ĐẤT-NƯỚC tài liệu văn 12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐẤT NƯỚC

- Nguyễn Khoa Điềm -

A. Giới thiệu chung:


I. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 là nhà thơ tiêu biểu của nền thờ ca
kháng chiến chống mỹ vì trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ
nên ông có những chiêm nghiệm, những suy tư sâu lắng nồng nàn mang
màu sắc trữ tình, chính luận.
- Phong cách thơ: thơ NKĐ hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt
Nam.

II. Tác phẩm:


1. Xuất xứ:
- Đất Nước trích trong chương 5 Trường ca mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm.
- HCST:
+ Trường Ca mặt đường khát vọng sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị-
Thiên in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng
tạm chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ
mình xuống đường đấu tranh, hòa mình với cuộc chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược.
+ TK: Theo lời tâm sự của NKĐ: “Lúc đó tôi nghĩ mình sẽ viết 1 bản giao
hưởng bằng ngôn ngữ, chính vì vậy mà kết cấu của bản trường ca được
xây dựng từ những ám ảnh giai điệu âm nhạc trong bản giao hưởng số 5
của Bét-thô-ven”.
+ Đất nước nằm trong chương 5, là 1 chương thơ lớn mà cũng theo lời kể
của chính tác giả: “tôi viết chương thơ này trong những ngày mưa triền
miên sau Tết, đó là thời kì máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, làm cho mọi thứ
tối tăm, mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng
hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom mưa rừng. Có khi viết xong, 1 trận
bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượn lại trang còn trang mất, lại ngồi
viết tiếp. Tôi viết rất nhanh như cảm xúc đã dồn tụ 1 cách mãnh liệt. Giờ
chỉ còn việc tuôn ra thôi.
2. Nội dung của Đất Nước:
- Đất nước trích trong chương 5 MĐKV, thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà
thơ về đất nước ở nhiều phương diện:
+ Chiều dài lịch sử.
+ Chiểu rộng địa lý
+ Chiểu sâu văn hóa.
Để từ đó đi đến khẳng định tư tưởng nhân văn tiến bộ: Đất nước của
nhân dân.
3. Nghệ thuật của Đất Nước:
- Thể thơ: Tự do.
+ Đặc trưng: phóng khoáng, ko bị ghò bó về số câu trong 1 bài, ko bị gò
bó số chữ trong 1 câu. Đó là cơ hội để dòng chảy xảm xúc của tác giả
được bộc lộ 1 cách tự nhiên và tạo nên hình thức động đáo cho tác phẩm.
- Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian:
+ Trong ĐN, NKĐ đã sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian với đa
dạng các thể loại: Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ tích,
truyền thuyết,… Tác giả ko trích nguyên văn mà chỉ lấy ý, lấy tứ, lấy 1
phần làm chất liệu để tạo nên câu thơ, ý thơ mới của mình. Điều này:
● Làm nên vẻ đẹp riêng trong Đất Nước của NKĐ.

● Tạo nên sự mộc mạc gần gũi thân thương


+ Đoạn trích viết về tư tưởng của nhân dân thì ko gì thuyết phục hơn là sử
dụng chất liệu văn hóa dân gian bởi nhân dân là chủ nhân, là tác giả của
văn hóa dân gian
+ Văn hóa dân gian đã tạo thành bầu khí quyển đẹp đẽ bao bọc trong bài
thơ Đất Nước.
- Giọng thơ trữ tình chính luận là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và sự
suy tư sâu lắng.
4. Phân biệt và làm rõ một số khái niệm văn học:
a. Phân biệt bố cục và kết cấu:
- Bố cục: Là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo từng phần,
từng đoạn một cách rõ rang và hợp lý (chia tác phẩm này làm mấy phần)
- Kết cấu nghệ thuật: là yếu tố nghệ thuật nhà thơ sáng tạo ra để liên kết
các phần đoạn trong tác phẩm
Kết cấu nghệ thuật của Đất nước là cuộc trò chuyện tâm tình của đôi trai
gái yêu nhau: Anh-em nói về đất nước, đó là cuộc đối thoại của những con
người trẻ tuổi, chung 1 thế hệ, tạo nên chất trữ tình chính luận.
b. Phân biệt trữ tình chính luận và trữ tình chính trị:
- Trữ tình chính trị: thơ đề cập trực tiếp đến những vấn đề chính tri, những
sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên truyền cổ động.
- Trừ tình chính luận: nhà thơ có thiên hướng bộc lộ những quan niệm, tư
tưởng chính trị, chia sẻ và thuyết phục người đọc, người nghe tin vào tính
đúng đắn của những quan niệm.

B. Văn bản:

I. 9 câu thơ đầu: Nguyễn Khoa Điềm suy từ về cội nguồn quá khứ của
Đất Nước để trả lời cho câu hỏi : Đất nước có từ bao giờ?
1. Khẳng định sự lâu đời của Đất Nước:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
- Đất Nước: là một hình tượng kì vĩ lớn lao thâm nghiêm tráng lệ hào hùng
đã trở thành 1 đề tài quen thuộc trong thơ ca nhưng khác với nhà thơ cùng
thời và đi trước, khi viết về Đất Nước, NKĐ ko tạo ra khoảng cách hoặc
ko xây dựng những hình ảnh kì vĩ tráng lệ để ngưỡng mộ tụng ca như:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Lý Thường Kiệt)
Hay:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Mà ở Đất Nước này, NKĐ đã chọn một điểm nhìn gần gũi với giọng điệu
thủ thỉ tâm tình, hình ảnh bình để thể hiện một đất nước tự nhiên bình dĩ
như vốn dĩ nó đã vậy.
- HSG: Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng chia sẻ rằng: “Tôi cố gắng thể
hiện hình ảnh ĐN giản dị, gần gũi nhất
- Đã có rồi: Khi nghĩ về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã viết “đã có
rồi” với cấu trúc câu khẳng định, NKĐ đã khẳng định một cách chắc nịnh
lịch sử lâu đời của ĐN, đó chính là niềm tự hào của bao thế hệ người
Việt trước đó nhà thơ Nguyễn Trãi cũng khẳng định
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- “Ngày xửa ngày xưa”: khi nói về lịch sử lâu đời của ĐN, bên cạnh 3 chữ
“đã có rồi” và cụm từ “ngày xửa ngày xưa” được NKĐ vận dụng rất
sáng tạo”.
+ Bốn chữ nxnx là nhịp điệu ngàn đời của lời cổ tích bởi có câu chuyện
cổ nào lại ko bắt đầu bằng bốn chữ ngày xửa ngày xưa đâu
+ Đồng thời 4 chữ nxnx còn là thời gian ảo diệu mơ hồ gợi ra cái xa xăm
của chiều dài lịch sử, của thuở khai thiên lập địa, của cội nguồn sâu xa của
đất nước.
+ Câu thơ làm sống dậy trong mỗi chúng ta sức sống trường tồn của đất
nước bởi vẻ đẹp tinh thần của đất nước, kết tinh trong những câu chuyện
cổ .Đó là đất nước của 1 nền văn hóa với những câu chuyện cổ tích ngọt
ngào như dòng sữa ngọt lành vun đắp chân-thiện-mỹ trong ta
, chẳng thế mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có viết
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu là tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần”
Như vậy 4 chữ cnnx đó vừa gợi ra cái quá khứ xa xăm của lịch sử dân tộc
lại vừa gợi ra sự gần gũi thân quen với mỗi người. Cách viết này khiến
cho Đất Nước xa mà trở nên gần, tưởng mênh mông mà trở nên ấm áp,
gần gũi, thân quen.

