TL On Tap Khoi 11 KC Hk1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN TIN 11 KHÔNG CHUYÊN TIN


CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ - HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
BÀI 1. BÊN TRONG MÁY TÍNH
Câu 1: CPU là viết tắt của từ Tiếng Anh nào sau?
A. Control Processing Unit B. Central Processing Unit
C. Central Person Unit D. Computer Processing Unit
Câu 2: CPU là gì?
A. Trung tâm điều khiển máy tính B. Bộ xử lý trung tâm của máy tính
C. Bộ điều khiển máy tính D. Hệ điều hành
Câu 3: CPU có chức năng và nhiệm vụ gì trong máy tính?
A. Đóng vai trò bộ não của máy tính; đảm nhiệm công việc tìm nạp lệnh, giải mã lệnh và
thực thi lệnh cho máy tính.
B. Lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán của máy tính.
C. Lưu trữ chương trình giúp khởi động các chức năng cơ bản của máy tính.
D. Lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất đi khi máy tính tắt nguồn.
Câu 4: Cho biểu thức logic A AND B và A OR B. Với A=0 và B=0, giá trị của 2 biểu thức
logic lần lượt là:
A. 0; 0 B. 0; 1 C. 1; 0 D. 1; 1
Câu 5: Cho biểu thức logic A AND B và A OR B. Với A=1 và B=0, giá trị của 2 biểu thức
logic lần lượt là:
A. 0; 0 B. 0; 1 C. 1; 0 D. 1; 1
Câu 6: Kết quả của phép toán nhị phân 101+1101 là bao nhiêu:
A. 10001 B. 10100 C. 10010 D. 11000
Câu 7: Máy tính, tính toán được là vì sao? Chọn đáp án đúng nhất?
A. Có các mạch logic B. Được lập trình sẵn
C. Có CPU D. Có mạch điều khiển tự động
Câu 8: Bảng mạch chính có vai trò gì? Chọn đáp án đúng nhất?
A. Để bảo vệ các thiết bị bên trong máy tính
B. Để lưu trữ chương trình
C. Chứa khe cắm RAM và các linh kiện khác phục vụ cho trong việc sử dụng máy tính.
D. Làm nền tảng giao tiếp giữa CPU, RAM và các linh kiện khác phục vụ cho việc kết nối
với cá thiết bị ngoại vi.
Câu 9: Khi tắt máy hoặc khởi động lại, dữ liệu trong bộ phận nào sau đây mất đi?
A. Ổ cứng HDD/ SSD B. RAM C. ROM D. CPU
1
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

Câu 10: Có thể đánh giá hiệu năng của máy tính thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Độ sắc nét của camera B. Tốc độ của CPU, dung lượng bộ nhớ RAM
C. Kích thước của màn hình D. Bộ nhớ trong (RAM, ROM) và bộ nhớ ngoài
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy cho biết CPU là gì và làm nhiệm vụ gì trong máy tính?
CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm (Hình 5) đóng vai trò như bộ não của
máy tính, đảm nhiệm công việc tìm nạp lệnh, giải mã lệnh và thực thi lệnh cho máy tính.
Câu 2: Theo em, bộ phận nào của máy tính là quan trọng nhất?
CPU (Central Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nó cũng là nơi
chứa các bộ vi xử lý. Một CPU đủ mạnh sẽ tối ưu hiệu suất của phần mềm lẫn phần cứng
máy tính.
Câu 3: Hãy nêu tên một số thành phần chính bên trong máy tính và cho biết chức năng của
nó?
Một số thành phần chính bên trong máy tính và cho chức năng của nó:
- Bảng mạch chính (hình 4 SGK/trang 7) có đế cắm CPU, ROM, các khe cắm RAM, các
khe cắm ổ cứng và một số khe cắm khác. Bảng mạch chính đóng vai trò làm nền giao tiếp
giữa CPU, RAM và các linh kiện điện tử khác phục vụ cho việc kết nối với các thiết bị
ngoại vi.
- CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm (Hình 5) đóng vai trò như bộ não
của máy tính, đảm nhiệm công việc tìm nạp lệnh, giải mã lệnh và thực thi lệnh cho máy
tính.
- RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Hình 6) lưu trữ dữ liệu
tạm thời trong quá trình tính toán của máy tính. Dữ liệu sẽ bị mất khi máy tính bị mất điện
hoặc khởi động lại.
- ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc (Hình 4) lưu trữ chương trình giúp khởi
động các chức năng cơ bản của máy tính
- Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất đi khi máy tính tắt nguồn.
Ngày nay, máy tính thường sử dụng ổ cứng HDD, ổ cứng SSD hoặc ổ USB để lưu trữ dữ
liệu.
BÀI 2: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ THÔNG MINH

Câu 1: Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số không có mục nào trong các mục sau đây?
A. Hướng dẫn an toàn (Safety)
B. Xử lí sự cố (Troubleshooting)
C. Lắp đặt (Setup)
D. Hệ điều hành (Operating System)
Câu 2: Mục "Vận hành" (Operation) trong tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số có ý nghĩa
gì?
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

A. Hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc kĩ thuật,... nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của
thiết bị.
B. Hướng dẫn sử dụng các tính năng của thiết bị.
C. Hướng dẫn chẩn đoán và xử lí sơ bộ các lỗi thường gặp của thiết bị.
D. Hướng dẫn cách sử dụng hệ đều hành.
Câu 3: Thông số kĩ thuật quan trọng về hình ảnh kĩ thuật số là:
A. Tốc độ CPU
B. Độ dài đường chéo màn hình
C. Dung lượng RAM
D. Dung lượng lưu trữ
Câu 4: Biết một màn hình có kích thước chiều dài và chiều rộng là 33.1 cm × 20.7 cm, hỏi
màn hình đó có kích thước bao nhiêu inch?
A. 15.4 inch B. 15 inch C. 16.2 inch D. 16 inch
Câu 5: 12 megapixel có bao nhiêu điểm ảnh?
A. 12 điểm ảnh
B. 12 nghìn điểm ảnh
C. 12 triệu điểm ảnh
D. 12 tỉ điểm ảnh
Câu 6. Kích thước màn hình thường được thể hiện bằng
A. Độ dài chiều ngang B. Độ dài đường chéo
C. Độ dài chiều dọc D. Diện tích
Luyện tập: Em hãy tính số đo bằng centimet theo chiều dài và chiều rộng của màn hình
máy tính có kích thước 24 inch, 27 inch, 32 inch tương ứng với tỉ lệ 16:9 và 21: 9.
Vận dụng: Tìm hiểu cấu hình của một điện thoại thông minh. Em hãy cho biết kích
thước màn hình, tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng lưu trữ, độ phân giải camera
của điện thoại đó.

* Câu hỏi tự luận


Câu 1. Trong tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số:

a) Mục “Hướng dẫn an toàn” nhằm mục đích gì?

b) Mục “Xử lí sự cố” thường hướng dẫn những gì?

3
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

Câu 2. Tại sao kích thước màn hình của các thiết bị điện tử thường được thể hiện bằng số
đo độ dài đường chéo
Câu 3. Nói “Camera có độ phân giải 12 megapixel” nghĩa là gì

4
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

BÀI 3: KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

* Trắc nghiệm
Câu 1. Hệ điều hành LINUX có nguồn gốc từ hệ điều hành nào dưới đây?
A. Windows XP B. UNIX C. Android D. iOS
Câu 2. Đặc điểm hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba là
A. Máy tính thế hệ thứ ba không có hệ điều hành.
B. Hệ điều hành tương ứng với mỗi loại máy tính: cá nhân và siêu máy tính.
C. Hệ điều hành theo chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình
được thực hiện.
D. Hệ điều hành tại mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng.
Câu 3. Các phiên bản Windows đầu tiên chạy trên nền tảng của
A. macOS B. LINUX C. UNIX D. MS DOS
Câu 4. Hệ điều hành được sử dụng cho các máy tính lớn, siêu máy tính là
A. UNIX B. LINUX C. MS DOS D. macOS
Câu 5. Phím tắt Alt + tab có tác dụng
A. bật cửa sổ chứa các biểu tượng cảm xúc B. chuyển sang màn hình nền
C. chuyển cửa sổ đang hoạt động D. bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình
Câu 6. Các chức năng cơ bản của hệ điều hành
A. Quản lý tệp, quản lý tiến trình, quản lý khai thác các thiết bị của hệ thống, cung cấp
phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính, bảo vệ hệ thống.
B. Quản lý tệp, khai thác các thiết bị của hệ thống, cung cấp phương thức giao tiếp để người
dùng điều khiển máy tính, bảo vệ hệ thống.
C. Quản lý tệp, quản lý tiến trình, khai thác các thiết bị của hệ thống, cung cấp phương thức
giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính.
D. Quản lý tệp, không quản lý tiến trình, nhưng quản lý khai thác các thiết bị của hệ thống,
cung cấp phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính, bảo vệ hệ thống.
Câu 7. Phím tắt Ctrl + Win + O có tác dụng
A. bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình B. bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình
C. chuyển cửa sổ đang hoạt động D. bật cửa sổ chứa các biểu tượng cảm xúc
Câu 8. Hiện tại, lịch sử phát triển của hệ điều hành đã qua bao nhiêu thế hệ máy tính
5
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9. Hệ điều hành là?

