Ucp600 (T - H)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 7: Công ty Dược phẩm Hà Nội xuất khẩu một lô hàng dược phẩm cho một

công ty của
Ấn Độ. Phương thức thanh toán: L/C, trả ngay, tuân thủ UCP 600, L/C yêu cầu:
+ Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển sạch đã bốc lên tàu.
+ Gửi hàng từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay, Ấn Độ.
Ngân hàng mở: Standard Chartered Bank (SCB).
Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB).
Sau khi gửi hàng, công ty Dược Hà Nội xuất trình chứng từ qua ACB để chuyển tới SCB đòi
thanh toán.
Vận đơn có ghi:
Cảng bốc hàng (Port of loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng Can-cut-ta, Ấn Độ
Nơi đến cuối cùng (Place of final destination): Cảng Bombay, Ấn Độ
SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì lí do vận đơn đường biển không thể hiện được
việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay, Ấn Độ như yêu cầu của L/C.
Công ty Dược Hà Nội không chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn xuất trình
thực sự đã thể hiện được việc gửi hàng như yêu cầu của L/C: gửi hàng đến cảng Bombay, Ấn
Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải và hàng hoá đã được
chuyển tải tại cảng Can-cut-ta để chuyên chở tiếp bằng đường bộ đến cảng BomBay.
SCB vẫn bảo lưu ý kiến của họ vì L/C đã yêu cầu rõ ràng vận đơn đường biển cho việc gửi
hàng đến cảng Bombay, Ấn Độ. Theo như yêu cầu của điều 20 UCP 600, vận đơn phải chứng
thực được cảng bốc hàng là một cảng Việt Nam và cảng dỡ hàng là cảng Bombay. Vận đơn
xuất trình chỉ chứng tỏ được cảng bốc hàng là cảng Hải Phòng, Việt Nam đến cảng dỡ hàng
là cảng Can-cut-ta chứ không đến cảng Bombay. Do hai bên không thống nhất được với nhau
nên tranh chấp đã phát sinh.
Hãy vận dụng UCP600 để giải thích tình huống trên?

Trả lời: Điều 20, UCP 600 quy định vận đơn đường biển “Chỉ rõ hàng hóa đã đc xếp lên 1
con tàu chỉ định tại cảng giao hàng” và “Chỉ rõ chuyến hàng được giao được giao từ cảng
xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng”
Theo (khoản b, điều 19 và khoản c, điều 19)/ (Khoản b điều 20, điểm i khoản c, điều 20
UCP) à có thể thực hiện việc chuyển tải vì vậy cảng dỡ hàng có thể khác nơi đến cuối cùng.
-> Vận đơn xuất trình của công ty Dược Hà Nội đúng.

Bài 8: Một công ty XNK may mặc Việt Nam kí một hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc
với một công ty CHLB Đức.
Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600.
Ngân hàng mở: Deutesker Commercial Bank (DCB)
Ngân hàng thông báo và là ngân hàng xác nhận: BIDV.
Trong L/C yêu cầu: Trọn bộ 3/3 bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu.
Công ty XNK may mặc Việt Nam sau khi giao hàng đã lập bộ chứng từ và xuất trình cho
BIDV để thanh toán. Bộ chứng từ có trọn bộ 3/3 vận đơn, mỗi vận đơn đều được người
chuyên chở ký tay và được đóng dấu lần lượt là “Bản gốc” (Original), “Bản thứ hai”
(Duplicate), “Bản thứ ba” (Triplicate). BIDV đã kiểm tra và xác định là bộ chứng từ do
người thụ hưởng xuất trình phù hợp với yêu cầu của L/C. Do đó, BIDV chiết khấu cho công
ty XNK may mặc Việt Nam và chuyển bộ chứng từ tới DCB đòi hoàn trả. Khi nhận được bộ
chứng từ, DCB kiểm tra và xác định là có sai sót. DCB điện cho BIDV để thông báo rằng bộ
chứng từ đang được giữ chờ sự định đoạt của Công ty nhập khẩu phía CHLB Đức do có sai
sót sau: “Bản thứ hai và thứ ba của vận đơn không được đóng dấu “Bản gốc” như quy định
của UCP 600”. BIDV trả lời rằng: “Trọn bộ vận đơn xuất trình là bản gốc và được ký tay phù
hợp với yêu cầu của điều 17 UCP 600”. Việc ghi “Bản gốc”, “Bản thứ hai”, “Bản thứ ba” lần
lượt trên vận đơn có nghĩa là trong ba bản gốc vận đơn có một "Bản gốc, bản gốc”, một “Bản
thứ hai, Bản gốc” và một “Bản thứ ba, Bản gốc”. Đây là một thực tiễn dễ hiểu và được chấp
nhận trong lĩnh vực vận tải và ngân hàng”. DCB phản bác rằng điều 17(c) UCP 600 đã nói rõ
chứng từ phải được ký và đóng dấu như thế nào. Hai bản vận đơn xuất trình rõ ràng được
đóng dấu “Bản thứ hai” và “Bản thứ ba” và không thể được coi là bản gốc. Chính vì vậy việc
từ chối thanh toán của họ là đúng. Tranh chấp xảy ra và hai bên phải đưa sự việc ra toà trọng
tài của ICC để giải quyết.
Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?

