Chủ Đề 2: Công Ty Cổ Phần Cà Phê Trung Nguyên: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Duy Tân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC DUY TÂN


----------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Môn học: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT
CHỦ ĐỀ 2:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HUY TUÂN
LỚP: MGO 301T
THÀNH VIÊN NHÓM 19:
 Lương Ngọc Sơn - 27214329285
 Lê Văn Lượng - 27212120463
 Nguyễn Quang - Hưng 27217124265
 Huỳnh Công Tuyền - 27217225772
 Ngô Thị Ngân - 28204653370
 Phạm Trần Truyền - 28204803652
 Cao Nguyễn Quang - Vũ 27212101705
 Nguyễn Kiều Giang - 27202924835

ĐÀ NẴNG 2024
TỶ LỆ % THAM GIA THỰC HIỆN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ST HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG PHÂN TÍCH TỶ LỆ


T

1 Lương Ngọc Sơn 27214329285 Đưa ra nhận xét đánh giá 100%
và một số đề xuất/biện
pháp cải thiện

2 Lê Văn Lượng 27212120463 Phân tích thực trạng theo 100%


chủ đề lựa chọn

3 Nguyễn Quang 27217124265 Giới thiệu ngắn gọn về tổ 100%


Hưng chức/doanh nghiệp tiếp
cận thực tế

Nguyễn
4 Huỳnh Công Tuyền 27217225772 Giới thiệu ngắn gọn về tổ 100%
chức/doanh nghiệp tiếp
cận thực tế

5 Ngô Thị Ngân 28204653370 Cơ sở lý luận liên quan 100%


đến chủ đề lựa chọn

6 Phạm Trần 28204803652 Đưa ra nhận xét đánh giá 100%


Truyền và một số đề xuất/biện
pháp cải thiện

7 Cao Nguyễn 27212101705 Cơ sở lý luận liên quan 100%


Quang Vũ đến chủ đề lựa chọn

8 Nguyễn Kiều 27202924835 Phân tích thực trạng theo 100%


Giang chủ đề lựa chọn
Muc Luc
Lời mở dầu.....................................................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................................4
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT.................................................................................4
1.1 Nội dung quá trình sản xuất.........................................................................................4
1.2 Khái niệm cơ bản của tổ chức sản xuất.......................................................................6
2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THEO DÂY CHUYỀN.............................8
2.1 Khái niệm.......................................................................................................................8
2.2 Đặc điểm.........................................................................................................................9
2.3 Ưu điểm và hạn chế.......................................................................................................9
2.4 Phân loại sản xuất dây chuyền...................................................................................10
2.5 Phạm vi ứng dụng:......................................................................................................11
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN ........................12
Lịch sử hình thành và phát triển của Cà phê Trung Nguyên:......................12
III. PHÂN TÍCH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT:..................................................................13
1. Quy trình sản xuất:.....................................................................................13
2. Môi trường làm việc:..................................................................................15
3. Quy trình công nghệ - Thiết bị sản xuất trong cà phê:............................16
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:................................................................................................17
V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT/ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN:.........................................................18
Lời mở dầu

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự linh hoạt, hiệu quả, và
chất lượng cao trong sản xuất, việc lựa chọn một dây chuyền sản xuất phù hợp trở thành
một yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế,
đặc biệt là dựa vào các đặc điểm của quá trình sản xuất dâu chuyền.

Sản xuất dâu chuyền, mặc dù có thể xuất phát từ một nguyên liệu tự nhiên đơn giản,
nhưng lại đòi hỏi sự kỹ lưỡng và quy trình phức tạp để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Trong quá trình này, nhiều yếu tố cần được xem xét một cách cẩn thận khi lựa chọn dây
chuyền sản xuất.

Phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất dựa trên đặc điểm của sản xuất dâu
chuyền sẽ bao gồm khả năng tăng cường sản xuất, độ linh hoạt, chất lượng sản phẩm,
hiệu suất và tiết kiệm chi phí, an toàn lao động, bảo dưỡng và sửa chữa, môi trường và
bảo vệ môi trường, cũng như quản lý chuỗi cung ứng.

Chúng em sẽ đi sâu vào mỗi yếu tố này để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chúng
và cách chúng ảnh hưởng đến việc lựa chọn dây chuyền sản xuất trong ngành sản xuất
dâu chuyền. Nhận thức được tầm quan trọng chúng em đã thực hiên tiểu luận cho môn
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỌNG VÀ SẢN XUẤT với đề tài "Lựa chọn một dây chuyền sản
xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dâu chuyền và phân tích các yếu tố
của dây chuyền sản xuất đó", hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ cung cấp những thông tin
hữu ích.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1 Nội dung quá trình sản xuất.

Nội dung của quá trình sản xuất là quá trình lao động, sáng tạo tích cực của con người.
Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định quá trình sản xuất bị chi phối ít nhiều quá
trình tự nhiên. Trong thời gian của quá trình tự nhiên, bên trong đối tượng có những biến
đổi vật lý, hoá học, sinh học mà không cần có những tác động của lao động, hoặc chỉ cần
tác động với một mức độ nhất định. Quá trình tự nhiên thể hiện mức độ lệ thuộc vào thiên
nhiên, hay nói cách khác nó thể hiện trình độ chinh phục thiên nhiên của con người.
Trình độ sản xuất càng cao thời gian của quá trình tự nhiên càng rút ngắn lại, con người
càng chủ động trong quá trình đó.

Bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình công nghệ, đó
chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hoá học của đối
tượng chế biến. Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ
khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác
nhau. Ví dụ: quy trình dệt vải có thể bao gồm giai đoạn công nghệ sợi, giai đoạn chuẩn
bị, giai đoạn dệt vải, giai đoạn hoàn tất. Sản xuất cơ khí lại bao gồm giai đoạn tạo phôi,
giai đoạn gia công cơ khí, giai đoạn lắp ráp.

Mỗi giai đoạn công nghệ có thể bao gồm nhiều bước công việc khác nhau (hay còn
gọi là nguyên công). Bước công việc là đơn vị căn bản của quá trình sản xuất được thực
hiện trên nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên
một đối tượng nhất định. Ví dụ, để chế tạo một trục có bậc và phay rãnh người ta có thể
chia ra thành các bước công việc như: lấy tâm, tiện, phay rãnh, mài, sửa nhẫn.

Khi xét bước công việc ta phải căn cứ vào cả ba yếu tố: Nơi làm việc, công nhân, đối
tượng lao động. Chỉ cần một trong ba yếu tố thay đổi bước công việc bị thay đổi. Do đó:

 Nếu sản phẩm bị di chuyển qua nơi làm việc khác thì có nghĩa là sang bước công
việc khác.
 Mỗi lần thay đổi công nhân thì bước công việc cũng thay đổi
 Trên một nơi làm việc nếu đối tượng lao động thay đổi thì bước công việc cũng
thay đổi.

Việc phân chia bước công việc có ý nghĩa rất lớn đối với quản lý sản xuất. Trước hết
đối với Đảng chia bước công việc có bởi vì, các hao tổn nguồn lực cho một công việc
trong điều kiện nhất định phụ thuộc việc nó sử dụng máy móc gì, loại lao động nào và
trên đối nhất định phụ thuộc các định mức lao động trước hết phải phụ thuộc sự phân chia
bước công việc. Pháp của bước công việc ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và đến khả năng sử dụng máy móc thiết bị.

Phân chia bước công việc còn có ý nghĩa trong quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất. Nói chung, với sản xuất thủ công việc chia công việc càng nhỏ càng có điều
kiện để cơ giới hoá sản xuất. Trong giai đoạn từ sản xuất cơ giới đến tự động hoá, với
khả năng liên hiệp của máy móc thiết bị, và sự xuất hiện các trung tâm gia công dụng cụ
liên động người ta có xu hướng gộp nhiều bước công việc nhỏ thành bước công việc lớn.

Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình
sản xuất một cách hiệu quả. Thực tế có thể nhìn nhận tổ chức sản xuất trên các góc độ
khác nhau mà hình thành những nội dung tổ chức sản xuất cụ thể. Nếu coi tổ chức sản
xuất là một trạng thái thì đó chính là phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ
phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân bổ chúng một cách hợp lý về mặt
không gian.

Theo quan điểm này thì nội dung của quá trình sản xuất bao gồm:

 Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý.


 Xác định các loại hình cho các nơi làm việc bộ phận sản xuất một cách hợp lý,
trên cơ sở đó xây dựng các bộ phận sản xuất.
 Bố trí sản xuất nội bộ xí nghiệp. Tổ chức sản xuất còn được xem là một quá trình
thì đó chính là các biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên
hệ và phối hợp hoạt động của bộ phận sản xuất theo thời gian một cách hợp lý.
Nội dung của tổ chức sản xuất sẽ bao gồm:

 Lựa chọn phương pháp quá trình sản xuất.


 Nghiên cứu chu kì sản xuất, tìm cách rút ngắn chu kì sản xuất.
 Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất.

1.2 Khái niệm cơ bản của tổ chức sản xuất.


a. Khái niệm
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền
nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Kết quả của quá trình
này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc
dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản
xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh
nghiệp.

b. Những yêu cầu của tổ chức sản xuất


Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ
chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức thích hợp với lĩnh
vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng các doanh nghiệp. Chính vì thế, cần phải
đảm bảo những yêu cầu sau:

o Đảm bảo tính chuyên môn hóa


o Đảm bảo sản xuất cân đối
o Đảm bảo sản xuất nhịp nhàng đều đặn
o Đảm bảo sản xuất liên tục
o An toàn cho người lao động.
o Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất.
o Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài
của doanh nghiệp.

c. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất


Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ sở những lí do chủ
yếu sau:

o Tổ chức đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao, tốc độ sản xuất nhanh, tận dụng
và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất.
o Tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
o Tổ chức sản xuất đòi hỏi có sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.

Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém.

d. Các bộ phận hình thành sản xuất cơ cấu chế tạo


Xét vai trò các bộ phận của hệ thống sản xuất trong quá trình hình thành sản
phẩm. Cơ cấu sản xuất có thể bao gồm các bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ
trợ, bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phục vụ sản xuất.
o Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp chế biến sản phẩm chính của hệ thống,
cấp tổ chức chủ yếu, cơ b Đặc điểm cơ bản chính của nó là nguyên vật liệu mà nó
chế biến phải trở thành sản phẩm chính của hệ thống.
o Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực
tiếp cho bộ phận sản xuất chính có thể tiến hành liên tục, đều đặn.
o Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của sản xuất
chính để tạo ra những sản phẩm phụ khác. Bộ phận này có tác dụng làm tăng hiệu
quả của sản xuất chính nhờ việc sử dụng triệt để hơn các đối tượng
o Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức nhằm thực hiện công tác cung
ứng, bảo quản, cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Bộ phận này chủ yếu
là hệ bống kho tàng, đội vận chuyển trong và ngoài xí nghiệp.

e. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất chế tạo

 Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm

Nếu chủng loại sản phẩm ít và đơn giản thì cơ cấu sản xuất sẽ đơn giản hơn. Đặc
điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng các chi tiết, tính phức tạp của kĩ thuật sản xuất,
yêu cầu độ chính xác... có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. Sản phẩm có tính công nghệ
cao quá trình sản xuất đơn giản do đó có thể cơ cấu sản xuất đơn giản hơn.