A. Thiết bị xử lý thông tin.


B. Môi trường trung gian giúp phần mềm ứng dụng khai thác phần cứng.
C. Nơi cung cấp các dịch vụ điều khiển máy tính.
D. Là chương trình bảo vệ hệ thống.

Câu 10. Phần mềm nào có thể thay thế hệ Windows?

A. Android B. Writer C. LINUX D. My SQL


Câu 11: Máy tính ở thế hệ thứ nhất, các chương trình được viết bằng gì?
A. Ngôn ngữ lập trình. B. Ngôn ngữ máy.
C. Ngôn ngữ viết bằng tay. D. Bằng tay, ngôn ngữ lập trình, NN máy.
Câu 12: Ở thế hệ thứ 4, khuynh hướng phát triển của máy tính là gì?
A. Máy tính cá nhân và siêu máy tính.
B. Hai loại máy tính có chung hệ điều hành.
C. Mỗi loại máy tính có loại hệ điều hành tương ứng.
D. Máy tính cá nhân và siêu máy tính, mỗi loại máy tính có loại hệ điều hành tương ứng.
Câu 13: Ở thế hệ thứ 2, phần mềm được bổ sung thêm chương trình gì?
A. Phục vụ như nạp, dịch và thực hiện chương trình ứng dụng, đồng thời hỗ trợ công việc liên
quan tới thiết bị ngoại vi.
B. Phục vụ cho việc thực hiện các chương trình ứng dụng.
C. Phục vụ cho việc giao tiếp giữa con người với máy tính được thuận lợi hơn.
D. Phục vụ cho việc hỗ trợ công việc liên quan đến các thiết bị ngoại vi.
* Câu hỏi tự luận – bài tập
1 . Hãy xem thoại thông minh của em dùng hệ điều hành gì? Nó có phải là hệ điều hành
nguồn mở hay không?
2. Hệ điều hành có phải là phần mềm duy nhất trong máy tính, máy tính bảng hoặc điện
thoại thông minh hay không? Vì sao?
3. Nêu tên một số hệ điều hành thương mại thường gặp.
4. Nêu tên một số phần mềm mã nguồn mở thường gặp.

BÀI 4: THỰC HÀNH VỚI CÁC THIẾT BỊ SỐ


* Trắc nghiệm
Câu 1. Các bộ phần cần thiết của máy tính
A. Thân máy, màn hình, bàn phím, chuột. B. Đĩa cứng, ram, rom

6
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

C. Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài D. Hệ điều hành Windows, Android


Câu 2. Kết nối các thiết bị âm thanh: loa, tai nghe, micro bằng
A. cổng tròn 3.5mm B. cổng RJ45
C. cổng VGA D. Cổng PS2 và USB
Câu 3. Ta có thể kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính qua
A. kết nối trực tiếp và kết nối Wi-Fi B. kết nối có dây và kết nối không dây
C. kết nối Bluetooth D. kết nối cổng USB
Câu 4. Kết nối máy tính với điện thoại thông minh
A. sử dụng cáp USB B. sử dụng cáp COM
C. sử dụng cáp mạng D. sử dụng cáp Hup
Câu 5: Cá nhân hóa máy tính là
A. tùy chỉnh máy tính theo nhu cầu sử dụng của nhà sản xuất.
B. tùy chỉnh máy tính theo nhu cầu sử dụng hoặc sở thích cá nhân.
C. tùy chỉnh máy tính theo nhu cầu sử dụng hoặc sở thích của tập.
D. tùy chỉnh máy tính theo nhu cầu của nhà sản xuất và sở thích của tập thể.
Bài tập
1. Lắp ráp các bộ phận của máy tính?
2. Kết nối máy tính với các thiết bị thông dụng. Nhiều thiết bị số có thể kết nối với
máy tính.
3. Cá nhân hoá máy tính. Có thể tuỳ chỉnh máy tính theo nhu cầu sử dụng hoặc sở thích
cá nhân.
4. Kết nối điện thoại với máy tính bằng phần mềm để gửi tệp tin từ điện thoại tới máy tính
và ngược lại

BÀI 5. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM


Câu 1. Trong các phần mềm sau, phần mềm nào là phần mềm để bán?

A. Phần mềm công cộng. B. Phần mềm khai thác trực tuyến.

C. Phần mềm thương mại. D. Phần mềm tự do.

Câu 2. Điền vào chỗ trống: … được cung cấp dưới dạng các mô đun chương trình viết trên
một ngôn ngữ lập trình bậc cao.

A. Phần mềm máy tính. B. Phần mềm nguồn mở.

C. Phần mềm thương mại. D. Phần mềm tự do.

7
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

Câu 3. Trong các phần mềm sau, phần mềm nào là phần mềm thương mại?

A. Linux. B. Ubuntu. C. RedHat. D. Windows.

Câu 4. Trong các phần mềm sau, phần mềm nào là phần mềm thương mại?

A. Word. B. Writer. C. Cacl. D. Impress.

Câu 5. Phần mềm nào không phải là phần mềm thuộc OpenOffice?

A. Word. B. Writer. C. Cacl. D. Impress.

Câu 6. Phần mềm thương mại là gì?


A. Phần mềm không phải trả phí. B. Phần mềm phải trả phí để sử dụng.
C. Phần mềm chỉ sử dụng trực tuyến. D. Phần mềm khai thác trực tuyến.
Câu 7. Phần mềm nguồn đóng là gì?
A. Mô đun chương trình viết trên ngôn ngữ máy.
B. Mô đun chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao.
C. Mô đun chương trình viết trên ngôn ngữ máy và bậc cao.
D. Phần mềm khai thác trực tuyến.
Câu 8. Phần mềm khai thác trực tuyến chỉ sử dụng được trên môi trường nào?
A. Máy tính cá nhân. B. Máy tính laptop.
C. Môi trường Web. D. Điện thoại di động.
Câu 9. Phần mềm khai thác trực tuyến có phí có tính năng nào?
A. được sử dụng thêm nhiều tính năng phong phú, linh hoạt tùy theo nhu cầu của người
dùng.
B. Bị hạn chế một số tính năng linh hoạt theo nhu cầu của người dùng.
C. Tự do sử dụng .
D. Không có tính năng nào.
Câu 10. Phần mềm nguồn mở là gì?
A. Phần mềm mà người dùng phải trả phí để sử dụng.
B. Phần mềm mà người dùng có thể sử dụng miễn phí và có thể xem mã nguồn.
C. Phần mềm chỉ có thể sử dụng trực tuyến và không cài đặt trên máy tính.
D. Phần mềm trình chiếu.
Câu 11. Giấy phép phần mềm công cộng (GNU GPL) đảm bảo điều gì?
A. Tự do khai thác, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ phần mềm.
B. Chỉ cho phép sử dụng phần mềm trên môi trường Web.
C. Yêu cầu người dùng phải trả phí để sử dụng phần mềm.
D. Yêu cầu người dùng cài đặt trên máy tính.
8
TÀI LIỆU ÔN TẬP K11

Câu 12. Định nghĩa “phần mềm ứng dụng” là gì?


A. Phần mềm được sử dụng để tạo ra ứng dụng di động.
B. Phần mềm được sử dụng để điều khiển phần cứng máy tính.
C. Phần mềm được sử dụng để giám sát mạng máy tính.
D. Phần mềm được sử dụng để giải quyết các công việc cụ thể của người dùng.
Câu 13. Maps.google.com thuộc loại phần mềm nào?
A. Phần mềm nguồn đóng. B. Phần mềm khai thác trực tuyến.
C. Phần mềm nguồn mở. D. Phần mềm thương mại.
Câu 14. Phần mềm nào được cung cấp dưới dạng các mô đun chương trình viết trên
một ngôn ngữ lập trình bậc cao?
A. Phần mềm nguồn đóng. B. Phần mềm khai thác trực tuyến.
C. Phần mềm nguồn mở. D. Phần mềm thương mại.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy sử dụng công cụ dịch trực tuyến, ví dụ như translate.google.com.vn để dịch
một đoạn văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.

Câu 2. Hãy tìm trên mạng phần mềm chuyển định dạng, chạy trực tuyến miễn phí. Sử
dụng phí. Sử dụng phần mềm tìm được để chuyển một số file “.docx” sang tương ứng thanh
file “.pdf” và ghép nối các file kết quả thành một file “.pdf” ?

