CHÍNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CHÍNH

1. YẾU TỐ NỘI SINH, NGOẠI SINH


2. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
3. TÍNH DÂN TỘC
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

Câu 1: YẾU TỐ NỘI SINH, NGOẠI SINH


1. Yếu tố nội sinh
* Khái niệm: Yếu tố nội sinh là những yếu tố được sản sinh, tồn tại trong lòng một
nền văn hóa của một nhóm nhất định trước khi có tiếp xúc, tác động của các nền văn
hóa khác từ bên ngoài. Tính chất nội sinh của một yếu tố văn hóa cũng chỉ có tính
tương đối, nó phụ thuộc vào thời gian, không gian, nơi nghiên cứu, xem xét các yếu tố
văn hóa đó. Một yếu tố có thể là nội sinh nếu xét tại thời điểm và gian văn hóa này,
nhưng chính nó lại không phải yếu tố nội sinh khi xem xét vào thời điểm văn hóa
khác. Theo cách hiểu này thì yếu tố nội sinh không hoàn toàn đồng nghĩa với khái
niệm yếu tố văn hóa gốc, yếu tố văn hóa bản địa. Mọi yếu tố văn hóa gốc, văn hóa bản
địa đều là yếu tố văn hóa nội sinh, nhưng không phải yếu tố nội sinh đều là yếu tố văn
hóa gốc, văn hóa bản địa. Vì ngoài yếu tố văn hóa bản địa ra, yếu tố văn hóa nội sinh
còn bao gồm các yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài vào nhưng đã được bản địa hóa,
nội sinh.
Yếu tố nội sinh là những yếu tố được sản sinh ra, tồn tại trong lòng một nền văn hóa
của một nhóm người nhất định trước khi có tiếp xúc, tác động của nền văn hóa khác từ
bên ngoài. Với cách hiểu như vậy thì tính chất nội sinh của một yếu tố văn hóa chỉ có
tính tương đối, nó phụ thuộc vào thời gian, không gian nơi nghiên cứu, xem xét yếu tố
văn hóa đó.
VD: Phật giáo được coi là yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam khi có mối giao lưu
tiếp xúc với văn hóa Pháp thế kỷ 19, bởi vì lúc này Phật giáo đã tồn tại trong lòng văn
hóa Việt Nam gần 2000 năm. Nhưng nếu xét yếu tố Phật giáo vào thời điểm kỷ 2 giao
lưu văn hóa với Ấn Độ thì Phật giáo không phải là yếu tố nội sinh vì khi đó nó chưa
tồn tại trong lớp văn hóa bản địa Việt vào nền văn hóa Việt Nam chính nhờ sự tác
động của mối giao lưu với văn hóa Ấn Độ.
2. Yếu tố ngoại sinh
* Khái niệm: Yếu tố ngoại sinh là yếu tố của một nền văn hóa của một nhóm người
khác du nhập vào một nền văn hóa của một nhóm người chủ thể nhất định. Tính chất
ngoại sinh của một yếu tố văn hóa cũng chỉ có tính tương đối, nó phụ thuộc vào thời
gian, không gian, nơi nghiên cứu. Nghĩa là những yếu tố văn hóa này không được tạo
ra trong nền văn hóa chủ thể trước khi có mối giao lưu với nền văn hóa khác mà được
đưa từ bên ngoài vào. Một yếu tố có thể là ngoại sinh nếu tại thời điểm và không gian
văn hóa này nhưng lại có thể là nội sinh khi xem nó vào thời điểm văn hóa khác.
Yếu tố ngoại sinh là yếu tố văn hóa của một nền văn hóa của một nhóm người khác
du nhập vào một nền văn hóa của một nhóm người chủ thể nhất định. Nghĩa là những
yếu tố văn hóa này không được tạo ra trong lòng nền văn hóa chủ thể trước khi có mối
giao lưu với nền văn hóa khác mà được đưa từ bên ngoài vào.
VD: Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng là yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam,
nhưng nếu xét vào thời điểm thế kỷ thứ IX khi có sự giao lưu với văn hóa Trung
Quốc thì nó là yếu tố ngoại sinh.
3. Khả năng tương tác giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong nền văn hóa
Giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh có thể xảy ra những quan hệ sau:
* Quan hệ 1: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được
chấp nhận và thay thế yếu tố nội sinh tương đương làm cho nó (yếu tố nội sinh
tương đương) bị mất đi, hoặc giảm hẳn vai trò của nó trong nền văn hóa bản địa
VD:
- Ta có thể dễ dàng chứng minh điều này trong văn hóa Việt. Trang phục của người
Việt Nam trước thời Pháp thuộc thường là áo tứ thân, yếm, guốc gỗ (dành cho phụ nữ)
khố, quần áo sớ, áo ngắn, (dành cho nam giới). Khi giao lưu với văn hóa phương Tây
thì thời trang của họ cũng hiện diện ở Việt Nam được người Việt Nam tiếp nhận
nhanh chóng (quần Tây, áo Veston, quần Jean, Jupe, giày dép,...). Đây thực sự là một
sự tiếp nhận trọn vẹn chứ không phải là ảnh hưởng. Những trang phục này dần thay
thế cho các trang phục cổ truyền kể trên
- Hay trước khi giao lưu với văn hóa phương Tây, tục nhuộm răng đen còn là một
phong tục cổ truyền rất phổ biến ở Việt Nam. Khi giao lưu với văn hóa Pháp, tục này
đã bị loại bỏ, từ đó người Việt để răng trắng. Vậy là, tục nhuộm răng đen bị mất đi
dưới tác động của mối giao lưu văn hóa phương Tây thông qua văn hóa Pháp. Điều
này cho thấy, yếu tố nội sinh đã bị thay thế hoàn toàn bởi yếu tố ngoại sinh, tạo ra sự
biến đổi trong phong tục cổ truyền của người Việt.
=> Điều này cho thấy yếu tố nội sinh đã bị thay thế hoàn toàn bởi yếu tố ngoại sinh,
tạo ra sự biến đổi trong tục cổ truyền của người Việt. Dẫn đến sự đổi mới những mô
thức văn hóa của nền văn hóa bản địa, tạo cho nền văn hóa này biến đổi đa dạng hơn.
* Quan hệ 2: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì kết hợp
với yếu tố nội sinh để tạo ra các yếu tố mới, mang tính lai tạo hết sức độc đáo và
lý thú. Mối tương tác kiểu này có thể coi là phổ biến nhất và tạo cho nền văn hóa
bản địa đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.
VD:
- Khi Đạo phù thủy du nhập vào văn hóa Việt Nam đã kết hợp ngưỡng dân gian bản
địa rất phổ biến, rất đặc trưng là tín ngưỡng thờ mẫu để tạo thành tín ngưỡng tam phủ,
tứ phủ. Đây là một tín ngưỡng đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam. Nó là tín ngưỡng
thờ mẹ đất, mẹ nước theo tâm thức dân gian truyền vốn rất mộc mạc, chất phác bản
địa bởi sự kết hợp vào đó các yếu tố trừ tà, trừ bệnh, xin thẻ, xin xăm, bói toán, phong
thủy…
- Chữ Nôm cũng là một bằng chứng hùng hồn cho quan hệ nội ngoại sinh kết hợp
này. Sử dụng một cách khéo léo các ký tự Hán theo một quy tắc ghép tự đặc biệt để
ghi âm chữ Việt, chữ Nôm là một sản phẩm được lai tạo hết sức tài tình và độc đáo,