 Khối lượng đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu cần dùng

Nhân tố này trước hết có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận phục vụ sản xuất. Bởi vì
khối lượng chủng loại nguyên vật liệu cần dùng cùng những đặc tính của nó sẽ yêu cầu
hệ thống kho bãi, diện tích sản xuất, quy mô công tác vận chuyển thích hợp. Ngoài ra nó
còn ảnh hưởng đến bộ phận sản xuất chính vì nó có thể yêu cầu tổ chức một cơ cấu sản
xuất phù hợp với việc xử lý các nguyên vật liệu.

 Máy móc, thiết bị công nghệ:

Việc lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ có thể bới các yêu cầu kĩ thuật. Nói
chung đầy không phải là nội dung của tổ chức sản xuất, tuy nhiên máy móc thiết bị lại
ảnh lương đến cơ cấu sản xuất vì việc sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị cần có những
cách thức số chức thích hợp.
 Trình độ chuyên môn hoà và hợp tác hoá sản xuất:

Trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá càng cao thì cơ cấu sản xuất cùng đơn giản. Bởi
vì hiệp tác hoá và chuyên môn hoá dẫn đến khả năng giảm chúng loại chi tiết, và tăng
khối lượng công việc giống nhau do đó, sẽ có ít bộ phận sản xuất hơn với trình độ chuyên
môn hoá cao hơn,

2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THEO DÂY CHUYỀN.


2.1 Khái niệm
Phương pháp sản xuất dây chuyền, còn được gọi là phương pháp sản xuất liên tục
hoặc phương pháp sản xuất dòng chảy (flow production), là một hình thức tổ chức quy
trình sản xuất trong đó các công đoạn sản xuất được sắp xếp theo một dạng dây chuyền
liên kết, trong đó các sản phẩm được chuyển động từ một công đoạn sang công đoạn tiếp
theo một cách liên tục và tuần tự.

Phương pháp này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất
hàng loạt như sản xuất ô tô, điện tử, đồ gia dụng và nhiều ngành công nghiệp khác. Các
công đoạn sản xuất được tổ chức một cách logic và hợp lý, từ giai đoạn tiếp nhận nguyên
liệu đầu vào, qua các công đoạn gia công và lắp ráp, đến giai đoạn kiểm tra chất lượng và
đóng gói cuối cùng.

2.2 Đặc điểm


 Tính liên tục: Phương pháp sản xuất dây chuyền sử dụng quy trình sản xuất liên
tục, trong đó các công đoạn sản xuất được thực hiện một cách tuần tự và liên kết
với nhau. Sản phẩm được chuyển động từ công đoạn này sang công đoạn khác mà
không có sự gián đoạn, tạo ra một dòng chảy liên tục của quy trình sản xuất.
 Tính tập trung: Các công đoạn sản xuất trong phương pháp dây chuyền thường
được tập trung trong một không gian nhỏ, tạo ra một hệ thống dây chuyền hoặc hệ
thống di chuyển để chuyển đổi và vận chuyển sản phẩm từ công đoạn này sang
công đoạn khác..
 Tính tuần tự: Các công đoạn sản xuất được sắp xếp theo một thứ tự cố định và
tuần tự trên dây chuyền. Mỗi công đoạn thường chịu trách nhiệm cho một phần cụ
thể của quy trình sản xuất và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều sản phẩm
khác nhau.
 Tính chuyên nghiệp: Với phương pháp sản xuất dây chuyền, mỗi công nhân
thường được đào tạo để thực hiện một công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất.
Điều này giúp tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm, vì mỗi công nhân có thể trở
nên chuyên gia trong công đoạn của mình.
 Tính linh hoạt: Mặc dù phương pháp dây chuyền thường tiến hành sản xuất hàng
loạt, nhưng nó cũng có khả năng điều chỉnh và thích ứng với nhu cầu sản xuất.
Các dây chuyền có thể được điều chỉnh để thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi
loại sản phẩm hoặc điều chỉnh sản lượng sản xuất.
 Tính hiệu suất cao: Phương pháp dây chuyền thường cho phép tăng hiệu suất sản
xuất và giảm thời gian sản xuất. Các công đoạn được tối ưu hóa để làm việc một
cách liên tục và hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi và lãng phí.

