Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

“Các chú sắp ra mặt trận.

Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất
vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt
mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo
thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất….”. Hãy cho biết đoạn
trích trên thuộc bức thư nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt
trận Điện Biên Phủ?
A. “Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã
chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ”; Ngày 08 tháng 5 năm 1954.
B. “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Tháng 12 năm 1953.
C. “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Tháng 3 năm 1954.
D. “Thư gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”; Ngày 12 tháng 5
năm 1954.
ANSWER: C

Đơn vị pháo binh nào đã bắn những loạt đạn đầu tiên vào Trung tâm đề kháng Him
Lam - mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Đại đội lựu pháo 807, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351.
B. Đại đội lựu pháo 806, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351.
C. Đại đội lựu pháo 817, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351.
D. Đại đội lựu pháo 816, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351.
ANSWER: B

Hãy cho biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến
từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” vào thời gian nào? Tại cuộc
họp nào?
A. Ngày 24/01/1954; cuộc họp Đảng ủy mặt trận.
B. Ngày 26/01/1954; cuộc họp Đảng ủy mặt trận.
C. Ngày 24/01/1954; cuộc họp Bộ Chỉ huy chiến dịch.
D. Ngày 26/01/1954; cuộc họp Bộ Chỉ huy chiến dịch.
ANSWER: B

Hãy cho biết Tổ xung kích tiến công vào hầm ngầm bắt sống Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-
ri cùng toàn bộ Ban Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu đồng
chí? đó là những đồng chí nào?
A. Gồm 05 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Ty, Lộc Văn Trọng
và Nguyễn Lam.
B. Gồm 05 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ, Hoàng Đăng Vinh, Đào Văn Hiếu
và Nguyễn Lam.
C. Gồm 03 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ và Hoàng Đăng Vinh.
D. Gồm 03 đồng chí: Tạ Quốc Luật, Bùi Văn Nhỏ và Phùng Văn Khẩu.
ANSWER: B

Đầu tháng 01/1954 tại Khuổi Tát, Quy Kỳ, Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp điều gì?
A. “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng
không đánh”.
B. “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch
Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch
này”.
C. “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về
chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế”.
D. “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về
chính trị, phải đánh cho thắng; chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
ANSWER: A

Kết quả cung cấp lương thực, thực phẩm của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. 24.056 tấn gạo, 901 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác; 1.860 lít dầu ăn,
280kg mỡ; 71 tấn quân trang; 1.683 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
B. 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác; 1.860 lít dầu ăn,
280kg mỡ; 71 tấn quân trang; 1.783 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
C. 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 920 tấn các loại thực phẩm khác; 1.960 lít dầu ăn,
380kg mỡ; 71 tấn quân trang; 1.883 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
D. 27.056 tấn gạo, 920 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác; 1.860 lít dầu ăn,
280kg mỡ; 76 tấn quân trang; 1.883 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
ANSWER: B

Chiến thắng nào trên mặt trận quân sự quyết định đến thắng lợi của ta trên bàn đàm
phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam?
A. Chiến thắng Biên Giới 1950.
B. Chiến thắng Tây Bắc 1953.
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954.
ANSWER: C

Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết sau bao nhiêu
phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp?
A. 08 phiên họp toàn thể và 21 phiên họp hẹp với hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
và đa phương.
B. 08 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp với hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
và đa phương.
C. 08 phiên họp toàn thể và 25 phiên họp hẹp với hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
và đa phương.
D. 09 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp với hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
và đa phương.
ANSWER: B

Để phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954,
tháng 11/1953, Tổng quân ủy đã giao nhiệm vụ gì cho Liên khu 5?
A. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ
quan trọng bậc nhất; phát triển lên Tây Nguyên là nhiệm vụ quan trọng thứ hai”.
B. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển sâu rộng du kích
chiến tranh, củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; giữ người, giữ của là
nhiệm vụ quan trọng thứ hai.
C. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải
coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; phát triển sâu rộng du kích chiến tranh là nhiệm
vụ quan trọng thứ hai.
D. “… Tập trung lực lượng tiến công lên Tây Nguyên, phát triển lên Tây Nguyên phải
coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất; nhiệm vụ củng cố vùng tự do là nhiệm vụ quan
trọng thứ hai”.
ANSWER: D

Hãy cho biết trận đánh nào ở Gia Lai trong kháng chiến chống Pháp được ví như Điện
Biên Phủ ở Liên khu V? trận đánh đó diễn ra vào ngày tháng năm nào? Do đơn vị nào
trực tiếp tham gia chiến đấu?
A. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 26/6/1954; Trung đoàn 47.
B. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 23/6/1954; Trung đoàn 95.
C. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 24/6/1954; Trung đoàn 96.
D. Chiến thắng Đak Pơ; ngày 25/6/1954; Trung đoàn 48.
ANSWER: C

Hãy cho biết “hiệu lệnh” tiến công kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ vào lúc 20 giờ
30 phút ngày 06/5/1954 là gì?
A. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi A1.
B. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi C1.
C. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi D1.
D. Tiếng nổ của khối bộc phá 960kg ở đồi E1.
ANSWER: A

Hãy cho biết Di tích Trận địa pháo 105 mm của Đại đội 806, Tiểu đoàn 954, Trung
đoàn 45, Đại đoàn 351 hiện ở đâu?
A. Xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ.
B. Xã Mường Phăng huyện Điện Biên.
C. Xã Thanh Xương, huyện Điện Biên.
D. Xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ.
ANSWER: A

Anh hùng Bế Văn Đàn (người lấy thân làm giá súng) đã anh dũng hy sinh trong trận
đánh nào? Vào thời gian nào?
A. Trận Mường Pồn, ngày 12/12/1953.
B. Trận đèo Pu San, ngày 12/12/1953.
C. Trận cứ điểm Mụ Giạ, ngày 23/12/53.
D. Trận suối Nậm On, ngày 24/12/53.
ANSWER: A

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng
mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương
đối yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
ANSWER: A

Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến sỹ anh nuôi nào được phong danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
A. Anh hùng Đinh Văn Mẫu.
B. Anh hùng Nguyễn Văn Ty.
C. Anh hùng Trần Đình Hùng.
D. Anh hùng Phan Tư.
ANSWER: A

Hãy cho biết Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân cho bao nhiêu liệt sỹ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Đó là
những liệt sỹ nào?
A. 03 liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót.
B. 03 liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan.
C. 04 liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
D. 04 liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
ANSWER: D

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ
châu mai tạo điều kiện cho đồng đội tiêu diệt địch? Hãy cho biết trận đánh đó diễn ra
ở đâu? Vào thời điểm nào?
A. Trận đánh cứ điểm Him Lam; ngày 13/3/1954.
B. Trận đánh đồi Độc Lập; ngày 14/3/1954.
C. Trận đánh Bản Kéo; ngày 17/3/1954.
D. Trận đánh cứ điểm C1; ngày 01/5/1954.
ANSWER: A

Hãy cho biết lực lượng ta làm chủ trung tâm đề kháng Độc Lập vào ngày tháng năm
nào? Các Trung đoàn nào giữ vai trò chủ lực tham gia tấn công trung tâm đề kháng
Độc Lập?
A. Ngày 14/3/1954; Trung đoàn 88 và Trung đoàn 36.
B. Ngày 15/3/1954; Trung đoàn 165 và Trung đoàn 88.
C. Ngày 14/3/1954, Trung đoàn 36 và Trung đoàn 165.
D. Ngày 15/3/1954, Trung đoàn 25 và Trung đoàn 88.
ANSWER: B

Hãy cho biết Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ Hang Thẩm Púa về
Hang Huổi He vào thời gian nào?
A. Ngày 16/01/1954.
B. Ngày 18/01/1954.
C. Ngày 20/01/1954.
D. Ngày 22/01/1954.
ANSWER: b

Hãy cho biết đợt tiến công thứ ba của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian
nào? Hướng tiến công chính của ta?
A. Từ ngày 1/5 đến ngày 4/5/1954, các điểm cao D1, D2, A1 và tổng công kích tiêu
diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
B. Từ ngày 1/5 đến ngày 5/5/1954, các điểm cao C, C1, E.
C. Từ ngày 1/5 đến ngày 6/5/1954, các điểm cao C, C1, E, D1.
D. Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt
toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
ANSWER: D

“Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về
chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn
dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Hãy cho biết nhận định trên
được nêu trong tài liệu nào của Trung ương Đảng?
A. Lệnh động viên gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, ngày
6/12/1953 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
B. Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Tổng Tư lệnh, tháng 12/1953.
C. Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng, ngày 19/4/1954.
D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 7/1954.
ANSWER: B
Với ý nghĩa và tầm vóc đặc biệt, di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được
Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào thời gian nào? Theo quyết
định số bao nhiêu?
A. Ngày 10/8/2009; Quyết định số 1270/QĐ-TTg.
B. Ngày 11/8/2009; Quyết định số 1271/QĐ-TTg.
C. Ngày 12/8/2009; Quyết định số 1272/QĐ-TTg.
D. Ngày 13/8/2009; Quyết định số 1273/QĐ-TTg.
ANSWER: C

Trận đánh nào góp phần đập tan phân khu bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mở
đường cho bộ đội ta tiến xuống cánh đồng Mường Thanh? trận đánh diễn ra vào thời
gian nào?
A. Trận đánh cứ điểm Him Lam; ngày 13/3/1954.
B. Trận đánh đồi Độc Lập; ngày 14/3/1954.
C. Trận đánh Bản Kéo; ngày 17/3/1954.
D. Trận đánh đồi C1; ngày 30/3/1954.
ANSWER: A

Tháng 12/1953, Hội đồng cung cấp tiền phương Trung ương được thành lập nhằm bảo
đảm công tác hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Hãy cho biết đồng chí nào được
giao làm Chủ tịch Hội đồng?
A. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng.
B. Đồng chí Trần Đăng Ninh.
C. Đồng chí Đặng Kim Giang.
D. Đồng chí Nguyễn Văn Trân.
ANSWER: A