2. 6 câu tiếp: Đất nước bình dị, gần gũi ở quanh ta

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
Câu thơ cho thấy ĐN khởi nguồn từ văn hóa phong tục.
- Miếng trầu
+ Hình ảnh “miếng trầu” thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian bởi đó là
hình ảnh quen thuộc mà ta đã từng bắt gặp trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao, dân ca, chuyện cổ tích:
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”
“miếng trầu nên dâu nhà người”
“Gặp đây mời 1 miếng trầu
Để thương để nhớ dạ sầu tương tư”
Đặc biệt là sự tích trầu cau thấm đượm lòng người
+ Ẩn đằng sau miếng trầu nhỏ bé dung dị ấy là cả phong tục của 4 nghìn
năm ĐN được giữ gìn trao chuyển. Miếng trầu là tín hiệu trong nghi lễ
giao tiếp, là vật chứng biểu tượng cho tình yêu lứa đôi, là tục ăn trầu.
“Những cô hàng xén cười như mùa thu tỏa nắng”
Như thế NKĐ đã nhìn ra khởi nguồn của Đất Nước từ văn hóa, phong tục
+ TK: Nhìn vào bề mặt của câu thơ, ta thấy câu chữ của Nguyễn Khoa
Điềm diễn tả 2 điều ngỡ như phi lý.
Đất nước trong tiềm thức chung của mọi người là 1 khái niệm vĩ
đại lớn lao, thiêng liêng, sao lại bắt đầu từ miếng trầu nhỏ bé,
bình dị đời thường?
Suy tư về cội nguồn quá khứ đất nước, sao lại bắt đầu bây giờ?
● Nhưng đằng sau cái ngỡ như phi lý ấy người đọc lại nhận ra cái có
lý, chân lý của đời sống chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Đất nước dù có to lớn vĩ đại đến đâu thì cũng bắt đầu từ những sự
vật nhỏ bé bình dị, hay nói 1 cách khác vô số những cái nhỏ bé
hợp lại mới tạo thành cái lớn lao.
● Mỗi miếng trầu của bà ăn hôm nay ko chỉ là hình ảnh của hiện tại
mà còn chứa đựng trong đó 4 nghìn năm văn hóa phong tục cội
nguồn của đất nước.
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Đến câu thơ thứ 4, NKĐ lại diễn tả sự phát triển, trưởng thành của đất nước từ
thử thách khói lửa chiến tranh
- “Trồng tre đánh giặc”:
+ Hình ảnh thơ đưa ta trở về với buổi bình minh của lịch sử dân tộc qua
truyền thuyết Thánh Gióng với câu chuyện cậu bé 3 tuổi vươn vai trở
thành tráng sĩ nhổ tre ngà đánh đuổi giặc ân ra khỏi bờ cõi
+ Từ đó tác giả nói về truyền thống đánh giặc giữ nước với hình ảnh cây
tre hiền hậu, cây tre kiên cường bất khuất, cây tre biểu tượng cho làng quê
đất Việt, cho phẩm chất của người Việt:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Hay
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
vụt đứng lên đánh đuổi giặc Ân,
sức nhân dân khỏe như ngựa sắt,
trí căm thù rèn thép làm roi
Lửa chiến đấu ta ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
(Tố Hữu)
� TK: Như vậy 2 câu thơ trên đã hợp thành 1 bức tranh toàn diện về sự hình
thành: Đất nước khởi nguồn từ văn hóa phong tục, đất nước trưởng thành từ
khói lửa chiến tranh.
Như vậy ta thấy tư tưởng của NKĐ có sự gặp gỡ của những nhà thơ đương
thời, tuy nhiên mỗi người lại có 1 cách viết sáng tạo khác nhau.
+ Huy Cận khái quát 2 điều ấy bằng hình ảnh giàu chất suy tưởng
“ Sống vững chãi 4 nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”
+ Còn Trần Mạnh Hảo lại biểu đạt bằng hình ảnh thơ giàu chất nghệ thuật:
“Có lịch sử thành văn trên mình ngựa
Con trẻ mà lại mang áo giáp đồng”
- Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục suy tư về cội nguồn quá khứ của đất nước
nhưng nhà thơ ko nghiêng về lý giải mà nghiêng về bày tỏ những suy nghĩ
thấm thía về sự trường tồn Đất Nước từ những điều giản dị.

Câu 5: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”


- Hình ảnh “tóc mẹ bới sau đầu”
+ gợi ra vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt truyền thống, tóc cuộn
thành búi ở sau gáy.
+ Đó là tập quán, thói quen thể hiện vẻ đẹp nữ tính thuần hậu gợi ta liên
tưởng đến câu ca dao:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em búi
Để chi dài cho bối rối lòng em”
+ Hình ảnh “tóc mẹ bới sau đầu” còn gợi ra vóc dáng của người phụ nữ
tần tảo chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt ngày xưa
Ở đó còn có những tình cảm thủy chung đã trở thành một nét đẹp truyền thống của
người Việt.
Câu 6: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” :
- Hình ảnh “gừng cay muối mặn”:
+ Câu thơ của NKĐ thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian bởi ta nhận ra
trong câu thơ có thành ngữ Gừng cay muối mặn và có bóng dáng của câu
ca dao:
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Và câu ca của miền Trung;
“Muối 3 năm muối hãy còn mặn
Gừng 9 tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Dù 3 vạn 6 ngàn ngày cũng chẳng xa”
+ Từ chất liệu văn hóa dân gian đó NKĐ đã vận dụng 1 cách tinh tế để thể
hiện tình nghĩa vợ chồng mặn mà sâu đậm
+ Gợi ra truyền thống ân nghĩa thủy chung đã trở thành nét đẹp của con
người Việt Nam
+ Đất Nước theo Nguyễn Khoa Điềm tồn tại ở mọi phương diện của đời
sống:

Câu 7:“Cái kèo cái cột thành tên”


- Trước hết gợi tập tục làm nhà của người Việt, dùng kèo cột để giằng giữ
vào nhau để cho ngôi nhà thêm vững chắc. từ đó tục đặt tên cho con là cái
kèo cái cột cũng ra đời
🡪 Như vậy mỗi sự vật, mỗi cái tên không vô tri vô giác mà đều gợi ra
phong tục tập quán, thói quen mang hồn của đất nước

Câu 8: “hạt gạo phải 1 nắng 2 sương xay giã giần sàng” :
- NKĐ sử dụng thành ngữ 1 nắng 2 sương để chỉ quy trình sản xuất ra hạt
gạo vô cùng vất vả thấm vị nhọc nhằn của người lao động mà ca dao xưa
đã từng thể hiện:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt đắng cay muôn phần”
- Từ đó ta cũng nhận thấy được sự cần cù chịu thương chịu khó đã trở thành
phẩm chất của người Việt
- Cũng từ đó ta thấy được nền văn minh lúa nước mà cha ông đã tạo dựng.
- Với các sử dụng của NKĐ, ta còn thấy sự hiểu biết phong phú về ngôn
ngữ tiếng Việt, về cách nhìn nhận ĐN và cách phát hiện ĐN ở những điều
bình dị, gần gũi quanh ta.