Câu 3: Phần mềm thương mại và phần mềm miễn phí là gì?

Câu 4: Hãy kể tên 5 loại phần mềm nguồn mở mà em biết?

Câu 5: Tại sao người dùng khi muốn tự do khai thác, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ
phần mềm lại cần có Giấy phép phần mềm công cộng.

CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 1: LƯU TRỮ TRỰC TUYẾN
Câu 1. Lưu trữ trực tuyến là gì?
A. Lưu trữ dữ liệu trên một thiết bị lưu trữ ngoại vi
B. Lưu trữ dữ liệu trên đám mây
C. Lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa cứng
D. Lưu trữ dữ liệu trên USB
9
TÀI LIỆU ÔN TẬP

Câu 2. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến nào được sử dụng phổ biến nhất?
A. Google Drive B. Dropbox C. OneDrive D. iCloud
Câu 3. Người dùng sử dụng Internet lưu trữ, quản lí, sao lưu và chia sẽ dữ liệu gọi là
A. Lưu trữ tạm thời B. Lưu trữ trực tuyến
C. Lưu trữ trung gian D. Lưu trữ tại chỗ
Câu 4. Google Drive là gì?
A. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Google B. Trình duyệt web của Google
C. Ứng dụng chỉnh sửa văn bản của Google D. Công cụ tìm kiếm của Google
Câu 5. Google Drive cung cấp bao nhiêu dung lượng lưu trữ miễn phí cho người
dùng?
A. 5 GB B. 10 GB C. 15 GB D. 20 GB
Câu 6. Lưu trữ trực tuyến có nhược điểm gì?
A. Tốc độ truy cập chậm hơn so với lưu trữ ngoại vi
B. Dữ liệu dễ bị mất hoặc bị xâm nhập
C. Giá cả đắt đỏ
D. Không thể lưu trữ tệp có kích thước lớn.
Câu 7. Tính năng chia sẻ tệp là gì?
A. Cho phép người dùng lưu trữ tệp trên đám mây
B. Cho phép người dùng gửi tệp đến người khác để xem hoặc chỉnh sửa
C. Cho phép người dùng tải xuống tệp từ đám mây
D. Cho phép người dùng tạo bản sao lưu tệp trong trường hợp tệp gốc bị mất.
Câu 8. Tính năng đồng bộ hóa dữ liệu là gì?
A. Cho phép người dùng tải xuống tất cả các tệp từ đám mây
B. Cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trên nhiều thiết bị và đồng bộ hóa dữ liệu giữa
chúng
C. Cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu với người khác
D. Cho phép người dùng tạo bản sao lưu dữ liệu trên đám mây.
Câu 9. Lưu trữ trực tuyến? Chọn đáp án SAI
A. Lưu trữ tài liệu cá nhân
B. Lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp
C. Lưu trữ tệp tin đa phương tiện như video và âm thanh
D. Không giới hạn dung lượng lưu trữ.
Câu 10. Tính năng nào trên Google Drive cho phép người dùng tạo bản sao lưu tệp tự
động?
A. Chế độ lịch B. Chế độ xem trình diễn
1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

C. Chế độ tìm kiếm D. Chế độ chia sẻ.


* Câu hỏi tự luận
1. Thế nào là lưu trữ tại chỗ?
2. Thế nào là lưu trữ trực tuyến? Người dùng có trả phí cho dịch vụ này không?
3. Nêu 1 số dịch vụ lưu trữ trực tuyến mà em biết?
4. Lợi ích và lưu ý khi sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến?

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

BÀI 2: THỰC HÀNH MỘT SỐ TÍNH NĂNG HỮU


ÍCH CỦA MÁY TÌM KIẾM
* Trắc
nghiệm
Câu 1: Để tìm kiếm thông tin trên Internet, em sử dụng:
A. Gmail B. Cloud C. Google D. Python
Câu 2: Máy tìm kiếm google có thể sử dụng:
A. Chỉ tìm kiếm bằng tiếng anh B. Chỉ tìm kiếm bằng tiếng việt
C. Tìm kiếm được bằng cả tiếng anh và tiếng việt.
D. Tìm kiếm được bằng tất cả các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.
Câu 3. Máy tìm kiếm là gì?
A. Một chương trình bảo vệ máy tính khỏi virus
B. Một chương trình sắp xếp dữ liệu trên máy tính của bạn
C. Một động cơ cung cấp sức mạnh cho Internet
D. Một hệ thống phần mềm cho phép người dùng Internet tìm kiếm thông tin trên WWW
Câu 4. Từ khóa là gì?
A. là từ mô tả chiếc chìa khóa B. là một biểu tượng trong máy tìm kiếm
C. là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp
D. là tập hợp các từ mà máy tìm kiếm quy định trước
Câu 5. Tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm
A. Google B. Word C. Windows Explorer D. Excel
Câu 6. Hãy sắp xếp lại các thao tác sau cho đúng trình tự cần thực hiện khi tìm thông
tin bằng máy tìm kiếm.
1) Nhập địa chỉ máy tìm kiếm 2) Lựa chọn kết quả tìm kiếm
3) Mở trình duyệt web 4) Nhập từ khóa tìm kiếm
Trật tự sắp xếp đúng là:
A. 3 – 4 – 1 – 2 B. 3 – 1 – 4 – 2 C. 3 – 1 – 2 – 4 D. 3 – 2 – 1 – 4
Câu 7. Hiện nay, máy tìm kiếm google chiếm
A. 50% lượng người dùng trên thế giới B. 68% lượng người dùng trên thế giới
C. 85% lượng người dùng trên thế giới D. 92% lượng người dùng trên thế giới
Câu 8. Quan sát kết quả tìm kiếm bằng trình duyệt cốc cốc như hình bên:

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP
Em hãy cho biết, côc côc có thể tìm kiếm theo dạng nào:

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

A. Hình ảnh B. Video


C. Học tập, bản đồ D. Hình ảnh, video, học tập, bản đồ
Câu 9. Muốn tìm kiếm lời bài hát nhanh và chuẩn xác nhất, em nên nhập từ khóa tìm
kiếm là:
A. “Tên bài hát” B. “Tên bài hát” + “Karaoke”
C. “Tên bài hát” + “Lời bài hát” D. Một đoạn trong lời bài hát
Câu 10. Em cùng gia đình chuẩn bị đi du lịch ở Huế nên muốn tìm hiểu về thời tiết
Huế và một vài món ăn nổi tiếng ở đó. Em sẽ tìm các thông tin trên với máy tìm kiếm
Google như thế nào?
Các bước thực hiện:
1) Nhập từ khóa: món ăn ngon ở Huế.
2) Nhập từ khóa: Thời tiết Huế ngày... (em điền thông tin ngày em đi du
lịch.. 3) Truy cập website: Google.com.
4) Chọn và truy cập vào một số trang web kết quả và tìm hiểu
Sắp xếp các bước theo trật tự đúng:
A. 3-2-1-4 B. 3-1-2-4
C. 3-4-2-1 D. 3-4-1-2
* Câu hỏi tự luận – bài tập
1 . Em hãy nêu thứ tự các bước thực hiện lưu trữ trên Google Drive?
2. Em hãy tạo các thư mục trên Google Drive, mỗi thư mục lưu trữ các tệp bài tập và tài liệu
về một môn học, sau đó chia sẻ các thư mục tài liệu này cho các bạn cùng nhóm.