Hãy cho biết đợt thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian nào?
Hướng tiến công chính của ta?
A. Từ ngày 30/3 đến ngày 27/4/1954, sân bay Mường Thanh, đồi C1.
B. Từ ngày 30/3 đến ngày 28/4/1954, sân bay Mường Thanh và các cứ điểm phía
Đông phân khu trung tâm.
C. Từ ngày 30/3 đến ngày 29/4/1954, các cứ điểm trên đồi A1, D1.
D. Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954; các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm.
ANSWER: B
Khi trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng
không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối
với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ
được”. Hãy cho biết Chỉ thị trên ban hành vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 22/10/1953.
B. Ngày 22/11/1953.
C. Ngày 22/12/1953.
D. Ngày 22/01/1954.
ANSWER: C

“Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch
Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch
này”. Hãy cho biết nội dung trên được nêu trong Văn kiện nào của Trung ương Đảng?
A. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, tháng 01/1953.
B. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 9/1953.
C. Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 19/4/1954.
D. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 7/1954.
ANSWER: C

Hiệp định Giơnevơ có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
A. Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, rút hết quân đội về
nước.
B. Mỹ không còn can thiệp vào Việt Nam.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
ANSWER: A

Chiến dịch Đông Xuân năm 1953-1954 mở màn vào ngày tháng năm nào? Hướng tiến
công chính của chiến dịch?
A. Ngày 9/12/1953; Hướng tiến công chính là Trung Lào.
B. Ngày 10/12/1953; Hướng tiến công chính là Lai Châu.
C. Ngày 11/12/1953; Hướng tiến công chính là Lào Cai.
D. Ngày 12/12/1953; Hướng tiến công chính là Tây Nguyên.
ANSWER: B

Hãy cho biết đợt tấn công thứ nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào thời gian
nào? Hướng tiến công chính của ta?
A. Từ ngày 13/3 đến ngày 16/3/1954; Đồi C1, D1.
B. Từ ngày 13/3 đến ngày 18/3/1954; Đồi E, AT
C. Từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954; Cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.
D. Từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/1954, Đồi A1, C1.
ANSWER: C

Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích gi? Với hy vọng kết
thúc chiến tranh trong vòng bao nhiều tháng?
A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự; 18 tháng.
B. Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra 18 tháng.
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh; 16 tháng.
D. Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh; 16 tháng.
ANSWER: A

Ai là người giật nụ xòe khối bộc phá 960kg ở đồi A1? Ông được Chủ tịch nước ký
quyết định Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày
tháng năm nào?
A. Nguyễn Phú Xuyên Khung; ngày 23/2/2010.
B. Lưu Viết Thoảng; ngày 26/6/1954.
C. Ma Văn Thắng; ngày 26/6/1964.
D. Nguyễn Văn Bạch; ngày 23/2/2010.
ANSWER: D

Hãy cho biết Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ Hang Huỗi He về
Mường Phăng vào thời gian nào?
A. Ngày 25/01/1954.
B. Ngày 27/01/1954.
C. Ngày 28/01/1954.
D. Ngày 31/01/1954.
ANSWER: D
Hãy cho biết Tổng quân uỷ phân công đồng chí nào phụ trách toàn bộ vấn đề đường
sá, tiếp tế, cung cấp của Mặt trận Điện Biên Phủ?
A. Đồng chí Hoàng Văn Thái.
B. Đồng chí Trần Đăng Ninh.
C. Đồng chí Đặng Kim Giang.
D. Đồng chí Trần Quý Hai.
ANSWER: B

Kế hoạch Nava do Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp (Navarre) ở Đông Dương đề
ra được thực hiện theo mấy bước với hy vọng trong vòng bao lâu sẽ giành lấy một
thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”?
A. Hai bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông
1954); 14 tháng.
B. Ba bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953; bước 2: Xuân 1954; bước 2: Từ Thu -
Đông 1954); 16 tháng.
C. Hai bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân 1954; bước 2: Từ Thu - Đông
1954); 18 tháng.
D. Ba bước (bước 1: Trong Thu - Đông 1953; bước 2: Xuân 1954; bước 2: Từ Thu -
Đông 1954); 20 tháng.
ANSWER: C

Hãy cho biết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mấy lần gửi
thư cổ vũ bộ đội ta vượt mọi khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, tiến lên giành
chiến thắng?
A. 02 lần (tháng 3/1954 và ngày 12/5/1954).
B. 03 lần (tháng 12/1953; tháng 3/1954 và ngày 12/5/1954).
C. 04 lần (tháng 12/1953; tháng 3/1954; ngày 08/5/1954 và ngày 12/5/1954).
D. 05 lần (tháng 12/1953; tháng 01/1954; tháng 3/1954; ngày 08/5/1954 và ngày
12/5/1954).
ANSWER: B

Đâu là những điểm tập trung quân của thực dân Pháp trong chiến dịch Đông Xuân
1953 - 1954?
A. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Luông Pha-bang và Mường Sài;
Plây-ku.
B. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Xê-nô; Luông Pha-bang và Mường Sài; Plây-
ku.
C. Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Xê-nô; Luông Pha-bang và Mường Sài; Plây-ku.
D. Đồng bằng Bắc Bộ; Điện Biên Phủ; Thà Khẹt; Luông Pha-bang và Mường Sài;
Kon Tum.
ANSWER: B

Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, di tích
quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu di tích thành phần?
A. 30 di tích thành phần.
B. 35 di tích thành phần.
C. 40 di tích thành phần.
D. 45 di tích thành phần.
ANSWER: D
Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký ở đâu? Vào ngày tháng
năm nào?
A. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 19/7/1954.
B. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 21/7/1954.
C. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 23/7/1954.
D. Geneva, Thụy Sĩ; ngày 25/7/1954.
ANSWER: B

Câu 9: Hãy cho biết: Khẩu hiệu chung của cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp là gì? Khẩu hiệu trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 là gì?
A. “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ,
cả nước vì Điện Biên Phủ”.
B. “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước vì Điện
Biên Phủ”.
C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”; “Tất cả cho Điện Biên Phủ, cả nước
vì Điện Biên Phủ”.
D. “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”; “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ
giặc dốt”.
ANSWER: B
Hãy cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sở chỉ huy của Bộ chỉ huy được đặt tại
mấy địa điểm, đó là những địa điểm nào?
A. 02 địa điểm; Hang Thẩm Púa và Mường Phăng.
B. 03 địa điểm; (Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He và Mường Phăng).
C. 04 địa điểm; Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He, Nghĩa Lộ và Mường Phăng.
D. 05 địa điểm; Hang Thẩm Púa, Hang Huổi He, Nghĩa Lộ, Nà Ten và Mường Phăng.
ANSWER: B

Trong trận Mường Pồn, ngày 12/12/1953, người anh hùng nào đã lấy thân mình làm
giá súng?
A. Anh hùng Bế Văn Đàn.
B. Anh hùng Tô Vĩnh Diện.
C. Anh hùng Trần Can.
D. Anh hùng Phan Đình Giót.
ANSWER: A

Hãy cho biết vào lúc 16h20', ngày 7/5/1954, các chiến sỹ thuộc đơn vị nào đã tiến
công vào hầm ngầm của Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri, bắt sống toàn bộ Ban Chỉ huy
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?
A. Tổ xung kích 03 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại
đoàn 316.
B. Tổ xung kích 05 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 154, Trung đoàn 209, Đại
đoàn 308.
C. Tổ xung kích 03 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại
đoàn 308.
D. Tổ xung kích 05 người thuộc Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại
đoàn 312.
ANSWER: D

Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơ-ne-vơ cho các
cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là gì?
A. Vấn đề Việt Nam phải do Việt Nam quyết định
B. Không để thời gian thực hiện Hiệp định quá dài
C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ.
D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành Hiệp định.
ANSWER: A

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" cho Quân đội Nhân dân
Việt Nam vào thời gian nào, nhằm mục đích gì?
A. Ngày 22/12/1952; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập
công, nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch.
B. Ngày 22/12/1953; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập
công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
C. Ngày 11/03/1954; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập
công, nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch.
D. Ngày 13/03/1954; nhằm động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập
công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
ANSWER: B

Hãy cho biết Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Với mấy
đợt tấn công?
A. 57 ngày đêm (từ ngày 12/3 đến ngày 07/5/1954); 02 đợt tấn công.
B. 56 ngày đêm (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954); 03 đợt tấn công.
C. 55 ngày đêm (từ ngày 14/3 đến ngày 07/5/1954); 04 đợt tấn công.
D. 56 ngày đêm (từ ngày 13/3 đến ngày 07/5/1954); 05 đợt tấn công.
ANSWER: B

Để ghi nhận công trạng của bộ đội Điện Biên, Bác Hồ đã quyết định tặng phần thưởng
gì cho tất cả chiến sĩ tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Phần thưởng cao quý
đó được Bác tặng vào thời gian nào?
A. Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ; ngày 12/5/1954.
B. Huân chương Chiến sĩ; ngày 08/5/1954.
C. Huy hiệu Bác Hồ; ngày 12/5/1954.
D. Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ; ngày 08/5/1954.
ANSWER: D

Sau các thất bại nặng nề ở Tây Bắc (tháng 12/1952), Thượng Lào (tháng 4/1953) và
các mặt trận khác trên chiến trường Đông Dương, tháng 7/1953, thực dân Pháp thực
hiện kế hoạch gì? Với mục đích gì?
A. “Kế hoạch Na-va”; giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính,
chuyển bại thành thắng.
B. “Kế hoạch Revers”; củng cố tuyến biên giới Việt-Trung, phong tỏa Tây Bắc,
Thượng Lào; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Điên Biên Phủ.
C. “Kế hoạch Na-va”; củng cố tuyến biên giới Việt-Trung, phong tỏa Tây Bắc,
Thượng Lào; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ Điên Biên Phủ.
D. “Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi” giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến
trường chính, chuyển bại thành thắng.
ANSWER: A

Hãy cho biết đơn vị nào của ta được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Hồng Cúm,
khống chế sân bay và trận địa pháo binh địch, tiến tới chia cắt phân khu Hồng Cúm
với phân khu trung tâm Mường Thanh?