góp phần quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa bác học trong lòng nền văn
hóa dân gian Việt và trong việc bảo tồn lưu giữ các di sản văn hóa tinh thần của cha
ông ta suốt mấy thế kỷ.
=> Như vậy, sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh bản địa và ngoại sinh nhu nhập đã
tạo ra các thành tố văn hóa mới. Những thành tố này mang sắc thái của cả hai yếu tố
nội và ngoại sinh.
* Quan hệ 3: Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được
chấp nhận và tồn tại song song với các yếu tố nội sinh tương đương với chúng
trong nền văn hóa bản địa và tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa
đó.
VD:
- Chữ viết La-tinh ban đầu là yếu tố ngoại sinh, phục vụ cho công cuộc truyền giáo
của các đạo sĩ Thiên Chúa giáo. Sự tồn tại của nó đã trải qua những bước thăng trầm,
thậm chí có lúc bị tẩy chay. Về sau, do ý thức được tính ưu việt và hữu dụng của nó,
người Việt đã tự nguyện tiếp nhận để rồi biến nó thành ngôn ngữ chính thống của dân
tộc mình.
- Từ Hán - Việt, vốn là các từ du nhập từ nền văn hóa Trung Quốc, nhưng chúng vẫn
tồn tại song song với từ gốc bản như các từ đồng nghĩa và chỉ phân biệt với nhau bằng
văn phong. Thường thì từ Hán Việt được dùng trong văn viết, trong cách nói trịnh
trọng, trong ngôn ngữ văn học và khoa học, còn các từ gốc bản địa thường dùng trong
ngôn ngữ giao tiếp, trong văn phong nói, thường gọi là cách nói nôm na. Ví dụ, từ
Hán Việt: tân, cố, thủy, thanh, hồng, hoàng, hải, huyền, hằng, hạnh,…; từ gốc bản địa:
mới, cũ, nước, xanh, đỏ, vàng, biển, đen, trăng, mận…
- Một bằng chứng khác của mối quan hệ tồn tại song hành và độc lập này có thể kể
đến trang phục ngày cưới và trang phục tang lễ của người Việt. Theo truyền thống,
ngày cưới cô dâu mặc áo đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc; song khi văn
hóa phương Tây du nhập vào, thì cô dâu lại mặc áo trắng, biểu hiện sự trong trắng,
tinh khiết. Tang phục cũng tương tự như vậy. Màu trắng vốn là màu tượng trưng cho
tang thương, đau đớn của tang gia theo phong tục cổ truyền (thương đến trắng xương
ra) song dưới tác động của giao lưu văn hóa với phương Tây người Việt chấp nhận cả
tang phục màu đen, biểu trưng cho sự u buồn khi có người thân mất. Cho đến nay vẫn
tồn tại song song hai loại tang phục trắng (bản địa) và đen (ngoại sinh) trong tang lễ
của người Việt.
=> Còn rất nhiều ví dụ khác chứng minh sự tồn tại song song và độc lập của yếu tố
nội sinh và ngoại sinh trong nền văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ này cũng tạo điều
kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển ngày càng phong phú và đa dạng.
* Quan hệ 4: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì được
chấp nhận như một yếu tố văn hóa mới (bởi nó chưa hề có trong nền văn hóa bản
địa) có thể ở dạng nguyên vẹn, cũng có thể ở dạng bản địa hóa, tùy thuộc vào đặc
điểm tiếp biến của nền văn hóa bản địa.
VD:
- Đặc trưng cho kiểu quan hệ này có thể kể đến sự du nhập của Nho giáo, Phật giáo,
Kitô giáo, các yếu tố văn hóa vật chất như điện, phương tiện giao thông hiện đại, các
đồ dùng tiện nghi sinh hoạt…
- Khi các tôn giáo này du nhập vào nền văn hóa Việt, thường được cải biến, bản địa
hóa khiến chúng khác nhiều so với nguyên bản. Song điều ta cần bàn ở đây là sự có
mặt của các yếu tố này trong lòng nền văn hóa bản địa đã làm thay đổi quan trọng về
chất, tạo cho văn hóa một bước nhảy trong quá trình phát triển của mình. Nho giáo và
Phật giáo đã từng là hệ tư tưởng chính thống của văn hóa Đại Việt, Đại Nam và với
vai trò đó, các hệ tư tưởng này đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm và sắc nét trong văn
hóa Việt Nam từ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đến nghệ thuật văn chương, từ phong
tục tập quán đến tâm lý dân tộc, đâu đâu cũng thấy rõ nét ảnh hưởng của các tôn giáo
du nhập. Cho tới nay khi nói về nền văn hóa Việt Nam, không một học giả nào không
nói đến tác động của các tôn giáo, các hệ tư tưởng du nhập này.
=> Sự du nhập của các yếu tố ngoại sinh như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hindu
giáo vào nền văn hóa Việt Nam cổ đại đã giúp cho văn hóa Việt Nam bước ra vũ đài
khu vực; còn sự có mặt của nhạc giao hưởng, báo chí, điện ảnh, thơ tự do, hội họa sơn
dầu… từ mối giao lưu với văn hóa phương Tây đã tạo cho văn hóa Việt Nam bước
nhảy vọt ra vũ đài thế giới.
=> Tóm lại, xử lý mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu văn
hóa chính là quy luật phát triển của các nền văn hóa nói chung, và văn hóa Việt Nam
nói riêng. Sự phát triển này luôn làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nếu ta hiểu bản sắc
văn hóa dân tộc là một hệ thống mở, luôn phát triển và hoàn thiện cùng với lịch sử và
thời gian.
4. Vai trò của các mối quan hệ đối với sự phát triển nền văn hóa dân tộc
- Sự kết hợp của yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã thể hiện quy luật tiếp biến của văn
hóa
- Xây dựng nền văn hóa dày hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn
- Văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, tiên tiến
=> Quy trình tất yếu của sự phát triển
Câu 2: TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
* K/n: (trang 204) Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào
cái thiêng. Con người biểu thị lòng tin vào cái thiêng thông qua nghi lễ thờ cúng, lòng
ngưỡng (của cả cá nhân và cộng đồng) đối với các thế lực, lực lượng siêu nhiên mang
sức mạnh vô hình hay hữu hình, có ảnh hưởng tới đời sống con người.
* Các tín ngưỡng dân gian tiêu biểu
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian thuần Việt, phổ biến, có
lịch sử lâu đời, cứ nghĩ rằng vì dòng chảy của thời gian mỗi phút trôi qua vạn vật thay
đổi có vài điều mới lạ đang nảy sinh vài điều đã cũ sẽ lu mờ dần, không còn ai nhớ
đến và cứ thế xem như chưa tồn tại trong xã hội đầy biến động ấy vậy mà tín ngưỡng
thờ Mẫu vẫn còn giữ vị trí đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt từ xưa
cho đến nay.
* Nguồn gốc:

- Gắn với nền văn hoá, văn minh lúa nước, chế độ mẫu hệ được tồn tại lâu đời gắn với
tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt, vai trò của người phụ nữ trong lao động sx rất
quan trọng
- Gắn với đời sống tâm thức của người Việt: yếu tố nữ, yếu tố mẹ
- Trong ý thức cộng đồng người Việt, yếu tố âm - đất - mẹ biểu tượng cho ước vọng
phong đăng, phồn thực, đâm chồi, nảy lộc, sự trường tồn của giống nòi…
- Chế độ mẫu hệ từng tồn tại lâu dài → Vai trò của người phụ nữ được đề cao gắn với
tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt
* Bản chất:
- Là sự khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của người phụ nữ
- Gắn với tâm thức của người Việt (tâm thức thờ thần của người Việt) niềm tin tâm
linh
* Biểu hiện:
- Tín ngưỡng thờ tam phủ (mẫu thượng thiên, mẫu thiên phủ, địa phủ phái phủ), tứ
phủ (Thiên phủ, địa phủ, thoải phủ, nhạc phủ). Nhân vật phụng thờ bà chúa xứ, bà
chúa đen, bà chúa kho, cô chín, cô bơ.
* Ý nghĩa: Trong đời sống tâm linh, trong văn hoá
- Đời sống tâm linh:
Đời sống tâm linh dường như gắn bó chặt chẽ với con người suốt cả cuộc đời. Nó biểu
hiện nhiều mặt trong đời sống tinh thần của con người, trong đó tín ngưỡng tôn giáo
chiếm một phần quan trọng. Đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần,
biểu hiện những giá trị thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường với những biểu
tượng, thần tượng và những kỳ vọng vươn tới chân, thiện, mỹ. Tín vọng về Mẫu chính
là biểu thị một phần trong đời sống tâm linh của người Việt, mà tâm linh là cái vô thể,
cái thần bí, cái niềm tin, trong đó có mê tín. Đời sống tâm linh nhằm hướng đến cái
thiêng liêng, cao cả, cái tốt đẹp vĩnh hằng mà trong đời thường, con người thường khó
đạt được.
- Đời sống văn hoá:
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng triết lý nhân sinh; có ý thức hướng về cội nguồn dân
tộc, đất nước; thể hiện một khía cạnh căn bản trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
của người Việt (biết ơn những người phụ nữ có công giúp dân, giúp nước vượt qua
khó khăn, vươn lên trong cuộc sống).
Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt có tầm ảnh hưởng sâu rộng
trong đời sống tâm linh người dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước:
+ Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
+ Tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt
+ Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN (trang 205)