3. Ba câu cuối:
“Đất Nước có từ ngày đó”
- Câu thơ láy lại ý của câu mở đầu để một lần nữa NKĐ khẳng định lịch sử
lâu đời của Đất Nước.
- “Ngày đó” là từ phiếm chỉ, ta ko rõ ngày đó là ngày nào nhưng có 1 điều
ta thấy rõ đó là ngày Đất Nước chúng ta có phong tục văn hóa tập quán
thói quen chính là ngày ta có đất nước
- Đất nước xuất hiện trong đoạn thơ với mật độ dày đặc trong phép tăng
tiến:
“Đất nước đã có rồi”
“Đất nước có trong”
“Đất nước bắt đầu”
“Đất nước lớn lên”
Để rồi kết thúc là “Đất Nước có từ ngày đó” thể hiện rõ tư duy hiện đại,
cách viết tự do, phóng khoáng mà chặt chẽ, tăng sự nhận thức sâu sắc của
con người về cội nguồn sâu xa của Đất Nước, về sự phát triển trường tồn
vững bền của Đất Nước.
- Đất Nước luôn luôn được NKĐ viết hoa trong đoạn thơ thể hiện sự trân
trọng thành kính thiêng liêng khi nghĩ về Đất Nước của nhà thơ
- TK: Dấu 3 chấm cuối cùng ở cuối dòng thơ chính là biệt pháp tu từ, “yên
lặng” nhằm diễn tả lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn: Đất Nước là 1 hình
tượng lớn theo dọc đường văn học,
+ Lý Thường Kiệt mượn “thiên thư” ,“đế cư” để thiêng liêng hóa đất
nước.
+ Nguyễn đình chiểu mượn 2 vòng nhật quyệt để trang trọng hóa đất nước
+ Còn NKĐ biến Đất Nước từ vô hình thành hữu hình.
đưa Đất Nước từ trời cao, từ ngai vàng thượng đế xuống Đất
Nước của bà, mẹ, cha là đại diện của nhân dân vậy nên Đất Nước này là
ĐN của nhân dân

II. 12 câu sau (Những người vợ…núi sông ta: Nhân dân đã hóa
thân vào Đất Nước để từ đó trả lời cho câu hỏi Ai làm ra ĐN?
1. 8 câu đầu: NKĐ nhắc đến địa danh, danh lam thắng cảnh để
khẳng định có sự hóa thân của tâm hồn, số phận nhân dân
a. Phân tích nghệ thuật liệt kê trong đoạn thơ:
- Đọc đoạn thơ ta thấy trong 8 câu thơ đầu xuất hiện đến 6 câu chỉ địa danh,
danh lam thắng cảnh. Hơn nữa các địa danh, danh lam, thắng cảnh được
trải dài trên mọi miền tổ quốc:
● Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn

● Hòn Trống Mái ở Thanh Hòa

● Đất tổ hùng vương – Phú Thọ

● Núi Bút Non Nghiên – Quảng Ngãi

● Cửa long giang huyền thoại – Nam Bộ


+ Những địa danh này đã góp phần làm nên bức tranh hoàn chỉnh về địa
bàn cư trú, về môi trường sống của người Việt
+ Đia danh lan đến đâu, địa lý của ĐN được mở rộng đến đó cho thấy
không gian của ĐN vô cùng rộng lớn tươi đẹp. Từ đó bộc lộ niềm tự hào
của tác giả về 1 Việt Nam tươi đẹp gấm hoa
+ Các địa danh này gắn liền với cuộc đời, số phận của nhân dân. Và như
thế hình hài ĐN này được tạo nên bởi nhân dân. Đây chính là 1 tư tưởng
nhân văn tiến bộ bởi ở thời trung đại, ĐN gắn liền với đế cư, thiên thư.
Nghĩa là hình hài của ĐN là do sách trời phân định, thì danh lam thắng
cảnh trong thơ của NKĐ lại gắn liền với tâm hồn, số phận của nhân dân
+ Trong 8 câu thơ ta thấy NKĐ nhắc đến những địa danh, danh lam thắng
cảnh ở nhiều góc độ, phương diện (R, D, S: chiều rộng địa lý, dài lịch sử,
sâu văn hóa).Và như thế, trong cảm nhận của NKĐ, ĐN được tạo nên bởi
vẻ đẹp tự nhiên của chiều rộng không gian địa lý, của chiều dài truyền
thống lịch sử, của chiều sâu văn hóa
+HSG: Qua các địa danh, danh lam, thắng cảnh, NKĐ đã vẽ lại bản đồ tổ
quốc bằng ngôn ngữ thơ ca qua sự kết nối các địa danh Bắc – Trung –
Nam
+ TK: Đặt những câu thơ vào hoàn cảnh sáng tác, đó là năm 1971, ĐN có
chiến tranh, Nam-Bắc bị chia cắt. Ấy vậy mà khi liệt kê, nhắc đến các địa
danh, danh lam, thắng cảnh, NKĐ ko quên nhắc đến mảnh đất Nam Bộ
của Tổ Quốc , đều có cho thấy khát vọng về đất nước thống nhất, non
sông liền 1 dải như ước nguyện cao cả và xúc động của chủ tịch HCM
“Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.

b. Phân tích ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ:


- Núi Vọng Phu – Hòn Trống Mái:
+ Núi Vọng Phu là danh lam nổi tiếng của sứ Lạng:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
(Ca dao)
+ Núi Vọng Phu gợi ra sự tích câu chuyện về nàng Tô Thị bồng con đứng
chờ chồng, hóa đá trong nỗi nhớ mong. Như vậy hình cảnh thơ đã mượn
chất liệu của văn hoa dân gian.
+ HSG: Hình ảnh người vợ chờ chồng hóa đá còn đem đến cho ta cảm
nhận về số phận bất hạnh, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong chiến
tranh. Nhưng cũng ở chính hình ảnh này, ta lại nhận ra tình cảm thủy
chung son sắc đã trở thành truyền thống của người phụ nữ Việt
*Hòn Trống Mái:

● Là danh lam nổi tiếng của xứ Thanh.

● Gợi nhắc về sự tích “đá ông chồng bà chồng”.

