Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/310411343

PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NHỮNG
ĐIỀU CẦN LÀM RÕ

Working Paper · November 2016


DOI: 10.13140/RG.2.2.31152.15369

CITATIONS READS

0 5,160

1 author:

Tuan Anh Le
Can Tho University
136 PUBLICATIONS 742 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Tuan Anh Le on 16 November 2016.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG: NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM RÕ
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN Ở ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG: NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM RÕ

V ăn bản phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển


điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến
năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh)
III (2.000 MW) đã được loại bỏ trong QHĐ VII Điều chỉnh.
Bên cạnh đó, ở Cà Mau còn có 2 dự án nhiệt điện (Cà
Mau I và Cà Mau II) nằm trong tổ hợp khí - điện - đạm với
đã được Thủ tướng Chính phủ1 ký thông qua ngày công suất ước tính mỗi nhà máy là 750 MW khi đốt khí;
18/3/2016. Theo Quy hoạch điện VII Điều chỉnh này, 669,8 MW khi đốt dầu DO.
đến năm 2020, nhiệt điện than sẽ có công suất khoảng
26.000 MW, sản xuất khoảng 131 tỷ kWh điện, chiếm Với quy mô phát triển công nghiệp năng lượng như vậy
49,3% điện sản xuất toàn quốc, tiêu thụ khoảng 63 triệu từ nay đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ trở thành một
tấn than. Đến năm 2030, tổng công suất điện than sẽ trong những khu vực có mật độ nhiệt điện cao so với
tăng lên đến khoảng 55.300 MW, sản xuất 304 tỷ kWh, cả nước. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL đều
chiếm 53,3% điện sản xuất toàn quốc và tiêu thụ 129 dùng nhiên liệu chính là than, một số ít dùng dầu DO
triệu tấn than mỗi năm. Đến giai đoạn này, Việt Nam sẽ hoặc khí đốt. Than hiện nay được cung cấp một phần từ
phải nhập khoảng 85 triệu tấn than/năm cho sản xuất các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh và tương lai gần các nhà
điện (xem bảng 1 ở phần phụ lục), gấp hai lần khả năng máy này sẽ sử dụng than nhập khẩu từ Úc, Indonesia,
cung cấp than trong nước (40 triệu tấn than/năm), vì hoặc Nga.
đến thời điểm này nguồn than ở Việt Nam đã dần cạn Trong các nguồn nhiên liệu hoá thạch dùng để phát
kiệt hoặc khó khai thác thương mại. điện, than được xem là loại chất đốt gây ô nhiễm không
Theo Quy hoạch này, một loạt các nhà máy nhiệt điện khí cao nhất, kể cả các chất thải rắn và lỏng phát sinh
than sẽ được xây dựng ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong quá trình sản xuất điện năng. Điều này đang dấy
(ĐBSCL). Dọc theo tuyến sông Hậu từ thành phố Cần lên nhiều quan ngại từ cộng đồng dân cư và các nhà
Thơ, xuống tỉnh Hậu Giang và tiếp ra đến cửa biển giữa khoa học, các tổ chức hoạt động về môi trường và xã
hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã và đang hình thành hội. Tuy nhiên, trên các diễn đàn báo chí, các cuộc hội
khoảng 15 nhà máy nhiệt điện (xem bảng 2 ở phần phụ thảo, toạ đàm và các trao đổi không chính thức gần đây,
lục). Ngoài các nhà máy dọc theo dòng sông Hậu ra đến xuất hiện một số quan điểm và phát biểu khẳng định sự
biển, ở ĐBSCL còn có các nhà máy nhiệt điện dự kiến lựa chọn nhiệt điện than là tất yếu không thể thay thế
được xây dựng ở Long An (Long An I và II, với công suất để trấn an cộng đồng. Tài liệu này sẽ tập trung phân tích
lắp đặt 1.200 MW/nhà máy) và Bạc Liêu (1.200 MW). Các và làm rõ các vấn đề liên quan tới 10 câu hỏi thường gặp
dự án nhiệt điện khác ở Kiên Lương, Kiên Giang (Kiên trong các thảo luận.
Lương I, II, III), Than An Giang (2.000 MW) và Sông Hậu

1
Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét
đến năm 2013. Quyết định số 428-QĐ-TTg ký ngày 18/3/2016.

1
1
Phải chọn nhiệt điện than,
như là cứu cánh cho an
ninh năng lượng quốc gia.

T heo định nghĩa, “cứu cánh” là mục đích hoặc là đích


đến cuối cùng2. Có lẽ người phát biểu câu này đã
hiểu không đúng về nghĩa của từ “cứu cánh”: không lẽ
tế năng lượng, bao gồm cả những giá trị tính được bằng
tiền và không tính được bằng tiền. Ngoài ra, hệ thống
cung ứng điện phải có khả năng ứng phó và phục hồi
mục đích hay đích cuối cùng cho an ninh năng lượng khi có những sự cố phát sinh do tình huống khẩn cấp từ
ở Việt Nam là phải đi đến xây dựng các nhà máy nhiệt các biến động có thể dự đoán hoặc ngoài tầm dự đoán
điện than?! liên quan đến khủng hoảng kinh tế và chính trị bên
trong và bên ngoài quốc gia.
Con người có thể tạo ra điện từ nhiều nguồn năng lượng
khác nhau, có thể là thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, Nếu trên 50% nguồn năng lượng cung ứng cho một hệ
quang điện, điện hạt nhân, định sinh khối, điện sóng thống điện quốc gia phải nhập từ bên ngoài, nghĩa là
biển,... Vấn đề là xem xét và tận dụng các nguồn tạo ra chúng ta sẽ rơi vào thế lệ thuộc vào bên ngoài và chịu
điện phù hợp với giá thành chấp nhận được mà không nhiều rủi ro. Khi nguồn cung bên ngoài gặp sự cố như
gây nhiều tổn hại lâu dài cho môi sinh và sức khoẻ cộng rủi ro thiên tai, tai nạn, xung đột vũ trang, phá hoại, thay
đồng. Nếu chỉ dựa vào yếu tố giá thành sản xuất điện đổi chính sách, hoặc đình công ở các mỏ than thì an
để chọn lựa thì nhiệt điện than chưa hẳn là rẻ. Cần chú ninh năng lượng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp (Hộp 1). Việc
trọng đến yếu tố an toàn và bền vững trên nhiều khía vận chuyển than từ một đất nước xa xôi đến nơi đặt nhà
cạnh khác nhau. máy, chủ yếu bằng đường biển, sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro. Ngoài ra, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn và tồn đọng tro
Khái niệm an ninh năng lượng3 phải được hiểu theo xỉ có thể gây nên những bức xúc trong cộng đồng địa
nghĩa rộng và mở theo hướng toàn diện. An ninh năng phương sẽ là những yếu tố tiềm ẩn cho các phản kháng,
lượng phải bao gồm chuỗi các hoạt động từ nguồn biểu tình, chống đối,... tạo nên những bất ổn liên quan
cung nguyên liệu, lắp đặt nhà máy và thiết bị sản xuất đến an ninh xã hội (Hộp 2), hoặc giảm sút tính cạnh
điện, vận hành nhà máy, hệ thống truyền tải điện đến tranh trong phát triển kinh tế, hoạt động du lịch, bảo
nơi tiêu thụ cuối cùng4. Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất tồn các giá trị văn hoá, ... Lưu ý là một số nhà máy nhiệt
điện phải an toàn, không gây nhiều ô nhiễm, suy thoái điện than hiện nay tại Việt Nam đang được thiết kế công
môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, gây nghệ, cung cấp thiết bị và cả thi công lắp đặt từ Trung
bất ổn xã hội và phải xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh Quốc. Liệu có lường hết các rủi ro khi Trung Quốc “chơi

