Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN


o0o

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA


XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Hiền


Mã sinh viên : 2311110100
Số thứ tự : 33
Lớp tín chỉ : TRI114(2324-2)2.3
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
o0o

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY


DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ CHỦ
ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Hiền


Mã sinh viên : 2311110100
Số thứ tự : 33
Lớp tín chỉ : TRI114(2324-2)2.3
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................01
NỘI DUNG................................................................................................................02
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN..................................02
1. Khái niệm.............................................................................................................02
1.1. Khái niệm về Phép biện chứng....................................................................02
1.2. Khái niệm mối liên hệ phổ biến...................................................................03
2. Các đặc trưng cơ bản của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến.......................04
2.1. Tính khách quan...........................................................................................04
2.2. Tính đa dạng, phong phú.............................................................................04
2.3. Tính phổ biến................................................................................................05
3. Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................................05
II. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH
TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
..............................................................................................................................06
1. Xây Dựng Nền Kinh Tế Độc Lập và Tự Chủ....................................................06
1.1. Khái niệm và đặc điểm của nền kinh tế độc lập tự chủ.............................06
1.2. Chiến lược và phương pháp xây dựng nền kinh tế độc lập......................07
2. Chủ Động Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.............................................................08
2.1. Ý nghĩa và lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế.........................................08
2.2. Chiến lược và cách tiếp cận trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế...........08
3. Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Xây Dựng Nền Kinh Tế Độc Lập và Hội Nhập
Kinh Tế Quốc Tế.................................................................................................10
3.1. Phép biện chứng về mối liên hệ giữa hai yếu tố trên.................................10
3.2. Tích hợp và tương quan giữa xây dựng nền kinh tế độc lập và hội nhập
kinh tế quốc tế...............................................................................................11
4. Thực Tiễn và Ứng Dụng.....................................................................................11

KẾT LUẬN................................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................14


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới đầy biến động và sự phát triển không ngừng, việc hiểu rõ và phân
tích các mối liên hệ phổ biến giữa các yếu tố kinh tế trở nên cực kỳ quan trọng. Đặc
biệt, khi mà các quốc gia đang đối mặt với những thách thức vô cùng phức tạp từ việc
xây dựng và duy trì nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời vẫn phải tích cực tham gia
vào hệ thống kinh tế quốc tế, việc tìm hiểu và áp dụng phép biện chứng trở nên càng
trở nên cấp bách và không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó.

Chính từ nhận thức sâu sắc về thách thức này mà chủ đề "Phép biện chứng và mối
liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế" trở nên cực kỳ quan trọng và hấp dẫn. Phép biện chứng, một phương pháp lý luận
giúp phân tích và đánh giá các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, đóng vai trò quan
trọng trong việc hiểu sâu hơn về cách mà việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự
chủ tương tác với quá trình hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Trước vấn đề cập nhật của thời đại và nhận biết được phương hướng xây dựng đổi
mới của đất nước ta, tôi quyết định chọn đề tài: "Phép biện chứng về mối liên hệ phố
biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với
hội nhập kinh tế quốc tế" để tìm hiểu sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước
trong sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước là hoàn toàn đúng đắn. Tôi xin chân thành
cảm ơn cô Đào Thị Trang, người đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này.
Tôi tin rằng, thông qua việc tìm hiểu sâu sắc và phân tích tỉ mỉ về các khía cạnh của
chủ đề này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về cách mà những yếu tố
kinh tế này ảnh hưởng và tương tác với nhau trong một hệ thống phức tạp như nền
kinh tế toàn cầu ngày nay.

Trong phần tiếp theo của bài luận này, tôi sẽ cố gắng đi sâu vào các khái niệm và
lý thuyết liên quan đến phép biện chứng và mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

1
NỘI DUNG

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về Phép biện chứng

Phép biện chứng hay phương pháp biện chứng là một phương pháp luận triết
học tồn tại ở cả phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại. Từ "dialectic" tiếng Anh
(tức "biện chứng" trong tiếng Việt) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ
biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ
những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau
và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Phương pháp này khác với hùng biện,
trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp
được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở
phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái
Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa
Marx.