● Biểu tượng cho giá trị gia đình thiêng liêng, cho tinh thần của
người Việt.
� Như vậy, những địa danh, danh lam thắng cảnh của xứ Thanh, xứ Lạng ko
vô tri vô giác mà là sự hóa thân của “những người vợ”, của “ông chồng bà
chồng” – hóa thân của nhân dân
� TK: Thực ra những địa danh danh lam thắng cảnh này do quá trình vận động
địa chất kiến tạo mà hình thành. Nhưng ở mỗi thời đại, mỗi con người lại có
những lý giải khác nhau:
+ Ở thời trung đại, Nguyễn Trãi quan niệm:
“Cảnh tiên rơi cõi tục
Tháp bút hình hoa sen”
+ Nhưng đến thời hiện đại, NKĐ khi suy ngẫm về danh lam thắng cảnh , về
các địa danh, nhà thơ ko quy về trời đất tiên cảnh mà nhìn địa danh là sự hóa
thân kỳ diệu của nhân dân. Nếu ko có “những người vợ nhớ chồng” thủy
chung son sắc, nếu ko có những đôi trai gái yêu thương nhau đến chín đợi,
10 chờ hóa đá trong nỗi nhớ mong thì ĐN này làm gì có cái gọi là Núi Vọng
Phu, hòn Trống Mái, Đà Lạt làm gì có cái gọi là Hồ Than Thở , Thái
Nguyên ko thể có Hồ Núi Cốc và làm gì có nguồn cảm hứng dạt dào để nhạc
sĩ Phó Đức Phương viết lên những ca từ còn mãi:
“Ơi chàng trai, ơi ngọn núi biếc
Ơi cô gái, ơi dòng sông sâu
Mối tình thương đau đã hóa sông hóa núi”
� Như vậy, chính truyền thống thủy chung của nhân dân đã góp phần làm nên
1 thiên nhiên đất nước tươi đẹp
*Gót ngựa Thánh Gióng – Chín mươi chín con voi:
+ Hình ảnh gót ngựa Thánh Gióng với “trăm ao đầm để lại” gợi cho mỗi
người đọc nhớ về truyền thuyết Thánh Gióng với hình ảnh cậu bé 3 tuổi
vươn vai trở thành tráng sĩ nhổ tre nhà đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi.
Hình ảnh thơ gợi cảm nhận về tình yêu đất nước, tinh thần quật cường
quật khởi sẵn sàng chiến đấu chống các thế lực ngoại xâm. Hình ảnh thơ
còn đem đến cho chúng ta cảm nhận về sức mạnh to lớn, về tinh thần đoàn
kết dân tộc
+ Chín mươi chin con voi – Đất tổ Hùng Vương: “99 con voi góp mình
dựng đất tổ Hùng Vương”:
Hình ảnh trong câu thơ khiến người đọc tiếp tục nhớ đến truyền thuyết về
vua Hùng tìm đất dựng đô gợi nhắc cho ta về vùng đất tổ để từ đó có 1 cái
nhìn theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ những ngày đầu dựng nước
hay đến những ngày giữ nước.
TK: Như vậy qua hình ảnh thơ người đọc vừa được thấy hành trình dựng
nước và giữ nước của cha ông trong quá khứ và vừa thấy được khát vọng
ý chí niềm tin và tâm huyết của con người đứng đầu đất nước

*Những con rồng – Dòng sông xanh thẳm:


+ Hình ảnh những con rồng nằm im gợi cho ta nhớ đến sự tích về dòng
sông Cửu Long
+ Dòng Cửu Long giang chính là biểu hiện của thiên nhiên đất nước, của
sự trù phú phù sa, màu mỡ, bồi đắp đã trở thành niềm tự hào của con
người đất Việt, đã đi vào ca dao, dân ca đầy ngọt ngào thương mến:
“Sông Cửu Long chín cửa hai dòng
Người thương anh vô số nhưng chỉ 1 lòng với em”
(ca dao)
- Người học trò nghèo – núi bút non nghiên:
+ Hình ảnh tháp Bút nghiên đài đưa ta về Quảng Nam Quảng Ngãi, quê
hương của Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng để nhận ra
mảnh đất địa linh nhân kiệt để nghĩ về người học trò nghèo mà vẫn góp
cho đất nước núi Bút Non Nghiên, nghèo về vật chất nhưng giàu về trí
tuệ, về khát vọng, ước mơ, làm rạng rỡ nền văn hóa đại Việt và góp phần
làm nên truyền thống hiếu học đẹp đẽ của dân tộc.
- Con cóc con gà – thành thắng cảnh
+ con cóc con gà là những con vật nuôi bình dị của nhân dân góp phần
làm nên đất nước này, góp phần làm nên vịnh Hạ Long, kỳ quan của thế
giới không chỉ là rồng mà còn có cả những con cóc, con gà.
+ Hình ảnh thơ của Nguyễn Khoa Điềm lại gợi ra 1 đất nước diễm lệ đẹp
đẽ với những danh lam, kỳ quan, thắng cảnh
- Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
+ Tên những người có công với nước đã trở thành sơn danh, địa danh của
Nam Bộ
+ Những con người ở vùng cực Nam của tổ quốc xa xôi đã đem mồ hôi,
xương máu ngăn sông lấn biển, bộ hổ, bắt sấu. Ca ngợi phẩm chất cần cù
siêng năng dũng cảm trong hành trình dựng đất nước, trong lao động sáng
tạo của nhân dân
c. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ:
- Nội dung:
+ Như vậy ở 8 câu thơ này, NKĐ đã liệt kê các địa danh, danh lam, thắng
cảnh với bao truyền thuyết, cổ tích, huyền thoại, gợi ra núi cao, biển rộng,
sông dài, không gian rộng lớn của đất nước để mỗi người đọc chúng ta
nhận ra khi ta sinh ra, sông núi đã có rồi nhưng đó là những dòng sông vô
tích ngọn núi vô danh. Căn cứ vào hình sông thế núi và bằng huyền thoại
cả đời với những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp mà nhân dân đã đặt tên
cho núi, cho sông.
Như vậy, bất kỳ danh lam địa danh nào trên giải đất hình chữ S này cũng
là máu thịt của nhân dân, là sự đóng góp, hy sinh, hóa thân của nhân dân.
Vì thế mỗi con sông, mỗi dãy núi, mỗi danh lam vô tri vô giác đều là bức
tượng đài bất tử về tâm hồn phẩm chất nhân dân
+ Trân trọng địa danh, danh lam thắng cảnh là trân trọng những người đi
trước
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê các địa danh danh lam thắng cảnh để
gợi ra 1 ko gian đất nước tươi đẹp.
+ Các từ ngữ được điệp đi điệp lại còn góp, góp cho: Cho thấy sự hóa thân
1 cách tự nguyện của nhân dân vào dáng hình sông núi
+ Chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo. Đó cũng là cách để
NKĐ khẳng định ĐN là của nhân dân. Bởi ko ai khác nhân dân chính là
chủ kho tàng văn hóa dân gian.