A. Đại đoàn 304.


B. Đại đoàn 308.
C. Đại đoàn 316.
D. Đại đoàn 351.
ANSWER: A

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương tập trung lực lượng
mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối
yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.
ANSWER: A

Hãy cho biết hệ thống phòng ngự Tập đoàn cứ điểm quân sự của Pháp tại Điện Biên
Phủ được chia thành mấy phân khu với bao nhiêu cứ điểm? Tổng số quân địch tại thời
kỳ cao điểm có bao nhiêu tên?
A. Hai phân khu với 48 cứ điểm; 16.000 tên.
B. Ba phân khu với 49 cứ điểm; 16.200 tên.
C. Bốn phân khu với 49 cứ điểm; 16.200 tên.
D. Năm phân khu với 50 cứ điểm; 16.500 tên.
ANSWER: B

Kết quả chiến đấu của quân và dân Nam bộ trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954?
A. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 259 đồn bót; phá hủy 18 xe quân sự, 1 đầu máy xe lửa,
15 toa xe lửa; diệt 1.900 tên; thu hơn 1.000 khẩu súng các loại.
B. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.000 đồn bót; phá hủy 102 xe quân sự; bắn cháy 15
tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
C. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.100 đồn bót; phá hủy 112 xe quân sự; bắn cháy 18
tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
D. Tiêu diệt, bức hàng, bức rút 1.200 đồn bót; phá hủy 132 xe quân sự; bắn cháy 20
tàu chiến; diệt hàng ngàn tên địch và làm rã ngũ hàng vạn tên khác.
ANSWER: D

Bộ Chính trị thông qua Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và quyết định mở
Chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào? ở đâu? Ai được giao làm Chỉ huy trưởng
chiến dịch?
A. Ngày 06/12/1953; tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
B. Ngày 08/12/1953; tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;
Đại tướng Văn Tiến Dũng.
C. Ngày 06/12/1953; tại Cửa Tử, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
D. Ngày 08/12/1953; tại đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
ANSWER: A

Trong Đông Xuân (1953 - 1954), Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku sau khi
quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa giải phóng nơi nào dưới đây?
A. Phú Yên
B. Kon Tum
C. Buôn Ma Thuột
D. Bình Định
ANSWER: B
Nhận xét nào sau đây là sai về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?
A. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên và lớn nhất của quân đội ta.
B. Đây là chiến dịch diễn ra trong hoàn cảnh hai bên có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Chiến dịch đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng hai phía.
D. Có tác dụng quyết định đến thắng lợi trên các mặt trận khác.
ANSWER: A

Mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. Hoàng Hoa Thám
B. Quang Trung
C. Lê Hồng Phong 2
D. Trần Đình
ANSWER: D

Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ
“đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954
A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên.
B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng.
C. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp.
D. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn.
ANSWER: D

Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến
lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-
1954)?
A. Là trận đánh huy động đến mức cao nhất nỗ lực của cả Pháp và Việt Nam
B. Là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí
C. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một
giai đoạn mới
ANSWER: D

Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là
A. Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc.
B. Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật.
C. Cách xa hậu phương của quân Pháp.
D. Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng.
ANSWER: A

Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
ANSWER: D

Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào
của kế hoạch Nava?
A. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp.
C. Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.
D. Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
ANSWER: A

Nguyên nhân chủ yếu để Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. Để giải phóng vùng Tây Bắc.
C. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
D. Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
ANSWER: D

Sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động
nào?
A. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Xênô.
B. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Luông Phabang.
C. Tăng cường lực lượng cho căn cứ Plâyku.
D. Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương.
ANSWER: D

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là
A. Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava.
B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
C. Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ.
ANSWER: B

Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Giáng đòn quyết định vào kế hoạch Nava.
B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
ANSWER: B

Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra
những vị trí nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông- pha-băng.
B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng.
C. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plâyku, Luông-pha-băng.
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng, Plâyku.
ANSWER: D

Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế
hoạch Nava là
A. Điện Biên Phủ.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Thượng Lào.
D. Bắc Tây Nguyên.
ANSWER: B

Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định
phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu.
B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất.
C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch
tương đối yếu.
D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch.
ANSWER: C

Ý kiến nào dưới đây đánh giá không đúng về Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông
Dương?
A. Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước
Đông Dương.
B. Hiệp định đã phản ánh đầy đủ những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến
trường.
C. Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi không trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
D. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, so sánh lực lượng ở miền Nam Việt Nam thay đổi không
có lợi cho ta.
ANSWER: B

Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của
lịch sử Việt Nam là
A. kháng chiến và kiến quốc.
B. xây dựng kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ đất nước.
C. đấu tranh chính trị luôn kết hợp đấu tranh vũ trang.
D. dựng nước luôn đi liền với giữ nước.
ANSWER: A

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam 1945 - 1954 cho thấy
tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình
A. thống nhất biện chứng với nhau.
B. không thể dung hòa.
C. không thể cùng tồn tại.
D. luôn đối lập với nhau.
ANSWER: A
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược (1945 –1954) là
A. Xây dựng lực lượng vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang.
C. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
D. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ANSWER: D

Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm
mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
A. Hiệp định Pari được ký kết.
B. Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
ANSWER: D

Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?
A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước
Đông Dương.
B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước
Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước
sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956.
D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam -
Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
ANSWER: D

Hiệp định Gionever 1954 về Đông Dương quy định lực lượng kháng chiến Lào tập
trung ở hai tỉnh
A. Xiêng Khoảng và Thà Khẹt
B. Tha khẹt và Phongxai
C. Phongxali và Sầm Nưa
D. Sầm Nưa và Xiêng Khoảng
ANSWER: C
Hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp 1945 -
1954 là
A. Giải phóng dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày.
B. Kháng chiến và kiến quốc.
C. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
D. Dựng nước và giữ nước.
ANSWER: B

Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt
Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự.
B. Đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C. Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa.
D. Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.
ANSWER: D

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho
các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là
A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định
B. Không để thời gian thực thi hiệp định quá dài
C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ
D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định
ANSWER: A

Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không thể phủ định
được quan điểm: “Hiệp định Giơ ne vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường
biên giới là vĩ tuyến 17”?
A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được công nhận.
B. Quy định về vấn đề tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Quy định về sự có mặt của quân đội nước ngoài ở Đông Dương.
D. Quy định về vấn đề thống nhất đất nước.
ANSWER: C
Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm: Cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám
năm 1945?
A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận.
B. Những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa xã hội đã được gây dựng.
C. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế được nâng cao trên trường
quốc tế.
D. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải
phóng hoàn toàn miền Nam.
ANSWER: D

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ
năm 1954 về Đông Dương?
A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài.
B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài.
C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn.
D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước.
ANSWER: D

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-
1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
ANSWER: D

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta là sự kết
hợp giữa mặt trận
A. Kinh tế với chính trị.
B. Quân sự với kinh tế.
C. Kinh tế với ngoại giao.
D. Quân sự với chính trị.
ANSWER: D
Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) là
A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường
lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc
thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
ANSWER: A

Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn
bản pháp lý quốc tế nào?
A. Hiệp định Ianta 1945
B. Hiệp định Sơ bộ 1946
C. Hiệp định Giơnevơ 1954
D. Hiệp định Paris năm 1973
ANSWER: C

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-
1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế
giới.
C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên
thế giới.
D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.
ANSWER: B

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
ANSWER: B
Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam (1946 - 1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần
một thế kỉ ở Việt Nam.
B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
ANSWER: B

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của
quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là
A. Vĩ tuyến 13
B. Vĩ tuyến 14
C. Vĩ tuyến 16
D. Vĩ tuyến 17
ANSWER: D

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến
tới thống nhất bằng sự kiện gì
A. Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam
B. Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam
C. Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956
D. Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực
ANSWER: C

Sự kiện nào đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
Việt Nam (1945-1954)?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
B. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954
C. Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam năm 1955
D. Hiệp thương thống nhất hai miền
ANSWER: B
Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt
Nam, Lào, Campuchia bao gồm
A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ
D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
ANSWER: D

Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp đã cử sang Việt Nam bao nhiêu tướng chỉ huy
quân đội Pháp?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
ANSWER: C

Theo phương châm "Đánh nhanh, thắng nhanh" lúc đầu ta định đánh Điện biên phủ
trong bao nhiêu ngày đêm?
A. 3 ngày 3 đêm
B. 2 ngày 3 đêm
C. 5 ngày
D. 3 ngày 4 đêm
ANSWER: B

Trận tấn công cứ điểm Đồi A1 kéo dài bao nhiêu ngày?
A. 39 ngày
B. 41 ngày
C. 35 ngày
D. 31 ngày
ANSWER: B

Trong sự kiện Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai, đã có bao nhiêu người đã
thiệt mạng?
A. 444 người
B. 555 người
C. 666 người
D. 777 người
ANSWER: A

Ngày 25/4/1954, vụ tấn công bằng máy bay vào trại tập trung Noong Nhai xảy ra
trong bối cảnh nào?
A. Sau thắng lợi liên tiếp của Pháp trên chiến trường.
B. Cơn hoảng loạn của Pháp sau khi vỡ trận ở các mặt trận
C. Sau sự thất thế của quân ta trên chiến trường
D. Trong bối cảnh nước Pháp có nhiều thay đổi về kinh tế
ANSWER: B

Trại tập trung Noong Nhai thuộc địa phận nào?


