Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Lưu Quang Trường Điểm Nhận xét của giáo viên

Lớp: 9A1
Trường THCS CÙ CHÍNH LAN

Đề: Phân tích khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Qua đó liên hệ một khổ thơ( hoặc đoạn trích)
để thấy được phẩm chất tốt đep của con người Việt Nam.
Bài làm

“Quê hương tôi nép bên dòng sông nhỏ


Mái nhà gianh khép bóng những hàng tre
Khói chiều lam rải xuống lối đi về
Gió nội đồng thơm lừng hương mái rạ”
Quê hương chính là đề tài quen thuộc đối với biết bao nhà thơ và đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để
các nghệ sĩ thể hiện tình cảm sâu sắc của mình. Nếu như nhà thơ Huỳnh Minh Nhật đã bày tỏ tình cảm ấy
bằng những vần thơ tha thiết khi nhắc đến quê hương mình thì tác giả Y Phương lại bày tỏ tình yêu thiêng
liêng đó thông qua những lời tâm tình của người cha dành cho con mình. Tình phụ tử, gia đình đã được
khái quát thành tình yêu quê hương một cách hết sức tự nhiên. Được thể hiện rõ nhất qua khổ thơ thứ hai
của bài thơ “Nói với con” khi tác giả đã ca ngợi sức sống cùng những phẩm chất cao đẹp của người dân
Việt Nam và truyền lửa cho thế hệ mai sau với mong ước họ sẽ tiếp lấy ngọn lửa của mình nhằm phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
...
Còn quê hương thì làm phong tục.”
Y Phương sinh năm 1948, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. Quê ở tỉnh Cao Bằng, ông là nhà thơ người Tày.
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng cùng cách tư duy giàu hình ảnh của con
người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được nhà thơ người Tày viết vào năm 1980, bài thơ gợi về cội
nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, thể hiện tình cảm của một gia đình êm âm, tình yêu quê hương tha
thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Không chỉ muốn gợi cho con về cội nguồn sinh dưỡng mà người cha còn muốn nói với con về những
phẩm chất tâm hồn cao đẹp của người đồng mình:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
Tác giả vẫn sử dụng lối nói giàu hình ảnh "người đồng mình" - cách xưng hô quen thuộc, trìu mến của
người vùng cao để gợi lên sự thân thương, gần gũi nhưng cùng chung một gia đình. Hệ thống từ ngữ chọn
lọc, đặc biệt là động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh
thần đối với những những khó khăn, vất vả, sóng gió của nhau. Để vượt qua những điều đó, những con
người miền núi đã dùng độ cao của bầu trời vời vợi, sự xa vời của mặt đất để làm thước đo đong đếm cho
ý chí con người đồng mình. Hai tính từ "Cao" và "xa" trong không gian đất trời đều là những khoảng
không gian vô hạn không có điểm dừng, gợi liên tưởng đến những dãy núi cao cùng với sự rộng lớn, xa
xăm. Ngoài những phẩm chất tâm hồn cao đẹp ấy người dân tộc miền núi còn có nhiều phẩm chất tốt đẹp
khác. Đó chính là tinh thần đam mê, hăng say lao đồng bẳng cả tấm lòng và sức sống bền bỉ, vượt mọi
gian lao, cực nhọc mặc cho bao thử thách:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.”
Ngoài ra, bằng ngôn ngữ tài tình, điêu luyện thì nhà thơ đã thể hiện sự tăng tiến của ý chí con người khi
khó khăn, thử thách càng lớn thì bản lĩnh "người đồng mình" càng trở nên mạnh mẽ hơn, vượt qua cuộc
sống nghèo khổ, cơ cực của "đá gập ghềnh" và "thung nghèo đói". Trải qua biết bao thiếu thốn nhưng họ
vẫn lạc quan, mạnh mẽ "sống" với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên: "Sống như sông như suối". Và
tác giả cũng đã sử dụng thành ngữ cùng biện pháp đối lập "lên thác" - "xuống ghềnh" để thể hiện một
cuộc sống lam lũ, vất vả chốn núi rừng. Đó chính là cách sống hiên ngang, bất khuất vượt lên mọi khó
khăn trong cuộc sống để khẳng định phẩm chất tốt đẹp của mình. Phải chăng những gian lao, thử thách và
những lần lên thác, xuống ghềnh chỉ là cơ hội cho người đồng mình thêm vững lòng, bền chí và tự tin vào
mình hơn. Cũng như cụ Phan Bội Châu đã từng nhận định rằng:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.
Không chỉ ở ý chị vượt khó, tinh thần lạc quan yêu đời dẫu bao khó khăn mà vẻ đẹp phẩm chất của người
đồng mình còn được thể hiện qua truyền thống tốt đẹp có tự bao đời:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Truyền thống ấy thật đáng tự hào biết bao, tuy “thô sơ da thịt”, ăn mặc giản dị, cuộc sống cũng đơn giản
không kém gì mà còn có phần thiếu thốn nhưng người đồng mình không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chị,
nghị lực và đặc biệt là khát vọng dựng xây quê hương. Phẩm chất tốt đẹp của người dân miền cao đã được
phác họa trong một tầm vóc kì vĩ, lớn lao hoàn toàn đối lập với vẻ ngoài "thô sơ da thịt". Cách nói hình
ảnh "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa làm nên truyền
thống của người miền núi, vừa là hình ảnh ẩn dụ diễn tả ý thức tự tôn, tinh thần đề cao, nâng tầm, làm
giàu đẹp mảnh đất quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình. Họ mang trong mình khát khao
mạnh mẽ trong việc khôi phục và phát triển quê hương. Tinh thần khát khao xây dựng cho quê hương của
người đồng mình đâu khác gì với lý tưởng sống cao đẹp của nhà thơ Lý Công Trứ khi xưa:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.”
Với thể thơ tự do,các động từ, tính từ đặc sắc, thành ngữ cùng những từ ngữ và hình ảnh giàu sức gợi
cảm. Giọng tâm tình ta thiết, nhà thơ người Tày đã ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, vượt
qua gian khó của mảnh đất quê hương và dân tộc mình. Từ đó nhắn nhủ người con phải biết sống mạnh
mẽ, vượt qua khó khăn và luôn tự hào về truyền thống quê hương.
Không riêng gì nhà thơ Y Phương viết về nét đẹp con người Việt Nam qua bài thơ "Nói với con" mà nhà
thơ Thanh Hải cũng đã từng khắc họa nét đẹp ấy qua khổ thơ 4, 5 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ":

