Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


KỸ THUẬT MẠNG TRUYỀN THÔNG
Bàn 8 - Nhóm 6

Chủ đề: Thiết kế xây dựng mạng LAN cho trường học có nhiều tòa
nhà (nhiều tầng).

Thành viên nhóm:


● Đàm Tiến Đạt
● Phạm Quang Toàn
● Đỗ Đức Đạt
● Hoàng Anh Hùng
● Nguyễn Đức Trung

Giáo viên giảng dạy: Phạm Anh Thư


MỤC LỤC

I. Kịch Bản Xây Dựng …………………………………………..4


II. Thiết Kế Kiến Trúc Mạng…………………………………….5
III. Phương Án Lựa Chọn Thiết Bị……………………………….6
IV. Mô Phỏng Hệ Thống Mạng…………………………………...9

2
LỜI NÓI ĐẦU.

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, mạng máy tính đã trở thành một yếu tố quan
trọng trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của trường học. Nó không chỉ
giúp cải thiện quá trình truyền tải thông tin, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương
tác giữa giáo viên và học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, và thúc đẩy sự sáng tạo
trong môi trường học tập kỹ thuật số. Trong bối cảnh giáo dục ngày càng toàn cầu và số
hóa, việc xây dựng và quản lý mạng máy tính hiệu quả là một yếu tố then chốt giúp
trường học tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng nhu cầu học
tập của học sinh trong thế kỷ 21.

Thiết kế và xây dựng một mạng LAN cho một trường đại học - một môi trường có
nhiều tòa nhà và nhiều tầng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một kế hoạch tổ chức
mạng mạnh mẽ và linh hoạt để đảm bảo rằng mọi người trong cộng đồng học thuật có thể
kết nối và làm việc một cách hiệu quả.

Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ đi vào các khía cạnh quan trọng của việc xây
dựng mạng LAN này. Đầu tiên, chúng ta sẽ thảo luận về kịch bản xây dựng tổng thể và
sau đó, chúng ta sẽ tập trung vào thiết kế kiến trúc mạng, bao gồm cách kết nối và phân
bổ địa chỉ IP. Chúng ta cũng sẽ xem xét phương án lựa chọn thiết bị cần thiết cho mạng
LAN này và sử dụng phần mềm mô phỏng để minh họa cách mạng sẽ hoạt động.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận và viết báo cáo, có thể nhóm chúng em đã
có những thiếu sót, rất mong cô giáo thông cảm và cho chúng em những góp ý.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

3
I. Kịch bản xây dựng
1. Đối tượng
Yêu cầu thiết kế một hệ thống mạng LAN cho trường học X gồm có 3 tòa A, B,
C: Tòa A gồm 2 tầng Lab, Tòa B gồm 2 tầng thực hành, Tòa C gồm 1 phòng
giáo vụ và 1 tầng servers.
2. Khảo sát thực tế
- Trường học X là một trường học mới đi vào giảng dạy, trụ sở mới chính thức
đi vào hoạt động không lâu, chưa có hệ thống mạng LAN.
- Chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tài nguyên của các phòng ban, chưa tận
dụng tối đa tài nguyên vốn có của trường học.
3. Yêu cầu của hệ thống
- Giáo viên trong văn phòng có thể truy cập Internet
- Giáo viên, học sinh, người có liên quan đến trường học có thể truy cập
Internet qua Wireless. - Các máy tính trong trường học có thể liên lạc được
với nhau.
- Trường học có tất cả 224 thiết bị hoạt động trong mạng LAN.
- Sử dụng dải địa chỉ 192.168.8.0/24 để chia các mạng con.
- Chia mạng con hoặc dùng VLAN.
- Các thiết bị sử dụng địa chỉ IP động.

4. Kịch bản thiết kế:


- Phân chia mạng LAN:
+ Tổ chức mạng LAN thành các khu vực A, B, C
+ Mỗi khu vực được kết nối với nhau thông qua một trung tâm điều
khiển mạng.
- Cấu hình mạng LAN:
+ Sử dụng Switch để kết nối các máy tính.
+ Sử dụng Router để kết nối mạng với nhau.
- Xây dựng hệ thống máy chủ:
+ Xây dựng các máy chủ chính.

4
II. Thiết kế kiến trúc mạng
1. Mô hình kết nối
- Mô hình hệ thống được thiết kế theo topo hình sao. Trong đó Tòa A gồm 2
tầng Lab (mỗi tầng 60 thiết bị), Tòa B gồm 2 tầng thực hành (mỗi tầng 30
thiết bị), Tòa C gồm 1 phòng giáo vụ và 1 tầng servers (Phòng giáo vụ 30
thiết bị, tầng servers gồm 14 thiết bị).

