Nội dung thuyết trình triết học Khả năng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nội dung thuyết trình triết học Khả năng - Hiện thực

I. KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG - HIỆN THỰC


- Khả năng: là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ
tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Hiểu đơn giản, khả năng là cái
chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế nhưng nó sẽ xuất hiện và tồn tại khi có các điều
kiện thích hợp
VD: + Trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành một nước có cơ cấu dân số già khi tỷ lệ
sinh ở Việt Nam ngày càng giảm → đây là khả năng
 Cuối kỳ, em sẽ được điểm A môn Triết nếu em chăm chỉ ghi chép nghe giảng trên
lớp và làm bài tập về nhà đầy đủ → đây là khả năng
- Hiện thực: là phạm trù triết học phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực hiện khả
năng và là cơ sở để định hình những khả năng mới. Hiểu đơn giản, hiện thực là những gì
hiện có, đang tồn tại thực sự gồm tất cả các sự vật hiện tượng vật chất đang tồn tại khách
quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức, là sự thống nhất
biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó
VD: + Việt Nam hiện nay đang là một nước có cơ cấu dân số vàng → đây là hiện thực
khách quan
+ Em đang chưa hiểu môn Triết học Mác Lê-nin → đây là hiện thực chủ quan
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
- Quá trình đó diễn ra như sau: Khả năng biến thành hiện thực. Hiện thực này do sự vận
động nội tại của nó lại nảy sinh ra những khả năng mới, khả năng mới này lại có những
điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới… Hiện thực mới lại bao hàm những khả
năng mới của sự phát triển. Đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới vật chất.
- Khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời,
luôn luôn chuyển hóa và thúc đẩy lẫn nhau.
- Hiện thực chuẩn bị cho một khả năng mới sẽ xảy ra, còn khả năng thì có xu hướng trở
thành hiện thực
- Trong thực tế cuộc sống của chúng ta, quá trình phát triển chính là quá trình mà trong
đó khả năng biến thành hiện thực, còn hiện thực thì vì quá trình phát triển mà nảy sinh
những khả năng mới. Khả năng và hiện thực luôn song song và phát triển cùng nhau theo
một quy luật nhất định.

VD: Những năm 86, 87, 88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn
về cuộc sống sinh hoạt (tiền mất giá, giá hàng tăng…)
-> Đây là hiện thực.
Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó
khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy (trước
tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng
kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống
. => Khả năng
Để khả năng này biến thành hiện thực Đảng ta đã đề ra kèm theo một số
chính sách: thay đổi tiền lương, tăng phụ cấp, mở cửa đối với các nước, xây dựng
cơ chế mở. => Điều kiện
Hiện thực mới => Kinh tế phát triển, dân số nội dung ổn định, chính trị,
trật tự an toàn xã hội, giảm được sự lạm phát… hàng hóa dồi dào
Tạo ra khả năng mới => Mở rộng nền kinh tế nhiều thành phần, giao lưu,
buôn bán với các nước, củng cố địa vị đất nước ta. Mở rộng quan hệ ngoại giao,
bắt tay hữu hảo với các nước lớn có nền kinh tế mạnh.

2. Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau.


 Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số
khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
VD: Ông X đã có sẵn gạch, xi-măng, sắt, thép… Có khả năng xuất hiện một
ngôi nhà, đồng thời cũng có khả năng xuất hiện một cái kho
 Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó,
khi có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều
khả năng mới.
VD: Một công ty công nghệ mới muốn phát triển một ứng dụng di động mới,
cần có những điều kiện:
 Nhu cầu thị trường
 Trải nghiệm người dùng tốt
 Kỹ năng phát triển sản phẩm
 Chiến lược tiếp thị
 Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng
 Phân tích và cải thiện liên tục

3. Để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện khách
quan và chủ quan.
Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan. Nói
“chủ yếu” là vì trong tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến thành hiện thực
một cách tự phát.
Có thể phân ra 03 trường hợp:
 Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện đển biến chúng thành hiện thực chỉ có thể
có bằng con đường tự nhiên.
VD: Các trường hợp động đất, sóng thần, núi lửa…
 Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên
cũng như nhờ sự tác động của con người.
VD: Để thuyền buồm vượt biển đến đúng cảng A, cần có gió và sự điều khiển
của con người.
 Thứ ba: Loại khả năng mà bắt buộc có sự tham gia của con người để biến thành
hiện thực.
VD: Việc chế tạo ô-tô, ti-vi…
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
 Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và
luôn chuyển hóa cho nhau. Do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả
năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động thực tiễn cần
dựa vào hiện thực chứ không phải khả năng.
 Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực,
còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới,
các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp sẽ chuyển hóa thành hiện thực, tạo
thành quá trình vô tận. Vì vậy, sau khi xác định được các khả năng phát triển của
sự vật, hiện tượng thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
 Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự
vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi
khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra.
 Thứ tư, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số
hiện có, trước hết là chú ý đến các khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ
chuyển hóa thành hiện thực hơn.
 Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi đủ điều kiện, nên cần tạo
điều kiện và phát huy nhân tố chủ quan để khả năng chuyển hóa thành hiện thực.
Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem
thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực.
VD: Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khả năng có thể trở
thành hiện thực nhưng chúng ta có nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều khả năng rất to
lớn để phát triển kinh tế chính trị, xã hội. Những khả năng đó phải được Đảng, Nhà nước
và quần chúng nhân dân nhận thức để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, xử trí một cách
khéo léo tạo điều kiện để từng bước biến khả năng thực tế thành hiện thực.
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp phạm trù này
như thế nào trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
 Phương pháp luận biện chứng duy vật được coi là những nguyên tắc xuất phát chỉ
đạo các chủ thể trong việc xác định phạm vi, phương pháp, cách thức, phương tiện
tác động nhằm tạo ra những biến đổi cho phù hợp và hiệu quả. Vận dụng phương
pháp luận biện chứng duy vật trong quán triệt và xử lý mối quan hệ lớn giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước
ta hiện nay là góp phần định hướng phát triển đất nước theo hướng bền vững.
 Tại đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Trong quá trình thực hiện các phương hướng
cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn:
quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”. Việc nắm vững và
giải quyết các mối quan hệ lớn là những khía cạnh cụ thể để thực hiện mục tiêu
tổng quát của thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được cơ bản nền tảng kinh tế
của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù
hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước chủ nghĩa xã hội ngày càng phồn
vinh, hạnh phúc.
 Đại hội XII của Đảng xác định một trong các nhiệm vụ tổng quát là: “Tiếp tục
quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát
triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị
trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản
xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa
Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ;...”
 Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những mối quan hệ lớn cần được quán
triệt trong nhận thức cũng như giải quyết có hiệu quả trong thực tiễn. Việc nhận
thức và giải quyết mối quan hệ này cần bảo đảm nguyên tắc khách quan, toàn
diện, phát triển và lịch sử - cụ thể.
 Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là
những bộ phận quan trọng không thể thiếu, có quan hệ thống nhất cùng tồn tại, có
ảnh hưởng qua lại, vừa làm tiền đề vừa làm điều kiện cho nhau. Trong đó, xã hội
muốn phát triển phải có tăng trưởng kinh tế để giải quyết các nhu cầu vật chất
không thể thiếu của con người, mặt khác, tăng trưởng kinh tế thì mới có khả năng
huy động các nguồn lực vật chất cho việc phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội.

You might also like