2.3 Ưu điểm và hạn chế


a. Ưu điểm:
 Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh chóng
 Chi phí thấp
 Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng xuất
 Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng
 Mức độ sử dụng thiết bị và lao đông cao
 Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định
 Dễ dàng hơn trong hoạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát
hoạt động sản xuất
b. Hạn chế
 Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm,
thiết kế sản phẩm và quá trình
 Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc
 Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng lớn
 Không áp dụng được chế độ khuyến khích cá nhân tăng năng suất lao động
2.4 Phân loại sản xuất dây chuyền.
 Căn cứ vào mức độ cơ khí hóa và tự động hóa: Có các loại dây chuyền: dây
chuyền sản xuất thủ công, dây chuyền cơ khí hóa, dây chuyền bán tự động và dây
chuyền tự động
 Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền: Đối tượng sản xuất là loại
sản phẩm có cùng tên gọi và giống hệt nhau về hình dáng và kích thước. Các đối
tượng khác nhau đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhay, số thiết bị công nhân khác
nhau.
 Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền: có 2 loại
Dây chuyền có đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất.
Dây chuyền có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất
 Căn cứ vào trinh độ cố định của việc chế biến sản phẩm:

- Dây chuyền cố định: Là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phầm nhất
định, quá trình công nghệ không thay đổi trong thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn.
Trên dây chuyền cố dịnh, các nơi làm việc vhir hoàn toàn thực hiện một bước công việc
nhất định của quá trình công nghệ. Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản xuất
khối lượng lớn.

- Dây chuyền thay đổi: Là loại dây chuyền có thể điều chỉnh ít nhiều để sản xuất
làm ra một số loại sản phẩm tương tự nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến
theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực
hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng
dây chuyền này

 Căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất: có thể chia ra thành:
- Dây chuyền liện tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng cái một cách liên
tục qua các nơi làm việc, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trên dây chuyền
này, đối tượng lao động luôn luôn ở một trong hai trạng thái: được vận chuyển
hoặc đang được chế biến.
- Dây chuyền không liên tục: Đối tượng lao động được vận chuyển theo từng loạt
và có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế biến. Trên dây chuyền này,
công nhân và máy móc làm việc không thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc
theo định kỳ.
 Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền: có thể chia ra thành: dây
chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng và dây chuyền toàn xưởng - Dây chuyền
bộ phận: là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất. - Dây chuyền phân xưởng: bao
gồm quá trình sản xuất trong cả phân xưởng. - Dây chuyền toàn xưởng: bao gồm
toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
 Hình thức cao nhất, hoàn thiện nhất là dây chuyền tự động: đó là một thể
thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bị chính và phụ,
phương tiện vận chuyển, trung tâm điều khiển quá trình sản xuất.

2.5 Phạm vi ứng dụng:


Mặc dù phương pháp tổ chức theo dây chuyền có hiệu quả kinh tế cao, những
đòi hỏi những điều kiện tương đối khắt khe:
 Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định.
 Sản xuất những mặt hàng có sản lượng lớn.
 Sản phẩm phải có kết cấu ổn định, bảo đảm tính công nghệ cao.
 Các chi tiết sản phẩm phải đạt độ dung sai quy định để có thể lắp lẫn .
 Sản xuất được những mặt hàng như: hàng công nghiệp, tiêu dùng....
 Tiêu chuẩn hoá sản phẩm.
 Sản xuất hàng loạt.
 Trong những điều kiện trên, không chỉ những mặt hàng nào cũng theo được
phương pháp sản xuất theo dây chuyền. Vì phương pháp này tương đổi là
hiệu quả, cho nên có nhiều mặt hàng khác thì ta áp dụng phương pháp khác
như: sản xuất theo nhóm, sản xuất theo đơn chiếc... thì có thể đem lại hiệu
quả hơn. Vì thế mỗi một Doanh nghiệp nào đó cũng phải lựa chọn cho
mình một phương pháp sản xuất phù hợp với sản phẩm của Doanh nghiệp
mình và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới để tạo ra những loại sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu cho toàn xã hội như hiện nay. Đặc biệt, luôn
phải học hỏi và tìm tòi những công nghệ hiện đại ở các nước tư bản trên thế
giới