- 4 câu cuối: Khái quát để đi đến khẳng định công lao vĩ đại của nhân dân
Nếu 8 câu cuối trên NKĐ sử dụng bút pháp cụ thể để liệt kê những địa
danh, từ đó nhấn mạnh sự hóa thân của nhân dân vào hình hài của đất
nước thì đến 4 câu thơ này nhà thơ lại sử dụng bút pháp khái quát khi nói
về công lao vĩ đại của nhân dân đã ghi dấu cuộc đời trên khắp mọi miền
không gian của đất nước.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi”
- “ruộng”, “đồng”, “gò” “bãi” là những hình ảnh biểu tượng cho chiều
rộng lãnh thổ, địa lý của ĐN.
- Như vậy, nhà thơ đang cảm nhận ĐN theo chiều rộng của lãnh thổ.
“Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
- “Và ở đâu”, “chẳng mang” đem đến cho câu thơ của NKĐ sự khẳng
định công lao to lớn, vĩ đại của nhân dân.
- “Một dáng hình, 1 ao ức, 1 lối sống”: NT điệp từ “một” kết hợp với NT
liệt kệ “dáng hình,ao ước, lối sống” cho thấy NKĐ lại suy tư về ĐN ở
chiều sâu văn hóa, ở vđẹp tâm hồn, ở khát vọng nhân dân.
- Thán từ “ôi” kết hợp với số từ “4000 năm” và dấu ba chấm cuối đoạn thơ
diễn tả sự thiết tha, sự bồi hồi xúc động của NKĐ khi nghĩ về chiều dài
lịch sử dân tộc. Đặc biệt, từ “ta” được điệp đi điệp lại đến 2 lần đã tạo nên
nhạc tính cho câu thơ, diễn tả cảm xúc nồng nàn, say đắm, tự hào “núi
sông ta” có được sự hùng vĩ, có được sự đẹp đẽ là nhờ “những cuộc đời”
đã hóa thân – những cuộc đời đó chính là nhân dân, là những con người
không tên không tuổi, nhưng chính họ đã hóa thân vào núi sông, làm nên
ĐN muôn đời.
� Như vậy, NKĐ đã cảm nhận ĐN trên 3 bình diện lớn: chiều dài lịch sử,
chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hóa để đi đến khẳng định công lao, vai trò vĩ
đại của nhân dân. Và đó cũng chính là tứ thơ đẹp đẽ được nhà thơ thể hiện
đặc sắc như:
“Và cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi cũng lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao vòi vợi
Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”
(Ko phải truyền thuyết – Thanh Thảo)
- TK: Đặt những câu thơ này vào hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ, ĐN đang bị
chia cắt, miền Nam đang chìm trong khói lửa chiến tranh, viết về điều
này, NKĐ muốn thể hiện trẻ phải ý thức được “đất đai của dân tộc đều là
sự hóa thân của cha ông, của nhân dân, vì vậy thế hệ trẻ phải biết trân
trọng, giữ gìn.

III. 13 câu tiếp: “Trong anh và em hôm nay đều có …. Làm nên ĐN
muôn đời”
1. 6 câu đầu: Đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa cá nhân và
cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung:
Nếu ở những đoạn thơ trước đó NKĐ khang dinh ĐN bắt đầu bằng
tập quán phong tục, bắt đầu bằng miếng trầu bà ăn, ĐN phát triển qua thử
thách khói lửa chiến tranh “trồng tre đánh giặc”, ĐN kết tinh trong tập
quán thói quen “bới tóc sau đầu” của mẹ , là không gian anh đến trường
nơi em tắm… thì đến đây, nhà thơ tiếp tục thể hiện những phát hiện chân
lý giản dị về ĐN:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có 1 phần ĐN”
- “Anh-em” :
+ “Anh và em” là biểu tượng của cái riêng, của cá nhân bé nhỏ.
+ “Anh và em” còn là biểu tượng của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai ĐN.
+ Tạo ra cách xưng hô thủ thỉ, tâm tình. Nhân vật “anh” đang trò chuyện,
thủ thỉ tâm tình với “em” về ĐN. Vì vậy, có sức lay thức, tác động đến trái
tim người đọc.
- “Một phần ĐN” :
+ Tuy “anh và em” là cá nhân nhỏ bé, là cái riêng nhưng lại chứa đựng 1
phần ĐN, nhỏ bé thôi nhưng rất đỗi thiêng liêng tự hào bởi không có cái
nhỏ bé của “anh và em” hợp lại thì làm gì có vĩ đại, lớn lao là ĐN. NKĐ
đã xúc động nhận ra Đ không chỉ ở bên ngoài ta mà trở thành máu thịt của
“anh và em”.
+ NKĐ đã diễn tả mềm hóa 1 vấn đề chính trị: mỗi gia đình là 1 tế bào
của xã hội, mỗi công dân là 1 phần từ của cộng đồng.
- Vẻ đẹp ĐN còn được nhà thơ phát hiện thông qua mối quan hệ giữa cái
riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng:
“Khi hai đứa cầm tay, ĐN trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người, ĐN vẹn tròn to lớn”
- “Hai đứa cầm tay”: gợi liên tưởng đến tình yêu lứa đôi, gắn kết, ngọt ngào,
yêu thương và hệ quả đẹp đẽ của tình yêu lứa đôi là “hài hòa, nồng thắm”,
là sự hòa hợp đẹp đẽ của ĐN
+ Hình ảnh “2 đứa cầm tay” không chỉ gợi ra tình yêu lứa đôi mà đã mở
rộng ra ở phạm vi rộng hơn, bắt đầu lớn hơn “anh và em”, đó chính là
tình cảm gia đình.
- “Chúng ta cầm tay mọi người” :
+ Là không dừng lại ở phạm vi cá nhân, gia đình mà đã vươn tới tầm tập
thể, cộng đồng, xã hội. Đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc, là nối
vòng tay lớn, là gắn kết, hòa đồng. Chính điều đó tạo nên sức mạnh
ĐN vẹn tròn, to lớn
- HSG: Như vậy, ở 6 câu thơ đầu đoạn trích, ta thấy NKĐ đã sử dụng thành
công NT liệt kê trong phép tăng tiến:
+ Từ cá nhân đơn lẻ, “anh và em” đến đôi lứa ra đình, rộng ra là cộng
đồng xã hội.
+ Từ tình cảm cá nhân bình dị, “anh-em” , đến tình cảm gia đình đôi lứa
“2 đứa cầm tay” và lớn lao là tình cảm ĐN “cầm tay mọi người”
+ Từ không gian nhỏ bé, cá nhân đến không gian gia đình và rộng ra là
không gian vĩ đại của Đất Nước.
- Và đặc biệt là kiểu cấu tạo câu với 2 cặp đối xứng về ngôn từ, từ đó NKĐ
gửi gắm đến bạn đọc thông điệp, ĐN có trong mỗi con người ĐN có trong
mỗi con người, trong anh và em.
- Đất nước là sự thống nhất hài hòa, giữa cái riêng và cái chung, giữa cá
nhân và cộng đồng. ĐN của tất cả mọi người, không phân biệt vùng
miền , ko phân biệt thế hệ.
- TK: Đây là tứ thơ rất đẹp mà nhà thơ Giang Nam đã thể hiện rất xúc động
trong bài quê hương:
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Và đó cũng là tứ thơ đặc sắc mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối nằm mỗi miếng anh ăn
- Đặt những câu thơ này vào hoàn cảnh ra đời của nó ta mới thấy được sự
sâu sắc thức tỉnh của ý thơ bởi ĐN trích từ Trường ca Mặt đường khát
vọng, sáng tác năm 1971, ĐN bị chia cắt bởi 2 miền Nam – Bắc, dân tộc
bị chia rẽ bởi kẻ thù ta mới thấy hết ý nghĩa của hình ảnh “2 đứa cầm
tay”, “cầm tay mọi người” để tạo nên sức mạnh đoàn kết, để đưa ĐN từ
hài hòa nồng thắm đến ĐN vẹn tròn to lớn.

