Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ThS.

Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh
GROUP VẬT LÝ 2K7 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KỲ
Đề kiểm tra Lần 2 Vật lý 11 – Năm học: 2023 - 2024
(Đề kiểm tra có 06 trang) Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (B): Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
A. B. C. D.

Câu 2 (B): Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện ở bên trong nguồn điện chuyển động có
hướng dưới tác dụng của lực
A. Coulomb. B. hấp dẫn. C. lạ. D. điện trường.
Câu 3 (VD): Một bóng đèn ghi (6 V–6 W) được mắc vào một nguồn điện có điện trở trong 2 Ω thì bóng đền
sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là
A. 6 V. B. 36 V. C. 8 V. D. 12 V.
Câu 4 (B): Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN  Ir . B. UN =  - Ir . C. U N  I  R N  r  . D. UN =  + Ir .

Câu 5 (H): Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = 1 nC đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách
quả cầu 3 cm là
A. 105 V/m. B. 104 V/m. C. 5.103 V/m. D. 3.104 V/m.
Câu 6: [CTST] Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của
A. electron. B. neutron.
C. điện tích âm. D. điện tích dương.
Câu 7 (B): Cường độ dòng điện được xác định theo biểu thức nào sau đây?
Δq Δt e.Δt Δq
A. I = . B. I = . C. I = . D. I = .
Δt Δq Δq e.Δt
Câu 8 (B): Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 9 (B): Đơn vị của cường độ điện trường là
A. V.m2. B.V/m. C. V/m2. D. V/C.
Câu 10 (H): Một máy hàn bu - lông dùng hiệu điện thế 220 V không đổi có bộ tụ điện với điện dung 0,09 F.
Điện tích mà tụ điện tích được là
A. 219,8 C. B. 2444,4 C. C. 19,8 C. D. 4356,5 C.
Câu 11 (H): Hai điện tích điểm q1 = 2.10-9 C và q2 = -2.10-9 C đặt cách nhau 3 cm trong không khí. Lực tác dụng
giữa chúng có độ lớn là
A. 4.10-5 N. B. 9.10-5 N. C. 4.10-9 N. D. 9.10-9 N.

1
ThS. Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh
Câu 12 (VD): Một dòng dòng điện không đổi trong khoảng thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số
electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
A. 10-18. B. 1018. C. 10-20. D. 1020.
Câu 13 (B): Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 14 (B): Hình bên là một tụ điện, được dùng nhiều trong các mạch điện tử. Các thông số trên tụ điện đó cho
ta biết điện dung của tụ là
A. 1050C. B. 250 V.
C. 100 μF. D. 0,045 C.
Câu 15 (B): Đặc điểm của điện trở nhiệt có hệ số nhiệt điện trở
A. dương khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.
B. dương khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm.
C. âm khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.
D. âm khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm về bằng 0.
Câu 16 (B): Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là
A. vôn (V), ampe (A), ampe (A). B. ampe (A), vôn (V), cu lông (C).
C. Niutơn (N), fara (F), vôn (V). D. fara (F), vôn/mét (V/m), jun (J).
Câu 17 (H): Cho mạch điện như hình vẽ, số chỉ của Ampe kế và Vôn kế thay đổi như thế nào khi dịch chuyển
con trượt sang bên trái hình vẽ?
A. số chỉ của Ampe kế tăng, số chỉ của Vôn kế giảm.
B. số chỉ của Ampe kế và Vôn kế đều giảm.
C. số chỉ của Ampe kế giảm và số chỉ của Vôn kế tăng.
D. số chỉ của Ampe kế và Vôn kế đều tăng.

Câu 18: [KNTT] Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ
dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở 𝑅1 ;𝑅2 trong Hình
23.1 .Điện trở 𝑅1 ;𝑅2 có giá trị là