2
http://soi.today/?p=185426
3
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) định nghĩa an ninh năng lượng là khả năng liên tục các nguồn năng lượng với một giá cả khả
dĩ. An ninh năng lượng có nhiều khía cạnh: an ninh năng lượng dài hạn chủ yếu liên quan với các khoản đầu tư kịp thời để cung cấp
năng lượng phù hợp với sự phát triển kinh tế và môi trường. Mặt khác, an ninh năng lượng ngắn hạn tập trung vào khả năng của hệ
thống năng lượng để phản ứng kịp thời với những thay đổi đột ngột trong sự cân bằng cung cầu.

Xem thêm tại: http://www.iea.org/topics/energysecurity/subtopics/whatisenergysecurity/


4
Nguyễn Anh Tuấn (2011). Một số giải pháp về an ninh năng lượng Việt Nam. Viện Năng lượng - - Bộ Công thương. Xem thêm tại:
http://ievn.com.vn/tin-tuc/Mot-so-giai-phap-ve-an-ninh-nang-luong-Viet-Nam-1-632.aspx

2
bẩn” như tăng giá đột ngột hoặc ngưng cung cấp thiết bị thuận nhập với giá bao nhiêu, tất cả đều là ẩn số và chứa
thay thế với các nhà máy này? đựng nhiều bất trắc.
An ninh năng lượng phải gắn với các an ninh khác như Nguồn than ở Việt Nam chủ yếu là than anthracite ở
an ninh nguồn nước, an ninh môi trường, an ninh lương Quảng Ninh, than nâu vùng đồng bằng phía Bắc ở độ
thực, an ninh chính trị, ... nếu không, tính bền vững của sâu 600 - 2.000 m dưới đất, khó khai thác. Tương lai, khi
an ninh năng lượng sẽ không bảo đảm vì tiềm ẩn nhiều nguồn than trong nước cạn kiệt, phải nhập than từ nước
rủi ro5. ngoài như ở Indonesia và Úc, chủ yếu là than bitum. Với
loại than bitum, các nhà máy trong nước phải điều chỉnh
Thực tế, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một hợp đồng quy trình đốt và phát điện.
dài hạn nào để nhập khẩu than cho tương lai vì vẫn chưa
xác định nguồn nhập khẩu than từ nước nào, sẽ thoả

Hộp 1: Ukraine và “cuộc chiến than đá” với Nga và Donbass Hộp 2: Người dân phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân

Ukraine là quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung ứng than Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy
từ Nga và Donbass để vận hành các nhà máy nhiệt điện. Phong, tỉnh Bình Thuận) gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công
Năm 2014, khi xảy ra mâu thuẫn, Nga và Donbass đã tạo suất 622 MW. Nhà máy do chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực
ra “cuộc chiến than đá” với Ukraine khiến 40% nguồn năng VN (EVN) xây dựng, với sự thi công của Tập đoàn Điện khí
lượng của nước này bị cắt. Chính phủ Ukraine buộc phải Thượng Hải - Trung Quốc (SEC). Hoạt động của nhà máy xả
mua than đá giá cao từ Nam Phi để bù cho sự thiếu hụt này khói bụi gây ô nhiễm, mỗi ngày thải ra 4.400 tấn tro và xỉ
khiến Ukraine bị thiệt hại 600 triệu USD. Xem thêm: than, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân,
sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản khu vực, khiến người
War in Eastern Ukraine Causing Coal Shortages, Electri- dân bức xúc, phản đối khiến rối loạn giao thông ở Quốc lộ
cal Blackouts by John C. K. Daly (Eurasia Daily Monitor Vol. 1 (tháng 4/2015).
12, Iss. 12, Jan. 21, 2015). https://jamestown.org/program/
war-in-eastern-ukraine-causing-coal-shortages-electrical- Xem thêm: Dân chặn xe trên QL1 phản đối nhà máy điện
blackouts/ gây ô nhiễm
Nguyễn Nam (Tuổi Trẻ Online, 14/04/2015)
Ukraine faces ‘unprecedented’ energy crisis by James http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150414/dan-chan-xe-
Crisp (EurActiv.com, Apr 14, 2015) tren-ql1-phan-doi-nha-may-dien-gay-o-nhiem/733994.html
https://www.euractiv.com/section/europe-s-east/news/
ukraine-faces-unprecedented-energy-crisis/

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận

5
Phạm Huyền (2015). Nhiệt điện lâm nguy, EVN cầm cự 15 ngày. Xem thêm tại: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/nhiet-dien-
lam-nguy-evn-cam-cu-15-ngay-253846.html

3
2
Chọn nhiệt điện than vì giá thành
sản xuất rẻ hơn các nguồn điện
khác, nhất là so sánh với điện từ
năng lượng tái tạo.

