Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Dành cho bậc đại học – không chuyên lý luận chính trị

1
BÀI 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI

Mục tiêu

2
KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới

3
BÀI 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá

1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa văn hoá
với các lĩnh vực khác

1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá

1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới
4
1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác

Hồ Chí Minh có 04 cách tiếp cận về văn hoá


Một là: Theo nghĩa rộng, là tổng hợp mọi
phương thức sinh hoạt của con người
Hai là: Theo nghĩa hẹp, là đời sống tinh thần
Quan niệm HCM của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
về văn hoá
Ba là: Theo nghĩa hẹp hơn, là trình độ học vấn
Bốn là: Theo phương thức sử dụng công cụ sinh
hoạt

5
1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác

Tháng 8 - 1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới
Thạch, Người viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
Quan niệm HCM nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về văn hoá về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn” 6
1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác

Quan niệm HCM về quan hệ giữa văn


hoá với các lĩnh vực khác

Quan hệ giữa văn hoá với chính trị

- Chính trị, xã hội được giải phóng


thì văn hóa mới được giải phóng.

- Chính trị giải phóng sẽ mở đường


cho văn hóa phát triển.
7
1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác

Quan niệm HCM về quan hệ giữa văn


hoá với các lĩnh vực khác

Quan hệ giữa văn hoá với kinh tế

- Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền


tảng cho việc xây dựng văn hóa.
-Kinh tế cũng phải có tính văn hóa.
-Văn hóa phải thấm sâu vào kinh tế.
8
1.1. Một số nhận thức chung về văn hoá và quan hệ giữa
văn hoá với các lĩnh vực khác

Quan niệm HCM về quan hệ giữa văn


hoá với các lĩnh vực khác

Quan hệ giữa văn hoá với xã hội

- Giải phóng xã hội từ đó văn hoá mới


có điều kiện phát triển
- Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy

9
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá

* Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng

- Mục tiêu của cách mạng là GPDT xây


dựng một xã hội phát triển cao về văn hóa.
-“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
-Văn hóa góp phần thúc đẩy sự ra đời của
xã hội mới
- Văn hóa tạo động lực thúc đẩy các dân tộc
đến với nhau.
- Văn hóa góp phần đào tạo con người mới.
10
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá

* Văn hóa là một mặt trận

Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là


chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh cách mạng.
- Coi mặt trận văn hóa có tầm quan trọng như
mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.
- Trong cuộc chiến văn hóa, người “nghệ sĩ là
chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí” đấu tranh.

11
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá

* Văn hóa phục vụ


quần chúng nhân dân
-Thực tiễn đời sống nhân dân là nguồn nhựa
sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn
nghệ sáng tác.
- Các văn nghệ sĩ phải hòa mình vào quần chúng.
-Tác phẩm phải kế thừa những tinh hoa văn hóa
dân tộc, mang được hơi thở thời đại, vừa phản
ánh chân thật trong đời sống…

12
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá
mới

* Trước Cách mạng


tháng Tám Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hoá dân tộc với
05 nội dung lớn
- Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường.
- Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho
quần chúng.
- Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến
phúc lợi của nhân dân.
- Xây dựng chính trị: dân quyền.
- Xây dựng kinh tế.
13
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá
mới

* Trong kháng chiến


chống Thực dân Pháp
Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định

Phương châm xây dựng nền văn hóa mới. Đó là


nền văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại
chúng

14
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá
mới

* Trong thời kỳ xây dựng


CNXH
Hồ Chí Minh chủ trương

Xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ
nghĩa và tính chất dân tộc

15
BÀI 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

2.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của cách
mạng

2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
cách mạng

2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng
đạo đức cách mạng
16
2.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của
cách mạng

- Đạo đức là biểu hiện lòng cao


thượng của con người.
- Đạo đức là gốc, là nền tảng của
người cách mạng
- Đạo đức là phẩm chất, là tâm trong
sáng của người cách mạng

17
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Trung với nước,


hiếu với dân:
- Theo nghĩa nho giáo:
“Trung với vua, hiếu với cha mẹ”,
phản ánh bổn phận của dân đối với vua,
con đối với cha mẹ.

18
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Trung với nước,


hiếu với dân: - Nội dung Trung với nước
+ Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của
cách mạng lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu
của cách mạng.
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước.

19
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Trung với nước, - Nội dung Hiếu với dân


hiếu với dân: + Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của
nhân dân.
+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức
vận động nhân dân cùng thực hiện tốt
đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
20
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư

Cần: Là lao động cần cù, siêng


năng, sáng tạo; lao động với
tinh thần tự lực cánh sinh,
không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm.

21
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư

Kiệm
- Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì
giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân,
của đất nước, của bản thân mình.
-Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn;
“Không xa sỉ, không hoang phí, không
bừa bãi,”
- Tiết kiệm khác với keo kiệt

22
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư

Liêm
- Là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của
công và của dân”.
- Phải trong sạch, không tham lam địa
vị, tiền của, danh tiếng.
- Không cậy quyền thế mà đục khoét,
ăn của dân, hoặc trộm của công làm
của riêng.
23
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư


Chính
-Là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.
- Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn
chịu khó học tập cầu tiến bộ.
- Đối với người, không nịnh hót người trên,
xem khinh người dưới; không dối trá, lừa
lọc.
- Đối với việc, để việc công lên trên việc tư,
làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, cố gắng
làm việc tốt cho dân cho nước. 24
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư

Chí công vô tư
- Là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến
mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì
nhân dân, vì lợi ích của cách mạng.
- “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”

25
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

* Thương yêu con người,


sống có tình nghĩa
- Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng
khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.
- Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác.
- Là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng
con người.
- Quan tâm chăm lo cuộc sống của con người.
- Tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Đấu tranh giải phóng con người một cách triệt để.
26
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng

* Tinh thần quốc tế


trong sáng
- Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô
sản đều là anh em.
- Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức, với nhân dân lao động các nước.
- Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam
với tất cả những người tiến bộ trên thế giới.

27
2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây
dựng đạo đức cách mạng

* Nói đi đôi với làm,


nêu gương về đạo đức - Nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng bậc
nhất trong xây dựng nền đạo đức mới.
- “Nói đi đôi với làm” nghĩa là “Nói thì phải làm”,
nói ít làm nhiều, thậm chí không nói mà vẫn làm.
- Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền
thống văn hóa phương Đông.
- Đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo
làm gương”.

28
2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây
dựng đạo đức cách mạng

* Xây đi đôi với chống


- Xây là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo
đức mới.
- Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo
đức, suy thoái đạo đức.
- Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết
hợp chặt chẽ giữa xây và chống.
-Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải
được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm
chất, những chuẩn mực đạo đức mới.
29
2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây
dựng đạo đức cách mạng

* Tu dưỡng đạo đức


suốt đời
- Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà
phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong
- Bác luôn quan tâm phải làm thế nào để mỗi người
tự nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách
mạng là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên
tục.

30
Tóm lại

Tư tưởng HCM về văn hoá, đạo đức


- Tư tưởng HCM về văn hoá
+ Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa
với các lĩnh vực khác
+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
+ Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
-Tư tưởng HCM về đạo đức
+ Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
cách mạng
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng
đạo đức cách mạng 31
Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Phân tích những yếu tố tác động đến việc xây dựng văn hóa, đạo
đức, con người Việt Nam hiện nay?

Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực,
nguyên tắc đạo đức cách mạng. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở
Việt Nam?

Câu 3: Nêu lên và phân tích những yêu cầu cơ bản đối với sinh viên hiện
nay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?

32

You might also like