2. 3 câu tiếp: NKĐ kỳ vọng về tương lai thế hệ trẻ ĐN:


“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang ĐN đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
a. Câu 1:
- “Mai này”:
+ Từ hiện tại hôm nay của anh và em, NKĐ hướng đến tương lai mai này.
+ “Mai này” ngoài thể hiện niềm tin kỳ vọng của NKĐ vào ĐN thì nó
còn đem đến giọng điệu ngọt ngào thủ thỉ tâm tình đánh thức cảm xúc của
người đọc người nghe.
- “Con ta”:
+ “Con ta” là kết tinh của tình yêu, là hạnh phúc nối dài của đôi ta, là
biểu tượng của thế hệ trẻ trong tương lai. Nhà thơ kỳ vọng vào thế hệ
tương lai:
- “lớn lên” :
+ Trước hết là lớn lên về thể chất, nhưng hơn cả là lớn lên về trí tuệ, về
bản lĩnh, về tinh thần trên hành trình đi đến ngày mai. Với động từ
“mang”, NKĐ đã biến ĐN vô hình trở thành hữu hình gần gũi gắn bó với
thế hệ trẻ đi xa.
- “đi xa” :
+ Tứ thơ đã vươn rộng ra tầm quốc tế nhân loại. Đây là cách nói của NKĐ
về tương lai của ĐN. Nhà thơ kỳ vọng thế hệ trẻ trong tương lai sẽ đưa
ĐN VN vươn rộng ra thế giới, hội nhập với nhân loại , sánh ngang với các
cường quốc năm châu, như lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch: “Non sông VN
có trở nên tương đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ công lớn ở công học tập của các em”
- “Đến những tháng ngày mơ mộng”:
+ Là những tháng ngày không có bão tố chiến tranh ko có đói nghèo ko có
xung đột ko có xâm lược mà chỉ có bình yên và hạnh phúc, gợi ta đến
những vần thơ rất đẹp của Nguyễn Đình Thi:
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

3. 4 câu cuối: Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước
- Từ nhận thức cảm động mà thấm thía ĐN là máu thịt, hình hài, hiện hữu
trong anh và em. Cho nên nhà thơ đã thức tỉnh, bổn phận, trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với ĐN
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”
- “Em ơi em”: Khi nói về bổn phận, trách nhiệm nhưng giọng thơ NKĐ
không khô khan, mệnh lệnh, giáo điều mà vẫn thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào,
da diết, lay động trái tim bạn đọc
- “Phải biết”: là mệnh lệnh từ lại được lặp đi lặp lại dồn dập mang ý nghĩa
nhấn mạnh về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với ĐN.
- “Đất nước là máu xương”
+ Hình ảnh thơ cho thấy DDN cũng là 1 cơ thể sống và để cơ thể sống ấy
được tồn tại, được phát triển thì phải có sự đổ máu, hy sinh của bao thế hệ
ông cha. Điều đó cho thấy mỗi tấc đất trên dải đất VN hình chữ S này đều
rất thiêng liêng.
+ Ví ĐN là máu xương đó cũng là điều ta gặp trong tứ thơ của Hoàng
Cầm ở “bên kia sông Đuống”:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Thật yêu ĐN đến vô cùng mới có cách viết sâu sắc và cảm động đến thế
- Chính bởi ĐN là máu xương mà vì vậy chúng ta cần:
+ Gắn bó: Đó là tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh để giữ gìn ĐN
+ San sẻ: Là chung vai, sát cánh là chia sẻ với cộng đồng
+ Hóa thân: Đặc biệt là hóa thân nghĩa là hy sinh khi Tổ Quốc cần, đó
chính là tâm nguyện của biết bao thế hệ nhà thơ.
“Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc khi cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi non sông”
(Chế Lan Viên)
Và lời tâm nguyện của Trương Quốc Khánh:
“nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là người tôi sẽ chết cho Tổ quốc quê hương…”
� Như vậy, NKĐ đã thay mặt thế hệ của mình nói lên tình cảm tình yêu đối
với ĐN. ĐN trường tồn cùng với tháng năm cũng nhờ ở những con người
đầy nhiệt huyết thanh xuân, biết sống có trách nhiệm đối với quê hương,
ĐN.

IV. 27 câu tiếp ;


“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại

1. 11 câu đầu: NKĐ suy tư về lịch sử của ĐN để từ đó nhà thơ nhấn


mạnh đến vô vàn những con người bình dị, vô danh - nhân dân đã
làm nên lịch sử dân tộc
a. 5 câu đầu: Nhân dân làm nên lịch sử, viết tiếp những trang sử
của dân tộc:
- “em ơi em” : Giọng thủ thỉ, tâm tình : + đánh thức trái tim bạn đọc
+ tình cảm cội nguồn, thiêng liêng
- “4000 năm” : Lịch sử: + Trãi: gắn với các triều đại
+ Viên: gắn với các anh hùng hữu danh
+ Điềm: gắn với tầng tầng lớp lớp nhân dân
- Khi nghĩ về người dân trong quá khứ, NKĐ chú ý đến tuổi trẻ ( thế hệ trẻ)
+ Lúc chiến tranh
+ Lúc hòa bình
Anh hùng
- Thật ra, suy tư về chiều dài lịch sử dân tộc đó là điều không mới nhưng khác
với nhà thơ cùng thời và trước đó, NKĐ không tạo ra khoảng cách cũng
không xây dựng hình ảnh kì vĩ tráng lệ để chiêm ngưỡng , ngợi ca, ngưỡng
mộ mà NKĐ chọn 1 điểm nhìn gần gũi với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình:
“ Em ơi em”
Với tiếng gọi thủ thỉ, tâm tình như lời trò chuyện của anh và em làm lay
động cảm xúc, trái tim bạn đọc, đánh thức tình cảm nguồn cội khiến cho tình
cảm ĐN cũng nồng cháy ngọt ngào như tình yêu lứa đôi
- Sau tiếng gọi thủ thỉ tâm tình mà nhà thơ hướng người đọc trở về quá khứ
lịch sử dân tộc:
“Hãy nhìn rất xa
Vào 4000 năm ĐN”
Thật ra khi suy tư về ĐN, khi nghĩ về chiều dài lịch sử của dân tộc, đó là 1
tứ thơ được các nhà thơ cảm nhận nhưng mỗi nhà thơ:
+ Với Nguyễn Trãi, lịch sử của dân tộc tồn tại và phát triển được là
thông qua các triều đại
“Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập”
+ Với Chế Lan Viên, lịch sử được giữ gìn và phát triển thông qua các anh
hùng hữu danh trong sử sách:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng”
+ Còn với NKĐ khi nhìn về lịch sử dân tộc, nhìn về 4000 năm của ĐN nhà thơ
xúc động khi nghĩ đến những con người:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta”
● Cụm từ “năm tháng nào” và “người người lớp lớp” có giá trị gợi
hình ảnh một lực lượng hùng hậu đông đảo người người lớp lớp như
sóng cuộn thay nhau làm nên lịch sử nước nhà, cùng nhau viết tiếp
trang sử vàng của dân tộc:
“Một cây ngã cả rừng cây mọc lại
Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”
(Nguyễn Trung Thành)
● Khi nghĩ về người dân trong quá khứ nhà thơ chú ý đến những con
người “bằng tuổi chúng ta” khi đất nước hòa bình họ là những con
người cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó khi ĐN có chiến tranh ,
người con trai xông pha trận mạc, người con gái trở về nuôi cái cùng
con con trở thành hậu phương vững chắc. Tuy là phụ nữ chân yếu tay
mềm nhưng ngày “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, người dân đã
trở thành anh hùng, cuộc đời họ đã góp phần làm nên 8 chữ vàng
KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG.