Trả lời: Khoản c, điều 17: Chứng từ đc coi là gốc nếu thể hiện là được viết, đánh máy, đục
lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành. Bộ chứng từ mà công ty XNK may mặc VN
giao đều đc người chuyên chở “ký tay” và đóng dấu. Như vậy, mặc dù ko đóng dấu rõ bản
gốc ở bản thứ 2 và 3 nhưng vẫn sẽ đc coi là chứng từ gốc.
-> Bộ chứng từ công ty XNK may mặc VN giao là đúng.

Bài 9: Một doanh nghiệp N ở Đà Lạt xuất khẩu Hoa Lan sang Nhật. Phương thức thanh toán:
L/C at sight, tuân thủ UCP 600.
- L/C yêu cầu: “Gửi hàng bằng đường hàng không, chậm nhất là ngày 25/6/2009”.
- Ngân hàng phát hành: Mitsubishi Bank.
- Ngân hàng thông báo: BIDV.
Sau khi gửi hàng, doanh nghiệp N lập bộ chứng từ thanh toán. Do hàng hoá là thực vật đòi
hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ cùng các giấy chứng nhận kiểm định nghiêm ngặt
khác, nên doanh nghiệp N đã mất khá nhiều thời gian để hoàn tất chứng từ và 13 ngày sau
(8/7) mới hoàn thành xong bộ chứng từ và gửi đến BIDV để chuyển tới Mitsubishi Bạn để
yêu cầu thanh toán. Ngày 13/7/2009 bộ chứng từ được xuất trình tại Mitsibishi Bank. Vận
đơn hàng không có ghi: “Gửi hàng bằng đường hàng không”; Ngày phát hành vận đơn:
20/6/2009; Ngày khởi hành thực tế: “chuyến bay số 134 ngày 25/6/2009”.
Ngân hàng Mitsubishi kiểm tra chứng từ và nhận thấy bộ chứng từ có sai sót, đã điện cho
BIDV thông báo từ chối thanh toán với lý do: “Chứng từ xuất trình muộn: Vận đơn hàng
không, ghi ngày phát hành là 20/6 chứng từ không được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ
ngày gửi hàng theo như yêu cầu của điều 14(c) UCP 600”. Doanh nghiệp N cho rằng lý do từ
chối là không hợp lý vì ngày chuyến bay thực tế là 25/6/2009 nên ngày 16/7/2009 mới là
ngày hết hạn xuất trình chứng từ theo thời hạn 21 ngày. Vì vậy chứng từ doanh nghiệp xuất
trình vẫn nằm trong thời hạn cho phép. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành L/C vẫn kiên quyết
từ chối thanh toán. Tranh chấp đã xảy ra.
Hãy vận dụng UCP600 để giải quyết tình huống trên?

Trả lời: Điểm iii, khoản a Điều 23 à ngày khởi hành thực tế 25/06/2009 là ngày giao hàng.
Theo khoản c điều 14 à xuất trình chứng từ không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao
hàng
Do vậy, thời gian xuất trình chứng từ của Doanh nghiệp N là hợp lý. DN N đúng và NH
Mitsubishi là sai.

Bài 10: Công ty XNK Việt Nam (Vietnamexport) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với công
ty B ở Mỹ với một số điều kiện sau:
- Thời hạn phát hành L/C: 10/4.
- Thời hạn giao hàng: trước 10/5.
- Phương thức thanh toán: L/C (UCP 600).
Ngày 10/4 người mua lập Giấy yêu cầu phát hành L/C gửi tới ngân hàng Americabank và
được ngân hàng này chấp nhận phát hành L/C cho người mua và thông báo cho VCB.
VCB đã thông báo về việc người mua đã phát hành L/C cho người bán theo hợp đồng được
ký kết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 9/5 người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Sau
khi giao hàng người bán gửi bộ chứng từ phù hợp với L/C đến ngân hàng thông báo để xuất
trình tại Americabank yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thông báo trả lời rằng: ngân hàng mở
quyết định hủy L/C với lý do người mua đã phá sản nên không thể thanh toán cho người bán.
Vietnamexport đã kiện Americabank về việc không thực hiện cam kết thanh toán của mình.
Tranh chấp đã xảy ra.
Hãy vận dụng UCP600 để giải thích tình huống trên?