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc con cháu, các thế hệ sau thờ cúng tổ tiên, ông bà,
cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi
dưỡng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống trong
gia đình, dòng tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng, tổ
nghề…), đất nước (Vua Hùng….): tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa
rộng, không chỉ thờ những người có công sinh thành và nuôi dưỡng đã khuất, những
người có cùng huyết thống, mà còn thờ cả những người có công với cộng đồng, làng
xã, đất nước
* Nguồn gốc:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn được gọi khái quát
là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng của những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của
nhiều dân tộc châu Á. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo,
không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà
- Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong
xã hội phụ quyền xưa. Vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng trong hoạt động
kinh tế và sinh hoạt của gia đình.
- Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ
tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc.
- Quan niệm tâm linh của người Việt: ông bà, cha mẹ, tổ tiên mất về thể xác, phần hồn
vẫn tồn tại dõi theo con cháu.
- Đạo lý của người Việt: “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
* Bản chất:
- Thờ cúng những người trong cùng dòng họ, máu mủ đã khuất, theo từng đơn vị gia
đình, gia tộc…
- Nó mang tính chất là một hình thái tín ngưỡng, thờ tự, cúng lễ, cầu mong linh hồn
ông bà Tổ tiên “phù hộ” cho hiện thực cuộc sống của con cháu.
- Đề cao đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đề cao ý thức
hướng về cội nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ
ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé
- Trong quan niệm người Việt: “Con chim thì có tổ, con người thì có tông”
* Biểu hiện:
- Hành vi thắp hương
- Tổ chức ngày nhật, ngày kị, ngày giỗ. Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi
trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật") thường được tính theo Âm
lịch (hay còn gọi là “ngày ta"). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.
- Lập ban thờ
- Biểu hiện qua các lễ hội (lễ hội đền Hùng)
* Ý nghĩa: Giúp gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng
thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông đã khuất.
TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC:
Nguồn gốc của tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tín
ngưỡng này có nguồn gốc từ thời kỳ nguyên thủy, khi con người còn sống trong môi trường tự nhiên hoang dã.

Người nguyên thủy quan niệm rằng, sự sinh sản của con người và sự sinh sản của thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Sự sinh sản của con người là biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên, và ngược lại.

Vì vậy, người nguyên thủy đã thực hiện những nghi lễ, hủ tục mang tính phồn thực để cầu mong sự sinh sôi nảy nở của
con người và thiên nhiên.

Bản chất: Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người vào sự sinh sôi nảy nở của con
người và thiên nhiên. Tín ngưỡng này thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

Nghi lễ, hủ tục

Tục ngữ, ca dao

Điêu khắc, hội họa

Bản chất của tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng thể hiện niềm tin vào sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trên thế giới. Tín ngưỡng
này gắn liền với các hoạt động sinh sản của con người, động vật và cây cối.

Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

Các nghi lễ thờ cúng Tín ngưỡng phồn thực có nhiều nghi lễ thờ cúng khác nhau, được tổ chức thường xuyên trong năm.
Các nghi lễ này thường được thực hiện với mục đích cầu xin các vị thần linh phù hộ cho sự sinh sôi, nảy nở của con
người, động vật và cây cối.

Các hình tượng nghệ thuật Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện qua nhiều hình tượng nghệ thuật khác nhau, bao gồm:

* *Các tượng thần linh

* *Các bức tranh, phù điêu

* *Các bài hát, điệu múa

Các hình tượng nghệ thuật này thường thể hiện sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trên thế giới.

Biểu hiện: Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, bao gồm:
Trong đời sống tinh thần: Tín ngưỡng phồn thực thể hiện trong đời sống tinh thần của con người thông qua các nghi lễ
thờ cúng, các hình tượng nghệ thuật,... Tín ngưỡng này giúp con người thể hiện niềm tin vào sự sinh sôi, nảy nở của vạn
vật trên thế giới.

Trong đời sống vật chất: Tín ngưỡng phồn thực cũng thể hiện trong đời sống vật chất của con người thông qua các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt. Ví dụ, trong sản xuất nông nghiệp, người dân thường thực hiện các nghi lễ cầu mưa, cầu mùa
màng bội thu.

Vai trò: Tín ngưỡng phồn thực có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, bao gồm

Vai trò tâm linh: Tín ngưỡng phồn thực giúp con người giải tỏa những lo lắng, trăn trở về cuộc sống, giúp con người có
thêm niềm tin vào sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trên thế giới

Vai trò kinh tế: Tín ngưỡng phồn thực có tác động tích cực đến sản xuất, giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế.

Vai trò xã hội: Tín ngưỡng phồn thực góp phần gắn kết cộng đồng, giúp con người xích lại gần nhau hơn

Ý nghĩa Tín ngưỡng phồn thực là một nét đẹp văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Tín ngưỡng này thể hiện những
quan niệm, niềm tin của con người về sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trên thế giới. Tín ngưỡng phồn thực cần được gìn
giữ và phát huy để bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Câu 3: TÍNH DÂN TỘC (trang 33)