II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN .


Lịch sử hình thành và phát triển của Cà phê Trung Nguyên:

1996:

 Ngày 16 tháng 6 năm 1996, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Công ty Cà phê
Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê Việt Nam.
 Khởi đầu với số vốn ít ỏi và niềm đam mê mãnh liệt, ông Vũ đã từng bước xây
dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên trở thành một trong những thương hiệu cà
phê nổi tiếng nhất Việt Nam và vươn tầm thế giới.

1998 - 2001:

 1998: Mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh
dấu sự ra đời của hệ thống quán cà phê Trung Nguyên trên toàn quốc và quốc tế.
 2001: Thành công nhượng quyền thương hiệu tại Nhật Bản và Singapore, khẳng
định vị thế trên thị trường cà phê quốc tế.

2002 - 2009:

 2003: Ra mắt cà phê hòa tan G7, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành
trình phát triển của Trung Nguyên. G7 nhanh chóng chinh phục thị trường trong
nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
 2005: Khánh thành nhà máy cà phê rang xay Trung Nguyên tại Buôn Ma
Thuột, đánh dấu bước tiến lớn trong sản xuất cà phê.
 2008: Hoàn thành Làng Cà Phê Trung Nguyên, khu du lịch sinh thái và văn hóa
cà phê độc đáo mang tầm cỡ quốc tế.
 2009: Trung Nguyên chính thức gia nhập Liên minh Sản xuất Cà phê Bền vững
SCA (Sustainable Coffee Alliance), khẳng định cam kết phát triển bền vững và
trách nhiệm với cộng đồng.

2010 - nay:

 2010: Cà phê Trung Nguyên xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn cầu, trở thành một trong những thương hiệu cà phê Việt Nam được yêu thích
nhất thế giới.
 2012: Nhận giải thưởng "Thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam
yêu thích nhất".
 2016: Trung Nguyên Legend chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình mạnh
mẽ của thương hiệu cà phê Việt Nam.
 Hiện nay: Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những
thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam với đa dạng sản phẩm, hệ thống phân phối
rộng khắp và chiến lược phát triển toàn cầu.