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cảnh hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"


Bằng các điệp ngữ "Ta làm", "Dù là" cùng với hình ảnh ẩn dụ liệt kê: 'con chim" "cành hoa", "nốt trầm",
hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc", từ láy "xao xuyến", "lặng lẽ" tác giả đã cho chúng ta thấy được khao
khát sống cống hiến của nhà thơ xứ Huế, muốn được hiến dâng một phần công sức của mình cho đất
nước, cho dân tộc mà không cần đền đáp. Thanh Hải muốn khẳng định: dù tuổi xuân qua đi, dù sự sống
và cái chết liền kề, ông vẫn muốn hiến trọn "một mùa xuân nho nhỏ" của mình cho dân tộc. Qua đó, lột tả
được ước nguyện chân thành của nhà thơ với mong muốn cống hiến cho dân tộc. Cả hai đoạn thơ "Nói
với con" của Y Phương và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải đều được viết theo thể thơ tự do. Cả hai
đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc như ẩn dụ, điệp ngữ, liệt kê. Và đều được sáng tác cùng
một thời điểm đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam đó là tình cảm gia đình, tình phụ tử ấm áp,
tình yêu quê hương, khát vọng sống cống hiến cho quê hương. Nếu như nhà thơ Y Phương mượn lời nói
của người cha nói với con để thể hiện tình yêu quê hương đất nước thì nhà thơ Thanh Hải lại dùng ước
muốn cống hiến chân thành của mình để bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng chính là vẻ đẹp
của người dân Việt Nam ta tự bao đời nay.
Bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Y Phương đã giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn
đáng trân quý của người dân tộc miền núi, gợi nhắc về tình cảm gắn bó truyền thống, với quê hương và ý
chí vươn lên trong cuộc sống. Là một học sinh, để sau này không phụ những thế hệ đi trước đã truyền lửa
cho em, bản thân em sẽ cố gắng học tập thật tốt và tiếp lấy ngọn lửa ấy để có thể tiếp tục kế thừa và phát
huy những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc và nhắn nhủ cho các hậu thế mai sau làm điều
tương tự, để cho ngọn lửa tự hào mãi rực cháy trong con tim các thế hệ tương lai.

You might also like