Trả lời: Khoản b, Điều 7 UCP600 à NH Americabank không thể hủy ngang L/C và phải
thanh toán cho người mua
Khoản d, điều 37 UCP600 à Cty B của Mỹ có trách nhiệm bồi thường cho Nh Americabank.

Bài 11: Một LC quy định như sau:

Cấm giao hàng từng phần.


Hàng được giao từ cảng Busan Hàn Quốc.
Hàng hóa là xe tải Huyndai, số lượng 25 chiếc.
Nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc đã xuất trình các vận đơn sau đây:
- Vận đơn 1: 7/2/2009 thể hiện số lượng xe là 10 chiếc, giao hàng từ cảng Busan
và tàu chở hàng là Hangin4. Cảng dỡ hàng là cảng Sài Gòn.
- Vận đơn 2: 7/2/2009 thể hiện số lượng xe là 5 chiếc, giao hàng từ cảng Busan
và tàu chở hàng là Hangin4. Cảng dỡ hàng là cảng Sài Gòn.
- Vận đơn 3: 15/2/2009 thể hiện số lượng xe là 10 chiếc, giao hàng từ cảng
Quảng Châu và tàu chở hàng là Hangin4. Cảng dỡ hàng là cảng Sài Gòn.
Câu hỏi:
Ngày giao hàng được xác định là ngày nào?
Nhà xuất khẩu có vi phạm quy định cấm giao hàng từng phần của LC không? Vì sao?
Ngân hàng phát hành đã từ chối các vận đơn xuất trình trên, anh chị có nhận xét gì về quyết
định của Ngân hàng?

Trả lời: Theo khoản b, Điều 31 à Ngày giao hàng là ngày 15/02/2009; Nhà xuất khẩu không
vi phạm cấm giao hàng từng phần vì việc giao hàng bắt đầu trên cùng một phương tiện vận
tải là tàu chở hàng Hangin4, có cùng một nơi đến là cảng dỡ hàng Sài Gòn và cùng chung
một hành trình.

Theo em quyết định NHPH từ chối vận đơn trên là vô lý.

Bài 12: Một LC có nội dung như sau:

Loại LC không thể hủy ngang.


Mã tiền và số tiền: $50000.
Giao hàng từng phần.
Các chứng từ được yêu cầu: hóa đơn (3 bản gốc), giấy chứng nhận xuất xứ, trọn bộ 3 bản gốc
vận đơn sạch đã bốc hàng lên tàu phải lập theo lệnh của Ngân hàng ABC, thể hiện cước phí
đã trả và thông báo cho người đề nghị mở LC.
Người thụ hưởng mang bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng XYZ, NH đã chiết khấu miễn
truy đòi đã chuyển bộ chứng từ đòi tiền NH ABC. NH ABC sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã
gửi thông báo từ chối thanh toán với các lí do:
Hóa đơn thương mại có chữ ký nhà xuất khẩu.
C/O không có chữ ký người phát hành.
Giá trị bộ chứng từ chỉ có 20.000 USD.
Ở trên vận đơn có ghi Consignee: SIFICO
Câu hỏi: Việc từ chối thanh toán của Ngân hàng ABC co hợp lý hay không? Vì sao?

Trả lời: - Điều 18, UCP 600: Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ
ký thì phải được quy định rõ trong L/C. à NH từ chối với lý do này là không phù hợp

- Khoản 3, Điều 14 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018: Chứng từ chứng nhận


xuất xứ hàng hóa phải có chữ ký của người sản xuất hoặc người xuất khẩu. Nhưng khoản f ,
điều 14 UCP 600: C/O không nhất thiết phải phải có chữ ký người phát hành à NH từ chối là
ko hợp lý

- Ko vi phạm vì cho phép thanh toán từng phần à NH từ chối với lý do này là không hợp lý

- Ghi sai mục Consignee: phải là NH ABC à NH từ chối với lý do này là hợp lý

à Việc từ chối của NH ABC là hợp lý vì có 1 điều vi phạm.

Bài 13: 15/12/2009, Nh FB (VN) đã phát hành LC (UCP 600) theo yêu cầu của công ty A
(VN) cho người thụ hưởng là công ty B (Singapo). Ngân hàng thông báo là EB. LC có một số
nội dung sau:

Currency code and amount: about $83 000.