III. PHÂN TÍCH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT:


1. Quy trình sản xuất:
1.1. Lựa chọn nguyên liệu:
Trung Nguyên sẽ lựa chọn nguyên liệu đầu vào là cà phê nhân có chất lượng tốt và
đảm bảo tiêu chuẩn. Đây được coi là một trong những bước quan trọng để tạo ra sản
phẩm cuối cùng – cà phê hòa tan có chất lượng cao.Công đoạn này áp dụng loại hình sản
xuất khối lượng lớn.
1.2. Sơ chế:
Sau khi thu hoạch cần sơ chế tách bỏ những cành cây, lá bị lẫn vào hạt cà phê và
những nhạt có kích thước, màu sắc cũng sẽ được phân loại và sàn lọc. những hạt cà
phê sẽ được rửa bằng nước qua hệt thống có dòng nước chảy sau đó sẽ đi qua các máy
rung để phân loại.
Sau khi đã lọc hết những tạp chất và chọn ra những hạt cà phê đạt chất lượng thì
những hạt cà phê đạt chất lượng sẽ được xát vỏ, loại bỏ thịt và chất nhầy ra khỏi hạt
làm cho hạt cà phê được loại bỏ toàn bộ chất nhầy, vỏ và hạt cà phê được tách ra làm
sạch.
1.3 Lên men:
Sau khi xát thì hạt cà phê vẫn còn sót lại chất nhầy nên cần phải lên men để loại bỏ
hoàn toàn. Bước này hạt cà phê sẽ được lên men nhằm đảm bảo hat cà phê sẽ không bị
nấm mốc, mùi vị cà phê cũng sẽ không bị ảnh hưởng và loại bỏ được hoàn toàn chất
nhầy còn sót lại. Thông thường hạt cà phê sẽ được lên men trong các thùng lớn, các vi
sinh vật trong tự nhiên sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thụ và chuyển hoá các hợp chất
làm cho chất nhầy bị chuyển hoá mất đi kết cấu nhờn và dễ dàng rửa sạch bằng nước.
Quá rình này có thể diễn ra khoản từ 1 đến 2 ngày tuỳ thuộc vào mức độ chất nhầy
trên hạt cà phê.
1.4 Sấy khô:
Sau khi lên men và đưuọc rửa sạch lớp nhầy thì hạt cà phê sẽ được đen đi sấy khô
nhằm giảm độ ẩm của hạt cà phê suống khoản từ 10 đến 12,5. Có hai phương pháp chính
dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying).
 Sấy đông lạnh (freeze drying):

Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê
cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá. Nhờ quá trình
thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô
còn lại chính là cà phê uống liền. Mặc dù phương pháp này khá tốn thời gian, nhưng nó
có khả năng giữ lại mùi vị của cà phê tốt hơn nhiều so với phương pháp sấy phun.

 Phương pháp sấy phun (spray drying):

Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào
buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi
dung dịch và để lại bột cà phê khô. Phương pháp này đơn giản hơn rất nhiều so với
phương pháp sấy đông lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao lại làm cho hương vị cà phê bị
mất đi nhiều hơn. Nếu cà phê uống liền cần được khử caffein thì quá trình khử này phải
diễn ra trước khi rang.
1.5 Rang cà phê:
Đây là giai đoạn rất quan trọng để quyết định mùi vị của cà phê. Quá trinhd này sẽ khiến
cho độ ấm còn lại của hạt cà phê bị bay hơi và làm cho hạt cà phê bị giãn nở, lượng
đường trong hạt cà phê sẽ trở thành caramenl tạo nên hương vị ngọt nhẹ kèm với đắng
cùng mùi thơm và màu sắc đặc trưng của cà phê.
Hạt cà phê sẽ được cho vào một thùng máy rang lớn, rong quá trình này cần kiểm soát tốt
nhiệt độ và thời gian rang hạt cà phê. Nếu rang quá nhanh thì hương vị hạt cà phê sẽ
không đạt đến tối đa. Nếu rang quá lâu có thể khiến lượng đường trong cà phê sẽ bị cháy
hết khiến mùi vị cà phê trở nên đắng gắt và không còn vị ngọt hoặc hậm chí hạt cà phê sẽ
bị cháy.
1.6 Làm nguội:
Hạt cà phê sau khi rang vẫn giữ 1 lượng nhiệt bên trong nó khiến cho quá trình rangvẫn
sẽ được diễn ra dù đã lấy ra khỏi máy rang. Nếu không được làm nguội thì lượngnhiệt
còn lại có thể khiến hạt bị rang quá mức hoặc cháy. Việc làm nguội sau khi rangsẽ giúp
hương vị cua hạt cà phê được đảm bảo chất lượng.
1.7 Phối trộn cà phê với chất phụ gia:
Sau khi được làm nguội, hạt cà phê sẽ được phối trộn theo các chủng loại, thị hiếu củathị
trường. Cà phê Trung nguyên đã sử dụng những bí quyết phối trộn các nguyên liệuthảo
dược quý hiếm, nguồn nguyên liệu đặc biệt trong quá rình này để tạo ra nhữngloại cà phê
hảo hạng những hương vị hàng đầu cho cà phê của mình.
1.8 Ủ:
Hạt cà phê sau khi trộn các chất phụ gia cần được đem đi ủ để hương vị ngấm vvào hạtcà
phê. Giai đoạn này có thể mất đến 2 ngày để đảm bao toàn bộ hương vị đã đượcngấm đều
vào hạt cà phê. Tránh lãng phí nguyên liệu cũng như bảo đảm chất lượng vàhương vị của
cà phê.
1.9 Xay, cân, đóng gói:
Cà phê được xay bằng máy xay cà phê hiện đại thành bột cà phê với độ mịn phù hợp với
từng phương pháp pha chế. Độ mịn của bột cà phê sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất
lượng cà phê khi pha chế. Trung Nguyên cung cấp đa dạng các loại cà phê xay với độ
mịn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với từng phương pháp
pha chế như: cà phê phin, cà phê máy, cà phê espresso,… Cà phê được cân với khối
lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Bột cà phê được đóng gói vào túi hoặc
hộp có bao bì đẹp mắt, đảm bảo chất lượng cà phê được bảo quản tốt nhất.