BÀI 3: THỰC HÀNH MỘT SỐ TÍNH NĂNG NÂNG CAO


CỦA MẠNG XÃ HỘI
* Trắc nghiệm
Câu 1. Bảo mật hai lớp tài khoản facebook là
A. là thêm một bước xác thực
B. đăng nhập nhận mã xác minh qua tin nhắn điện thoại
C. thêm mật khẩu dài gồm nhiều kí tự có cả kí tự đặt biệt.
D. đăng nhập qua USB.
Câu 2: Để bảo mật hai lớp tài khoản facebook ta chọn mục nào để sử dụng tin nhắn văn bản
để nhận xác minh
A. Use Mesage Text B. Use security key
C. Use Authenticatiob D. Use Text Mesage
Câu 3: Em hãy chọn phương án đúng nêu thứ tự các bước thực hiện để cài đặt quyền riêng
tư cho thông tin chia sẻ trên facebook.
1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

A. Đăng nhập tài khoản facebook, chọn Friends\Specific friends, tạo bài đăng.
B. Đăng nhập tài khoản facebook, tạo bài đăng, chọn Friends\Specific friends.
C. Đăng nhập tài khoản facebook, chọn Setting & privacy\Security and login, chọn Edit.
D. Đăng nhập tài khoản facebook, tạo bài đăng, chọn Setting & privacy, chọn Security
and login.
Câu 4: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Khi tạo phòng họp nhóm ta có thể chọn mời những người cụ thể tham gia họp, đặt tên
cho phòng họp nhóm và đặt giờ bắt đầu phòng họp
B. Khi tạo phòng họp nhóm không có thể chọn mời những người cụ thể tham gia họp,
đặt tên cho phòng họp nhóm và đặt giờ bắt đầu phòng họp
C. Mọi người trên mạng xã hội Facebook đều có thể tham gia phòng họp nhóm do em
tạo ra kể cả không được mời.
D. Phòng họp nhóm trên Facebook chỉ diễn ra trong khoảng thời gian tối đa là 40 phút.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về mạng xã hội?
A. Mạng xã hội là để kết nối các thành viên để trao đổi và chia sẻ thông tin, không
phân biệt không gian và thời gian.
B. Các thành viên trong một mạng xã hội có thể trò chuyện trực tiếp, kết nối với nhau.
C. Mạng xã hội là ứng dụng trên internet.
D. Mạng xã hội chỉ mang lại lợi ích chứ không có tác hại gì.
Câu 6: Những thiết bị có thể truy cập được mạng xã hội:
A. Máy tính có kết nối internet.
B. Điện thoại thông minh có kết nối internet.
C. Máy tính có kết nối internet và điện thoại thông minh có kết nối internet
D. Chỉ cần là máy tính hoặc điện thoại thông minh, không cần kết nối internet.
Câu 7: Bạn em có đăng một bức ảnh trên trang cá nhân Facebook, em có thể làm được
những thao tác nào trong các thao tác dưới đây trên bài đăng của bạn:
A. Chia sẻ bức ảnh, bày tỏ cảm xúc về bức ảnh bằng biểu tượng cảm xúc
B. Bình luận về bức ảnh và chia sẻ bức ảnh
C. Bày tỏ cảm xúc về bức ảnh bằng biểu tượng cảm xúc
D. Chia sẻ bức ảnh, bình luận về bức ảnh, bày tỏ cảm xúc về bức ảnh bằng biểu
tượng cảm xúc
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mạng xã hội Youtube?
A. Là một website được thiết kế để người dùng có thể chia sẻ video của mình với những
người khác.
B. Là một ứng dụng chia sẻ miễn phí ảnh.

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

C. Là ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin nhắn với độ dài
khoảng hơn 200 kí tự trên internet, là nơi chia sẻ các tin tức nhanh đang diễn ra trên
thế giới.
D. Là nơi kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quá khứ cũng như các nhà tuyển dụng
tiềm năng trong tương lai.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mạng xã hội Twitter?
A. Là một website được thiết kế để người dùng có thể chia sẻ video caủa mình với
những người khác.
B. Là một ứng dụng chia sẻ miễn phí ảnh.
C. Là ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin nhắn với độ dài
khoảng hơn 200 kí tự trên internet, là nơi chia sẻ các tin tức nhanh đang diễn ra
trên thế giới.
D. Là nơi kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quá khứ cũng như các nhà tuyển
dụng tiềm năng trong tương lai.
Câu 10. Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Mọi người tham gia mạng xã hội đều đọc được tất cả các thông tin đăng trên trang
cá nhân của em.
B. Trên mạng xã hội, em có thể lựa chọn những người bạn được xem thông tin mà
em đăng trên trang cá nhân của mình và không có thể cài đặt chức năng chỉ cho một
mình em xem.
C. Em không thể hạn chế được người xem thông tin của em đăng trên mạng xã hội
D. Trên mạng xã hội, em có thể có thể đăng thông tin, lựa chọn những người bạn
được xem thông tin mà em đăng trên trang cá nhân của mình và cài đặt chỉ cho một
mình em xem.
Thực hành: Bài tập vậng dụng SGK trang 38.

BÀI 4. THỰC HÀNH MỘT SỐ TÍNH NĂNG HỮU ÍCH CỦA DỊCH VỤ
THƯ ĐIỆN TỬ

Câu 1. Bộ lọc thư điện tử được sử dụng để làm gì?


A. Đánh dấu và phân loại thư điện tử B. Gửi email tự động
C. Tạo danh bạ liên lạc D. Tìm kiếm email đã gửi
Câu 2. Bộ lọc email dùng để phân loại thư điện tử dựa trên:
A. Tiêu đề, nội dung, người gửi, người nhận email.

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

B. Người gửi, nội dung, địa chỉ email.


C. Nội dung email.
D. Tiêu đề, nội dung, người gửi
Câu 3. Tìm kiếm email trong hộp thư được thực hiện bằng cách nào?
A. Sử dụng từ khóa liên quan đến email. B. Sắp xếp email theo ngày gửi.
C. Chọn danh sách liên lạc. D. Xóa email không cần thiết.
Câu 4. Đánh dấu một email là "Quan trọng" có ý nghĩa gì?
A. Email đó đã được gửi đi thành công. B. Email đó cần được lưu trữ lâu dài.
C. Email đó cần được xử lý ưu tiên. D. Email đó là quảng cáo hoặc thư rác
Câu 5. Một email đã được gán nhãn là "Quan trọng" sẽ xuất hiện ở đâu trong
hộp thư?
A. Hộp thư đến chính. B. Hộp thư spam.
C. Hộp thư đã gửi. D. Hộp thư nháp.
Câu 6. Lợi ích của việc phân loại và đánh dấu email là gì?
A. Dễ dàng tìm kiếm và quản lý email. B. Tạo danh sách liên lạc tiện lợi.
C. Xóa các email không cần thiết. D. Tìm kiếm email
Câu 7. Để quản lý email hiệu quả, người dùng nên làm gì?
A. Xóa toàn bộ email không cần thiết.
B. Tạo các thư mục hoặc nhãn để phân loại email.
C. Đánh dấu tất cả email là "Quan trọng".
D. Đăng nhập vào nhiều tài khoản email khác nhau.
Câu 8. Mục đích chính của việc quản lý email bằng bộ lọc và tìm kiếm là gì?
A. Loại bỏ tất cả các email không cần thiết. B. Tạo danh sách liên lạc tiện lợi.
C. Dễ dàng tìm kiếm và xử lý email. D. Gửi email tự động.
Câu 9. Bộ lọc thư rác (spam filter) được sử dụng để làm gì?
A. Phân loại email theo mức độ quan trọng. B. Loại bỏ các email quảng cáo hoặc thư rác
C. Gửi email tự động. D. Tạo danh sách liên lạc.
Câu 10: Đối tượng nào sau đây giúp tìm kiếm thông tin trên Internet?
A. Mạng xã hội B. Máy tìm kiếm C. Lưu trữ trực tuyến D. Thư điện tử
Câu 11: Trong Internet, dịch vụ nào không hỗ trợ truyền tệp tin, dữ liệu từ nơi này
đến nơi khác?
A. Mạng xã hội B. E-mail C. Lưu trữ trực tuyến D. Máy tìm kiếm
Câu 12: Địa chỉ E-mail được viết theo qui tắc?
A. Tên truy cập@địa chỉ máy chủ của hộp thư

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

B. Tên truy cập_địa chỉ máy chủ của hộp thư


C. Tên máy tính-địa chỉ máy chủ của hộp thư
D. Tên máy tính@địa chỉ máy chủ của hộp thư
Câu 13: Tài khoản của một địa chỉ thư điện tử gồm:
A. Địa chỉ giao thức Internet B. Tên truy cập và password
C. Địa chỉ của máy cũ và password D. Địa chỉ E-mail và password
Câu 14: Các trang web nào sau đây vừa có công cụ tìm kiếm, vừa cho phép đăng kí tài
khoản thư điện tử?
A. Google: https://www.google.com/ B. Bing: https://www.bing.com/
C. MSN: https://www.msn.com/ D. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org
Câu 15: Cách nào dưới đây là cách tốt nhất để biết địa chỉ thư điện tử của Lan, nếu em và
Lan có trao đổi thư điện tử với nhau?
A. Gọi điện cho bạn Lan để hỏi B. Thử một địa chỉ thư điện tử bất kì.