A. Thanh Hóa
B. Điện Biên
C. Hà Giang
D. Sơn La
ANSWER: B

Trong số các nạn nhân của vụ tấn công vào trại tập trung Noong Nhai, đối tượng nào
chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A. Binh sĩ Pháp
B. Người già
C. Phụ nữ và trẻ em
D. Thanh niên
ANSWER: C

Trong trận đánh trên chiến trường phối hợp ở thôn Liệp Mai, địch được hỗ trợ bao
nhiêu xe tăng?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 10
ANSWER: C
Số lượng tên địch bị tiêu diệt trong trận đánh tại thôn Liệp Mai là bao nhiêu?
A. 92
B. 102
C. 112
D. 122
ANSWER: B

Từ Trung Lào, quân địch rút quân về đâu thì bị chặng đánh?
A. Tà Khẹt
B. Thanh Hóa
C. Lạng Sơn
D. Điện Biên Phủ
ANSWER: A

Trong cuộc chiến ở Trung Lào, lực lượng nào chặn đánh địch?
A. Trung đoàn 18 và lực lượng giải phóng Lào
B. Tiểu đoàn 302 Phân liên khu miền Đông
C. Đại đội 40 thuộc Tiểu đoàn 302
D. Bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây
ANSWER: A

Điền vào chỗ trồng: Đại đội 40 thuộc Tiểu đoàn 302 chủ lực…
A. Phân liên khu miền Tây
B. Phân liên khu miền Nam
C. Phân liên khu miền Trung
D. Phân liên khu miền Đông
ANSWER: D

Đồn An Sông bị lực lượng nào đóng giữ trước khi bị tấn công?
A. Trung đoàn 18
B. Đại đội 40
C. Trung đội Commăngđô
D. Bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây
ANSWER: C

Lực lượng nào tiến công để tiêu diệt đồn An Sông?


A. Đại đội 255
B. Bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây
C. Đại đội 40 thuộc Tiểu đoàn 302 chủ lực Phân liên khu miền Đông
D. Trung đoàn 18 và quân giải phóng Lào
ANSWER: C

Mục đích của việc rút quân về Tà Khẹt của địch là gì?
A. Giải phóng Campuchia
B. Tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ
C. Chiếm phần lãnh thổ đã bị mất trước đó
D. Tiếp viện cho chiến trường Trung Lào
ANSWER: B

Trong số các lực lượng sau đây, lực lượng nào không tham gia vào cuộc chiến ở thôn
Liệp Mai?
A. Đại đội 255 bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây
B. Du kích địa phương
C. Đại đội 255 bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây và du kích địa phương
D. Trung đoàn 18
ANSWER: D

Ngày 26/4/1954, tại Điện Biên Phủ, lực lượng nào đã giúp sức cho Pháp để tăng
cường đánh phá các trận địa và đường giao thông của phe ta?
A. Mỹ
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Anh
ANSWER: A

Tại trận địa Pa Luông, Đại đội 829 thuộc Tiểu đoàn nào đã bắn rơi một máy bay B-
26?
A. Tiểu đoàn 394
B. Tiểu đoàn 383
C. Tiểu đoàn 302
D. Tiểu đoàn 367
ANSWER: A

Tại trận địa Khe Chốt, Đại đội 817 thuộc Tiểu đoàn nào đã bắn rơi một máy bay B-26
và bắt 2 phi công?
A. Tiểu đoàn 394
B. Tiểu đoàn 383
C. Tiểu đoàn 302
D. Tiểu đoàn 367
ANSWER: B

Trong chiến dịch, Trung đoàn pháo cao xạ 367 đã bắn rơi tổng cộng bao nhiêu máy
bay địch?
A. 42 máy bay
B. 52 máy bay
C. 62 máy bay
D. 72 máy bay
ANSWER: B

Trong chiến trường Campuchia, sau thắng lợi tiến công tiêu diệt địch ở đồn An Sông,
Tiểu đoàn 302 chủ lực Phân liên khu miền Đông tiếp tục tiến công các đồn nào?
A. Păng-càn-nhây, Kốt Cho, Tà Nốc
B. An Lão, Trà Lĩnh, Kốt Cho
C. Tà Nốc, Tứ Kỳ, An Phú
D. Bắc Giang, Păng-càn-nhây, Kốt Cho
ANSWER: A

Trong số các đơn vị sau đây, đơn vị nào được gọi là nòng cốt của lực lượng phòng
không chiến dịch?
A. Tiểu đoàn 302
B. Tiểu đoàn 383
C. Tiểu đoàn 394
D. Trung đoàn pháo cao xạ 367
ANSWER: D

Trong chiến trường Campuchia, trận địa nào không phải là một trong những địa điểm
tiến công của Tiểu đoàn 302 vào ngày 26/4/1954?
A. An Chơn
B. Păng-càn-nhây
C. Kốt Cho
D. Tà Nốc
ANSWER: A

Trong Hội nghị chính trị tại mặt trận ngày 27/4/1954, lực lượng thông tin liên lạc đã
được giao nhiệm vụ gì?
A. Chuẩn bị hệ thống loa phóng thanh
B. Đánh sập phòng trào đoạt dù tiếp tế của địch
C. Phát triển phong trào "săn Tây bắn tỉa"
D. Đoạt được đạn dược và lương thực từ địch
ANSWER: A

Năm 1951, hệ thống loa phóng thanh đã từng phục vụ cho sự kiện nào?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
B. Hội nghị chính trị tại mặt trận
C. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng
ANSWER: A

3. Phong trào đoạt dù tiếp tế của địch diễn ra ở đâu?


A. Hồng Cúm
B. Mặt trận Trung Lào
C. Mặt trận phối hợp
D. Mặt trận Điện Biên Phủ
ANSWER: D
Trong bao lâu, Trung đoàn 5 đã đoạt được 120 tấn đạn dược và lương thực của địch?
A. 10 ngày
B. 15 ngày
C. 20 ngày
D. 25 ngày
ANSWER: B

Phong trào "săn Tây bắn tỉa" đã gây thiệt hại gì cho địch?
A. Thiệt hại về tài nguyên
B. Thiệt hại về lương thực
C. Gây căng thẳng, mệt mỏi cho tinh thần quân địch
D. Gây thiệt hại về đạn dược
ANSWER: C

Trong nửa cuối tháng 4, Trung đoàn 57 đã làm được gì?


A. Đoạt được 100 tấn đạn dược và lương thực
B. Diệt được 100 tên địch và làm bị thương 44 tên
C. Phát triển phong trào "săn Tây bắn tỉa"
D. Phục vụ cho Hội nghị chính trị tại mặt trận
ANSWER: B

Ai là người có kỷ lục bắn tỉa trong phong trào "săn Tây bắn tỉa"?
A. Nguyễn Văn Thanh
B. Lục Văn Thông
C. Lục Văn Thanh
D. Nguyễn Văn Thông
ANSWER: B

Trong một ngày, chiến sĩ Lục Văn Thông đã diệt được bao nhiêu tên địch?
A. 15
B. 20
C. 25
D. 30
ANSWER: D
Vào thời gian nào, sân bay Mường Thanh bị quân ta hoàn toàn khống chế?
A. 27/4/1954
B. 28/4/1954
C. 29/4/1954
D. 30/4/1954
ANSWER: B

Trong ngày 28/4/1954, quân địch thực hiện hành động gì khi bị quân ta vây ép dưới
mặt đất?
A. Thả dù
B. Phục kích bằng máy bay
C. Rút lui
D. Gửi lực lượng cứu trợ
ANSWER: A

Hệ thống lưới lửa của quân ta tại Điện Biên Phủ hoạt động trong tầm cao nào?
A. Dưới 1 kilômét
B. Từ 1 đến 2 kilômét
C. Từ 2 đến 3 kilômét
D. Từ 3 kilômét trở xuống
ANSWER: D

Tại sao máy bay địch phải thả dù ở độ cao trên 3 kilômét?
A. Vì tránh bị bắn hạ
B. Vì tránh hệ thống lưới lửa của quân ta
C. Vì nhiều dù bị hỏng trên không
D. Vì lệnh của tướng lĩnh
ANSWER: B

Trước đợt tiến công thứ ba của quân ta, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn bao
nhiêu viên đạn 155mm?
A. 175
B. 250
C. 275
D. 300
ANSWER: C

Kế hoạch Côngđo của quân địch thực hiện vào ngày nào?
A. 27/4/1954
B. 28/4/1954
C. 29/4/1954
D. 30/4/1954
ANSWER: B

Quân ta đột nhập và tiêu diệt một tiểu đoàn ngụy binh vào ngày 28/4/1954 tại thị xã
nào?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Hải Phòng
D. Hồ Chí Minh
ANSWER: B

Sáng ngày 29/4/1954, quân ta đã thu được tổng cộng bao nhiêu khẩu súng?
A. 500 khẩu
B. 517 khẩu
C. 550 khẩu
D. 600 khẩu
ANSWER: B

Trong cuộc chiến tại thị xã Nam Định, quân ta đã phá hủy bao nhiêu xe tăng của địch?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 10
ANSWER: B
Vào thời gian nào các Đại đoàn và Trung đoàn báo cáo sẵn sàng cho đợt tiến công thứ
3 tại Điện Biên Phủ?
A. 27/4/1954
B. 28/4/1954
C. 29/4/1954
D. 30/4/1954
ANSWER: C

Hội nghị bí thư đại đoàn ủy và các đồng chí phụ trách diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 1 ngày
B. 2 ngày
C. 3 ngày
D. 4 ngày
ANSWER: C

Ai là người giới thiệu Nghị quyết mới của Bộ Chính trị tại Hội nghị bí thư đại đoàn ủy
và các đồng chí phụ trách?
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
B. Hồ Chí Minh
C. Bí thư Đại đoàn ủy
D. Tổng Quân ủy
ANSWER: A

Cán bộ Cơ quan chính trị Chiến dịch đã làm gì sau Hội nghị bí thư đại đoàn ủy và các
đồng chí phụ trách?
A. Chia nhau xuống giúp đỡ các đơn vị
B. Triển khai đợt giáo dục cấp tốc tại các đơn vị
C. Phân tích kỹ những khó khăn
D. Báo cáo lên Bộ Chỉ huy Mặt trận
ANSWER: B

Đợt giáo dục cấp tốc sau Hội nghị bí thư đại đoàn ủy và các đồng chí phụ trách là
dành cho ai?
A. Chỉ đạo quân đội
B. Toàn thể bộ đội
C. Cán bộ cấp cao
D. Quân nhân mới
ANSWER: B

Mục đích của đợt giáo dục cấp tốc là gì?