Partial shipment: allowed.
Available with any bank by negotiation.
Documentary required: + 3 original (s) commercial invoice issued by the beneficiary. +
Original (s) full set (3/3) clean shipped on board ocean BL made out to the order of FB
market freight prepaid and notify to the applicant. + 2 original (s) certificate of origin. +
Original(s) full set of insurance policy or certificate endorsed in blank for 110 PCT of invoice
value, covering all risks, showing claim payable at HCMC, VN.
Câu hỏi:
Hãy trình bày quy trình thanh toán của giao dịch LC nói trên trong thường hợp LC có gia trị
thanh toán tại FB.
Khi thông báo LC, EB yêu cầu công ty B kiểm tra LC trước khi giao hàng. Hãy cho biết vì
sao công ty B cần kiểm tra LC và những yếu tố nào cần xem xét khi kiểm tra LC?
Sau khi nhận được và kiểm tra bộ chứng từ, FB đã gửi thông báo từ chối thanh toán bộ chứng
từ với các lý do sau đây:
+ Commercial invoice không có chữ ký phát hành của người thụ hưởng.
+ BL thể hiện Freight collect và mục Consignee: AGRI PRO (VN).
+ Mục Insurance condition trên Insurance Policy thể hiện điều kiện bảo hiểm là All risks
nhưng lại có rủi ro loại trừ.
+ Giá trị của bộ chứng từ chỉ có USD46 000 thấp hơn trong LC. Hãy cho biết việc từ chối
của FB hợp lý không? Vì sao?

Trả lời:1/Quy trình thanh toán: Vẽ lại quy trình thanh toán trong slide có

- Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho
NHPH để được thanh toán.

- NHPH sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh
toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng
từ cho nhà XK

2/ Để đảm bảo quyền lợi. Ktra L/C, nếu L/C là phù hợp mới tiến hành giao hàng.

- ND của L/C có đúng như 2 bên thỏa thuận ko. Thỏa thuận L/C có đúng theo hợp
đồng ko

- Tính chân thật

3/ Chỉ cần 1 lý do ko hợp lý Nh đã có quyền từ chối thanh toán

- Hóa đơn thương mại ko nhất thiết phải có chữ ký của người thủ hưởng. à NH từ
chối ko có chữ ký là ko đúng

- Không hợp lý: freight prepaid: cước phí đã trả à cước phí trả sau/ Consignee: FB
(theo lệnh của NH FB)

- Không đúng, mọi rủi ro thì ko có rủi ro loại trừ

- Được vì cho phép thanh toán phù hợp.

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/quan-tri-kinh-
doanh/tinh-huong-ucp-600-qtnt/65707058/download/tinh-huong-ucp-600-qtnt.pdf

Tình huống: Công ty Thịnh Phát, Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu xe máy từ công ty Honda tại
Nhật Bản.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Quy trình mở L/C như sau:
- Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, công ty Thịnh Phát viết giấy đề nghị mở L/C gửi đến
ngân hàng Vietcombank (VCB).
- VCB đồng ý và lập LC gửi cho công ty Honda thông qua chi nhánh VCB ở Nhật Bản.
- Chi nhánh VCB ở Nhật Bản nhận được thư tín dụng của VCB ( Việt Nam) gửi đến, VCB
(Nhật Bản) tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho
công ty Honda dưới hình thức văn bản nguyên văn. Tuy nhiên công ty Honda yêu cầu L/C
phải có sự xác nhận của ngân hàng ANZ chi nhánh tại Nhật Bản
- Trong L/C có ghi rõ L/C có giá trị trả ngay tại Ngân hàng Sacombank
Giả sử các ngân hàng được nêu đều có chi nhánh tại Nhật Bản
Xác định các đối tượng có liên quan?
Giải quyết :
- Người xin mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu, công ty Thịnh Phát, Việt Nam
- Ngân hàng phát hành: ngân hàng VCB, Việt Nam
- Ngân hàng thông báo: ngân hàng VCB, Nhật Bản
- Ngân hàng xác nhận: ngân hàng ANZ, Nhật Bản
- Ngân hàng được chỉ định: ngân hàng Sacombank, Nhật Bản
- Người hưởng lợi: nhà xuất khẩu, công ty Honda, Nhật Bản.