- Mạng hình Sao (Star Topology) là một dạng kiến trúc mạng máy tính
trong đó các thiết bị địa phương (như máy tính, máy chủ, và thiết bị mạng
khác) được kết nối trực tiếp với một thiết bị trung tâm thông qua các đường
cáp riêng biệt. Thiết bị trung tâm, thường là một switch hoặc hub, đóng vai
trò tập trung trong việc kết nối và định tuyến thông tin trong mạng.
- Cấu trúc mạng hình Sao tạo ra một mô hình tập trung, nơi tất cả thông tin
truyền tải đi và đến thông qua thiết bị trung tâm. Khi một thiết bị địa phương
muốn gửi dữ liệu tới một thiết bị khác trong mạng, dữ liệu sẽ được gửi tới
thiết bị trung tâm trước. Sau đó, thiết bị trung tâm sẽ xác định thiết bị đích
và chuyển dữ liệu đến thiết bị đó thông qua đường cáp riêng biệt.

2. Phân bổ địa chỉ IP


Sử dụng kỹ thuật VLSM để chia được đủ số dải mạng và IP cho tất cả
các thiết bị từ địa chỉ 192.168.9.0/24.
Tòa Phòng Address Mask Dec Mask Assignable Range Broadcast
A 192.168.8.1 -
Lab 1 192.168.8.0 /26 255.255.255.192 192.168.8.63
192.168.8.62

5
192.168.8.65 - 192.168.8.12
Lab 2 192.168.8.64 /26 255.255.255.192
192.168.8.126 7
192.168.8.12 192.168.8.129 - 192.168.8.15
Thực hành 1 /27 255.255.255.224
8 192.168.8.158 9
B
192.168.8.16 192.168.8.161 - 192.168.8.19
Thực hành 2 /27 255.255.255.224
0 192.168.8.190 1
192.168.8.19 192.168.8.193 - 192.168.8.22
Giáo Vụ /27 255.255.255.224
2 192.168.8.222 3
C
192.168.8.22 192.168.8.225 - 192.168.8.23
Servers /28 255.255.255.240
4 192.168.8.238 9

Dải mạng giữa các Router:


• 192.168.8.240/30
• 192.168.8.244/30

III. Phương án lựa chọn thiết bị

a, Router
Sử dụng router 2621XM với thông số kĩ thuật:

❖ Kết nối Modular: Router 2621XM hỗ trợ kết nối linh hoạt1. Điều này cho
phép bạn tùy chỉnh cấu hình của router để phù hợp với nhu cầu cụ thể của mạng
của bạn1.
❖ Cổng Ethernet Nhanh: Router này có 2 cổng Ethernet nhanh2. Cổng Ethernet
nhanh cho phép truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 100 Mbps1.
❖ Cổng Serial: Để kết nối với các thiết bị khác như modem hoặc các thiết bị
mạng khác qua cáp Serial.
❖ DRAM: Router 2621XM được trang bị 128MB DRAM2. DRAM là loại bộ
nhớ mà router sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin1.
❖ Bộ nhớ Flash: Router này có bộ nhớ flash 32MB2. Bộ nhớ flash được sử dụng
để lưu trữ hệ điều hành và các tập lệnh cấu hình1.
❖ Hỗ trợ WICs: Router 2621XM có thể hỗ trợ lên đến 2 WICs2. WICs (WAN
Interface Cards) là các card giao diện mà bạn có thể cắm vào router để thêm các
cổng kết nối WAN1.
❖ Hệ điều hành: Cisco IOS (Internetwork Operating System).
❖ Bảo mật: Cung cấp các tính năng bảo mật như Firewall, ACL (Access Control
Lists), VPN (Virtual Private Network), SSH (Secure Shell),.

6
❖ Quản lý: Hỗ trợ các giao diện quản lý như giao diện dòng lệnh (CLI) thông qua
telnet hoặc SSH, và giao diện đồ họa web.
❖ Hỗ trợ Dịch vụ: Router 2621XM cung cấp các dịch vụ như DHCP (Dynamic
Host Configuration Protocol) để cấp phát địa chỉ IP tự động cho các thiết bị
trong mạng.