Biện chứng được chia thành hai loại: Biện chứng khách quan và Biện chứng chủ
quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất. Biện chứng chủ
quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.

Theo Ph.Ăngghen: "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới
tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh
sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên...".

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên
tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng
thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình - phương
pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến.

Phép biện chứng trải qua ba giai đoạn phát triển: Phép biện chứng cổ đại, Phép
biện chứng duy tâm và Phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng cổ đại: là phép biện
chứng xuất hiện trong triết học thời cổ đại. Các nhà triết học ở phương Đông lẫn

2
phương Tây thời cổ đại đã xtôi thế giới khách quan thay đổi trong những sợi dây liên
hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực
kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Phép biện chứng
duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện
thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức
là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết
học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn
thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy
nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung
quan trọng nhất của phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong
triết học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng. Karl Marx và Friedrich
Engels đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng
phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự
phát triển. Hai ông cho rằng phép biện chứng là quy luật vận động của thế giới khách
quan chứ không phải chỉ là sự vận động của tư tưởng.

Trong phạm vi nghiên cứu dưới đây, tôi sẽ tìm hiểu về phép biện chứng duy vật,
cụ thể hơn là phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến.
1.2. Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.

Ví dụ: Gió thổi mây bay; nước chảy đá mòn; cha mẹ quát mắng con cái dẫn đến
những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến con cái…

Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng là dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong đó những mối liên hệ phổ biến
nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối
tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

3
Từ khái niệm trên, quan niệm siêu hình và quan điểm biện chứng đã giải quyết
như sau:

Thứ nhất, quan điểm siêu hình: các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại độc
lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia; giữa chúng không có sự liên hệ ràng buộc,
quy định, chuyển hóa lẫn nhau hoặc nếu có thì chỉ là mối liên hệ mang tính ngẫu
nhiên, bề ngoài.

Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng: các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn
tại trong sự liên hệ, tác động qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, không tách rời
nhau. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Đây là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

2. Các đặc trưng cơ bản của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
2.1. Tính khách quan

Tính khách quan là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí
con người.

Như vậy nếu chúng ta xét theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của
các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy
định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản
thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con
người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động
thực tiễn của mình
2.2. Tính đa dạng, phong phú

Trong mối liên hệ phổ biến này ẩn chứa tính đa dạng, phong phú của các mối liên
hệ được thể hiện thông qua sự liên hệ của các các sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối
với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự
vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn
khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có
những tính chất và vai trò khác nhau.

4
Theo đó nếu chúng ta xét theo các hướng khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể
được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối
liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến
chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.

Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ
phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ
giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác
nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.

Ngoài quan điểm về đa dạng của mối liên hệ phổ biển như trên nó còn có tính
phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật,
mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian
cụ thể.

2.3. Tính phổ biến

Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên
trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ
với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối
liên hệ lẫn nhau.

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình
nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời,
cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao
gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một
tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với
hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


Quan điểm (nguyên tắc) toàn diện: Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến chúng ta có thể xây dựng quan điểm (nguyên tắc) toàn diện để đẩy mạnh
hoạt động nhận thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn hiệu quả. Nguyên tắc này yêu
cầu:

5
Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan:
Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối
tượng nhận thức.
Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối
liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định…
Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được
những mối liên hệ còn lại.
Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như
sự thống nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật,
nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức.
Trong hoạt động thực tiễn, khi biến đổi đối tượng chủ thể phải:
Thứ nhất là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của
từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng.
Thứ hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện
thích hợp để biến đổi những mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong,
cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
Thứ ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các
biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèo lái sự
vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.

Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó cũng xa
lạ với cách xtôi xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần
nhuyễn “chính sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”. Quan điểm toàn diện
cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện.

II. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ

1. Xây Dựng Nền Kinh Tế Độc Lập và Tự Chủ


1.1. Khái niệm và đặc điểm của nền kinh tế độc lập tự chủ

6
Trước đây, khi nói đến nền kinh tế độc lập tự chủ người ta thường liên tưởng tới
một nền kinh tế tự lực cánh sinh, “tự cấp tự túc”, biệt lập, khép kín, ít giao lưu hợp tác
với bên ngoài, trong đó phải có đủ các ngành kinh tế, phải có cơ cấu kinh tế hoàn
chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, phải tự đảm bảo được mọi nhu cầu trong nước, hay
ít nhất phải là những nhu cầu thiết yếu. Và chỉ với nền kinh tế như vậy, chủ quyền
quốc gia mới được đảm bảo, mới không bị lệ thuộc vào bên ngoài và mới tự quyết
định được các vấn đề của đất nước.
Ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu
thế tất yếu trong đó nền kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận của nền kinh tế thế
giới thống nhất thì nền kinh tế độc lập tự chủ không thể là một nền kinh tế khép kín,
tự cung tự cấp, thực hiện đóng cửa, không cần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Độc
lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong phát triển nền kinh tế thị trường và
chủ động mở cửa, hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới; tích cực tham gia vào
giao lưu hợp tác, phân công lao động quốc tế, trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi
thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường quốc tế.
Độc lập tự chủ về đường lối, chính sách kinh tế có nghĩa là tự quyết định lựa chọn
định hướng phát triển, tự đưa ra chủ trương, chính sách và mô hình kinh tế, các quyết
sách để chủ động hội nhập, hội nhập có định hướng theo lộ trình hợp lý, không bị
động và lệ thuộc vào bên ngoài.

1.2. Chiến lược và cách tiếp cận trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế

Chiến lược và cách tiếp cận trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế thường tập trung
vào một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng cơ sở hạ tầng: Một trong những chiến lược chính để thúc đẩy
hội nhập kinh tế là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng và cải thiện hệ thống giao
thông, viễn thông và năng lượng không chỉ giúp tăng cường kết nối giữa các khu vực,
mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời
thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế: Một cách tiếp cận quan trọng khác là tăng
cường hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại và đầu
tư, ký kết các hiệp định thương mại tự do, và tham gia vào các tổ chức khu vực và

7
toàn cầu. Những biện pháp này giúp mở rộng mạng lưới hội nhập kinh tế, tạo ra cơ hội
mới cho doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Ba là, Cải thiện môi trường kinh doanh: Cuối cùng, để thu hút và duy trì đầu tư
nước ngoài và thúc đẩy hội nhập kinh tế, việc cải thiện môi trường kinh doanh là
không thể thiếu. Điều này bao gồm giảm bớt quy định và thủ tục hành chính, tăng
cường tuân thủ pháp luật, và cải thiện độ tin cậy của hệ thống pháp luật, giúp tạo ra
một môi trường ổn định và dự báo cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động.
2. Chủ Động Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
2.1. Ý nghĩa và lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến các thỏa thuận giữa các quốc gia, thường
bao gồm việc loại bỏ các rào cản thương mại và điều chỉnh các chính sách tiền tệ và
tài khóa, nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu liên kết hơn.

Cách hình thức hội nhập kinh tế quốc tế: Thương mại tự do; Liên minh thuế quan;
Khối thị trường chung; Liên minh kinh tế (thị trường đơn lẻ); Liên minh chính trị.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại ý nghĩa và lợi ích lớn đối với các quốc gia. Thứ
nhất là, tăng cường phát triển kinh tế - hội nhập kinh tế mở ra cơ hội mới cho việc mở
rộng thị trường, tăng cường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy
sự phát triển kinh tế và tạo ra việc làm. Thứ hai là, nâng cao chất lượng cuộc sống với
sự gia tăng trong sản xuất và tiêu thụ, hội nhập kinh tế có thể đóng góp vào việc nâng
cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cải thiện điều kiện sống và cơ sở hạ tầng.
Thứ ba là, tăng cường hợp tác quốc tế - hội nhập kinh tế cũng mở ra cơ hội cho việc
tăng cường hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, góp phần vào sự hiểu biết
và hòa bình toàn cầu.

2.2. Chiến lược và cách tiếp cận trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế
Để hội nhập quốc tế toàn diện trong giai đoạn mới có hiệu quả cần triển khai thực
hiện hệ thống các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực để thống nhất

8
nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế
của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, của toàn dân, doanh nhân,
doanh nghiệp, đội ngũ trí thức trong xã hội.