Tình huống 1:
Công ty Đức Duy nhập khẩu xe máy từ công ty Honda ở Nhật Bản. Công ty Đức Duy đã yêu cầu
Ngân hàng Vietcombank mở L/C (L/C có giá trị trả sau) và đã được VCB chấp nhận mở L/C.
Công ty Honda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ và yêu
cầu Ngân hàng VCB thanh toán như L/C. Ngân hàng đã cam kết sẽ thanh toán.
Sau khi nhận bộ chứng từ, VCB đã yêu cầu công ty Đức Duy thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng
lúc này công ty Đức Duy đã bị phá sản và không thể thanh toán cho bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là
hợp đồng thương mại đã không thể tiếp tục vì một bên tham gia trong hợp đồng đã không thể thực
hiện được nghĩa vụ của mình.
Vậy trong trường hợp trên, ngân hàng VCB có thanh toán cho công ty Honda khi đến hạn không?
Xử lý tình huống:
Trong trường hợp này, áp dụng theo khoản a, điều 4 UCP 600: nghĩa là mặc dù L/C trong trường hợp
này là được lập dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại, tuy nhiên hai cái này lại hoàn toàn độc lập với
nhau.
Do đó, việc thanh toán cho thư tín dụng của ngân hàng là độc lập với người yêu cầu mở L/C, tức là dù
cho người yêu cầu mở L/C có phá sản, mất khả năng thanh toán hay thậm chí ngay cả khi người thụ
hưởng vi phạm hợp đồng thì ngân hàng vẫn phải thanh toán cho giá trị của bức L/C, nếu người thụ
hưởng xuất trình được bộ chứng từ đúng hạn đáp ứng đúng và đầy đủ các điều kiện được quy định
trong L/C. Vì vậy, ngân hàng phát hành VCB sẽ phải thanh toán cho công ty Honda, do công ty
Honda đã thực hiện đúng và đầy đủ các điều kiện trong L/C.

Tình huống 2:
Để đảm bảo an toàn, người xin mở L/C có nên đính kèm hợp đồng thương mại với đơn xin mở L/C
hay không?
Giải quyết:
Theo khoản b, điều 4 UCP 600 quy định: “Ngân hàng phát hành không khuyến khích các cố gắng của
người yêu cầu nhằm đưa các bản sao của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự
thành bộ phận không tách rời của tín dụng.”
Việc đính kèm thêm hợp đồng thương mại là không cần thiết. Vì hợp đồng thương mại và L/C là độc
lập dù có được dẫn chiếu trong L/C.

TÌNH HUỐNG
Một L/C do ngân hàng VCB phát hành cho công ty xuất nhập khẩu Meko mới thành lập ở
Mexico, quy định có giá trị thanh toán tại ngân hàng ANZ chi nhánh Mexico. Công ty Meko
lo lắng vì nghĩ rằng nếu như khi xuất trình chứng từ mà ngân hàng ANZ bị mất khả năng
thanh toán thì sẽ không nhận được số tiền thanh toán cho lượng hàng đã giao.
Hỏi công ty Meko nghĩ vậy có đúng không? Tại sao ?
Giải quyết:
Công ty Meko suy nghĩ rằng L/C chỉ có giá trị thanh toán tại ANZ là sai. Vì theo điều 6
khoản a UCP 600 quy định : “ Một thư tín dụng có giá trị tại một ngân hàng được chỉ định thì
cũng có giá trị tại ngân hàng phát hành. “
Nên L/C trên có giá trị thực hiện tại:
VCB (ngân hàng phát hành)
ANZ tại chi nhánh Mexico ( ngân hàng được chỉ định )
Vì vậy giả sử như khi xuất trình bộ chứng từ mà ngân hàng ANZ không có khả năng thanh
toán thì công ty Meko có thể đem bộ chứng từ đến ngân hàng VCB để xuất trình yêu cầu
thanh toán với ngân hàng phát hành.
“b. Một Thư tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị thanh toán trả ngay, trả sau, chấp
nhận hoặc là có giá trị chiết khấu.”
Phải ghi rõ cách thức thanh toán bằng trả ngay (sight payment), trả sau (deferred payment),
chấp nhận (acceptance) hay chiết khấu (negotiation)
Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng, mục Payment term: Sight tức là quy định cách thức
thanh toán là trả ngay
Ex: Bank for Investment and Development of Taiwan by payment at sight: người bán sẽ được
thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong L/C tại
ngân hàng BIDV
ANY BANK IN TAIWAN BY NEGOTIATION: người bán được phép chiết khấu bộ chứng
từ tại bất kỳ ngân hàng nào ở đảo Đài Loan (Chiết khấu ngay khi xuất trình chứng từ cho
ngân hàng tại nước ngoài bán)

You might also like