C. Tìm trong danh bạ địa chỉ của hệ thống thư điện tử.
D. Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm kiếm trên Internet.
Tự luận
Câu 1. Có thể gửi thông tin cá nhân một cách hoàn toàn bảo mật bằng dịch vụ thư điện tử.
Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích?
Câu 2. Bạn Trang đã đăng kí một tài khoản thư điện tử (hộp thư) trên trang web
https://mail.google.com. Trang cho rằng mình không thể gửi thư điện tử cho Phong, vì
Phong chỉ có hộp thư điện tử trên https://outlook.office.com/mail, nghĩa là chỉ có thể gửi
được thư điện tử cho những người có hộp thư đăng kí với cùng nhà cung cấp dịch vụ (trong
trường hợp này là Gmail). Theo em, ý kiến của bạn Trang có đúng không? Giải thích?
Câu 3. Phân loại và đánh dấu email trong Gmail. Em hãy tạo nhãn “học tập” cho các Email về học
tập, gồm các mail được gửi từ giáo viên và các bạn trong lớp. Đánh dấu * cho những emaill được
gửi đến từ giáo viên.
Câu 4. Em hãy tạo nhãn dán “Tin học” là nhãn con của nhãn “Học tập” (đã được tạo trong bài
thực hành). Nhãn “Tin học” dành cho các email được gửi từ giáo viên môn Tin học và các bạn
trong nhóm làm bài tập môn Tin học cùng với em. Sau đó, hãy tìm kiếm và tạo bộ lọc những email
mà em cho là quan trọng.

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI


TRƯỜNG SỐ
PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

* Trắc nghiệm
Câu 1: Việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân bằng các trang web giả gọi là
A. Phishing B. Phishing email
C. Phishing steal D. Phishing information
Câu 2: Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp
bạn một video bạo lực. Em sẽ
A. Chia sẻ giúp bạn. B. Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.
C. Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.
D. Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè
Câu 3: Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng
A. Đặt mình vào vị trí người khác, rộng lượng và bảo vệ quyền riêng tư của người
khác, không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu.
B. Rộng lượng, bảo vệ quyền riêng tư, đặt mình vào vị trí người khác, không gây chiến
trên mạng, tôn trọng văn hóa nhóm, thời gian và công sức, không lợi dụng vị thế của
mình để làm việc xấu.
C. Đặt mình vào vị trí người khác, rộng lượng với người khác, không gây chiến trên
mạng, tôn trọng văn hóa nhóm, thời gian và công sức.
D. Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng, tôn trọng văn hóa nhóm,
thời gian và công sức, quyền riêng tư của người khác.
Câu 4: Đâu không phải là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?
A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng.
B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.
C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...
D. Những cuộc điện thoại, nhắn tin của người trong gia đình hoặc bạn bè để trao đổi
công việc.
Câu 5: Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng
những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

A. Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh. B. Coi như không biết.


C. Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.
D. Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh
để Facebook khóa tài khoản mạo danh.
Câu 6: Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?
A. Lôi kéo, tặng quà, hăm dọa, khống chế làm theo yêu cầu của chúng.
B. Bạn bè tặng quà sinh nhật.
C. Bạn bè gửi lời chúc mừng sinh nhật qua mạng.
D. Bạn bè nhắn tin hỏi thăm qua mạng.
Câu hỏi tự luận
1. Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó
tránh? Vì sao?
2. Theo em cụm từ “anh hùng bàn phím” có hàm ý gì? Hãy nêu vài ví dụ cụ thể về anh
hùng bàn phím?
3. Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những
gì?
4. Hãy cho biết những dấu hiệu để phát hiện lừa đảo qua mạng.

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 1. BÀI TOÁN QUẢN LÍ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU


Câu 1: Thông tin trong bài toán quản lí cần phải
A. chính xác, kết quả xử lí thông tin phải đáng tin cậy để giúp có được quyết định đúng đắn
và hợp lí.
B. không cần chính xác, kết quả xử lí thông tin phải đáng tin cậy để giúp có được quyết định
đúng đắn và phù hợp yêu cầu.
C. phù hợp, kết quả xử lí thông tin phải đáng tin cậy để giúp có được quyết định đúng đắn và
hợp lí.
D. đáng tin cậy, phù hợp nội dung quản lí chung.
Câu 2: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là:
A. Tập hợp dữ liệu phục vụ một bài toán quản lí nào đó.

1
TÀI LIỆU ÔN TẬP

B. Tập hợp dữ liệu phản ánh hồ sơ của một tổ chức, có thể cập nhật và khai thác thông tin từ đó
phục vụ công tác quản lí của tổ chức này.
C. Tập hợp dữ liệu được tổ chức sao cho máy tính có thể lưu trữ, truy cập, cập nhật và xử lí để
phục vụ cho hoạt động của một đơn vị nào đó.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
Câu 3: Thành phần nào dưới đây KHÔNG thuộc hệ CSDL?
A. Hệ điều hành B. CSDL C. Hệ QT CSDL D. Phần mềm ứng dụng dùng CSDL
Câu 4: Xử lí thông tin trong bài toán quản lí gồm
A. Tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin.
B. Tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin
C. Tìm kiếm, thống kê, lập báo.
D. Thêm, sửa, xóa dữ liệu.
Câu 5: Trường em có CSDL dùng để quản lí việc mượn và trả sách tại thư viện. Hãy chọn phát biểu
SAI trong các phát biểu sau?
A. Khi xây dựng CSDL, mỗi chủ thể nên lưu trữ dữ liệu bằng 1 bảng.
B. Những người liên quan đến CSDL đó được chia thành 3 nhóm: Người quản trị, người lập
trình ứng dụng và người dùng.
C. Việc rút ra được dữ liệu thỏa mãn điều kiện nào đó ta gọi là thống kê dữ liệu.
D. Cần phải cập nhật dữ liệu khi có sự thay đổi để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.
Câu 6: Giả sử trường em cần có một CSDL để quản lí kết quả học tập của học sinh. Theo em cơ sơ
sở dữ liệu này cần có những bảng nào?
A. Học sinh, giáo viên B. Số báo danh, Học sinh
C. Đánh phách, Học sinh, giáo viên D. Học sinh, điểm các môn
Câu 7: Trường em có CSDL dùng để quản lí việc mượn và trả sách tại thư viện. Theo em CSDL đó
quản lí những dữ liệu của những chủ thể nào?
A. Sách, người mượn, việc mượn trả sách. B. Sách, thủ thư, độc giả
C. Học sinh, giáo viên, sách D. Sách, nội quy thư viện, hội thảo sách.
Câu 8: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính:
A. Gọn, nhanh chóng B. Gọn, thời sự, nhanh chóng
C. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời...)

D. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều người có thể sử dụng chung CSDL
Câu 9: Việc rút ra được các dữ liệu thỏa mãn một số điều kiện nào đó từ dữ liệu đã lưu trữ là
A. Báo cáo dữ liệu B. Tìm kiếm dữ liệu
C. Chỉnh sửa dữ liệu D. Thống kế dữ liệu
Câu 10: Để phục vụ kịp thời cho công tác quản lí gọi là
A. tạo dữ liệu. B. cập nhật dữ liệu.
C. khai thác dữ liệu. D. khai thác thông tin.

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Có một số cụm từ mà em đã từng nghe và có thể em đã từng dùng, ví dụ: Quản lí học
sinh, Quản lí nhân sự, Quản lí chi tiêu cá nhân… Theo em, việc quản lí có liên quan đến
việc
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

lưu trữ và xử lí dữ liệu không? Hãy nêu một việc em đã làm để quản lí một hoạt động nào
đó của mình?
Câu 2. Theo em, có nên dùng phần mềm soạn thảo văn bản hay phần mềm bảng tính để tạo lập hồ
sơ, cập nhập và khai thác thông tin trong hồ sơ phục vụ công tác quản lý của một tổ chức hay
không? Vì sao?
Câu 3. Giả sử dùng một bảng để chứa dữ liệu thể hiện thông tin về những người được mượn sách
ở thư viện (những người có thẻ thư viện), em hãy chỉ ra một vài điều kiện cho dữ liệu trong bảng
đó nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin. Theo em, nếu dùng một phần mềm bảng tính để
tạo lập, lưu trữ bảng dữ liệu đó thì phần mềm bảng tính có tự động kiểm soát các cập nhập dữ liệu
để đảm bảo được các được các điều kiện đã đặt ra hay không?

BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ


* Trắc nghiệm
Câu 1: Một CSDL quan hệ là
A. công cụ kiểm soát CSDL B. môi trường cập nhật dữ liệu
C. tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan với nhau
D. cửa sổ tạo mới dữ liệu có liên quan với nhau
Câu 2: Tên của mỗi cột trong bảng cho biết ý nghĩa dữ liệu
A. thuộc dòng đó B. thuộc cột đó C. thuộc bảng đó D. thuộc bài toán quản lí đó
Câu 3: Mỗi hàng trong bảng của CSDL quan hệ còn được gọi là một
A. bảng B. bản ghi C. cột D. bộ dữ liệu
Câu 4: Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ là
A. Thay đổi dữ liệu trong các bảng.
B. Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, chỉnh sửa, và xóa dữ liệu
của bảng.
C. Thay đổi cấu trúc của bảng.
D. Thay đổi cách hiển thị dữ liệu trong bảng.
Câu 5: Cập nhật dữ liệu của một bảng là
A. làm thay đổi dữ liệu trong các bảng B. không làm thay đổi cấu trúc của bảng.
C. thay đổi cấu trúc của bảng D. không làm đổi cách hiển thị dữ liệu trong bảng
Câu 6: Trong CSDL quan hệ dữ liệu phải thỏa mãn một số ràng buộc gọi là
A. ràng buộc toàn vẹn về dữ liệu
B. ràng buộc toàn vẹn về giá trị trong bảng
C. ràng buộc khóa chính trong bảng dữ liệu

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

D. ràng buộc toàn vẹn về thao tác dữ liệu.


Câu 7: Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:
A. Trong CSDL quan hệ, mỗi bảng chỉ có một khoá.
B. Khoá của một bản ghi chỉ là một trường.
C. Nếu hai bản ghi khác nhau thì giá trị khoá của chúng không khác nhau, các hệ quản trị
CSDL quan hệ tự động kiểm tra ràng buộc khoá để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
D. Nếu hai bản ghi khác nhau thì giá trị khoá của chúng là khác nhau, các hệ quản trị
CSDL quan hệ tự động kiểm tra ràng buộc khoá để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
Câu 8: Khóa của một bảng là
A. Tập hợp một số mẫu tin mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi trong
bảng và ta không thể bỏ đi mẫu tin nào mà tập hợp các mẫu tin còn lại vẫn còn có tính
chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng.
B. Tập hợp một số bảng trong một CSDL và các trường nào mà tập hợp
C. Tập hợp một số trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định
duy nhất một bản ghi trong bảng và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường
còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng.
D. Tập hợp một số trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi trường của nó xác định duy
nhất một giá trị trong bảng và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn
lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một trường trong bảng.
Câu 9: Khóa chính là
A. chỉ định khi bảng có hơn một khóa B. chỉ định khi bảng có nhiều khóa
C. khi có các khóa trùng nhau D. khi có tập hợp các trường trùng nhau trường
Câu 10: Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa
A. phải có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập
nhật dữ liệu.
B. phải có cơ chế cập nhật, ngăn chặn ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu
C. phải có cơ chế thống kê những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

D. phải có cơ chế thêm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu
* Câu hỏi tự luận
1. Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lý
hay không? vì sao?
2. Dữ liệu sau đã tạo cho bảng có thể thay đổi bằng cách: Thêm, xóa, sửa dữ liệu mới
hay không?
3. Trong một bảng có thể có 2 bản ghi giống nhau hay không?
4. Từ CSDL đã tạo có thể tìm kiếm, kết xuất ra các thông tin cần tìm không?
5. Sau khi thêm một bản ghi vào bảng mà có khóa chính trùng với bản ghi phía trên thì hệ
thống có chấp nhận không?
* Bài tập
Bài 1. Xây dựng CSDL quản lí một thư viện, dự kiến về cấu trúc bảng của NGƯỜI
ĐỌC, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện. Nên
chọn trường nào làm khóa chính trong bảng NGUOI DOC, vì sao? Khi nào nhập liệu cho
bảng NGƯỜI ĐỌC bị vi phạm khóa.
Bài 2. Xây dựng CSDL quản lí một sinh viên, dự kiến về cấu trúc bảng của
SINHVIEN, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những sinh viên trong trường.
Nên chọn trường nào làm khóa chính trong bảng SINHVIEN, vì sao? Khi nào nhập liệu
cho bảng SINHVIEN bị vi phạm khóa.

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

BÀI 3. QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG VÀ KHOÁ NGOÀI


TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 1. Khóa ngoài của một bảng là gì?
A. Một trường của bảng này và đồng thời là khóa của một bảng khác
B. Một trường bất kỳ.
C. Phải là trường khóa chính của bảng đó
D. Là trường có trong bảng này nhưng không có trong bảng khác.
Câu 2. Chọn phương án sai. Liên kết giữa các bảng cho phép
A. Khóa dữ liệu, không cho tạo thêm dữ liệu mới gây dư thừa
B. Có thể có được thông tin tổng hợp từ nhiều bảng
C. Nhất quán dữ liệu
D. Tránh được dư thừa dữ liệu.
Câu 3: Nút lệnh nào sau đây dùng đề tạo liên kết giữa các bảng

A. B. C. D.
Câu 4: Để mở cửa sổ tạo liên kết giữa các bảng ta thực hiện thao tác theo phương án nào sau đây
A. Database Tools \ Relationships B. Create \ Relationships
C. Home \ Relationships D. Table \ Reationships
Câu 5. Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện để tạo liên kết giữa hai bảng:
1. Kéo thả trường khóa làm liên kết từ bảng phụ tới bảng chính( trường khóa làm khóa chính)
2. Chọn các tham số liên kết
3. Hiển thị hai bảng (các trường) muốn tạo liên kết
4. Mở cửa sổ Relationships
A. 2→4→1→3 B. 4→3→1→2 C. 4→2→3→1 D. 3→1→4→2
Câu 6. Điều kiện để tạo mối liên kết giữa hai bảng là:
A. Trường liên kết của hai bảng phải cùng kiểu dữ liệu
B. Trường liên kết của hai bảng phải là chữ hoa
C. Trường liên kết của hai bảng phải là kiểu dữ liệu số
D. Trường liên kết của hai bảng phải khác nhau về kiểu dữ liệu
Câu 7. Để xóa liên kết, trước tiên ta chọn liên kết cần xóa. Thao tác tiếp theo nào sau đây là sai?
A. Database Tools → Relationships → Delete → Yes
B. Click phải chuột, chọn Delete → Yes
C. Click phải chuột, chọn Edit Relationsnhips → Delete → Yes
D. Bấm Phím Delete → Yes-----
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

Câu 8. Chọn phương án với các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Mọi hệ QTCSDLQH đều có cơ chế đảm bảo ……. dữ liệu không vi phạm ràng buộc …….
đối với các liên kết giữa các bảng.
A. cập nhật, khóa ngoài B. cập nhật, dữ liệu
C. khai thác, khóa ngoài D. tạo lập, dữ liệu
Câu 9: Tại sao khi lập mối quan hệ giữa hai trường của hai bảng nhưng Access lại không chấp
nhận phương án nào sau đây là sai
A. Vì bảng chưa nhập dữ liệu.
B. Vì hai bảng này đang sử dụng (mở cửa sổ table).
C. Vì hai trường tham gia vào dây quan hệ khác kiểu dữ liệu, khác chiều dài.
D. Vì hai trường tham gia vào dây quan hệ không có trường nào là khóa chính.
Câu 10: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các
A. Cột (Field) B. Hàng (Record) C. Bảng (Table) D. Báo cáo (Report)

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trong việc tạo lập CSDL, sau khi tạo xong cấu trúc cho hai bảng mà ta dự kiến có liên kết
với nhau bằng khoá ngoài. ta nên khai báo liên kết trước hay nên nhập dữ liệu cho hai bảng trước?
Hãy giải thích vì sao.
Câu 2. Hãy xét tình huống sau đây: CSDL thư viện có bảng MƯỢN-TRẢ liên kết với bảng
NGƯỜI ĐỌC qua khoá ngoài Số thẻ TV. Hiện tại, bảng NGƯỜI ĐỌC có bốn bảng ghi (ghi nhận
dữ liệu về bốn học sinh đã làm thẻ thư viện). Người thủ thư đang muốn thêm một bản ghi cho
bảng MƯỢN- TRẢ (Hình 3). Theo em, cập nhập đó có hợp lý không? Giải thích vì sao?
Câu 3. Trong việc tạo lập CSDL, sau khi tạo xong cấu trúc cho hai bảng mà ta dự kiến có liên kết
với nhau bằng khoá ngoài, ta nên khai báo liên kết trước hay nên nhập dữ liệu cho hai bảng trước?
Hãy giải thích vì sao.

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

BÀI 4: CÁC BIỂU MẪU CHO XEM VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU


* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Biểu mẫu xem dữ liệu không cho phép người dùng thực hiện thao tác nào sau
đây:
A. Hiển thị và xem một phần hoặc toàn bộ dữ liệu trong bảng
B. Hiển thị các bản ghi theo thứ tự sắp xếp của một trường nào đó
C. Xem dữ liệu được lọc theo một tiêu chí nào đó
D. Thay đổi, sửa, xóa dữ liệu trong CSDL
Câu 2: Quan sát hình ảnh sau đây cho biết

Hãy cho biết vai trò của thanh trượt dọc và thanh trượt ngang và các nút ?
A. Lọc và sắp xếp dữ liệu
B. Xem và di chuyển đến các bản ghi
C. Xóa và thêm bản ghi
D. Di chuyển thứ tự trường và truy vấn dữ liệu
Câu 3: Theo em biểu mẫu dưới đây lấy nguồn từ mấy bảng?