Hai là, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội nhập quốc tế,
trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù hợp
với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng;
điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các chính sách hội nhập quốc tế cho phù hợp với thực
tiễn phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế.

Ba là, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc đẩy mạnh hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân
tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại;
phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế
chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học,
đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.v.v...

Bốn là, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác
có tầm ảnh hưởng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Việt
Nam, đưa các khuôn khổ quan hệ đã được xác lập đi vào thực chất có chiều sâu, tạo sự
đan xen gắn kết lợi ích giữa Việt Nam với các đối tác một cách bình đẳng. Chủ động
trong việc lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng đối tác trên cơ
sở cùng có lợi.

Năm là, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng các chương trình, kế
hoạch toàn diện và cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về
hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới cũng như trong nước đang có nhiều thay đổi
lớn. Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của các cơ quan
quản lý nhà nước và chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Chú trọng hơn
đến công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập.

9
Sáu là, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký thỏa thuận.
Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo kế hoạch tổng thể
với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích quốc gia và khả năng của đất nước. Tích cực
và trách nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu. Chủ động và
tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế
thế giới theo hướng công bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.

Bảy là, đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế qua việc kiện toàn,
củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc
tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, nguồn nhân lực chất
lượng cao có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức, kỹ năng hội nhập, nắm vững
nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập trong giai đoạn mới.
3. Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Xây Dựng Nền Kinh Tế Độc Lập và Hội Nhập
Kinh Tế Quốc Tế
3.1. Phép biện chứng về mối liên hệ giữa hai yếu tố
Phép biện chứng về mối liên hệ giữa hai yếu tố - thúc đẩy hội nhập kinh tế và xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ - là một quá trình phân tích sâu sắc về cách chúng
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia.
Việc thúc đẩy hội nhập kinh tế thường cung cấp cơ hội cho các quốc gia để tiếp
cận nguồn lực, thị trường và công nghệ mới từ nước ngoài. Những yếu tố này có thể
giúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới
trong kinh tế nội bộ, từ đó xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ mạnh mẽ hơn.
Sự tự chủ và độc lập trong kinh tế cũng có thể tạo ra một môi trường ổn định và
dự báo cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp, từ đó thu hút và duy trì dòng
vốn nước ngoài và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.
Mối liên hệ giữa hai yếu tố này cũng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và tích hợp hệ
thống kinh tế quốc tế vào năng lực sản xuất nội bộ của một quốc gia. Sự kết hợp này
giúp tối ưu hóa lợi ích từ hội nhập kinh tế trong khi vẫn duy trì sự độc lập và tự chủ
trong quá trình phát triển.

10
Phép biện chứng này đề xuất một cái nhìn tổng thể về cách mà hai yếu tố này
tương tác và có thể tạo ra một mô hình phát triển kinh tế bền vững và cân bằng cho
một quốc gia.

3.2. Tích hợp và tương quan giữa xây dựng nền kinh tế độc lập và hội nhập kinh
tế quốc tế
Tích hợp cung - cầu: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ thường đi đôi với việc
mở cửa thị trường và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tích hợp này giúp tăng
cường cung cầu trên thị trường, mở rộng phạm vi tiếp cận cho sản phẩm và dịch vụ,
đồng thời tạo ra cơ hội cho sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nền tảng cho hội nhập kinh tế bền vững: Một nền kinh tế độc lập tự chủ vững
mạnh là nền tảng cần thiết để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền vững.
Việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của
một quốc gia trên thị trường quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập
kinh tế.
Tương quan giữa sự tự chủ và sự hợp tác: Tích hợp kinh tế không đồng nghĩa với
việc mất đi sự tự chủ và độc lập. Thực tế, một nền kinh tế độc lập tự chủ mạnh mẽ
thường có khả năng tích hợp vào hệ thống kinh tế quốc tế một cách linh hoạt và hiệu
quả, từ đó tận dụng được các cơ hội và thách thức từ thị trường toàn cầu mà vẫn duy
trì được sự độc lập và tự chủ trong quá trình phát triển.
Mối quan hệ giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế
quốc tế là phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc và tích hợp một cách khéo léo. Sự tự chủ và
độc lập trong kinh tế không chỉ là mục tiêu mà còn là nền tảng cho sự hội nhập kinh tế
bền vững và phát triển toàn diện của một quốc gia.
4. Thực Tiễn và Ứng Dụng
Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về việc tích hợp giữa xây dựng nền kinh tế độc
lập và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất là, phát triển hạ tầng vận tải và kỹ thuật: Việc đầu tư vào hạ tầng vận
tải và kỹ thuật, đặc biệt là các dự án hạ tầng quan trọng như cảng biển, đường sắt, và