Cisco Router 2621XM


❖ Ứng dụng :

+Kết nối mạng lớn: Router 2621XM có khả năng xử lý các giao thức định tuyến
như OSPF, EIGRP và BGP, nên nó thích hợp cho việc kết nối các mạng lớn với
nhau.
+Kết nối với Internet: Router 2621XM có thể được sử dụng làm gateway kết nối
mạng nội bộ với Internet thông qua giao thức NAT (Network Address Translation)
hoặc PAT (Port Address Translation).
+Backup WAN: Với các cổng WAN đa dạng, router 2621XM có thể được sử dụng
như một giải pháp backup cho các kết nối WAN chính.
+Mạng riêng ảo (VLAN): Nó có thể được sử dụng để tạo và quản lý các mạng
riêng ảo, giúp tăng cường tính bảo mật và hiệu suất của mạng.

b) Switch
Sử dụng Switch Cisco 2960 với thông số kỹ thuật:
❖ Số cổng: 24 cổng Ethernet 10/100/1000Mbps (hoặc Gigabit Ethernet)
❖ Giao thức liên kết dữ liệu: Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet
❖ Nhiệt độ hoạt động tối đa: Thường là khoảng 45.0 °C, nhưng có thể thay đổi
tùy theo mô hình cụ thể của Switch 2960.

7
❖ Nhiệt độ hoạt động tối thiểu: Thường là 0.0 °C, nhưng cũng có thể thay đổi
tùy theo mô hình cụ thể của Switch 2960.
❖ Giao diện quản lý: CLI, RMON, SNMP, Telnet, Web interface (thông qua giao
diện web)
❖ Bảng địa chỉ MAC: Thường là 8000 mục nhưng có thể thay đổi tùy theo mô
hình cụ thể của Switch 2960.
❖ Giao thức quản lý từ xa: SNMP 1, SNMP 2, RMON 1, RMON 2, RMON 3,
RMON 9, Telnet, SNMP 3, HTTP
❖ Phương pháp xác thực: RADIUS, SSH2, TACACS+
❖ Làm mát: Hoạt động (thông qua quạt hoặc hệ thống làm mát)
❖ Nguồn điện: Thường sử dụng nguồn điện 110VAC hoặc 220VAC, tùy thuộc
vào mô hình cụ thể của Switch 2960.

Switch Cisco 2960


❖ Ứng dụng:
+Mạng văn phòng nhỏ và doanh nghiệp vừa: Switch này có thể được sử dụng
như một phần của cơ sở hạ tầng mạng của các văn phòng nhỏ hoặc doanh nghiệp
vừa, cung cấp kết nối mạng cho các máy tính, máy in, và các thiết bị mạng khác.
+Triển khai VLAN: Với khả năng hỗ trợ VLAN, switch có thể được sử dụng để
phân chia mạng thành các phân đoạn logic, cải thiện hiệu suất và bảo mật mạng.
+Kết nối Uplink: Với hai cổng Fast Ethernet uplink, switch có thể được sử dụng
để kết nối với các thiết bị mạng cao cấp hơn hoặc để mở rộng mạng.

8
+Quản lý mạng cơ bản: Switch này cung cấp khả năng quản lý cơ bản thông qua
giao diện dòng lệnh CLI và giao diện web, cho phép các quản trị viên cấu hình và
giám sát mạng một cách dễ dàng.
+Triển khai mạng nội bộ: Switch có thể được sử dụng để triển khai các mạng nội
bộ trong các tổ chức, trường học,....

c, Access point
Sử dụng thiết bị Access Point AP 1250:
Dòng Access Point AP 1250 là một thiết bị hỗ trợ mạng không dây 802.11n v2.0
(tốc độ 300Mbps).
Dưới đây là một số thông số kỹ thuật của nó:
❖ Tốc độ: 300Mbps.
❖ Dải tần số hoạt động: dải tần số 2.4GHz và/hoặc 5GHz.
❖ Công nghệ input và output: 2-by-3.
❖ Chuẩn bảo mật: 802.1i/WPA2.
❖ Phù hợp với môi trường trong nhà: nhà máy hoặc bệnh viện.
❖ Bộ nhớ DRAM: 64MB
❖ Bộ nhớ flash: 32MB

Access Point AP 1250


❖ Ứng dụng: Access Point Cisco AP 1250 được sử dụng để cung cấp kết nối
mạng không dây cho các môi trường doanh nghiệp, công nghiệp, giáo dục và
công cộng. Nó cho phép nhân viên, học sinh và khách hàng kết nối mạng một
cách dễ dàng và đáng tin cậy trong các văn phòng, nhà máy, trường học, khách
sạn, sân bay và các khu vực công cộng khác.

9
IV. Hình ảnh mô phỏng hệ thống mạng.

Mô Phỏng Hệ Thống Mạng.

10
Truyền thông giữa PC4 ở trong phòng học đến các PC trong các mạng còn lại

11
Bảng định tuyến tại Router 3

12

You might also like