C ần đánh giá lại lập luận này, vì có nhiều chứng cớ cho


thấy là giá thành nhiệt điện than không hề rẻ, nếu
không muốn nói là khá đắt! Nhiệt điện than tính theo
Nhiều ý kiến cho rằng giá thành điện từ năng lượng tái
tạo không thể rẻ hơn điện than. Thực tế, giá điện gió
hiện hành là 7,8 US$ cent/kWh và điện mặt trời quy mô
giá bán sản phẩm điện hiện nay là giá không thật, có lớn hiện nay là 11,2 US$ cent/kWh và điện mặt trời lắp
nhiều yếu tố “bao cấp”, như kiểm soát giá nhiên liệu (ví trên mái nhà là 15 US$ cent/kWh (theo đề xuất của Bộ
dụ như than và khí đốt), được chỉ đạo theo phê duyệt Công Thương trình Chính phủ)11. Tuy nhiên, một số quốc
từ Nhà nước, không bao hàm giá cả thị trường tự do. Bộ gia khác nhờ chính sách đầu tư hiệu quả vào năng lượng
Công Thương6 có kế hoạch sẽ điều chỉnh giá điện theo tái tạo, giá điện “xanh” đang rẻ hơn rất nhiều. Năm 2015,
giá thị trường từ đầu năm 2016. Việc tính giá sản xuất Công ty điện Enel Green đã ký một hợp đồng bán điện
từ nhiệt điện than cũng đã bỏ qua chi phí môi trường, mặt trời cho Mexico với giá 3,6 US$ cent/kWh và giá 3
sức khoẻ người dân và tác động tiêu cực gián tiếp lên xã US$ cent/kWh ở Morroco. Ở Dubai (Các tiểu Vương quốc
hội. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trợ giá cho Ả rập Thống nhất)12 giá điện mặt trời chỉ có 2,99 US$ cent/
các nhiên liệu hóa thạch đã chiếm 2,93 tỷ USD năm 2012 kWh. Nếu so với giá điện mặt trời năm 2014 ở Mỹ là 5 US
(2,8% GDP của Việt Nam)7. US$ cent/kWh thì chỉ sau 16 tháng, dự án điện 800 MW
ở Dubai năm 2015 đã làm giá điện mặt trời ở đây giảm
Các nhà máy nhiệt điện than như ở Mạo Khê, Quảng xuống 50%. Nếu đưa giá xã hội liên quan đến carbon vào
Ninh có giá bán điện ra thị trường từ 5,5 - 6.2 US$ cent/ và so sánh lợi ích khi giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính
kWh. Khi lắp đặt các nhà máy nhiệt điện than tại ĐBSCL và các phí tổn phải trả trong tương lai theo tính toán của
và phải nhập khẩu than trong tương lai gần thì giá điện Sundqvist and Soderholm (2002) thì giá điện than trung
ra thị trường sẽ là 8,3 US$ cent/kWh (GreenID8, 2015; bình có thể lên đến 18,75 US$ cent/kWh, trong khi điện
UNDP9, 2016), xem Bảng 3 ở phần phụ lục. Nếu áp dụng gió xuống còn 0,41 US$ cent/kWh và điện mặt trời là 1,12
thuế carbon từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch (từ 5 - 10 US$ cent/kWh (xem bảng 4 ở phần phụ lục).
USD/tấn) thì giá điện than còn cao hơn nữa, lên đến hơn
10 US$ cent/kWh. Cách tính giá này đều không xét đến Nếu chấp nhận duy trì chủ trương điện than để có giá
chi phí môi trường và xã hội, cộng vào sẽ rất lớn. Ngoài ra rẻ và xem việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ làm giá
những điều kiện cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu than điện cao hơn thì giống như việc so sánh ăn thức ăn bẩn
như cảng biển, trục giao thông để chuyển than đến nhà với giá rẻ (đồng nghĩa với chấp nhận bệnh tật) với thực
máy... vẫn chưa xác định rõ. Chi phí đầu tư những hạng phẩm sạch với giá cao hơn (và an toàn cho sức khoẻ).
mục này vẫn chưa rõ từ đâu10.

6
Bộ trường Bộ Công Thương tuyên bố: “Đầu 2016, sẽ có điều chỉnh cần thiết về giá điện, để thực hiện đúng lộ trình tăng giá điện
theo thị trường” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015 (VBF), ngày 09/6/2015. Xem thêm: http://www.tienphong.
vn/kinh-te/sap-dieu-chinh-gia-dien-theo-thi-truong-870375.tpo
7
Đinh Thị Thuỳ Dương (2015). Ngành phát điện Việt Nam. Báo cáo của Viet Capital Securities, 54p, trích trang 6. Available online
at: https://www.bsc.com.vn/Pages/DownloadReport.aspx?ReportID=872262
8
GreenID (2015). Fiscal policies on fossil fuel coal and coal fired power plants in Vietnam. Report by Green Innovation and Develop-
ment Centre for UNDP-Viet Nam. Hà Nội, 6 tháng 7 năm 2015. 70p.
9
UNDP (2016). Greening the Power Mix: Policies for Expanding Solar Photovoltaic Electricity in Vietnam. 53p.
10
Trần Thủy (2016). Việt Nam thiếu điện: Giá điện lại tăng? Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/viet-nam-
thieu-dien-gia-dien-lai-tang-323420.html
11
http://baodautu.vn/chinh-phu-xem-xet-co-che-khuyen-khich-du-an-dien-mat-troi-d46965.html
12
https://electrek.co/2016/05/02/price-solar-power-fell-50-16-months-dubai-0299kwh/
13
Sundqvist, T., and P. Soderholm (2002). Valuing the environmental impacts of electricity Generation: A critical Survey. Journal
of Energy Literature 8(2): 3–41.

4
3
Nguồn thuỷ điện ở Việt Nam (chiếm tỉ lệ lớn
trong cơ cấu nguồn điện quốc gia) phải chịu tác
động do biến đổi khí hậu nên phải có nhiệt điện
than bù đắp các thiệt hại và thiếu hụt khi lượng
mưa - dòng chảy lưu vực thay đổi thất thường.

