thứ hai cầm đầu thước vạch ‘50’ kéo căng thước sao cho thước không bị lệch hướng
GPS-01 ~ GPS-02 đã được định hướng ở trên. Sau đó dùng que sắt cắm vào vạch cuối cùng của
thước, ta thu được điểm A. GPS-01 GPS-02
* Sau đó người thứ nhất nhổ que sắt ở GPS-01, và 2 người cùng tiến về phía điểm GPS-02. Khi
người thứ nhất đi đến điểm A thì công việc lặp lại như trên và tiếp tục đo cho đến đoạn cuối
cùng.
* Nếu đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài thước thì căn cứ vào tâm điểm cọc GPS-02 để đọc
phần lẻ trên thước.
* Sử dụng công thức D = n . l + r, ta tính được chiều dài đoạn GPS-01 ~ GPS-02 gọi là Sđi
* Tiếp tục thực hiện đo chiều dài đoạn thẳng trên từ GPS-02 như đã thực hiện từ GPS-01, ta thu
được Svề
4. Công tác đo chênh cao:
w- Phương án đo chênh cao bằng phương pháp đo cao hình học: Dựa vào tia ngắm nằm ngang
của máy thủy bình (Hình 3)
• Đặt máy thủy bình giữa hai điểm cần đo: A và B. Đặt mia vào 2 điểm A và B. Cân bằng máy,
quay máy ngắm mia tại điểm A, đọc giá trị dây giữa là a. Tiếp tục quay máy ngắm mia đặt tại B,
đọc trị số dây giữa là b.
• Chênh cao giữa 2 điểm A và B được tính theo công thức:
hAB = a - b
- Phương án đo chênh cao giữa 2 điểm GPS-01 và GPS-02:
Vì khoảng cách giữa GPS-01 và GPS-02 lớn nên ta sẽ đặt nhiều trạm. Chia đoạn này thành nhiều
đoạn nhỏ rồi đặt các trạm ở giữa các đoạn nhỏ để đo chênh cao từng đoạn (Hình 3)
• Tính hiệu độ cao như sau:
h1 = a1 – b1 h2 = a2 – b2 …………… hn = an - bn
Vậy chênh cao giữa hai điểm A, B được xác định như sau:
hAB =∑ hi = ∑ ai ₋ ∑ 𝑏𝑖 Kiểm tra kết quả đo:
• fhđo là sai số đo cao đo được.
• fhcp là sai số đo cao cho phép.
• Đối với tuyến đo cao phù hợp: fhđo ₋ (HC ₋ HĐ)
• Tính sai số khép đo cao cho phép: fhcp= ±30√𝐿 (mm); trong đó L là chiều dài tuyến đo kín(km)
* Nếu |fhđo| ≤ |fhcp| => đạt * Nếu |fhđo| ≥ |fhcp| => không đạt

You might also like