A. Nâng cao kiến thức lịch sử
B. Tăng cường kỹ năng chiến đấu
C. Nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
D. Phân tích tình hình quân sự
ANSWER: C

Ngày nào Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3?
A. 29/4/1954
B. 30/4/1954
C. 1/5/1954
D. 2/5/1954
ANSWER: C

Nhiệm vụ của Đại đoàn 316 trong đợt tiến công thứ 3 là gì?
A. Tiêu diệt địch tại C1 và C2
B. Giữ vững trận địa C1 và tiêu diệt địch tại C2
C. Tiêu diệt địch tại A1 và chiếm giữ lô cốt
D. Tiêu diệt cứ điểm địch tại điểm cao C1 đồng thời đánh lấn C2
ANSWER: D

Đại đoàn 312 có nhiệm vụ gì trong đợt tiến công thứ 3?


A. Tiêu diệt địch ở cứ điểm 505, 505A
B. Tiêu diệt địch tại vị trí 204
C. Chặn viện địch và phối hợp với Đại đoàn 316
D. Tiêu diệt địch ở vị trí 204 và chuẩn bị tiến công tại C2
ANSWER: A

Nhiệm vụ của Đại đoàn 308 trong đợt tiến công thứ 3 là gì?
A. Tiếp tục chuẩn bị tiêu diệt địch ở cứ điểm 311B
B. Đánh lấn vị trí 310
C. Tiêu diệt địch ở cứ điểm 311B và vị trí 310
D. Phối hợp với Trung đoàn 57 và Đại đoàn 304
ANSWER: A

Trung đoàn 57 và Đại đoàn 304 được giao nhiệm vụ gì trong đợt tiến công thứ 3?
A. Kiềm chế pháo binh địch và đánh lấn vào khu vực C
B. Tiêu diệt địch ở vị trí 204
C. Chuẩn bị tiến công hướng Thượng Lào
D. Phối hợp với Đại đoàn 316 và 312 tiêu diệt địch tại C1 và C2
ANSWER: A

Đại đoàn 351 có nhiệm vụ gì trong đợt tiến công thứ 3?


A. Tiếp tục nhiệm vụ thường xuyên và phối hợp với bộ binh
B. Phối hợp với Đại đoàn 308 và Trung đoàn 57
C. Tiêu diệt địch ở vị trí A1 và chiếm giữ lô cốt
D. Tiến công vào khu vực C (Hồng Cúm)
ANSWER: A

Trong đợt sinh hoạt chính trị ngày 30/4/1954 nhiều cán bộ, chiến sĩ đã có động thái gì?
A. Chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu
B. Tăng cường đoàn kết
C. Viết quyết tâm thư gửi lên cấp trên
D. Đánh giá kết quả chiến đấu
ANSWER: C

Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn bộ binh 101 phối hợp với lực lượng nào tiến công
Vơn Xai?
A. Lực lượng vũ trang công tác Việt Nam
B. Lực lượng vũ trang Campuchia
C. Binh đoàn cơ động số 52
D. Đội vũ trang đặc biệt
ANSWER: B
Trong cuộc tiến công Vơn Xai, Tiểu đoàn 436 đã làm gì khi địch huy động đại đội
tăng viện?
A. Tập kích bất ngờ và tiêu diệt phần lớn lực lượng địch
B. Rút lui để đề phòng bị tiêu diệt
C. Yêu cầu trợ giúp từ các đơn vị khác
D. Tiến hành phá hoại hạm đội địch
ANSWER: A

Vùng đông bắc Campuchia từ Vơn Xai đến biên giới phía bắc Tây Nguyên được giải
phóng nhờ vào sự đồng lòng của ai?
A. Quân đội Việt Nam
B. Quân đội Campuchia
C. Liên quân Việt Nam - Campuchia
D. Các lực lượng cách mạng
ANSWER: C

Vào thời gian nào đợt 1 Chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu?
A. 10/3/1954
B. 11/3/1954
C. 12/3/1954
D. 13/3/1954
ANSWER: D

Him Lam bị tấn công vào thời điểm nào trong ngày 13/3/1954?
A. Sáng sớm
B. Trưa
C. Chiều
D. Tối
ANSWER: C

Theo lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 13/3/1954, cán bộ, chiến sĩ trên chiến
trường toàn quốc được khuyến khích làm gì?
A. Rút lui và giải phóng chiến trường
B. Phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ
C. Tập trung phòng thủ trên lãnh thổ nội địa
D. Tiến công vào các thành trì địch
ANSWER: B

Tại tỉnh Hà Đông (nay Hà Nội), hoạt động nào đã được thực hiện ngay trong ngày
13/3/1954 theo lệnh của Thường vụ Tỉnh ủy?
A. Mở khu du kích phía nam
B. Mở khu du kích phía bắc
C. Phục hồi các địa lôi
D. Phá hủy các chuyến xe tiếp viện lương thực của địch
ANSWER: B

Tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An (nay Hải Phòng), hoạt động nào đã
không được thực hiện ngày 13/3/1954?
A. Tiến công vào địa lôi của địch
B. Hủy hoại đường 5 và đường sắt
C. San bằng các tháp canh đường sắt
D. Đánh đổ đoàn tàu địch
ANSWER: A

Tại Gò Công (nay Tiền Giang), hoạt động nào đã diễn ra vào ngày 13/3/1954?
A. Tấn công vào trung tâm địch
B. Bao vây, bứt rút 7 đồn bốt địch
C. Phá hủy cơ sở hậu cần của địch
D. Phối hợp với các đơn vị khác trong khu vực
ANSWER: B

Trong trận đánh tại Gò Công vào ngày 13/3/1954, bao nhiêu tên địch đã bị tiêu diệt và
bắt sống?
A. Hơn 300 tên bị tiêu diệt và hơn 200 tên bị bắt sống
B. Hơn 400 tên bị tiêu diệt và hơn 100 tên bị bắt sống
C. Hơn 200 tên bị tiêu diệt và hơn 300 tên bị bắt sống
D. Hơn 500 tên bị tiêu diệt và bị bắt sống
ANSWER: D

Đợt 1 Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn với việc nổ súng tiến công vào đâu?
A. Him Lam
B. Chiến thắng
C. Độc Lập
D. Tự do
ANSWER: A

Đêm 14/3/1954, quân ta đã mở cuộc tiến công vào đâu?


A. Khu vực sân bay Mường Thanh
B. Đồi Độc Lập
C. Đồi A1
D. Đồi Him Lam
ANSWER: B

Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
được đăng trên cơ sở báo chí nào?
A. Báo Quân đội nhân dân
B. Báo Pháp
C. Báo Điện Biên Phủ
D. Báo Hồ Chí Minh
ANSWER: A

Trong cuộc tiến công vào ngày 14/3/1954, địa điểm nào của địch được coi là có tổ
chức phòng ngự tốt nhất?
A. Khu vực sân bay Mường Thanh
B. Đồi A1
C. Đồi Độc Lập
D. Him Lam
ANSWER: C

Đâu là cuộc tiến công vào ngày 14/3/1954 mà bộ phận nghi binh nổ súng bắn cháy ba
lều vải và xung kích tiến lên mở hàng rào?
A. Cuộc tiến công vào khu vực sân bay Mường Thanh
B. Cuộc tiến công vào khu vực đồi A1
C. Cuộc tiến công vào khu vực Đồi Độc Lập
D. Cuộc tiến công vào khu vực Him Lam
ANSWER: C

Ai đã liều lĩnh dẫn đầu việc vượt qua lưới lửa phòng không để thả Tiểu đoàn dù ngụy
số 5 xuống tăng viện cho Điện Biên Phủ vào ngày 14/3/1954?
A. René Cogny
B. Bác Hồ
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
D. Tướng De Castrie
ANSWER: A

Trong cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ vào ngày 14/3/1954, vì lý do gì mà cuộc tiến
công vào đồi Độc Lập chưa bắt đầu đúng giờ?
A. Do trời mưa, tầm nhìn bị khuất
B. Do trời mưa, sơn pháo 75mm và cối 120mm của quân ta không tới kịp
C. Do pháo 105mm của địch từ Hồng Cúm và cối 120mm ở Mường Thanh nã đạn
dồn dập vào trận địa của Tiểu đoàn 255
D. Do kế hoạch tiến công bị trì hoãn
ANSWER: B

Trong cuộc tiến công ngày 14/3/1954, vào thời điểm nào pháo binh của quân ta đã bắt
đầu phá hoại công sự và uy hiếp tinh thần binh lính địch?
A. 17 giờ ngày 14/3/1954
B. 16 giờ 45 phút ngày 14/3/1954
C. 18 giờ ngày 14/3/1954
D. Đêm ngày 14/3/1954
ANSWER: C

Nội dunh chính được phản ánh trong thư của Bác Hồ gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận
Điện Biên Phủ là gì?
A. Thư động viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần khắc phục mọi khó
khăn, gian khổ, tiến lên đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
B. Thư chỉ ra những khó khăn và gian khổ trong cuộc tiến công
C. Thư kêu gọi ngừng chiến và đàm phán hòa bình với Pháp
D. Thư khen ngợi chiến công của quân ta
ANSWER: A

Trong trận đánh tại Độc Lập vào 6 giờ 30 ngày 15/3/1954, bao nhiêu tên địch đã bị
tiêu diệt và bắt sống?
A. Tiêu diệt hơn 400, bắt sống gần 200
B. Tiêu diệt gần 500, bắt sống hơn 200
C. Tiêu diệt hơn 300, bắt sống gần 100
D. Tiêu diệt gần 600, bắt sống hơn 300
ANSWER: A

Cuộc hội ý cấp tốc ngày 15/3/1954 tại Sở Chỉ huy diễn ra vào lúc nào?
A. 2 giờ sáng ngày 15/3/1954
B. 4 giờ sáng ngày 15/3/1954
C. 5 giờ 30 phút sáng ngày 15/3/1954
D. 6 giờ sáng ngày 15/3/1954
ANSWER: B

Cuộc phản kích ngày 15/3/1954 vào đồi Độc Lập của địch được dẫn đầu bởi lực lượng
nào?
A. Xe tăng
B. Dù bay
C. Lực lượng đặc công
D. Bộ binh
ANSWER: A

Tại thời điểm nào trong trận đánh ngày 15/3/1954 tại Độc Lập, quân địch đã tháo chạy
về Mường Thanh?
A. 6 giờ 30 phút
B. 7 giờ 30 phút
C. 5 giờ 30 phút
D. 4 giờ sáng
ANSWER: B