A. 𝑅1 = 5Ω; 𝑅2 = 20Ω B. 𝑅1 = 10Ω; 𝑅2 = 5Ω


C. 𝑅1 = 5Ω; 𝑅2 = 10Ω D. 𝑅1 = 20Ω; 𝑅2 = 5Ω

2
ThS. Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh

Câu 19: [CTST] Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng
một dây đồng thì sẽ có
A. dòng electron chuyển từ B qua A. B. dòng electron chuyển từ A qua B.
C. dòng proton chuyển từ B qua A. D. dòng proton chuyển từ A qua B.
Câu 20: [CTST] Thông tin kĩ thuật của một loại cáp điện được in trên vỏ sản phẩm như sau: Diện tích tiết
diện: 1,5𝑚𝑚2 , điện trở mỗi km chiều dài: 12,1Ω. Hãy xác định điện trở suất của vật liệu làm cáp điện này.
A. ρ = 1,815.10-8 Ωm B. ρ = 181,5.10-8 Ωm. C. ρ = 2,815.10-8 Ωm D. ρ = 0,815.10-8 Ωm
Câu 21: [CTST] Một khối kim loại đồng chất hình hộp chữ nhật ABCD.AˊBˊCˊDˊ với các kích thước như Hình
17.1. Đặt một hiệu điện thế không đổi U giữa từng cặp mặt đối diện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊBˊB và DDˊCˊC
B. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt ABCD và AˊBˊCˊDˊ
C. Điện trở của khối có giá trị lớn nhất khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt AAˊDˊD và BBˊCˊC
D. Điện trở của khối có giá trị như nhau khi hiệu điện thế đặt giữa hai mặt đối diện bất kì.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các hạt tải điện.
B. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ.
C. Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển của electron tự do.
D. Dòng điện có chiều cùng chiều chuyển động của điện tích dương.
Câu 23: Đại lượng không có đơn vị vôn là
A. điện thế. B. hiệu điện thế. C. suất điện động. D. thế năng.
Câu 24: Công của nguồn điện được xác định theo công thức
A. A   It . B. A  UIt . C. A   I . D. A  UI .
Câu 25: Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương. B. electron tự do.
C. ion âm. D. ion dương và electron tự do.

3
ThS. Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh
Câu 26: Hai chất điểm mang điện tích q1 , q 2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây không
đúng?
A. q1 và q 2 đều là điện tích dương. B. q1 và q 2 đều là điện tích âm.

C. q1 và q 2 trái dấu nhau. D. q1 và q 2 cùng dấu nhau.


Câu 27: Công thức của định luật Coulomb là
q1q 2 q1q 2 q1q 2 q1q 2
A. F  . B. F  . C. F  k . D. F  .
r2  r2  r2 k
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện môi?
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1 .
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ
hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 29: Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì cường độ dòng điện trong mạch là I . Công suất
tỏa nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức
U2 I2
A. P  RI2 . B. P  . C. P  UI . D. P  .
R R
Câu 30: Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. vôn kế. B. ampe kế. C. tĩnh điện kế. D. công tơ điện.
Câu 31: Đối với điện trường xung quanh một điện tích điểm Q đặt trong chân không, vectơ cường độ điện trường
tại một điểm M không phụ thuộc vào
A. vị trí của điểm M. B. dấu của điện tích Q.
C. điện tích thử q đặt tại M. D. khoảng cách từ điểm M đến điện tích điểm Q.
Câu 32: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
Câu 33: Điều kiện để một vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng.
B. có chứa các điện tích tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.
D. vật phải mang điện tích.

4
ThS. Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh
Câu 34: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai
điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
E qE
A. U  Ed . B. U  . C. U  qEd . D. U  .
d d
Câu 35: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Câu 36: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng rất lớn. B. tăng giảm liên tục.
C. giảm về 0 . D. không đổi so với trước.
Câu 37: Điện trở R 1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc

song song với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R 1 sẽ
A. giảm. B. có thể tăng hoặc giảm.
C. không thay đổi. D. tăng.
Câu 38: Hai dây dẫn (1) và (2) được làm từ cùng một loại vật liệu kim loại, có cùng một cường độ dòng điện
chạy qua nhưng bán kính dây (1) lớn gấp 2 lần bán kính dây (2). Tỉ số tốc độ trôi của electron dẫn trong hai dây
dẫn đang xét là
A. 1/9. B. 1/2. C. 1/4. D. 1
Câu 16: Mắc hai đầu một biến trở R vào hai cực của một nguồn điện không đổi. Điều chỉnh giá trị biến trở R.
Bỏ qua điện trở của các dây nối. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất toả nhiệt trên biến trở P theo R như
Hình vẽ. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là

A. 4 V và 4 Ω. B. 12 V và 4 Ω. C. 9 V và 2 Ω. D. 12 V và 2 Ω..
Câu 40: [CTST] Hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện có độ lớn
A. luôn bằng suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.

5
ThS. Cao Minh Khôi – ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG – HCM Youtube: Khôi Cao Minh
B. luôn lớn hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
C. luôn nhỏ hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
D. luôn khác không.
--HẾT--

You might also like