B iến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
thuỷ điện do quy luật mưa thay đổi bất thường, làm
gia tăng mức độ khô hạn, lũ lụt cực đoan khiến nguồn
đều rất dồi dào ở ĐBSCL và chưa có điều kiện đầu tư khai
thác đáng kể.

nước cung cấp cho nhà máy thuỷ điện trở nên bấp bênh. Các mô hình toán học phỏng đoán biến đổi khí hậu theo
Tuy nhiên, thay thế sự thiếu hụt hoặc giảm hiệu quả của các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau, do các
thuỷ điện bằng nguồn nhiệt điện thì vấn đề chẳng những nhà khoa học trong và ngoài nước độc lập thực hiện,
không được giải quyết căn cơ mà còn gánh thêm rủi ro. đều dẫn đến một kết quả là bức xạ mặt trời và nhiệt độ
Thời tiết khô nóng khiến các quá trình giải nhiệt nhà không khí gia tăng trung bình gần 2oC trong khoảng 1-2
máy khó khăn hơn, gió mạnh và đổi hướng bất thường thập niên tới. Mô hình PRECIS cho vùng ĐBSCL khẳng
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát tán tro bụi đi định mùa nắng dự đoán là sẽ kéo dài hơn vào khoảng 2
xa hơn và những trận mưa bất thường làm khả năng tạo tuần lễ, nghĩa là mùa khô trong năm có thể là 7,5 tháng.
mưa acid đi xa và rộng hơn, đặc biệt vào mùa khô. Số ngày có nhiệt độ nóng trên 35oC sẽ tăng từ 150 - 180
ngày/năm như hiện nay có thể lên đến 180 - 210 ngày/
Các yếu tố khí hậu như sự gia tăng nhiệt độ đáng kể, năm. Điều này có thể là điều kiện rất tốt cho khai thác
mùa nắng có khuynh hướng kéo dài hơn, thời gian của
mùa mưa bị rút ngắn lại, nước biển dâng và sóng biển
mạnh hơn, gió mùa Tây Nam và Đông Bắc sẽ mạnh dần
lên trong tương lai,... nếu xét cho kỹ, đôi khi lại là một
lợi thế cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo nếu
chúng ta biết tận dụng những yếu tố thay đổi có vẻ như
là “nguy cơ” này trở thành các lợi thế. Vùng ĐBSCL nằm
cận kề vùng xích đạo của Trái đất, là nơi có khí hậu gió
mùa, nóng và ẩm, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa kéo dài
trung bình 5 tháng và mùa khô là bảy tháng còn lại. Mỗi
năm vùng Đồng bằng nhận trung bình 2.200 - 2.500 giờ
nắng, với năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày
là 4,3 - 4,9 kWh/m2.ngày như một tiềm năng rất tốt cho
việc khai thác năng lượng ánh sáng.14 Nguồn chiếu sáng
này rất ổn định ở mức hơn 90% số ngày trong năm đều
Điện gió tỉnh Bạc Liêu
nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các
tấm thu năng lượng mặt trời. Vùng Đồng bằng là khu vực điện mặt trời, giúp gia tăng hiệu quả khai thác khiến giá
bán đảo thấp và phẳng, giáp mặt cả biển về phía Đông, thành điện sẽ rẻ hơn. Tốc độ gió của các tháng trong
phía Nam và phía Tây Nam với đường bờ biển và các hải năm từ 2020 - 2050 trung bình sẽ gia tăng từ 10 - 20%
đảo có tổng chiều dài xấp xỉ 700 km và vùng đặc quyền so với hiện nay. Năng lượng sóng biển sẽ gia tăng tương
kinh tế biển rộng đến 360.000 km2, rộng gấp 10 lần diện ứng với mức gia tăng tốc độ gió. Như vậy, nếu đầu tư xây
tích đất liền nội địa. Với thuận lợi về mặt địa hình như vậy dựng các nhà máy điện gió gần bờ và cả xa bờ, nguồn
và với điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 5,5 - 6,0 cung ứng động lực cho các turbine gió ngày càng dồi
m/s ở độ cao 80 m (chiều cao các cột điện gió hiện đã lắp dào.
đặt ở Bạc Liêu) thì tiềm năng khai thác năng lượng gió
ven bờ biển có thể đạt từ 1.200 - 1.500 MW. Năng lượng
sóng biển, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối

14
CIEMAT and MoIT (2015). Maps of Solar Resource and Potential in Vietnam. Ha Noi: CIEMAT, CENER & IDAE with support from
AECER in collaboration with GDE/MoIT. Available online at: http://bit.ly/1Q0FEhb
5
4
Quy hoạch, kế hoạch bố trí chuỗi 14-15 nhà máy
nhiệt điện than ở ĐBSCL là trên cơ sở xem xét
đây là vùng kinh tế trọng điểm nên có nhu cầu
sử dụng điện gia tăng.

Đ BSCL có lợi thế là vùng trọng điểm phát triển kinh


tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây
là vùng kinh tế “ít sử dụng điện” vì đây là khu vực sản
Vùng ĐBSCL có đặc điểm sản xuất kinh tế nông lâm ngư
khác với những khu vực sản xuất công nghiệp và dịch
vụ khác như vùng kinh tế trung tâm quanh Hà Nội, vùng
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước. miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, Sông Bé, Đồng Nai) và
Ngoài ra, vùng ĐBSCL là vùng có đặc điểm đa dạng sinh vùng phụ cận thành phố Sài Gòn. Những vùng này là nơi
học cao, nơi có nhiều khu đất ngập nước Ramsar, khu dự tập trung các cơ sở nhà máy chế biến, lắp ráp công ng-
trữ sinh quyển, các Vườn Quốc gia nên rất nhạy cảm với hiệp và dịch vụ đô thị nên có nhu cầu sử dụng điện cao.
ô nhiễm không khí, nguồn nước. Các hoạt động du lịch Việc truyền tải điện từ các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL đi
sinh thái ở những nơi này đều không có nhu cầu sử dụng đến các nơi tiêu thụ điện cao ở miền Đông chẳng hạn sẽ
điện cao. Tiêu thụ điện sinh hoạt ở ĐBSCL cũng thấp do gia tăng tổn thất trên đường dẫn và chi phí lắp đặt, bảo
phần đông người dân có thu nhập thấp và sống ở vùng dưỡng hệ thống truyền tải và phân phối.
nông thôn (trên 70% dân số).