Bộ Tư lệnh Liên khu 4 đã đưa ra chỉ thị gì cho Bình-Trị-Thiên vào ngày 15/3/1954?
A. Tăng cường hỗ trợ cho Điện Biên Phủ
B. Phản kích cụm cứ điểm Độc Lập
C. Tích cực chống càn quét, chống bắt lính địch
D. Tiêu diệt lực lượng đặc công Liên khu
ANSWER: C

Ở thành phố Huế, biện pháp nào được thực hiện để kêu gọi nhân dân tham gia vào
phong trào kháng chiến?
A. Phát tờ truyền đơn và viết khẩu hiệu
B. Sử dụng loa tuyên truyền và gửi thư cho sĩ quan ngụy
C. Thành lập tổ gọi loa tuyên truyền
D. Tất cả các biện pháp trên
ANSWER: D

Trong cuộc phục kích ở đồng bằng Bắc Bộ vào ngày 15/3/1954, bao nhiêu xuồng và
canô của địch đã bị bắn cháy và đắm?
A. 1 xuồng và 1 canô
B. 2 xuồng và 1 canô
C. 1 xuồng và 2 canô
D. 2 xuồng và 2 canô
ANSWER: B

Khi cuộc phản kích ngày 15/3/1954 vào cứ điểm Độc Lập đang diễn ra, Trung tá Pirốt
đã làm gì khi không thể diệt được pháo đối phương như đã hứa với Nava?
A. Tự sát
B. Tháo chạy
C. Buông vũ khí
D. Đầu hàng
ANSWER: A
Trong trận đánh tại Độc Lập, số lượng tù binh bắt được bao gồm những đối tượng
nào?
A. Chỉ có binh sĩ
B. Chỉ có tiểu đoàn trưởng
C. Cả tiểu đoàn trưởng và binh sĩ
D. Bất kỳ ai trong cụm cứ điểm
ANSWER: C

Những lực lượng nào đã được phái tham gia vào cuộc tiến công vào đồi Độc Lập
ngày 15/3/1954?
A. Trung đoàn 165/Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88/Đại đoàn 308
B. Trung đoàn 1555/Đại đoàn 312 và Trung đoàn 33/Đại đoàn 208
C. Tiểu đoàn 562 và Tiểu đoàn 167
D. Tiểu đoàn 562 và Tiểu đoàn 166
ANSWER: A

Nava đã chỉ thị cho Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp thực hiện kế hoạch gây
mưa nhân tạo nhằm mục đích gì?
A. Để tăng cường viện trợ cho quân Pháp
B. Để gây trở ngại cho việc tiếp tế của quân ta
C. Để làm suy yếu tinh thần của quân ta
D. Để tạo ra điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công sau này
ANSWER: B

Trong ngày 17/3/1954, quân ta tiến công vào Cụm cứ điểm Bản Kéo với mục đích
chính là gì?
A. Tiêu diệt hoàn toàn quân địch tại đó
B. Đánh bại các đợt phản kích của địch
C. Bao vây và bức hàng của địch
D. Chiếm lĩnh các ngọn đồi ở phía bắc sân bay
ANSWER: B
Vào sáng ngày 17/3/1954, lính Thái ở Bản Kéo đã xôn xao vì lý do gì?
A. Có tin quân ta sắp tiến công
B. Bị bắt giữ và đưa ra lệnh rút lui
C. Có tin quân Pháp sắp đầu hàng quân ta
D. Tiếng loa kêu gọi quay về với gia đình
ANSWER: A

Kết thúc đợt 1 Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã đạt được những thành tựu
nào?
A. Xóa sổ phân khu bắc và một bộ phận của phân khu trung tâm của địch
B. Đập tan hệ thống phòng ngự của địch trên các hướng bắc và đông bắc
C. Tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn tinh nhuệ bậc nhất của địch
D. Tất cả các phương án đều đúng
ANSWER: D

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lần đầu tiên quân đội ta đã thực hiện tác
chiến hiệp đồng binh chủng nào?
A. Bộ binh, pháo mặt đất, pháo cao xạ
B. Dù, pháo di động, pháo hỏa
C. Công binh, pháo binh, phòng không
D. Tăng, pháo binh, dù
ANSWER: A

Tại Sở Chỉ huy Mường Phăng, vào ngày 17/3/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tổ chức
hoạt động gì?
A. Tiến công vào khu vực Bản Kéo
B. Tiến hành sơ kết đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ
C. Chuyển động quân đội từ Mường Phăng vào Điện Biên Phủ
D. Đề xuất kế hoạch tiếp theo cho chiến dịch.
ANSWER: B
Sau Đợt 1 của chiến dịch, Đờ Cát đã yêu cầu nơi nào tăng viện gấp rút cho Điện Biên
Phủ để bổ sung vào chỗ đã bị tiêu hao?
A. Hà Nội
B. Mường Phăng
C. Bản Kéo
D. Đồn Độc Lập
ANSWER: A

8. Để ngăn chặn việc tháo chạy của binh lính Thái ở Bản Kéo, địch đã sử dụng biện
pháp gì?
A. Sử dụng pháo bắn cản đường và cho xe tăng đuổi theo
B. Gửi lời kêu gọi bằng loa
C. Triển khai quân đội tiến công vào Bản Kéo
D. Tất cả các phương án đều đúng
ANSWER: A

Lực lượng nào đã được giao nhiệm vụ bức hàng Cụm cứ điểm Bản Kéo vào ngày
17/3/1954?
A. Trung đoàn 36
B. Trung đoàn 12
C. Trung đoàn 24
D. Trung đoàn 48
ANSWER: A

Nhiệm vụ xây dựng trận địa tiến công và bao vây (Trích mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư
lệnh) được giao cho các đại đoàn nào?
A. Đại đoàn 312 và Đại đoàn 316
B. Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312
C. Đại đoàn 316 và Đại đoàn 308
D. Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 và Đại đoàn 316
ANSWER: D

Trong việc xây dựng trận địa tiến công và bao vây, các bộ đội phải lao động cật lực
trong khoảng thời gian bao lâu mỗi ngày?
A. 10-12 tiếng
B. 14-18 tiếng
C. 20-24 tiếng
D. 6-8 tiếng
ANSWER: B

Sau Đợt 1, ta đã gặp phải khó khăn nào trong việc xây dựng trận địa chuẩn bị cho đợt
tiến công mới?
A. Đất quá mềm dẻo
B. Đất có nhiều sỏi đá
C. Khí hậu khắc nghiệt
D. Tất cả các phương án đều đúng
ANSWER: B

Quân địch đã có động thái gì trước việc xây dựng trận địa của quân ta?
A. Họ bối rối và không biết phản ứng thế nào
B. Mặc kệ không quan tâm
C. Buộc họ phải sử dụng nhiều tài nguyên hơn vào việc ngăn cản ta
D. Bắn pháp vào những đường hào mà chúng đã phát hiện ban ngày, đưa quân ra
những trận địa ở gần, đánh bật bộ phận canh gác, san lấp các đoạn hào, gài mìn ngăn
bộ đội ta đào tiếp
ANSWER: D

Vì đâu mà lực lượng Không quân Pháp đã bối rối trước quân ta?
A. Hoạt động khống chế sân bay và kiềm chế không quân của pháo binh
B. Sức mạnh của máy bay của quân ta
C. Thiếu kế hoạch phòng thủ
D. Tất cả các phương án đều đúng
ANSWER: A

Để tránh đạn cao xạ của quân ta, phi công lái máy bay Dakota của Pháp đã nhận được
chỉ thị gì?
A. Thả dù ở độ cao thấp
B. Bay ở độ cao càng cao càng tốt
C. Tăng tốc độ bay
D. Tất cả các phương án đều sai
ANSWER: D
Tổng cộng có bao nhiêu đại đoàn được giao nhiệm vụ xây dựng trận địa tiến công và
bao vây để chuẩn bị cho đợt tiến công mới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
ANSWER: C

Hoạt động xây dựng trận địa tiến công và bao vây được thực hiện từ đâu đến đâu?
A. Từ các triền núi cao xuống cánh đồng Mường Thanh
B. Từ sân bay Mường Thanh đến các khu vực chiến đấu chính
C. Từ các thị trấn lân cận đến khu vực trung tâm
D. Từ bờ biển lên vùng nội thủy
ANSWER: A

Vào thời gian nào Đờ Cát điện cho Cônhi, nhấn mạnh việc mất Điện Biên Phủ là điều
khó tránh khỏi trong thời gian ngắn?
A. Ngày 17/3/1954
B. Ngày 18/3/1954
C. Ngày 19/3/1954
D. Ngày 20/3/1954
ANSWER: C

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi báo cáo đến ai vào ngày 19/3/1954?
A. Bộ Chính trị
B. Bộ Tổng Tư lệnh
C. Bác, đồng chí Trường Chinh và các đồng chí trong Bộ Chính trị
D. Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh
ANSWER: C

Báo cáo vào ngày 19/3/1954 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định điều gì về đợt
chiến đấu đầu tiên của quân ta?
A. Thất bại nặng nề
B. Không có thông tin
C. Thuận lợi
D. Cần phải điều chỉnh
ANSWER: C

Theo báo cáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích chính của việc hình thành thế
bao vây tứ phía trong đợt tiến công thứ 2 là gì?
A. Làm cho địch không tăng viện được
B. Làm cho địch không thả dù tiếp tế được
C. Làm cho không quân và pháo binh địch khó hoạt động và làm cho tất cả các súng
cối từ 81, 82mm trở lên của ta có thể uy hiếp tung thâm của địch
D. Tất cả các phương án đều đúng
ANSWER: D

Nhiệm vụ trung tâm trong chuẩn bị cho đợt tiến công thứ hai là gì?
A. Xây dựng cầu đường
B. Xây dựng trận địa tiến công và bao vây quân địch
C. Thu thập tình báo
D. Chiến đấu liên tục
ANSWER: B

Ai đã gửi thư động viên và yêu cầu xây dựng trận địa tiến công, bao vây đạt tiêu
chuẩn?
A. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
C. Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
D. Hồ Chí Minh
ANSWER: B

Trong việc xây dựng trận địa, trận địa tiến công giao thông hào có tác dụng gì đối với
pháo binh và không quân địch?
A. Giảm bớt tác dụng
B. Tăng cường tác dụng
C. Hạn chế đến mức cao nhất tác dụng
D. Không ảnh hưởng
ANSWER: C

Quân Pháp đã thực hiện hành động gì để tăng cường lực lượng tại Điện Biên Phủ?
A. Thả quân tăng
B. Thả quân dù
C. Tiếp tế qua đường không
D. Cả ba đáp án trên
ANSWER: B

Tướng Paul Ely gặp Tổng thống Eisenhower để làm gì?


A. Kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ
B. Đề xuất kế hoạch tấn công
C. Thảo luận về việc rút quân
D. Tổ chức cuộc ném bom ồ ạt
ANSWER: A

Mỹ có lo ngại gì về việc ném bom ồ ạt xuống chung quanh Điện Biên Phủ?
A. Sợ sẽ mất kiểm soát
B. Lo ngại cho số phận của Điện Biên Phủ
C. Lo ngại cho an ninh quốc gia
D. Cả hai đáp án trên
ANSWER: B

Ngày 21/3/1954, tại Điện Biên Phủ, các đơn vị bộ đội tiếp tục chuẩn bị xây dựng trận
địa tiến công như nhiệm vụ được giao. Công việc chính của họ là gì?
A. Đào hào giao thông
B. Xây dựng nhà ở cho binh lính
C. Tổ chức cuộc huấn luyện quân sự
D. Sửa chữa cơ sở hạ tầng
ANSWER: A

Trong tháng 3/1954, du kích Khánh Thiện đã thực hiện các hoạt động nào để quấy rối
địch?
A. Đánh liên tục
B. Bao vây khống chế
C. Dùng súng trường bắn rơi máy bay
D. Tất cả các phương án trên
ANSWER: D

Mục tiêu chiến lược của việc tiến công vào An Biên là gì?
A. Diệt viện và bắt sống lãnh đạo quân địch
B. Tiêu diệt toàn bộ quân địch
C. Phá hủy hệ thống phòng thủ của địch
D. Giải phóng và kiểm soát khu vực An Biên
ANSWER: D

Ngày 21/3/1954, quân ta đã thực hiện hành động tấn công ở đâu?
A. Điện Biên Phủ
B. Phân Liên
C. An Biên
D. Rạch Giá
ANSWER: C

Vì sao quân địch ở An Biên không thấy viện binh đến ứng cứu?
A. Bị đánh thiệt hại nặng
B. Quân từ Rạch Giá đến đều bị đánh bại
C. Bị bắt sống và bị thương
D. Đã bỏ chạy để tránh vòng vây của quân ta
ANSWER: B

Kết quả cuối cùng của cuộc tiến công vào An Biên là gì?
A. Bắt sống Lâm Quang Thiệp
B. Tiêu diệt toàn bộ quân địch
C. Giải phóng hoàn toàn quận An Biên
D. Thu hơn 400 khẩu súng
ANSWER: C

An Biên là quận đầu tiên ở đâu được giải phóng?


A. Điện Biên Phủ
B. Phân Liên khu miền Tây
C. Ninh Bình
D. Phân Liên khu miền Đông
ANSWER: B

Trục thứ nhất của đường giao thông hào do Đại đoàn 312 đảm nhiệm nối liền Đồi Độc
Lập với nơi nào?
A. Trục giao thông hào của Đại đoàn 308
B. Đường băn sân bay
C. Sông Nậm Rốm
D. Sân bay Dominique 4
ANSWER: A

3. Đội tuần tiễu của địch phát hiện nhánh đường hào nào ngăn cản đường tiến quân
của Pháp?
A. Từ cụm cứ điểm Hồng Cúm tới bản Kho Lai
B. Từ trung đoàn bộ binh Lê Dương tới trận địa của Pháp
C. Từ Điện Biên Phủ tới Hà Nội
D. Từ bản Lai Kho tới cụm cứ điểm Hồng Cúm
ANSWER: A

Cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông hào vào ngày 22/3/1954 diễn ra ở đâu?
A. Phía bắc
B. Phía nam
C. Phía tây
D. Phía đông
ANSWER: A

Tại hầm Chỉ huy của Đờ Cát-xtơ-ri ở Điện Biên Phủ và Sở Chỉ huy của Cô-nhi ở Hà
Nội, các chuyên viên của địch đã làm gì?
A. Sắp xếp lại các bức ảnh chụp hằng ngày của máy bay trinh sát
B. Chuẩn bị tài liệu về quy tắc tổ chức trận địa giao thông hào
C. Chuẩn bị cho cuộc chiến đấu trong hầm hào
D. Tất cả các phương án trên
ANSWER: A

Đờ Cát-xtơ-ri yêu cầu Cô-nhi gửi cho ông ta tài liệu về điều gì?
A. Quy tắc tổ chức trận địa giao thông hào
B. Chiến tranh hầm hào
C. Chiến tranh trong khu vực Điện Biên Phủ
D. Tài liệu quân sự cần thiết
ANSWER: A

Máy bay vận tải C-119 của Mỹ tiếp viện cho Pháp đã hạ cánh xuống sân bay nào?
A. Điện Biên Phủ
B. Cát Bi
C. Hồng Cúm
D. Ninh Bình
ANSWER: B

Hai đường trục hào chính từ phía bắc tiến xuống có ý nghĩa gì đối với quân ta?
A. Bảo vệ phương tiện vận chuyển
B. Cô lập phân khu Trung tâm với cụm cứ điểm Hồng Cúm
C. Tiến quân nhanh chóng đến đích
D. Tạo điều kiện cho việc triển khai quân sự
ANSWER: B

Vào thời gian nào, Cogny chỉ thị cho de Catries phải gấp rút chuẩn bị tiến hành một
cuộc chiến đấu trong những hầm hào?
A. 21/3/1954
B. 22/3/1954
C. 23/3/1954
D. 24/3/1954
ANSWER: C

3. Điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được gửi tới đơn vị nào?
A. Quân và dân Đường số 4
B. Quân và dân Đường số 5
C. Quân và dân Đường số 6
D. Quân và dân Đường số 7
ANSWER: B

Điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh vào thành tích chiến đấu của
quân và dân đường 5 từ khi nào?
A. Tháng 1, tháng 2 năm 1954
B. Tháng 2, tháng 3 năm 1954
C. Tháng 3, tháng 4 năm 1954
D. Tháng 4, tháng 5 năm 1954
ANSWER: A

Trong điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đơn vị nào đã tiêu diệt nhiều đội
quân tiếp viện của địch?
A. Quân và dân Đường số 1
B. Quân và dân Đường số 2
C. Quân và dân Đường số 3
D. Quân và dân Đường số 5
ANSWER: D

Mục tiêu chính của việc gửi điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là gì?
A. Khen ngợi thành tích chiến đấu của quân ta
B. Tạo động lực cho quân và dân Đường số 5
C. Kêu gọi các đơn vị tham gia vào cuộc chiến
D. Cả hai phương án a và b đều đúng
ANSWER: D

Nhiệm vụ chính của đợt tiến công thứ hai là gì?


A. Tấn công và chiếm các điểm cao phòng ngự phía đông của phân khu trung tâm
B. Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
C. Giải phóng khu vực Mường Thanh
D. Đánh chiếm các điểm cao phòng ngự phía đông của phân khu trung tâm và tiêu
diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
ANSWER: D

Theo nhiệm vụ của đợt tiến công thứ hai đề ra, mục tiêu chính của việc đánh chiếm
các điểm cao phòng ngự phía đông là gì?
A. Biến những điểm cao thành trận địa của quân ta
B. Đưa quân địch vào tình thế khó khăn ở Mường Thanh
C. Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
D. Tạo điều kiện cho tổng công kích tiêu diệt quân địch
ANSWER: A

Vào ngày 25/3/1954, Tổng Quân ủy đã phổ biến kế hoạch nào?


A. Kế hoạch về cung cấp lương thực và vũ khí cho quân đội
B. Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng
C. Kế hoạch về phối hợp quân sự và dân sự trong khu vực chiến trường
D. Kế hoạch về truyền thông và tuyên truyền cho người dân về chiến dịch
ANSWER: B

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, để bảo đảm cho tác chiến được linh hoạt, cần hoàn thành xây dựng
những gì xung quanh Điện Biên Phủ?
A. Các trạm phòng ngự
B. Những trục xung-quanh và đường giao thông hào
C. Các cơ sở hậu cần
D. Mạng lưới dây chuyền sản xuất
ANSWER: B

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, việc cắt đứt sự tăng viện và tiếp tế bằng đường không của địch làm gì
cho chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Gây khó khăn cho việc di chuyển của quân địch
B. Đảm bảo an toàn cho bộ đội ta
C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt toàn bộ quân địch
D. Gây nên tình trạng khan hiếm lương thực cho quân địch
ANSWER: C
Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, để giảm thiểu thương vong từ máy bay và pháo binh của địch, đơn vị
quân đội cần làm gì?
A. Chọn vị trí thích hợp trước trận địa để làm trận địa nghi binh
B. Sử dụng những phương tiện phòng không tiên tiến
C. Tăng cường lực lượng phòng không
D. Di chuyển quân đội vào những địa hình cao ráo
ANSWER: A

Trong cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 6/12/1953, quyết định gì đã được đưa ra?
A. Mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
B. Mở cuộc họp sơ kết kế hoạch tác chiến Đông-Xuân
C. Duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954
D. Mở cuộc họp để nghe báo cáo của Tổng Quân ủy
ANSWER: A

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, để bảo đảm lực lượng chiến đấu liên tục, cần phải làm gì?
A. Chuẩn bị kế hoạch rút một số cán bộ và cựu binh ra làm dự trữ, tích cực chăm sóc
thương binh để nhanh chóng đưa một số thương binh nhẹ về đơn vị, chú trọng việc
giáo dục tân binh, đặc biệt là về kỹ thuật xạ kích và ném lựu đạn
B. Tăng cường vận chuyển lương thực và vũ khí
C. Giữ vững sức khỏe cho bộ đội và tránh mọi sự thương vong không cần thiết
D. Cải tiến sinh hoạt vật chất và tổ chức cấp dưỡng cho bộ đội
ANSWER: A