A. 3 B.2 C.5 D. 1
Câu 4: Để tạo biểu mẫu ta chọn đối tượng nào trên bảng chọn đối tượng?
A. Queries B. Forms C. Tables D. Reports
Câu 5: Trong Access, ta có thể sử dụng biểu mẫu để
A. Tính toán cho các trường tính toán B. Sửa cấu trúc bảng
C. Xem, nhập và sửa dữ liệu D. Lập báo cáo
Câu 6: Mục đích chính của biểu mẫu là gì?
A. Hiển thị dữ liệu một cách trực quan và dễ đọc

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

B. Cho phép người dùng xem và cập nhật dữ liệu.


C. Tạo ra các báo cáo và biểu đồ từ dữ liệu.
D. Tạo ra các liên kết giữa các bảng dữ liệu khác nha
Câu 7: Chỉnh sửa biểu mẫu (thay đổi hình thức biểu mẫu) chỉ thực hiện được ở chế độ:
A. Thiết kế B. Trang dữ liệu C. Biểu mẫu D. Thuật sĩ
Câu 8: Trong chế độ thiết kế của biểu mẫu, ta có thể:
A. Sửa đổi thiết kế cũ
B. Thiết kế mới cho biểu mẫu , sửa đổi thiết kế cũ
C. Thiết kế mới cho biểu mẫu, xem hay sửa đổi thiết kế cũ
D. Thiết kế mới cho biểu mẫu, xem hay sửa đổi thiết kế cũ, xem, sửa, xóa và nhập dữ liệu.
Câu 9: Trong Access, muốn tạo biểu mẫu theo cách tự thiết kế, ta chọn:
A. Create form in Design View B. Create form by using Wizard
C. Create form with using Wizard D. Create form by Design View
Bài tập: Quản lý thư viện cần biết mỗi bạn đọc đã mượn những cuốn sách nào. Em hãy tạo
một biểu mẫu cho phép làm việc này.
BÀI 5+6 . TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 1. Truy vấn CSDL là
A. Một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan với nhau.
B. Một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng đối với CSDL.
C. Là cung cấp một khuôn dạng thuận tiện để nhập và sửa dữ liệu.
D. Cung cấp các nút lệnh để người dùng có thể sử dụng.
Câu 2. Ngôn ngữ truy vấn CSDL phổ biến hiện nay là
A. Access B. Excel C. Word D. SQL
Câu 3. Em hãy điền vào chỗ trống (…) cho phát biểu dưới đây:
“ Khi thực hiện các câu truy vấn, hệ quản trị CSDL sẽ coi tên trường là biến trong chương
trình xử lí, do vậy, nếu tên trường có chứa dấu cách thì cần phải dùng các dấu …… để đánh
dấu bắt đầu và kết thúc tên trường.”
A. ( ) B. ‘ ’ C. [ ] D. “ ”
Câu 4. Đối với các hệ CSDL quan hệ, có mấy loại truy vấn dữ
liệu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Trong mẫu câu truy vấn của SQL, em hãy cho biết mệnh đề SELECT dùng để làm
gì?
A. Xác định điều kiện lọc dữ liệu B. Thêm dữ liệu vào bảng
C. Xác định dữ liệu được lấy từ đâu D. Xác định thông tin ta muốn hiển thị
Câu 6. Trong mẫu câu truy vấn của SQL, em hãy cho biết mệnh đề WHERE dùng để làm
gì?
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

A. Xác định điều kiện lọc dữ liệu B. Xác định dữ liệu được lấy từ đâu
C. Sửa dữ liệu trong bảng D. Xác định thông tin ta muốn hiển thị
Câu 7. Trong mẫu câu truy vấn của SQL, em hãy cho biết mệnh đề FROM dùng để làm gì?
A. Xác định điều kiện lọc dữ liệu B. Xác định dữ liệu được lấy từ đâu
C. Xác định thông tin ta muốn hiển thị D. Xóa dữ liệu trong bảng
Câu 8. Em hãy quan sát vào bảng thiết kế QBE của Access dưới đây:

“Để đưa ra danh sách các học sinh có điểm môn Toán >= 8.0, tại cột [Toán] ta nhập >= 8.0
trên dòng nào?”
A. Sort B. Criteria C. or D. Show
Câu 9. Cho câu truy vấn sau:
SELECT [Họ và tên], [Giới tính], [Toán]
FROM [HỌC SINH 11]
WHERE [Giới tính] = “Nữ”
Em hãy cho biết câu truy vấn trên cho biết thông tin:
A. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh nữ
B. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh nam
C. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính, điểm môn Toán của tất cả các học sinh
D. Đưa ra danh sách gồm: họ và tên, giới tính của tất cả các học sinh nữ
Câu 10. Cho cấu trúc 1 câu truy vấn như sau:
SELECT [Họ và tên], [Ngày sinh], [Tin học]
FROM [HỌC SINH 11]
WHERE ……..
Em hãy hoàn thiện cấu trúc truy vấn trên bằng cách điền vào chỗ trống (….), để đưa ra danh
sách gồm họ tên, ngày sinh, điểm môn Tin học của những học sinh có điểm môn Tin học từ
7.5 trở lên từ bảng dữ liệu HỌC SINH 11:
A. [Tin học] > 7.5 B. [Tin học] = 7.5
C. [Tin học] >= 7.5 D. [Tin học] <= 7.5
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về khai thác thông tin trong một CSDL mà em biết.

2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo.
Câu 2: Em hãy quan sát mẫu câu truy vấn ở Hình 1a dùng để tìm dữ liệu trong CSDL và
một ví dụ truy vấn ở Hình 1b. Muốn tìm Họ và tên, Ngày sinh, điểm môn Toán và điểm
môn Ngữ văn của những học sinh có điểm môn Toán trên 7.0 thì em cũng sẽ dùng câu truy
vấn SQL như thế nào?

Câu 3: Hãy viết câu truy vấn SQL để tìm điểm môn Ngữ văn của những học sinh là Đoàn
viên trong bảng HỌC SINH (Hình 2). Kết quả của truy vấn là gì?
Kết quả của truy vấn là:
Select [ngữ văn]
From [HOCSINH 11]

BÀI 7. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU


Câu 1: CSDL tập trung là
A. CSDL lưu trữ trên 1 máy tính
B. CSDL được phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính
C. CDL được lưu trữ tại 1 hay nhiều máy tính có kết nối mạng với nhau
D. CSDL của các đơn vị có quy mô lớn
Câu 2: CSDL phân tán là:
A. CSDL lưu trữ trên 1 máy tính
B. CSDL được phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính
C. CDL được lưu trữ tại 1 hay nhiều máy tính có kết nối mạng với nhau
D. CSDL của các đơn vị có quy mô nhỏ, không cần kết nối mạng
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP

Câu 3: Chọn nhận định chính xác nhất


A. CSDL phân tán có một số mô hình kiến trúc phổ biến là: mô hình ngang hàng, mô hình khách
chủ
B. CSDL tập trung có mô hình kiến trúc phổ biến là: mô hình ngang hàng, mô hình khách chủ
C. CSDL phân tán có kiến trúc 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng
D. CSDL tập trung và phân tán đều có mô hình ngang hàng
Câu 4: Cơ sở dữ liệu tập trung có ưu điểm gì?
A. Dễ dàng truy cập, điều phối dữ liệu B. Phù hợp với mọi tổ chức quy mô lớn, nhỏ
C. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu D. Khả năng mở rộng tốt
Câu 5: Cơ sở dữ liệu phân tán có ưu điểm gì?
A. Dễ dàng quản lý và duy trì, thích hợp mọi quy mô tổ chức
B. Phân tán dữ liệu một cách hiệu quả, mở rộng tổ chức linh hoạt
C. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, chi phí phù hợp
D. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu tốt, độ tin cậy cao
Câu 6: Cơ sở dữ liệu tập trung có nhược điểm gì?
A. Quá trình khai thác dữ liệu bị dừng nếu CSDL tập trung gặp sự cố
B. Khó thực hiện sao lưu và phục hồi dữ liệu
C. Rủi ro mất dữ liệu do hỏng hóc phần cứng
D. Bắt buộc các máy tính phải có kết nối mạng để khai thác CSDL
Câu 7: Cơ sở dữ liệu phân tán có nhược điểm gì?
A. Khó quản lý khi kích thước dữ liệu lớn
B. Chi phí cao, khó khăn đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và tính an ninh
C. Rủi ro mất dữ liệu do hỏng hóc phần cứng
D. Không thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
Câu 8: Điểm khác biệt chính giữa cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán là gì?
A. Số lượng máy chủ lưu trữ dữ liệu B. Cách truy cập và quản lý dữ liệu
C. Độ phức tạp của cấu trúc dữ liệu D. Không có điểm khác biệt
Câu 9: Một cửa hàng tạp hóa gồm 4 tầng, có sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Mỗi quầy
đều có quầy thu ngân nhưng toàn bộ dữ liệu lưu tại máy tính tầng 1. CSDL của cửa hàng
này là:
A. CSDL tập trung có kiến trúc khách – chủ (kiến trúc 1 tầng)
B. CSDL tập trung có kiến trúc khách – chủ (kiến trúc 2 tầng)
C. CSDL tập trung có kiến trúc khách – chủ (kiến trúc 3 tầng)
A. CSDL phân tán có kiến trúc ngang hàng
Câu 10: CSDL tập trung phù hợp với những bài toán quản lí :
A. Quản lí học sinh trường cấp 1 có 1 cơ sở, quản lí hoạt động của ngân hàng nhiều chi nhánh,
B. Quản lí học sinh trường cấp 2 có 1 cơ sở, quản lí bán hàng cửa hàng tạp hóa nhỏ