b. Phẩm chất và việc làm của nhân dân trong quá khứ

- Những câu thơ tiếp theo, NK liên tục:


“Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
- Bằng nghệ thuật liệt kê kết hợp với ngôn ngữ giản dị NKĐ đã khái quát một
cách khéo léo toàn bộ phẩm chất của nhân dân, đó là:
+ Những con người khi còn sống thì mộc mạc,giản dị, chân thành không
ai nhớ mặt đặt tên
+ Khi chết thì bình tâm không nuối tiếc,đắn đo
+ Nhưng chính những con người nhỏ bé bình dị ấy lại có những hành
động lớn lao, phi thường: làm ra ĐN
===> Qua đây, nhà thơ ca ngợi vai trò, phẩm chất, công sức và tầm vóc lớn lao
của nhân dân - những anh hùng vô danh làm nên ĐN
- HSG: Khi đọc ĐN nói chung và đoạn thơ này nói riêng ta dễ dàng nhận ra
NKĐ luôn đặt đối sánh thế hệ trẻ trong quá khứ với thế hệ trẻ hôm nay để đi
đến sự thức tỉnh: Bằng tuổi chúng ta những người trẻ VN trong quá khứ họ
đã sống một cuộc đời cao đẹp, anh hùng, họ đã làm ra ĐN. Vì vậy, những
người trẻ của dân tộc không hề bị thay đổi. Đó là một ý thức dân tộc cao độ,
còn tiếng nói là còn ĐN. Và ở đây, NKĐ đã chỉ ra chính nhân dân là người
giữ gìn và truyền lại cho con cháu ngôn ngữ tiếng Việt.
===> Phải nhìn về quá khứ mới thấy hết được công lao của nhân dân 1 nghìn năm
Bắc thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc. Kẻ thù luôn tìm cách đồng hóa để xóa đi bản
sắc riêng của dân tộc. Vậy mà nhân dân vẫn giữ nguyên vẹn TV

+ “Gánh theo tên xã tên làng đắp đập be bờ”


Nhân dân còn còn là người khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi khi khai phá
những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên vai những vật dụng thiết yếu
cho đời sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng tên xã, tình quyến
luyến với quê hương, với cội nguồn. Bằng sức mạnh của tình yêu nước nhân
dân đã tạo nên không gian địa lý, khám phá, khai phá ruộng đồng cho các
thế hệ sau: “trồng cây hái trái”. Câu thơ đã tái hiện thành công những đóng
góp to lớn của nhân dân trong việc làm nên ĐN muôn đời

c. 4 câu cuối:
★ 2 câu đầu: Nhân dân bảo tồn lưu giữ giá trị vật chất, giá trị tính
thần cho ĐN
- Nhân dân không chỉ tạo ra giá trị vật chất mà nhân dân cũng chính là người
giữ gìn, bảo tồn, phát triển những giá trị đó thông qua truyền thống yêu
nước, đánh giặc ngoại xâm, bất khuất trước mọi kẻ thù
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
+ “ngoại xâm” : chỉ các thế lực ngoại bang xâm lược
+ “nội thù” : chỉ kẻ thù ở bên trong, bè lũ, tay sai
===> Từ đó, tác giả đã khái quát và ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc trong
suốt hành trình 4000 năm dựng nước và giữ nước, thù trong giặc ngoài. Dân tộc
VN chưa bao giờ khuất phục. Chúng ta đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành độc lập,
tự do cho dân tộc còn nội thù chúng ta đánh bại, để ĐN được thống nhất, non sông
liền 1 dải. Như vậy, với 2 câu thơ này NKĐ cho thấy nhân dân không chỉ sáng tạo
ra giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà nhân dân bằng truyền thống kiên cường bất
khuất của mình bảo tồn lưu giữ, phát triển giá trị văn học của ĐN.

ĐOẠN 5:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

1. 2 câu đầu : Khẳng định của ĐN của ca dao thần thoại:


- 2 câu đầu của đoạn thơ là lời khẳng định, lời khẳng định ấy cũng là cả hứng
chung của cả đoạn trích:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
- “ĐN CỦA NHÂN DÂN”
+ ĐN là một hình tượng lớn nhưng ở mỗi thời đại, mỗi con người lại có
một quan niệm khác nhau:
● Thời trung đại: quan niệm ĐN là của Vua, giang sơn là của đế
vương
“Nam quốc sơn hà nam đế cư” (LTK)
hay “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập…”
● Thời cận đại: quan điểm của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
rất nhân văn, tiến bộ:
“Dân là nước, nước là dân”
Tuy nhiên, quan điểm của cụ PBC mang nặng ý thức hệ của nhà
thơ phong kiến phương Đông và hệ tư tưởng tư sản
● Thời hiện đại: Đến thời đại HCM các nhà thơ mới ý thức sâu
sắc, thấm thía tư tưởng “ĐN của nhân dân”. Vì vậy, nhà thơ
NKĐ khẳng định chắc nịch : “ ĐN này là ĐN của nhân dân”.
Và đến câu thơ thứ 2 nhà thơ lại khẳng định một lần nữa
“ĐN…thần thoại” . Điệp ngữ chuyển tiếp “ĐN của nhân dân”
được lặp lại lần nữa khẳng định để có được 1 ĐN trường tồn
vĩnh cửu thì hơn ai hết nhân dân chính là những người đã đổ
máu đóng góp công sức để làm nên ĐN muôn đời. Vì vậy, ĐN
không của một riêng ai mà là của dân, do dân và vì dân, dân
làm chủ và công lao to lớn của nhân dân đối với ĐN , đó cũng
là điều mà nhà thơ Thanh Thảo thể hiện:
“Và cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi
Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”
- “ĐN CỦA CA DAO THẦN THOẠI”
+ Ca dao và thần thoại là 2 thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian
● “thần thoại” : là những câu chuyện thể hiện cuộc sống qua trí
tưởng tượng bay bổng của nhân dân
● “ca dao” : là cây đàn muôn điệu bộc lộ thế giới tâm hồn của
nhân dân
===> Như vậy, cả hai thể loại trên đều là do nhân dân sáng tạo và lưu truyền. Qua
đó ta thấy được bản sắc văn hóa dân tộc của ĐN để khẳng định lại một lần nữa
ĐN này là của nhân dân, ĐN là của ca dao thần thoại. ĐN đẹp như vầng trăng cổ
tích, ngọt ngào như câu ca