5
T
Các dự án điện than sẽ giúp tạo thêm công ăn -
việc làm và gia tăng chỉ tiêu GDP cho quốc gia
và địa phương ở ĐBSCL?

rong các báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của
các dự án điện than đều ráng nhấn mạnh các lợi
tôm cá không có cơ hội sản xuất. Các hoạt động du lịch
sinh thái ven sông, ven biển bị thu hẹp và đe doạ lụi tàn.
ích cho cộng đồng như tạo thêm công ăn việc làm cho Một số nơi xa hơn, các nghề truyền thống của người dân
người dân khu vực, tài trợ cho một số hoạt động xã hội, địa phương như làm muối, chế biến nông hải sản, nuôi
đóng thuế cho chính quyền địa phương để giúp tăng chỉ tôm cá, dịch vụ nông thôn cũng điêu đứng vì hoạt động
tiêu thu hút đầu tư, tăng GDP cho tỉnh và quốc gia... Tuy xả thải của nhà máy. Trong khi đó nhiều nhà máy nhiệt
nhiên, thực tế không đúng như vậy mà ngược lại. điện than lại hợp đồng với các công ty Trung Quốc để sử
dụng lao động từ Trung Quốc tạo nên những nguy cơ
Tại các khu công nghiệp điện than, trước tiên người dân tiềm ẩn về an ninh khác. Việc đóng góp thêm cho ngân
sở tại bị mất đất sản xuất và cư trú phải di dời vào các sách địa phương không thể nào bù được những mất mát
vùng tập trung chật hẹp và khó sống khác. Nhiều nơi chi sinh kế và tổn hại sức khoẻ của cộng đồng người dân và
phí đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa rất thấp, không thể cả chính cán bộ chính quyền địa phương.
tái tạo khả năng sản xuất và điều kiện sống cho người
dân bị ảnh hưởng. Lời hứa tạo thêm công ăn việc làm
chẳng qua là những công việc lao động tay chân mang
tính thời vụ ở công trường xây dựng, đôi khi chỉ là ăn
lương công nhật qua những cai thầu nhỏ, không có bảo
hiểm sức khoẻ, xã hội. Chủ đầu tư luôn lấy cớ là thanh
niên nông thôn không có tay nghề, trình độ nên không
được tuyển dụng. Người lớn tuổi cũng không được chọn
trong khi nghề nghiệp chính của họ là làm ruộng, nuôi

6
6
Việc bố trí 14 nhà máy nhiệt điện than tập trung
ở ĐBSCL còn 1 lý do khác nữa là đất đai ở đây còn
rẻ và chi phí đền bù mất đất cho người dân tại chỗ
không đáng kể nếu so với các khu vực khác ở đồng
bằng miền Bắc, duyên hải miền Trung và miền
Đông Nam bộ?

T hực tế, giá đất đai và quy định cho việc đền bù cho
người dân ở ĐBSCL còn khá thấp so với các vùng
đất khác nhưng cần phải xem xét các yếu tố khác. Thứ
nhiệt điện ở ĐBSCL và thứ ba là các nhà máy nhiệt điện
xây dựng gần bờ biển bị nguy cơ hư hỏng do xâm thực
biển rất cao, từ nguyên nhân biến đổi khí hậu đến kết
nhất, đây là vùng nhạy cảm về hệ sinh thái tự nhiên và cấu công trình vùng xói lở.
nơi đất đai màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ
sản. Làm thu hẹp các diện tích này sẽ trực tiếp đánh vào Một ví dụ điển hình 14, 15 : Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải
an ninh lương thực và xã hội của đất nước. Thứ hai về 1 ở Trà Vinh, khi xây dựng phải hút cát ven biển để đắp
mặt địa chất và nền móng, vùng châu thổ phía Nam này nền cho nhà máy với khối lượng khổng lồ là 26 triệu m3
hình thành do phù sa bồi tụ nên có kết cấu đất rất yếu. cát. Việc làm rút cát ven biển này, cộng thêm diễn biến
Thi công các nhà máy công nghiệp nặng lên vùng địa của biến đổi khí hậu, đã khiến tình trạng sạt lở ven biển
chất yếu sẽ rất tốn kém chi phí nền móng công trình và Trà Vinh thêm mãnh liệt, nhất là đoạn nhà máy và kéo
khối lượng cát đá san lấp rất lớn. Chi phí này cao hơn dài cả 14 km đường bờ biển chung quanh. Hệ quả là
rất nhiều so với tiền đền bù đất đai nếu so với làm công tỉnh Trà Vinh phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để làm kè gia
trình ở những vùng khác có cấu trúc địa chất cứng chắc cố đường bờ để đối phó với xâm thực biển đang xảy ra,
hơn và nguồn vật liệu xây dựng gần hơn. nhưng chỉ là những giải pháp tạm thời.

Trong Quy hoạch điện VII Điều chỉnh không có đánh giá
yếu tố địa chất công trình khi bố trí cụm các nhà máy

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

15
Lê Xuân Roanh, Phạm Văn Lập ( ). Phân tích nguyên nhân sự cố vỡ đê bao công trình nhiệt điện Trà Vinh. Tạp chí Khoa Học
Kỹ Thuật Thủy Lợi Và Môi Trường - SỐ 44 (3/2014), pp.23-27.
16
Sáu Nghệ (2014). Ba Động đâu rồi? - Bài cuối: Vì đâu nên nỗi? Xem thêm tại: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ba-dong-dau-
roi-bai-cuoi-vi-dau-nen-noi-688281.tpo

7
7
Các cảnh báo, dự báo ô nhiễm không khí, gây
bệnh tật, chết người từ các công cụ mô hình
tính toán từ nước ngoài, có vẻ như được “thổi
phồng”, gây tâm lý sợ hãi, chưa được kiểm
chứng ở Việt Nam?