3
TÀI LIỆU ÔN TẬP

C. Quản lí sinh viên trường Đại học nhiều cơ sở, quản lí hàng hóa của hệ thống cửa hàng VinMart
D. Hệ thống tìm kiếm Google, hệ thống thư điện tử
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Theo em, CSDL của trường em được đặt trong máy tính hay trong tất cả các máy tính có sử
dụng CSDL đó? CDSL của một ngân hàng hàng được đặt trong một máy tính hay nhiều máy tính?
Câu 2. Theo em, các hệ thống thư điện tử trên internet có thể sử dụng CSDL tập trung không? Vì
sao?
Câu 3. Hãy nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt một hệ CSDL tập trung với một hệ CSDL
phân tán
Câu 4. Dựa vào quy mô và đặc điểm tổ chức của mình mà các doanh nghiệp lựa chọn xây
dựng cho mình loại hệ CSDL (tập trung hay phân tán) và mô hình kiến trúc phù hợp. Em hãy giải
thích và lấy vài ví dụ để mình hoạ.
BÀI 8. BẢO VỆ SỰ AN TOÀN CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ BẢO MẬT
THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu sai. Bảo mật thông tin trong CSDL là:
A. Bảo vệ dữ liệu bên trong CSDL.
B. Chia sẻ thông tin bí mật của công ty cho người thân.
C. Đảm bảo tính bí mật của thông tin
D. Bảo vệ hệ quản trị CSDL.
Câu 2: Các giải pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL:
A. Xác thực người truy cập và sử dụng tường lửa.
B. Sử dụng tường lửa, sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống.
C. Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống.
D. Xác thực người truy cập, sử dụng tường lửa, sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ
thống.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào dấu ...
"... là biện pháp bảo mật dữ liệu trong CSDL, là lớp bảo vệ trong trường hợp các biện pháp
kiểm soát truy cập đã bị vượt qua, là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng
khác.”
A. Chữ kí điện tử. B. Mật khẩu. C. Mã hóa dữ liệu. D. Chữ kí tay.
Câu 4: Thông thường, khi muốn truy cập vào hệ CSDL, em cần cung cấp:
A. Hình ảnh. B. Chữ kí.
C. Họ tên người dùng. D. Tên tài khoản và mật khẩu.
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây không phải nguyên nhân gây phá vỡ sự an toàn của
CSDL:
A. Sự cố, tai họa ngẫu nhiên B. Cháy nổ
3
TÀI LIỆU ÔN TẬP

C. Phá hoại dữ liệu D. Bảo vệ dữ liệu


Câu 6: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá dữ liệu?
A. Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng khác.
B. Mã hoá dữ liệu để giảm khả năng rò rỉ thông tin.
C. Mã hóa dữ liệu để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu.
D. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá.
Câu 7: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng sao lưu dự phòng và duy
trì biên bản hệ thống?
A. Đảm bảo các bản sao ở một vị trí an toàn.
B. Tạo bản sao lưu của CSDL và các tệp biên bản theo định kì.
C. Các bản sao lưu được sử dụng để khôi phục CSDL khi bị lỗi không sử dụng
được CSDL.
D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nén dữ liệu?
A. Làm giảm dung lượng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu đó.
B. Góp phần tăng cường tính bảo mật.
C. Phát hiện những lần truy cập không bình thường vào dữ liệu.
D. Biết quy tắc giải nén có thể biết được dữ liệu gốc.
Câu 9: Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
A. Đổi mật khẩu thường xuyên và tự giác thực hiện các điều khiển do pháp luật quy
định.
B. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu và đổi mật khẩu thường xuyên.
C. Đổi mật khẩu thường xuyên nhưng không cần phải mã hóa thông tin và nén dữ liệu
và tự giác thực hiện các điều khiển do pháp luật quy định.
D. Đổi mật khẩu thường xuyên, mã hóa thông tin và nén dữ liệu và tự giác thực hiện các
điều khiển do pháp luật quy định.
Câu 10: Để tăng cường tính bảo mật dữ liệu ngoài mục đích giảm dung lượng lưu trữ gọi là
A. nén dữ liệu B. mã hóa dữ liệu C. bảo mật D. sử dụng tường lửa

CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC


GIỚI THIỆU NGHỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ
LIỆU
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong các câu sau câu chưa đúng?
A. Công việc của nhà quản trị CSDL là đảm bảo CSDL luôn sẵn sàng trong trạng thái
tốt nhật và được bảo mật.
3
TÀI LIỆU ÔN TẬP
B. Nhà quản trị CSDL chỉ cần cho các doanh nghiệp lớn.

3
TÀI LIỆU ÔN TẬP

C. Nhà quản trị CSDL nên có hiểu biết về các ứng dụng liên quan đến CSDL mà mình
quản trị.
D. Nhà quản trị CSDL cần có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn để.
Câu 2: Đâu không phải là công việc chính của nhà quản trị CSDL?
A. Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập
B. Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL
C. Lập kế hoạch phát triển CSDL
D. Quản lý thiết bị trong phòng máy tính của cơ quan
Câu 3: Công việc cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL là của ai?
A. Nhà quản trị CSDL B. Người dùng phần mềm
C. Người quản lý cơ quan D. Người quản lý thiết bị
Câu 4: Để trở thành nhà quản trị CSDL, em có thể học chuyên ngành gì?
A. Quản trị CSDL, quản lý thông tin, khoa học dữ liệu.
B. Khoa học máy tính
C. Hệ thống thông tin quản lý
D. Quản trị CSDL, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lý
Câu 5: Tại sao cần phải sao lưu CSDL?
A. Để dữ liệu không bị mất khi ngắt điện đột ngột hay các lý do khác
B. Để phát triển dữ liệu
C. Để bảo mật thông tin
D. Để bảo trì, cập nhật dữ liệu
Câu 6: Tại sao cần đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập đối với CSDL?
A.Đảm bảo tính toàn vẹn an toàn cho dữ liệu
B. Bảo vệ nguồn tài chính của khách hàng
C. Đảm bảo tính nhất quán trong dữ liệu
D.Đảm bảo tính không dư thừa trong dữ liệu
Câu 7: Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển của nghề quản trị CSDL hiện nay?
A.Không cao
B. Tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế
C.Rất cao và rất có triển vọng phát triển
D.Chỉ cần thiết với công ty đa quốc gia

3
TÀI LIỆU ÔN TẬP

Câu 8: Công việc khác cần đến kỹ năng quản trị CSDL
A.Quản lý dự án công nghệ thông tin
B. Trồng trọt quy mô gia đình
C.Buôn bán nhỏ quy mô gia đình
D.Sửa chữa máy tính
Câu 9: Nghề quản trị CSDL không cần yêu cầu gì?
A.Hiểu biết các ứng dụng lên quan đến CSDL mình quản trị
B. Kỹ năng phân tích dữ liệu
C.Kiến thức về hệ điều hành
D.Khả năng kinh doanh
Câu 10: Trường đại học nào không có ngành quản trị CSDL?
A. Đại học Bách khoa
B. Đại học công nghệ
C. Đại học Khoa học tự nhiên
D. Đại học Y dược
Tự luận
1. Em đã được giới thiệu về hệ quản trị CSDL, đã thực hành tạo lập CSDL và khai thác
thông tin trong CSDL cho một bài toán quản lí nhỏ. Hãy thảo luận nhóm và trả lời các
câu hỏi sau:
A. Quản trị CSDL là gì và nhằm mục đích gì?
B. Em có muốn trở thành nhà quản trị CSDL hay không?
2. Nếu thầy cô giáo môn Tin học ở trường em được giao quản lí điểm của học sinh
trong trường. Theo em, có thể gọi thầy, cô giáo môn Tin học này là nhà quản trị CSDL
được không? Vì sao?
3. Nếu muốn trở thành nhà quản trị CSDL thi em sẽ chuẩn bị những gì?

You might also like