37 - Vo Tran Thuy Vy

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1.KHÁI NIỆM:
-Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn phẩm chất của cá nhân trong quá trình làm việc,
công việc, một hoạt động nào đó. Phẩm chất, đạo đức nguyên tắc thước đo hành vi của đạo
đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và những lĩnh vực cụ thể.
2. NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC:
Đạo đức nghề nghiệp kế toán yêu cầu mỗi kế toán, kiểm toán viên phải ứng xử và hoạt động
một cách trung thực phục vụ cho lợi ích nghề nghiệp và xã hội. Đây là chỉ dẫn để các thành
viên luôn duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy
tín nghề nghiệp.
Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức kế toán, kiểm toán.
a.Tính độc lập:
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Tính độc lập bao gồm:
-Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh
hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép một cá nhân
hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp.
- Độc lập về hình thức: Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể
làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận
trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo
không được duy trì.
b.Tính chính trực:
-Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;
-Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ
khai, thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó:
+ Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm
+ Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết
mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.
+ Khi nhận thấy đang bị gắn tên với các thông tin này, họ phải tiến hành các bước cần thiết để
chấm dứt việc bị gắn tên với các thông tin đó.
c.Tính khách quan:
- Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích. Hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý
nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;
- Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp những tình huống ảnh hưởng
tới tính khách quan. Việc xác định và chỉ rõ tất cả các tình huống đó là không khả thi.
Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được thực hiện hoạt động chuyên
môn hoặc cung cấp dịch vụ chuyên môn nếu gặp phải một tình huống hoặc một mối
quan hệ tạo ra sự thiên vị hoặc ảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của
mình liên quan đến dịch vụ đó.
d.Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải:
-Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết. Đảm bảo cung cấp dịch vụ
chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp;
-Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi
cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.
-Để cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên
nghiệp phải thực hiện các xét đoán hợp lý khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn
trong việc thực hiện dịch vụ đó. Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai
đoạn:
+Đạt được năng lực chuyên môn
+Duy trì năng lực chuyên môn
-Trách nhiệm, hành động phù hợp với các yêu cầu của công việc, cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp
thời.
-Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo
rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý về mặt chuyên môn của họ được đào tạo và giám sát
thích hợp.
-Khi thích hợp, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng,
chủ doanh nghiệp hoặc đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc hoạt động của họ biết về các hạn chế
vốn có của các dịch vụ hoặc hoạt động đó.
e.Tính bảo mật:
-Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy,
không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có
thẩm quyền. Trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp
luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Không được sử dụng thông tin vì lợi ích
cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
-Phải duy trì sự bảo mật thông tin ngay cả trong môi trường ngoài công việc. Phải cảnh giác
với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý. Đặc biệt đối với các đối tác thân thiết
-Phải duy trì sự bảo mật thông tin có được từ khách hàng tiềm năng. Hoặc đơn vị nơi họ có
khả năng được tuyển dụng trong tương lai.
-Phải duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh
nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc.
f.Tư cách nghề nghiệp:
- Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Tránh bất kỳ hành động nào làm
giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải
trung thực, thẳng thắn và không được:
- Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm; hoặc
đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín. Hay đưa ra những so sánh không có
căn cứ về công việc của các bên khác.
g.Tuân thủ kỉ luận chuyên môn:
Người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực
chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định của Hội nghề nghiệp
và các quy định pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được nhất quán và duy trì theo nguyên tắc nghề nghiệp đề ra
thì Kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để có thể đáp ứng
được:
– Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán.
– Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục.
– Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.
– Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.
– Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các
biện pháp kỷ luật.

You might also like