T heo kết quả một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa
học từ Đại học Harvard, Hoa kỳ (2015)16 dựa vào QH
điện VII thì sự hiện diện các hạt PM 2.5 ô nhiễm từ nhiệt
gây tâm lý sợ hãi. Quan ngại trước những nguy cơ là một
thái độ đúng đắn, giúp ta thận trọng xem xét mọi khía
cạnh vấn đề một cách khoa học để cân nhắc trước khi ra
than tại Việt Nam đã gây ra khoảng 4.300 cái chết yểu những quyết định gây “hối tiếc” về sau.
trong năm 2011. Báo cáo nhấn mạnh, dự báo đến năm
2030, con số tử vong do nhiệt điện than ở Việt Nam hằng Thực tế về mặt khoa học, vẫn chưa có nhà đầu tư nhiệt
năm có thể sẽ lên đến 25.000 người, nếu tất cả các nhà điện, các nhà quản lý công nghiệp năng lượng hay ngành
máy trong quy hoạch điện VII được xây dựng. y tế nào phản biện hay phản bác chính thức kết quả này.
Nhiệm vụ chứng minh một cách minh bạch, không làm
Tại Mỹ, tổ chức Clean Air Task Force (CATF) đã tiến hành hại hay gây tác hại không đáng kể phải từ chủ nhà máy
nhiều nghiên cứu về tác động sức khỏe do ô nhiễm nhiệt điện than.
không khí từ nhiệt điện than. Nghiên cứu chỉ ra rằng
nhiệt điện than là nguyên nhân dẫn tới 13.000 ca tử Chúng ta đã có những thông tin chính thống về mức độ
vong hàng năm tại Mỹ.17 ô nhiễm, những “làng ung thư” ở Trung Quốc20, Ấn Độ
và nhiều nơi có phát triển nhiệt điện than. Đây cũng là
Một nghiên cứu tương tự do Boston-based Health Effects những minh chứng thực tế.21
Institute (HEI) hợp tác với các nhà khoa học từ các trường
Đại học của Trung Quốc (như Tsinghua University in Bei-
jing) và Ấn Độ cũng kết luận18 về nguy cơ các hạt PM2.5
chủ yếu do nhiệt điện than đã gây ra 366.000 ca chết yểu
ở Trung Quốc trong năm 2013. Xem thêm chi tiết ở báo
cáo của nhóm Shannon Koplitz et al., (2015)19 tại Interna-
tional Symposium on Climate Change and Coal.
Kết quả này thật sự gây “shock” cho nhiều người quan
tâm đến môi trường và xã hội ở trong nước. Một số người
tỏ ra nghi ngờ, cho rằng kết quả đã được thổi phồng,

17
Koplitz, S.N., Jacob, D.J., Myllyvirta, L., Sulprizio, M.P., and Reid, C., (2015). Burden of disease from rising coal emissions in South-
east Asia: Preliminary Findings. Báo cáo kỹ thuật đang được sử dụng để chuẩn bị cho công bố báo cáo khoa học.
18
http://www.catf.us/resources/publications/files/The_Toll_from_Coal.pdf
Meng Meng and Beijing Newsroom (2016). India air pollution death rate to outpace China: researcher. Reuters: Global Energy
19

News, 18 tháng 8 năm 2016. Xem thêm tại: http://www.reuters.com/article/us-china-coal-india-idUSKCN10T19Y


20
Shannon Koplitz, Daniel Jacob, Lauri Myllyvirta, Melissa Sulprizio (2015). Burden of disease from rising coal emissions in Asia. Đại
học Harvard và Greenpeace International. Trình bày tại Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu và Than, Nhật Bản, 29 tháng 5 năm
2015. Xem thêm tại: http://acmg.seas.harvard.edu/presentations/2015/koplitz_japan_symposium_20150529.pdf
21
Diệp Vũ (2015). 10 thành phố Trung Quốc cùng báo động đỏ ô nhiễm. http://vneconomy.vn/the-gioi/10-thanh-pho-trung-quoc-
cung-bao-dong-do-o-nhiem-20151224123242915.htm
22
Erica Burt, Peter Orris, Susan Buchanan (2013). Scientific Evidence of Health Effects from Coal Use in Energy Generation. University
of Illinois at Chicago School of Public Health Chicago, Illinois, USA. Xem thêm tại: https://noharm.org/sites/default/files/lib/
downloads/climate/Coal_Literature_Review_2.pdf

8
8
Hiện nay đã có những công nghệ mới
trong nhiệt điện than có thể áp dụng để
giảm thiểu đáng kể ô nhiễm không khí,
nước thải, tro bụi và xỉ than từ nhà máy?

D o những áp lực phải gia tăng hiệu suất phát điện, tiết
kiệm chi phí nhiên liệu và giảm thiểu các tác động
gây ô nhiễm môi trường, các nhà đầu tư và cung cấp tài
chính cho nhiệt điện than đã đưa ra các giải pháp công
nghệ mới gọi là “than sạch” và ứng dụng các thiết bị xử lý
môi trường khử bụi, khử S02, NOx… Một số công nghệ
về nhiệt điện than đã được đề xuất và áp dụng như đốt
than tầng sôi tuần hoàn, đốt than tầng sôi áp lực, khí hóa
than. Ở Đức, còn giới thiệu công nghệ chôn carbon từ
nhà máy nhiện điện than xuống sâu trong lòng đất. Các
chất thải khác như tro xỉ được đề xuất như chất phụ gia
trong sản xuất xi măng, bê tông, vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ này đều rất đắt đỏ, áp
dụng phức tạp, khó thương mại. Gần đây nhất vào ngày
14/11/2016 tại COP22, Kiko Network (Nhật Bản) đã công
bố kết quả nghiên cứu về công nghệ hiện đại nhất của
nhà máy nhiệt điện than - Chu trình hỗn hợp khí hóa tích
hợp (IGCC). Nghiên cứu chỉ rằng công nghệ này không
thể giúp giảm phát thải triệt để và chi phí của nó quá
đắt. Cụ thể, công nghệ này chỉ có thể giảm mức phát
thải nhiều hơn 20% so với công nghệ đốt than phun
truyền thống. Trong khi đó chi phí lại đắt hơn 35%. Theo
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) chi phí xây dựng
một nhà máy điện than IGCC sẽ là 4,4 tỷ USD/GW.22
Ngoài ra, để áp dụng những công nghệ này, khi tăng
nhiệt độ và áp suất, lò hơi phải sử dụng kim loại chịu
nhiệt đặc biệt có chi phí cao. Thực tế, khả năng gây ô
nhiễm dù có giảm thiểu nhưng nguy cơ vẫn khá cao và
không thể khắc phục hoàn toàn. Theo ý kiến của một
chuyên gia Mỹ, Bruce C. Buckheit23 thì lò hơi loại siêu tới
hạn hay trên siêu tới hạn cũng chỉ có thể làm tăng tối
đa được 10% hiệu suất, đồng nghĩa với giảm cao nhất là
10% ô nhiễm. Ngoài ra, khi áp dụng những công nghệ
mới này, chi phí đầu tư sản xuất điện cao nên các nhà
máy chưa có sự ưu đãi từ phía chính phủ. Lũ bùn xỉ than tại Quảng Ninh, tháng 8 năm 2015