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, công tác tuyên truyền sau trận đánh cần kết hợp với việc gì để nâng
cao tinh thần chiến đấu của bộ đội?
A. Chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ
B. Động viên bộ đội nhận nhiệm vụ mới, bảo đảm chiến đấu liên tục
C. Nhanh chóng chấn chỉnh tổ chức chăm sóc thương binh, chôn cất tử sĩ, tiến hành
bình công và khen thưởng các đồng chí gương mẫu
D. Khen thưởng các đồng chí gương mẫu
ANSWER: C

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, công tác chính trị cần phải bảo đảm những yếu tố gì để giữ vững sức
khỏe và tinh thần chiến đấu của bộ đội?
A. Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt chính trị ở trận địa
B. Chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ
C. Biểu dương và phê bình
D. Động viên bộ đội nhận nhiệm vụ mới
ANSWER: A

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, công tác địch vận cần tận dụng tình hình gì để tăng cường cuộc tấn
công chính trị?
A. Tinh thần địch sút kém
B. Tinh thần địch tăng cao
C. Sự chống đối của địch
D. Sự phản kháng của dân cư địa phương
ANSWER: A

Trong Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, công tác cung cấp trong trường hợp chiến dịch kéo dài đến mùa mưa
cần phải chuẩn bị như thế nào?
A. Chuẩn bị kế hoạch cung cấp tỉ mỉ chu đáo
B. Không cần phải chuẩn bị gì thêm vì đã có kế hoạch trước đó
C. Đối phó với tình hình không lường trước
D. Tăng cường công tác quảng cáo và marketing
ANSWER: A

Nhằm đảm bảo tiến hành chiến dịch một cách hiệu quả, lực lượng của bản thân đơn vị
cần phải làm gì theo Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành
toàn thắng của Tổng Quân ủy?
A. Cung cấp lương thực và vũ khí cho bộ đội
B. Tìm đủ mọi cách để tự lực giải quyết các nhu cầu
C. Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo
D. Tăng cường sản xuất hàng hóa tiêu dùng
ANSWER: B

Theo Kế hoạch về quân sự và chính trị, cung cấp cho chiến dịch giành toàn thắng của
Tổng Quân ủy, trong trường hợp chiến dịch kéo dài, việc cải tiến tổ chức và tăng
cường ý thức tiết kiệm có mục tiêu gì?
A. Bảo đảm chuyển tới tay bộ đội mọi thứ của Tổng cục cấp phát
B. Tăng cường sản xuất và đánh cá để cải thiện thực phẩm cho hậu phương
C. Tăng cường tiết kiệm nhiên liệu và nước
D. Bảo đảm an ninh và trật tự trong khu vực chiến sự
ANSWER: A

Trong trận đánh ở Hồng Lếch và Noong Pét, lực lượng phòng không của bộ đội ta đã
sử dụng vũ khí gì để chống lại bộ binh và xe tăng địch khi súng hết đạn?
A. Pháo
B. Xe tăng
C. Cuốc và xẻng
D. Lựu đạn
ANSWER: C

Ta đã gặp phải khó khăn gì trong việc đẩy lùi các cuộc tiến công bịt hào của địch tại
Hồng Lếch, Noong Pét?
A. Thiếu lực lượng bộ binh bảo vệ
B. Phải vượt qua một số đoạn hào trục
C. Bị tấn công bởi máy bay
D. Gặp khó khăn về việc điều hướng trên địa hình phức tạp
ANSWER: A

Trong sự kiện diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 2/5/1954, Trung đoàn 209 đã đạt được kết
quả gì
A. Chiếm được cứ điểm 505 và 505A (Dominique 3)
B. Đoạt được vũ khí tại cứ điểm 505A
C. Bắt sống hơn 200 tên lính của quân địch
D. Đốt cháy xe chở lượng thực của địch
ANSWER: A

Trong số các đơn vị sau đây, đơn vị nào đã diệt gọn cứ điểm 311B (Huguette 4) vào
đêm ngày 02/5/1954?
A. Trung đoàn 209
B. Trung đoàn 57
C. Trung đoàn 36
D. Đại đoàn 312
ANSWER: C

Trước nguy cơ bị tiêu diệt ở Điện Biên Phủ, Navarre đã đưa ra quyết định nào?
A. Tiếp tục chiến đấu cầm cự
B. Tổ chức cuộc đàm phán với đối phương
C. Rút lui quân lính ra khỏi khu vực chiến đấu
D. Đầu hàng và đàm phán điều kiện đầu hàng
ANSWER: A

Có bao nhiêu tấn hàng tiếp tế đã được thả xuống Điện Biên Phủ dưới sự đôn đốc của
Navarre vào ngày 2/5/1954?
A. 50 tấn
B. 120 tấn
C. 200 tấn
D. 300 tấn
ANSWER: B

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn 3 thuộc Bán Lữ đoàn lê dương số 13 đã
phòng giữ vị trí nào?
A. Quả đồi Him Lam
B. Đường số 41
C. Quả đồi Thượng Lam
D. Đường số 13
ANSWER: A

Trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào thời điểm nào?
A. 17 giờ 5 phút
B. 23 giờ 30 phút
C. 12 giờ trưa
D. 7 giờ tối
ANSWER: B

Ngày 13/3/1954, tại tỉnh Hà Đông, Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định đưa bộ đội lên
hoạt động ở đâu?
A. Phía nam đường số 6A
B. Phía bắc đường số 6A
C. Phía nam đường số 6B
D. Phía bắc đường số 6B
ANSWER: B

Cùng ngày 13/3/1954, tại tỉnh nào của Nam Bộ, quân và dân đã bao vây và bức rút
được nhiều đồn bốt của địch?
A. Tiền Giang
B. Cần Thơ
C. Vĩnh Long
D. Đồng Tháp
ANSWER: A

Lực lượng nào đã đẩy lui 3 đợt xung phong của địch ngày 01/4/1954 tại đồi A1?
A. Trung đoàn 102
B. Trung đoàn 36
C. Tiểu đoàn 80
D. Đội tiếp viện
ANSWER: A

Trong cuộc tiến công tiêu diệt cứ điểm 106 của địch vào ngày 1/4/1954, lực lượng nào
đã vận động đến sát nút hào cuối cùng của cứ điểm?
A. Trung đoàn 102
B. Trung đoàn 36
C. Tiểu đoàn 80
D. Tiểu đoàn 88
ANSWER: C

Vì lý do gì mà máy bay Pháp không thể tiếp tục thả dù tăng viện cho Điện Biên Phủ
vào đêm ngày 1/4/1954?
A. Bị tấn công bởi máy bay của ta
B. Vì pháo sáng soi rõ bãi thả, trở thành mục tiêu cho bộ đội ta tiêu diệt
C. Không có đủ nhiên liệu để tiếp tục chuyến bay
D. Thời tiết xấu khiến việc bay trở nên nguy hiểm
ANSWER: B

Theo dự báo của Nava, nếu Điện Biên Phủ giữ được thêm bao nhiêu ngày nữa thì Việt
Minh sẽ phải bỏ cuộc?
A. 1 ngày
B. 2 ngày
C. 3 ngày
D. 4 ngày
ANSWER: C

Sau khi địch mất cứ điểm Huguette 7 (106), nơi nào đã trở thành mục tiêu tiếp theo
của quân ta?
A. Cứ điểm Huguette 6 (105)
B. Cứ điểm Eliane 4 (C2)
C. Cứ điểm Huguette 4
D. Cứ điểm Eliane 2 (A1)
ANSWER: A

Thời gian nào trong ngày 03/4/1954, Trung đoàn 102 được lệnh bàn giao lại trận địa ở
sườn phía đông đồi A1 cho Trung đoàn 174?
A. 4 giờ 30 phút
B. 5 giờ sáng
C. 12 giờ trưa
D. 18 giờ
ANSWER: A
Trong ngày 03/4/1954, Đại đoàn 312 đã sử dụng lực lượng nào để tiến công cứ điểm
105 (Huguette 6)?
A. Trung đoàn 165
B. Trung đoàn 102
C. Trung đoàn 88
D. Trung đoàn 36
ANSWER: A

Ai đã ra lệnh "Tạm ngừng chiến đấu từ ngày 04/4. Giữ vững vị trí đã chiếm được ở
đồi A1 để sau này tiếp tục tiến công khi có lệnh"?
A. Hồ Chí Minh
B. Đồng chí Đặng Thai Mai
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
D. Đồng chí Hoàng Văn Thái
ANSWER: C

Vì lý do gì mà ta đề nghị với Pháp ngừng bắn một thời gian trong ngày 3/4/1954?
A. Đã qua 24 giờ nhưng chưa có ai được đưa ra khỏi cứ điểm 106 (Huguette 7)
B. Địch đã mất cứ điểm Huguette 6 (105)
C. Đồng chí Hoàng Văn Thái bị thương
D. Lực lượng địch đang giữ hai đồi hiểm yếu
ANSWER: A

Về phía địch, đơn vị cuối cùng của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn dù thuộc địa số 1 đã làm
gì trong ngày 03/4/1954?
A. Tiến công cứ điểm 105 (Huguette 6)
B. Nhảy dù xuống phân khu Trung tâm
C. Hoạt động ở thị xã Quy Nhơn
D. Bắt sống hơn 200 tên địch
ANSWER: B

Trong cuộc chiến tại thị xã Quy Nhơn vào đêm 03/4/1954, Bộ đội đặc công tỉnh Bình
Định đã làm gì?
A. Nhảy dù xuống phân khu Trung tâm.
B. Tập kích vào “Trung hoa hý viện”
C. Sử dụng pháo 105mm tập kích địch
D. Thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch
ANSWER: B

Đâu là một trong những mục tiêu trọng yếu của đợt tiến công thứ 2 trong chiến dịch
Điện Biên Phủ?
A. Chiếm cứ điểm 105 (Huguette 6)
B. Thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch
C. Chiếm được đồi A1
D. Ngồi vào bàn đám phán chấm dứt chiến tranh
ANSWER: C

You might also like