11
sân bay, không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn mở ra cơ hội
tiếp cận thị trường toàn cầu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ hai là, khuyến khích doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh: Chính sách và
biện pháp được thực thi để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và cạnh
tranh, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược như công nghệ thông tin, năng lượng
tái tạo và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Thứu ba là, hợp tác với đối tác quốc tế: Việt Nam không ngừng tìm kiếm cơ hội
hợp tác với các quốc gia và khu vực trên thế giới thông qua việc tham gia vào các hiệp
định thương mại tự do và hợp tác đa phương như CPTPP, RCEP và Hiệp định
EVFTA với Liên minh châu Âu.

Thứ tư là, phát triển năng lực sản xuất và xuất khẩu: Việt Nam đang chuyển từ
việc dựa vào nguồn lực lao động giá rẻ sang việc đầu tư vào công nghệ và nâng cao
chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường quốc tế và mở rộng
phạm vi xuất khẩu.

Như vậy, trong thực tế của nền kinh tế Việt Nam, tích hợp giữa xây dựng nền kinh
tế độc lập và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là một chiến lược mà còn là một yếu
tố quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả.

12
KẾT LUẬN

Tiểu luận về chủ đề “Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng
phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh
tế quốc tế” của tôi là minh chứng rõ ràng cho sự tương hỗ và tầm quan trọng của hai
yếu tố này trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của một quốc gia. Việc xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ tạo nền tảng ổn định và thu hút đầu tư mà
còn nâng cao năng lực nội tại, giúp quốc gia tự tin hơn khi bước vào sân chơi quốc tế.
Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội lớn để mở rộng thị trường,
tăng cường cạnh tranh và tiếp cận công nghệ tiên tiến. Sự tích hợp hài hòa giữa hai
yếu tố này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn tạo điều kiện cho sự
phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn. Điều này cho thấy rằng, trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay, sự kết hợp giữa việc tự chủ kinh tế và hội nhập quốc tế là chìa
khóa để các quốc gia không chỉ phát triển mạnh mẽ hơn mà còn thúc đẩy hợp tác và
phát triển toàn diện trên phạm vi toàn cầu.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.
3. Biện chứng, Bách khoa toàn thư.
4. Quang Lộc, Vai trò của kinh tế nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng, Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương Việt
Nam.
5. Chính trị và chính phủ Việt Nam, Bách khoa toàn thư.
6. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bài phát biểu khai mạc, Hội nghị Ngoại
giao lần 28.
7. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Quân đội nhân dân.
8. Nguyễn Thúy Anh (2001), “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Cộng
sản, (12), tr. 19-23.

9. Lê Xuân Bách (2004), Hội nhập kinh tế - áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối
sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải, Hà nội.

10. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001) Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 212 - 242.

11. Lương Gia Ban (2002), “Sự thống nhất biện chứng của nền kinh tế độc lập tự chủ
với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Thương mại,(7), tr.2-3.

12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Tạo dựng nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Tạp chí Cộng sản, (14), tr 18-21.

13. Nguyễn Thị Doan (2001), “Chủ động hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế” Tạp chí Cộng sản, (19), tr. 23-26.

14. Lê Đăng Doanh (2007), “Về thuận lợi, thách thức và bước đi của Việt Nam khi
gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng sản, (775), tr. 58-61.

14
15. Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Tạp chí Cộng sản, (33), tr. 6-12. .

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật,
Hà Nội.

17. Phạm Bình Minh, Ngoại giao Việt Nam quá trình triển khai đường lối đối ngoại
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb CTQG, H.2015.Đảng Cộng sản Việt
Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ IV (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nghị quyết số 06-NQ/TW (2016), Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15
16

You might also like