23
Kiko Network. (2016). Universal failure: How IGCC coal plants waste money and emissions.
24
Bruce C. Buckheit. (2014). Coal fired power plants: controls, economics, alternatives. Tập huấn: Giá năng lượng và chi phí giá
thành điện than ở Việt Nam, Hanoi.

9
9 Thế giới vẫn phát triển điện than,
tại sao ta lại không?

T hông tin tham khảo về các quốc gia sử dụng than


có thể tìm dễ dàng trên Internet24 . Tuy nhiên, từ
năm 2014 đến nay, nhiều quốc gia có chủ trương giảm
nhằm giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng
hơn 2oC thì điều kiện bắt buộc là không một nhà máy
nhiệt điện than mới nào được xây dựng. Chính phủ Việt
dần hoặc chấm dứt phát triển các nhà máy nhiệt điện Nam30, trong Hội nghị COP21, cũng đã cam kết giảm phát
than. Tại Mỹ, nhiệt điện than đã giảm từ 50% vào năm thải khí nhà kính 8% đến năm 2030 và con số này có thể
2006 xuống dưới 30% năm 2016. Chính phủ Mỹ25 đã lên đến 25% nếu có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Phát
quyết định đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện than triển nhiều nhà máy điện than là đi ngược với cam kết
toàn quốc từ 2009 - 2022. Tính tới tháng 12/2015, đã có quốc tế của Việt Nam trước đó.
189/236 nhà máy điện than bị hủy bỏ26. Tiến trình đóng
cửa nhà máy điện than ở Mỹ có thể nhanh hơn kế hoạch
và không dự kiến khôi phục loại hình phát điện gây ô
nhiễm này. Nhiệt điện than của Trung Quốc không tăng
không giảm27 trong 2 năm 2013 và 2014. Theo cơ quan
Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)28, lượng than tiêu thụ của
Trung Quốc giảm từ năm 2012. Trong thời gian tới, nhiệt
điện đốt than ở Trung Quốc được dự báo cũng sẽ giảm
nhất là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
đang chậm lại và tình trạng ô nhiễm không khí tại các
thành phố lớn ở nước này đang trở nên rất nghiêm trọng.
Gần đây chính phủ Trung Quốc đã quyết định dừng xây
dựng 30 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất
17GW29.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiệt điện than vẫn đang tiếp
tục gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là từ năm 2009 trở
lại đây. Theo Hội nghị các bên tham gia Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris:
nếu muốn đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính GHG

25
Ailun, Yang, and Yiyun Cui. (2012). Global Coal Risk Assessment: Data Analysis and Market Research. WRI Working Paper. World
Resources Institute, Washington DC. Xem thêm tại: http://pdf.wri.org/global_coal_risk_assessment.pdf
26
https://www.eia.gov/tools/faqs/faq.cfm?id=427&t=3
http://futurism.com/energy-expert-coal-will-never-recover/
27
http://www.sourcewatch.org/index.php/What_happened_to_the_151_proposed_coal_plants%3F
GreenPeace. (2016). China starts cancelling under-construction coal plants. Xem thêm tại: https://energydesk.greenpeace.
28, 30

org/2016/10/21/china-coal-crackdown-cancel-new-power-plants/
29
Ayaka Jones (2015). Coal use in China is slowing. The U.S. Energy Information Administration (EIA), Xem thêm tại: https://www.
eia.gov/todayinenergy/detail.php?id=22972
31
http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/viet-nam-cam-ket-giam-luong-phat-thai-khi-nha-kinh-sau-
nam-2020-20151201063422803.htm

10
10
Quy hoạch phát triển điện than đã
được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, phải theo đó mà thực hiện,
không có thể thay đổi được?

Q uy hoạch chẳng qua là một định hướng để triển


khai các dự án và kế hoạch hành động tiếp theo.
Quy hoạch không phải là một quyết định ‘cứng” mà phải
cũng đã được đưa chính thức vào Quy hoạch điện VII
(kể cả lúc điều chỉnh) nhưng nay phải thay đổi. Điều này
chứng tỏ, không phải quy hoạch là bất biến.34
mềm dẻo để có thể thay đổi theo tình thế trong tương
lai. Quy hoạch phát triển điện quốc gia đã từng thay đổi
nhiều lần, lần gần nhất là Quy hoạch Điện VII, sau đó
phải chỉnh lại thành Quy hoạch điện VII Điều chỉnh.
Thực tế gần nhất, tỉnh Bạc Liêu31 đã đề xuất huỷ bỏ dự án
Nhiệt điện Cái Cùng trên địa bàn tỉnh ra khỏi quy hoạch
điện VII và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trước đó,
do nhiều sức ép của các nhà khoa học, công luận báo chí
và ý kiến của chính quyền địa phương, Quốc hội cũng đã
huỷ bỏ 2 dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy
hoạch điện quốc gia32 và huỷ bỏ thêm 424 dự án thủy
điện, chiếm 34,2%, trong tổng số 1239 dự án được quy
hoạch sau quá trình rà soát quy hoạch phát triển thủy
điện trên toàn quốc năm 2012.
Sự kiện ngày 10/11/2016, Chính phủ đã chính thức trình
Quốc hội việc dừng dự án điện hạt nhân Bình Thuận cho
thấy, trước kia Bộ Công Thương cũng đã khẳng định
phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân như một chọn lựa
không tránh khỏi, đồng thời quy hoạch điện hạt nhân