2. 4 câu tiếp: 3 truyền thống tốt đẹp đẽ của nd, dân tộc:
+ thủy chung
+ trọng nghĩa tình
+ kiên trì, nhẫn nại : đánh giặc giữ nước
===> Kết tinh trong ca dao, dân ca, truyền thuyết
“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
- “DẠY” : Khi suy tư về ĐN của nhân dân, tgia không chỉ dừng lại cảm nhận
ở 3 phương diện chiều rộng của lãnh thổ địa lí, chiều dài đằng đẵng của lịch
sử 4000 năm mà nhà thơ còn trở về với cội nguồn đẹp đẽ của văn hóa, văn
học dân gian mà văn hóa, văn học dân gian chính là sáng tác tinh thần của
nd kết tinh vẻ đẹp tinh thần của nd, dân tộc và thông qua văn hóa, vhdg nd
đã dạy “anh” những điều đẹp đẽ nhất mà tiêu biểu ở đây là 3 phương diện
quan trọng nhất của truyền thống nhân dân
- “YÊU” : Phương diện đc nhấn mạnh đến đầu tiên là tình cảm chung thủy
nồng ấm:
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”
Câu thơ lấy cảm hứng từ ca dao :
“Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
Để từ đó khẳng định tình cảm thủy chung, son sắc chân thành của chàng trai
cô gái đang yêu. Từ những câu ca dao đẹp đẽ đó nhân dân đã dạy “anh” biết yêu
thương, biết say đắm, biết thủy chung, biết nồng nàn xúc cảm
- HSG: Đây là một phát hiện mới mẻ của NKĐ bởi xưa nay nói đến nhân
dân, người ta mặc nhiên nghĩ đến những phẩm chất đơn sơ, mộc mạc, cần
cù, chịu thương chịu khó còn ở đây nhà thơ lại tái hiện vẻ đẹp nồng nàn
trong tình cảm, sự lãng mạn trong tình yêu của những mối tình từ thanh mai
trúc mã mà thành vợ thành chồng.
- “QUÝ CÔNG” : Bên cạnh tình cảm thủy chung, nd còn giữ gì và truyền lại
cho nd 1 quan niệm sống tích cực, nhân văn, đẹp đẽ
“Biết quý công”
câu thơ cũng đc lấy từ câu ca dao:
“ Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
Vàng là biểu tượng của giá trị vật chất và ở đây cách sống của nd đó là đặt
chữ tình, chữ nghĩa trên cả vật chất, bạc vàng. Nghĩa là có những thứ còn
quý hơn cả vàng bạc đó là tình nghĩa, nd đã dạy chúng ta cách sống trọng
tình, trọng nghĩa
- “TRỒNG TRE” + “TRẢ THÙ” : Nhân dân còn dạy “anh” sự kiên trì nhẫn
nại quyết liệt trong căm thù và chiến đấu:
“Biết trồng tre
Đi trả thù”
Hình tượng cây tre được lấy từ truyền thuyết Thánh Giongs từ cây tre mộc
mạc, gắn bó với quần chúng nhân dân, biểu tượng cho tính cách của nd, dân
tộc mà nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã mọc như chông lạ thường”
Vì vậy, 2 câu thơ này của NKĐ đã gợi ra những cuộc kháng chiến trường kỳ
của nd, dân tộc VN có 4000 năm dựng nước thì song hành với đó là 4000
năm giữ nước : giặc phương Bắc, giặc TQ, giặc Pháp, Mỹ… thử hỏi nếu nd
không kiên trì, không bền bỉ, không khát vọng tự do mãnh liệt thì ĐN đâu
tươi đẹp như ngày hôm nay
3. 4 câu cuối : Vẻ đẹp tinh thần lạc quan của nhân dân:
- Phát hiện mới mẻ của NKĐ là khi cảm nhận về ĐN nhà thơ luôn nhìn thấy
trong cảnh quan thiên nhiên của ĐN có in dấu đời sống văn hóa, tinh thần
của nhân dân bởi vậy những dòng sông ĐN cũng không được cảm nhận vô
tri vô giác mà mang tính biểu tượng cho dòng sông văn hóa, mang hồn của
ĐN, nhân dân:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
+ Câu thơ “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu” cho thấy những con
sông có cội nguồn khác nhau như thế nào nhưng khi chảy vào ĐN VN
thì tất cả những dòng sông đều tô điểm cho vẻ đẹp và mang dấu ấn
văn hóa của cư dân vùng miền đó với tên riêng và đặc biệt là:
“BẮT LÊN CÂU HÁT” : những con sông không chỉ tưới tắm cho
những cánh đồng xanh tươi. Không chỉ bồi đắp phù sa ăm ắp bên bờ
để cây trái trù phú, màu mỡ. Mà những con sông con cho sông cho cá,
cho vật liệu xây nhà dựng cửa, là giao thông huyết mạch nối những
đôi bờ. Những con sông còn gây dựng cho con người sự sống ở đôi bờ
và trải qua thời gian đã hình thành văn hóa ven sông. Vì thế, mỗi con
sông đều mang một nền văn hóa riêng, ta từng biết đến nền văn hóa
sông Nin, nền văn hóa sông Hằng, sông Hoàng Hà,...và ở nước ta là
nền văn hóa sông Hồng… Trên mỗi dòng sông đó nhân dân trong quá
trình sống và lao động đã sáng tạo ra những làn điệu dân ca, điệu hò
trên sông: sông Hương có điệu hò nam ai nam bình, Cửu Long giang
có điệu lý. Như vậy, mỗi dòng sông đều có 1 điệu hò riêng, mang vẻ
đẹp đặc sắc riêng làm nên sự phong phú của sắc màu văn hóa.
“Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
+ “TIẾNG HÁT”:
● Là tiếng hát của nhân dân lao động trên sông
● Biểu tượng cho tinh thần lạc quan trong quá trình dựng xây ĐN,
nhân dân lạc quan tin tưởng, hướng về những điều tốt đẹp
● HSG: Tiếng hát trên sông còn gợi người đọc liên tưởng đến
tiếng hát tiếng sáo của chàng Trương Tri huyền thoại trong
truyện cổ tích dân gian. Từ đó, dân gian ca ngợi những điều
bình dị, vô danh cũng là những người nghệ sĩ tài năng, bằng
cuộc đời của mình họ đã tô điểm cho non sông gấm vóc và như
thế nhân dân đã tạo ra văn hóa để làm đẹp cho ĐN, quê hương
+ “TRĂM MÀU, TRĂM DÁNG”
ĐN khép lại bằng hình ảnh “Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
● ĐN Vn là ĐN của những dòng sông : có sông Lô hùng tráng, có sông
Mã anh hùng, có sông Đà hung bạo, trữ tình

You might also like