* Khái niệm: Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng
người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời
kỳ lịch sử lâu dài. Tính dân tộc không bộc lộ một cách rõ ràng cụ thể thành yếu tố hữu
hình mà Nó thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể hiện qua của
tác phẩm.
- Thuật ngữ "tính dân tộc" thường được sử dụng để mô tả đặc điểm hay đặc tính nào
đó mà người ta liên kết với một nhóm dân tộc cụ thể. Tính dân tộc có thể bao gồm
những đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống, tôn giáo, và các yếu tố khác mà
người ta thường nhận diện là độc đáo và đặc trưng cho một dân tộc hay một nhóm dân
tộc nhất định.
- Tính dân tộc không bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó
thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể hiện của tác phẩm.
* Một đặc trưng hay một đặc điểm tiêu biểu nổi bật của 1 dân tộc và không bộc
lộ (tính dân tộc trong văn hóa dân gian) một cách cụ thể hữu hình, mà nó thấm vào
trong đời sống tinh thần dòng chảy cảm xúc biểu hiện trong văn hóa dân gian.
Tín Ngưỡng và Lễ Hội của dân tộc H'Mông ở Việt Nam:
Đặc trưng nổi bật: Tín Ngưỡng H'Mông về Linh Thực và tổ tiên
Dân tộc H'Mông ở Việt Nam thường có một tâm linh mạnh mẽ và sâu sắc, thể hiện
qua tín ngưỡng và các lễ hội. Một trong những đặc điểm tiêu biểu là niềm tin vào linh
thực, các thực thể siêu nhiên, và tôn vinh tổ tiên. Họ tin rằng các linh thực này có sức
ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và định rõ số phận của cả cộng đồng.
Hữu Hình Biểu Hiện trong Văn Hóa Dân Gian:
Lễ Cúng Tổ Tiên: Mỗi năm, cộng đồng H'Mông tổ chức các lễ cúng tổ tiên để tôn
vinh và nhờ ơn của tổ tiên. Các buổi lễ này thường kết hợp giữa các hoạt động lễ
cúng, nhảy múa, và các nghi lễ truyền thống.
Thực Hành Đại Diện Của Linh Thực: Trong lễ hội, người H'Mông thường thực
hiện các bài lễ cúng đại diện của linh thực và thực hiện các nghi lễ để xua đuổi tà ma
và mang lại sự bình an cho cộng đồng.
Thờ Cúng Đất Đai: Một phần quan trọng của tín ngưỡng H'Mông là việc thờ cúng
đất đai để bảo vệ và tôn vinh linh thực của đất đai. Các buổi lễ này thường diễn ra
trước mùa gieo mạ và sau mùa thu hoạch.
Những hoạt động này không chỉ là biểu hiện của niềm tin tâm linh mà còn là cách
để cộng đồng tạo ra sự gắn kết và duy trì truyền thống. Đặc trưng về tâm linh và tín
ngưỡng này không chỉ ảnh hưởng đến lễ hội mà còn thấm sâu vào cuộc sống hàng
ngày, tạo nên một phần quan trọng của văn hóa dân gian của dân tộc H'Mông.
* Nêu một vài câu ca dao thuộc trữ tình dân gian nói về tình yêu quê hương đất
nước
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,
Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.”
“ Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.”

“Ta về ta tắm ao ta,


Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng”