Điện gió tại tỉnh Bạc Liêu

32
Văn Minh (2016). Bạc Liêu chọn nuôi tôm, bỏ nhiệt điện để giữ môi trường biển. Xem thêm tại: http://dangcongsan.vn/bac-
lieu-doi-moi-va-phat-trien/dua-nghi-quyet-dai-hoi-xii-cua-dang-va-nghi-quyet-dang-bo-tinh-vao-cuoc-song/bac-lieu-chon-
nuoi-tom-bo-nhiet-dien-de-giu-moi-truong-bien-409067.html
33
Hương Thu (2012). Loại bỏ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khỏi quy hoạch. Xem thêm tại: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/
loai-bo-thuy-dien-dong-nai-6-va-6a-khoi-quy-hoach-2902557.html
34
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chinh-phu-de-xuat-dung-du-an-dien-hat-nhan-ninh-thuan-338753.html
11
PHỤ LỤC
Bảng 1: Kế hoạch Phát triển Nhiệt điện than
Tỷ lệ so với
Công suất
Số lượng nhà lắp máy nhiệt Tổng điện tổng sản Nguồn than Nguồn than
Năm máy nhiệt năng sản xuất lượng điện trong nước cần nhập
điện than
điện than toàn quốc
MW TMW % Tr. Tấn Tr. Tấn
2015 19 13157 56.400 34.3%
2020 31 25787 130.932 49.3% 39.021 24.495
2025 47 45152 220.165 55.0% 38.905 56.257
2030 52 55252 304.478 53.3% 44.433 85.243

(Nguồn: Số liệu trích từ Quy hoạch điện VII Điều chỉnh)

Bảng 2: Danh sách các nhà máy nhiệt điện dọc sông Hậu và cửa sông Hậu

TT Tỉnh - Thành Tên nhà máy Công suất (MW) Hiện trạng
1 Trà Nóc 193,5 Đang vận hành
2 Ô Môn I 660,0 Đang vận hành
3 Cần Thơ Ô Môn II 720,0 Chuẩn bị xây dựng
4 Ô Môn III 750,0 Kế hoạch
5 Ô Môn IV 720,0 Kế hoạch
6 Lee & Man 125,0 Kế hoạch
7 Hậu Giang Sông Hậu I 1.200,0 Đang xây dựng
8 Sông Hậu II 1.200,0 Kế hoạch
9 Long Phú I 1.200,0 Đang xây dựng
10 Sóc Trăng Long Phú II 1.320,0 Chuẩn bị xây dựng
11 Long Phú III 1.800,0 Kế hoạch
12 Duyên Hải I 1.245,0 Đang vận hành
13 Duyên Hải II 1.200,0 Đang xây dựng
Trà Vinh
14 Duyên Hải III 1.245,0 Đang xây dựng
15 Duyên Hải III mở rộng 660,0 Kế hoạch
Tổng cộng = 14.238,5
(Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2016)35

35
Lê Anh Tuấn (2016). ĐBSCL quá tải nhiệt điện, nguy cơ ô nhiễm cao. Thời Báo Kinh tế Saigon, số ngày 9/8/2016. Xem thêm:
http://www.thesaigontimes.vn/149640/DBSCL-qua-tai-nhiet-dien-nguy-co-o-nhiem-cao.html

12
Bảng 3: Chi phí điện đã bình hoá của một số nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam theo các kịch bản
giá than khác nhau (bao gồm phí truyền dẫn và phân phối)
Giá điện than
(USD US$ cent/ Giá than Giá than Giá than Giá than Giá than Giá than Giá than
kWh) không đổi tăng 1,5% tăng 2% tăng 3% tăng 5% tăng 7% tăng 10%
như 2014 mỗi năm mỗi năm mỗi năm mỗi năm mỗi năm mỗi năm
Nhà máy
Đang vận hành

Mạo Khê 5,51 5,59 6,10 6,46 7,35 8,57 11,32

Cẩm Phả 6,00 6,55 6,75 7,22 8,37 9,95 13,52

Quảng Ninh 1 6,58 7,18 7,41 7,92 9,20 10,94 14,85

Quảng Ninh 2 5,58 6,21 6,46 7,02 8,46 10,48 15,26

Đang xây
Long Phú 1
8,38 8,98 9,21 9,73 11,02 12,78 16,78
(nhập than)
Long Phú 2
7,92 8,56 8,80 9,35 10,74 12,65 17,02
(nhập than)
(Nguồn: GreenID, 2015)

Bảng 4: Giá điện so sánh khi xét đến chi phí xã hội - môi trường liên quan đến ô nhiễm carbon
Đơn vị tính: US$ cent/kW

Điện Điện Điện khí Điện Thuỷ Điện Điện


Điện gió
Than đá Dầu mỏ tự nhiên hạt nhân điện mặt trời sinh khối

N 36 20 31 21 16 18 11 22

Min 0,01 0,04 < 0,01 < 0,01 0 0 0 0

Max 90,61 53,43 17,69 86,23 35,14 1,18 2,94 29,56

Tr. bình 18,75 16,48 6,17 9,53 4,50 0,41 1,12 6,62

Trung vị (*) 8,54 12,19 3,51 1,08 0,43 0,43 1,02 3,59
(Nguồn: Sundqvist and Soderholm, 2002)
(*) Trong lý thuyết xác suất và thống kê, số trung vị (tiếng Anh: Median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé
hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số các số nằm
trên hay dưới con số đó là bằng nhau.

13
Thông tin xuất bản

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)


Phòng 707, tầng 7, Tòa nhà Sunrise Building
90 Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 4 37956372
Website: http://greenidvietnam.org.vn
Fanpage | Youtube: GreenID Vietnam

Tác giả
Lê Anh Tuấn
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ

Hiệu đính
Nguyễn Thị Hằng
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Thiết kế
Nguyễn Thanh Tùng

Hình ảnh
Tất cả hình ảnh này thuộc bản quyền của GreenID

Địa điểm và thời gian xuất bản


Hà Nội, Việt Nam, 11/2016
www.greenidvietnam.org.vn
Liên hệ: Phòng 707, tầng 7, Tòa nhà Sunrise Building
90 Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 4 37956372 | Email: info@greenidvietnam.org.vn

View publication stats

You might also like