“Gió đưa cành trúc la đà


Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
* Hệ giá trị biểu tượng ( csvh tr96 97 98, vhntdt tr47,48)
Ở nhiều nền văn hóa truyền thống ở Việt Nam, các biểu tượng như giếng làng, đình
làng, chùa làng, cây đa, sân đình, và bến nước đều mang đến giá trị văn hóa và tâm
linh sâu sắc. Dưới đây là một số ý nghĩa biểu tượng của những yếu tố này:
Giếng làng:
- Ý nghĩa nước sạch: Giếng làng thường là nguồn nước chính cho cộng đồng, mang lại
sự sống sót và phát triển.
- Kết nối cộng đồng: Nó thường là điểm tập trung của cộng đồng, nơi mọi người có
thể gặp gỡ, trò chuyện, và chia sẻ những câu chuyện.
Đình làng:
- Tính linh thiêng: Là nơi thờ cúng các vị thần, tổ tiên, góp phần duy trì hòa bình và
may mắn cho làng xã.
Trung tâm hành chính: mọi công việc quan trọng đều diễn ra ở đây, hội đồng kỳ
mục, lý dịch làm việc ở đây; thu sưu thuế tại đây; xử tội người vi phạm lệ làng cũng ở
đây,...
Trung tâm tôn giáo: là nơi thờ thành hoàng làng.
Trung tâm văn hóa: là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa của làng như hội đấu vật, đánh
cờ, hát chèo...vào các dịp lễ, tết hay lúc công việc đồng ruộng đã hết, đình làng cũng
là nơi con trai, con gái đến tuổi lập gia đình hò hẹn với nhau.
Chùa làng:
- Phật giáo và tâm linh: Là nơi thực hành đạo Phật, chùa làng gắn liền với tâm linh và
nghi lễ của cộng đồng.
- Giáo dục và hòa bình: Chùa làng có thể đóng vai trò trong việc giáo dục cộng đồng
và thúc đẩy tinh thần hòa bình.
Cây đa:
- Biểu tượng của làng: Cây đa thường được xem là biểu tượng của làng, thể hiện sự
thịnh vượng và sức sống mãnh liệt.
- Kết nối thế hệ: Cây đa thường được trồng để kỷ niệm, thể hiện sự kết nối giữa các
thế hệ trong cộng đồng.
Sân đình:
- Nơi gặp gỡ và giao lưu: Sân đình thường là nơi cộng đồng tụ tập, gặp gỡ, và thể hiện
tinh thần đoàn kết.
- Diễn ra các sự kiện cộng đồng: Sân đình thường là địa điểm tổ chức các sự kiện văn
hóa, nghệ thuật, và thể thao.
Bến nước:
- Nguyên tắc sống của cộng đồng: Bến nước là nguồn tài nguyên quan trọng, mang lại
nước và đồng thời là nơi giao thương, gắn kết cộng đồng với thế giới bên ngoài.
- Mang đến sự thịnh vượng: Các làng ven sông, ven biển thường có mối liên kết sâu
sắc với bến nước, mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho cộng đồng.
Những biểu tượng này không chỉ có ý nghĩa về mặt vật lý mà còn là biểu tượng của
tinh thần đoàn kết, truyền thống, và tâm linh trong cộng đồng.
* Biểu hiện qua tâm thức dân gian gắn với tín ngưỡng dân gian
Biểu hiện qua tâm thức dân gian gắn với tín ngưỡng tâm thức dân gian là sự sùng bái
và tôn thờ các vị thần, tổ tiên, anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước.
Đây là những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện sự kính trọng và
biết ơn đối với những người đã góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Tín ngưỡng
tâm thức dân gian còn biểu hiện qua các nghi lễ, lễ hội, truyền thuyết và huyền thoại
được truyền từ đời này sang đời khác, gắn kết và tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng.
VD: Thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ Mẫu, lễ hội đình ông Nguyễn
( Nguyễn Trung Trực ) ở Kiên Giang,..
* Ngôn ngữ dân tộc gắn với ca dao tục ngữ
Ngôn ngữ dân tộc gắn với ca dao tục ngữ là một phần quan trọng của văn hóa dân
tộc. Ca dao tục ngữ là những câu chuyện ngắn, thường chứa đựng những triết lý, tình
cảm và kinh nghiệm sống của người dân. Chúng được truyền miệng từ đời này sang
đời khác, giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và truyền thống văn hóa của dân tộc. Ca dao
tục ngữ cũng thể hiện sự sáng tạo và tinh thần thông thái của người Việt Nam.
VD: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn", "Đường đi xa ngày nắng, đường đi gần ngày mưa" , “Biết
thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” , ”Cọp chết để da, người chết để
tiếng.”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”.…
Tính dân tộc của folklore (vhdg tr34)
Không phải nhất thành bất biến, mà còn phát triển, kế thừa và cách tân. Kế thừa
truyền thống văn hóa của dân tộc là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa làm cho
truyền thống đó có nội dung và hình thức mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.
VD:
- Ấn Tượng Trong Cách Ăn Mặc:
Thời Trang Truyền Thống và Hiện Đại: Trong thời gian gần đây, thời trang Việt
Nam đã chứng kiến sự kết hợp giữa trang phục truyền thống và thời trang hiện đại.
Người Việt Nam thường lựa chọn trang phục truyền thống như áo dài trong các sự
kiện quan trọng, trong khi trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể ưa chuộng trang phục
phương Tây.
- Chế Biến Món Ăn: Hiện Đại Hóa trong Bếp Nấu Ăn: Với sự phát triển của đời sống
kinh tế và xu hướng nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, các phương tiện nấu ăn hiện
đại và thực phẩm sẵn có ngày càng trở nên phổ biến. Một số người Việt Nam ngày
nay có xu hướng sử dụng các nguyên liệu và kỹ thuật nấu ăn mới, kết hợp giữa ẩm
thực truyền thống và hiện đại.
- Phương Thức Chữa Bệnh:
Kết Hợp Y Học Cổ Truyền và Hiện Đại: Nền y học Việt Nam đã chứng kiến sự kết
hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại. Nhiều người vẫn tin tưởng và áp dụng các
phương pháp chữa bệnh truyền thống như thực hành Đông y, mát-xa, và sử dụng các
loại thảo dược, song song với việc tìm kiếm sự chăm sóc từ y học hiện đại.
- Tín Ngưỡng:
Sự Linh Hoạt Trong Tín Ngưỡng: Tín ngưỡng tâm thức dân gian vẫn đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Mặc dù vẫn giữ vững các nghi lễ
truyền thống, nhưng có sự linh hoạt trong cách thức thực hiện và hiểu đúng các giá trị
tâm linh. Sự đa dạng tín ngưỡng và tôn giáo cũng là một đặc điểm của sự tiếp biến
VH.
- Sự Ảnh Hưởng Từ Văn Hóa Quốc Tế:
Tổng Hợp Văn Hóa: Với sự phát triển của truyền thông và tương tác văn hóa quốc
tế, người Việt Nam ngày càng tiếp xúc với và tiếp thu các yếu tố văn hóa từ nhiều
nguồn khác nhau. Điều này có thể thấy trong cách người Việt Nam thực hiện các sự
kiện, lễ hội, và sử dụng các sản phẩm văn hóa.
Sự tiếp biến văn hóa của Việt Nam là một quá trình đa chiều và đa dạng, phản ánh
sự đổi mới và sự chuyển động của xã hội hiện đại. Đồng thời, việc bảo tồn và phát
triển những giá trị truyền thống là một phần quan trọng của sự phát triển văn hóa bền
vững.
=> Tiên tiến nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc
=> Tính dân tộc không nhất thành bất biến, mà còn phát triển, kế thừa và cách tân. Kế
thừa truyền thống văn hóa của dân tộc là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa làm
cho truyền thống đó có nội dung và hình thức mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ
mới. Trong quá trình phát triển, truyền thống văn hóa của dân tộc luôn được các thế
hệ người Việt Nam kế thừa, bổ sung, phát triển và đổi mới. Tiên tiến nhưng vẫn luôn
đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM ( TR 216)
Con người luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy về mặt
tâm linh có một ý nghĩa đặc biệt cho sự tồn tại và mở mang vùng đất mới. Để đáp ứng
nhu cầu đó “không chỉ tin đến những tín ngưỡng tôn giáo vốn có mà họ còn tìm
cách tự tạo cho mình những dạng thức tôn giáo mới”, từ đó hình thành lên những
dạng thức tín ngưỡng dân gian với những đặc điểm riêng biệt .
Đầu tiên chính là tính phong phú và đa dạng. Người Việt Nam có một đời sống tín
ngưỡng hết sức phong phú, đa dạng. Một minh chứng rõ nét nhất là người Việt Nam
có nhiều tín ngưỡng khác nhau ( thờ tổ tiên, thờ mẫu, thờ thành hoàng, thờ Đức
Thánh, thờ Thần tài, thờ Tổ nghề, thờ thần rừng, thần núi, thờ Cá Ông... và thờ đa
dạng thần linh khác nhau (thiên thần , nhiên thần , nhân thần ...) hay còn gọi là tín
ngưỡng đa thần.

Nguyên nhân hình thành nên đặc điểm này do:


- Bắt nguồn tự vị trí địa lí của nước ta. Việt Nam là nơi giao lưu các luồng văn hóa, là
cầu nối từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây...Việt Nam nằm sát cạnh hai nền văn
minh lớn trên thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ - nơi sản sinh ra các tôn giáo lớn trên
thế giới. Điều đó lí giải việc Việt Nam sớm có điều kiện giao lưu, tiếp thu nhiều yếu
tố tôn giáo, tín ngưỡng ngoại sinh, làm phong phú đời sống tâm linh của mình.
- Việt nam là quốc gia có nền văn hóa gốc nông nghiệp, chịu sự tác động ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên rất rõ rệt. Vì vậy từ rất sớm con người đã hình thành tín ngưỡng
nông nghiệp cổ, sùng bái nhiều hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng và liên quan trực
tiếp đến nông nghiệp , đến việc trồng lúa nước
- Về điều kiện tự nhiên của Việt Nam.Việt Nam là một nước có địa hình đa dạng, từ
đồng bằng, trung du đến miền núi, cao nguyên. Điều kiện tự nhiên này đã tạo nên sự
khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền. Trong mỗi vùng miền, người dân thường
thờ những vị thần linh gắn liền với địa phương của mình
- Không chỉ vậy VN còn là quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc lại có hình thức tín
ngưỡng khác nhau với việc thờ cúng và tiến hành các nghi lễ không giống nhau.
- Đồng thời, trong tâm thức của người VN: cởi mở, bao dung miễn sao các yếu tố
văn hóa ngoại sinh khi du nhập vào không xúc phạm tới văn hóa quốc gia, không ảnh
hưởng tới niềm tin thiêng liêng của dân tộc,tổ quốc dân tộc. Điều đó lí giải trong tín
ngưỡng của Việt Nam có nhiều yếu tố ngoại sinh.VD: như thờ Thần tài, thờ Đức
Thánh là Quan Công...
=> Tóm lại, người Việt Nam là cư dân đa tín đa thần là do sự kết hợp của nhiều yếu
tố, bao gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tâm thức người Việt và đa dân tộc. Nó thể
hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng này đã góp phần
hình thành và phát triển nhân cách, lối sống của người Việt Nam và đã góp phần tạo
nên bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Đây là mẫu số chung nét nổi trội
của hầu hết cư dân phương Đông nông nghiệp. (Khác hẳn với các nước phương Tây
họ giản đơn về đức tin , vì vậy họ chỉ tin vào một vị thần-nhất thần, chỉ theo một tôn
giáo. VD: đạo Kitô, đạo Hồi).
Thứ hai là tính hài hòa âm dương. Thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất,
Tiên-Rồng, ông đồng- bà đồng,...Đặc điểm này bắt nguồn từ tư duy lưỡng phân lưỡng
hợp của người Việt cổ. Bởi triết lí âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và
ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cấp
đối lập gốc “mẹ–cha” và “đất–trời” người xưa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập
như những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại một
quan niêm lưỡng phân lưỡng hợp có phần chất phác và thô sơ về thế giới. Từ tư duy lưỡng phân
lưỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ nét, người Đông Nam Á xưa hơn đã mở rộng dần ra để tìm
cách xác lập bản chất âm dương cho những khái niệm, sự vật biệt lập . Quá trình này chắc đã dẫn
họ tời chỗ cảm nhận được tính hai mặt của âm dương và quan hệ chuyển hóa lẫn nhau
giữa chúng. Có lẽ những ý niệm còn có phần chất phác đó đã là tiền đề giúp cho tổ
tiên người Hán phạm trù hóa và hệ thống hóa chúng thành triết lí âm dương dưới dạng
như chúng ta đã biết.
Ở người Việt Nam, TƯ DUY PHÂN LƯỠNG HỢP bộc lộ rất đậm nét qua khuynh
hướng CẶP ĐÔI ở khắp nơi, từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến
những thói quen hiện đại:
Trong khi trên thế giới, vật tổ của các dân tộc thường là một loài động vật cụ thể
(chim ưng, đại bàng, chó sói, bò…) thì vật tổ của người Việt là một cặp đôi Tiên–
Rồng. Những khái niệm truyền thuyết mang tính cặp đôi cũng gặp ở người Mường
(chim Ây –cái Ứa), người Tày (Báo Luông – Slao Cái), người Thái (nàng Kè – tạo
Cặp)… – đó là những dấu vết của tư duy âm dương thời xa xưa.
Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông
Đồng – bà Cốt, đồng Cô – đồng Cậu, đồng Đức Ông – đồng Đức Bà… Khi xin âm
dương (= xin keo) thì hai đồng tiền phải một ngửa một sấp; ngói âm dương lợp nhà
phải viên ngửa viên sấp; khi ghép gỗ thì phải một tấm có gờ lồi ra khớp với tấm kia có
rãnh lõm vào… Lối tư duy âm dương khiến người Việt nói đến đất, núi liền nghĩ ngay
đến nước, nói đến cha liền nghĩ ngay tới mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Triết lí quân bình âm dương được vận dụng không chỉ cho người sống mà ngay cả cho
người chết: Trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa) có niên đại vào thế
kỉ III TCN được gióng theo hướng nam–bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương) được đặt ở
phía bắc (âm) và, ngược lại, các vật bằng gốm đất (âm) được đặt ở phía nam (dương).
Cách sắp xếp âm dương bù trừ nhau này rõ ràng là để tạo ra sự quân bình. Do triết lí
quân bình âm dương, ngay cả hộ pháp ở chùa cũng có ông Thiện, ông Ác (Thiện trước
Ác sau).
Chính nhờ có lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có được triết
lí sống quân bình: Trong cuộc sống gắng không làm mất lòng ai; trong việc ăn ở, gắng
giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa với môi trường thiên nhiên…Tạo cho
người Việt một khả năng thích nghi cao và mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt), dù khó
khăn đến đâu vẫn không chán nản. Người Việt Nam là dân tộc sống bằng tương lai
(tinh thần lạc quan): thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sướng, suốt đời khổ thì tin rằng
đời con mình sẽ sướng (Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời…).
Thứ ba là tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam.
Biểu hiện người Việt có tục thờ nữ thần (Hai Bà Trưng, Bà chúa Kho,Bà chúa Xứ ),
thờ Mẫu... Nguyên nhân là do trong ý thức cộng đồng người Việt, yếu tố âm-đất-mẹ
biểu tượng cho phong đăng phồn thực đâm chồi nảy lộc, sự trường tồn của giống
nòi...Ở Việt Nam,chế độ Mẫu hệ từng tồn tại trong một thời gian dài và nền nông
nghiệp trồng lúa nước với vai trò của phụ nữ được đề cao cũng là nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành các tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ nữ thần.
Yếu tố âm-đất-mẹ biểu tượng cho phong đăng phồn thực đâm chồi nảy lộc, sự trường
tồn của giống nòi...Ở Việt Nam,chế độ Mẫu hệ từng tồn tại trong một thời gian dài và
nền nông nghiệp trồng lúa nước với vai trò của phụ nữ được đề cao cũng là sự dẫn đến
sự hình thành các tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ nữ thần.
Thứ tư là tính đan xen hòa, hòa đồng và dung hợp của tín ngưỡng VN khả năng
tiếp nhận, chung sống giữa các tín ngưỡng. Biểu hiện: trên điện thờ của một số tín
ngưỡng dễ chấp nhận sự hiện diện thần thánh của một số tín ngưỡng và tôn giáo
khác.VD: điện thờ của tín ngưỡng thờ Phật (Đạo Phật), thờ Ngọc Hoàng (Đạo giáo)...
Đầu tiên sự dung hợp hài hòa giữa tín ngưỡng thờ tam phủ công đồng và tứ phủ vạn
linh.Tam phủ công đồng là ba phủ do ba vị vua cha đứng đầu. Một là Thiên Phủ do
Vua cha Ngọc Hoàng đứng đầu cai quản cõi trời. Hai là Địa Phủ cai quản cõi đất và
đứng đầu là Vua cha Diêm Vương. Ba là Thoải Phủ-cõi nước do Vua cha Bát Hải
đứng đầu .Tứ phủ là nhánh tín ngưỡng thờ mẫu phổ biến nhất tại việt nam,tập trung
nhiều ở miền Bắc.Trong tứ phủ thì có 4 vị bà thánh mẫu cai quản. Một là Mẫu Đệ
Nhất Thượng Thiên (mặc áo đỏ) cai quản Thiên Phủ -vùng trời. Hai là Mẫu Đệ Nhị
Địa Tiên (mặc áo vàng) cai quản vùng Đất. Ba là Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc áo màu
trắng cai quản vùng sông nước. Đến thời vua Lê Lợi đánh giặc được mẫu Thượng
Ngàn giúp đỡ . Để ghi nhớ công ơn ông sắc phong bà là Lê Mại Đại Vương. Từ đó có
thêm Nhạc Phủ do Mẫu Đệ Tứ Thượng Ngàn cai quản vùng núi rừng. Về mặt lịch sử
hình thành của tín ngưỡng thờ mẫu của Việt Nam thì Tam phủ là khái niệm tiền thân
của tứ phủ.Theo thời gian cùng với sự biến đổi thích hợp của xã hội và kết hợp triết lí
âm dương xa xưa thì người Việt đã thờ chung, gộp chung hai tín ngưỡng thờ này làm
một tạo nên tín ngưỡng thờ tam tứ phủ.Lí giải một chút cho các bạn về hệ thống tam
tứ phủ trong tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam được xếp theo thứ tự 1. Chư phật bồ tát
2 Vua cha 3 Thánh Mẫu 4 Hội đồng quan lớn 5 tứ phủ chầu bà 6 tứ phủ thánh hoàng
7 là tứ phủ thánh cô 8 tứ phủ thánh cậu . Các bạn có thắc mắc tại sao lại có “chư phật
bồ tát” được xếp lên đầu và hòa chung với tín ngưỡng thờ mẫu không? Đó là khẳng
định và minh chứng cho đặc điểm là tính đan xen hòa, hòa đồng và dung hợp của tín
ngưỡng Việt Nam rất đặc sắc và thích hợp với thời đại. Mặt khác do nước ta đa số là
theo đạo phật nên giường như điều này đã đi vào tiềm thức của người việt nam . Vì
thế vị trí số một có lẽ là giành cho tín ngưỡng thờ cúng đạo phật . Nhưnng chúng ta
cũng không thể phủ nhận rằng tín ngưỡng thờ Mẫu tại việt nam có vai trò rất
quantrongj trong văn hóa người Việt.
=> Cuối cùng tôi muốn nói rằng tín ngưỡng dân gian của nhân loại nói chung hay của
việt nam nói riêng , ngay từ lúc ra đời đã chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa
mang tính nhân văn sâu sắc mặc dù nó bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm, thần bí.
Ở Việt Nam những giá trị văn hóa đó tồn tại, phát triển cùng với lịch sử hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước. Những giá trị văn hóa đó được kế thừa qua các thế hệ
được phát triển ngày càng phong phú và trở thành những giá trị văn hóa truyền thống
trong hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam .

Câu 5: Tại sao người Việt lại thờ Đa Thần?


Có nhiều lý do khiến người Việt thờ đa thần.
Một lý do là do lịch sử lâu đời của Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nền văn
hóa lâu đời, trải qua nhiều biến động. Trong quá trình lịch sử đó, người Việt đã tiếp
xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, đến văn hóa
phương Tây. Sự tiếp xúc này đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong tín ngưỡng của
người Việt.
Một lý do khác là do điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Việt Nam là một nước có địa
hình đa dạng, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, cao nguyên. Điều kiện tự nhiên
này đã tạo nên sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền. Trong mỗi vùng miền,
người dân thường thờ những vị thần linh gắn liền với địa phương của mình.
Nhiều dân tộc dẫn đến có nhiều văn hóa tín ngưỡng khác nhau
Cuối cùng, do tâm lý và tính cách của người Việt. Người Việt thường có tâm lý cởi
mở, thân thiện, thích giao lưu. Điều này đã tạo nên sự đa dạng trong tín ngưỡng của
người Việt. Người Việt thường thờ cúng nhiều vị thần linh khác nhau, từ thần linh bản
địa đến thần linh ngoại lai.
=> Tín ngưỡng thờ đa thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt
Nam. Nó thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng này đã
góp phần hình thành và phát triển nhân cách, lối sống của người Việt Nam.

You might also like