2. Môi trường làm việc:


- Môi trường làm việc của dây chuyền sản xuất cà phê Trung Nguyên được xây
dựng dựa trên nguyên tắc của sự hiện đại hóa và tối ưu hóa quy trình. Từ khi cà phê
được thu hoạch đến khi sản phẩm cuối cùng được đóng gói và chuẩn bị giao hàng, mọi
khâu đều được thiết kế để đảm bảo sự hiệu quả và chất lượng cao nhất.
- Các nhà máy của Trung Nguyên thường có các hệ thống tự động hóa cao và các
thiết bị công nghệ tiên tiến như máy rang cà phê tự động, máy xay cà phê và máy đóng
gói tự động. Điều này giúp tăng cường năng suất, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo tính
nhất quán của sản phẩm. Các nhân viên thường được đào tạo sâu rộng về quy trình sản
xuất và được khuyến khích tham gia vào việc cải tiến quy trình làm việc.
- Môi trường làm việc thường được tạo điều kiện thoải mái và an toàn, với các
biện pháp bảo vệ môi trường tích hợp vào quy trình sản xuất. Tuy nhiên, do áp lực về
thời gian và hiệu suất, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm sản xuất, nhân viên có thể
phải làm việc trong điều kiện áp lực để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đội
nhóm.
- Môi trường làm việc tại dây chuyền sản xuất cà phê Trung Nguyên nhìn chung
là tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện. Doanh nghiệp cần tiếp tục
đầu tư vào cơ sở vật chất, nâng cao chế độ đãi ngộ và tạo môi trường làm việc tốt hơn
cho người lao động.

3. Quy trình công nghệ - Thiết bị sản xuất trong cà phê:


Quy trình sản xuất cà phê rang xay bao gồm nhiều giai đoạn, từ trồng trọt, thu
hoạch, sơ chế, rang xay, phối trộn, đóng gói, đến tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn, có
nhiều loại thiết bị và công nghệ khác nhau được sử dụng để đảm bảo chất lượng và
hương vị cà phê tốt nhất.
- Giai đoạn trồng trọt:
+ Hệ thống tưới tiêu: Sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động giúp cung cấp nước cho cây
cà phê một cách hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời giúp kiểm soát độ ẩm đất tốt hơn.
+ Thiết bị bón phân: Máy bón phân tự động giúp bón phân cho cây cà phê một cách
chính xác và hiệu quả, giúp cây phát triển tốt hơn.
+ Máy móc và thiết bị thu hoạch: Máy thu hoạch cà phê giúp thu hoạch cà phê nhanh
chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho cây cà phê.
- Giai đoạn thu hoạch:
+ Máy hái cà phê: Máy hái cà phê giúp thu hoạch cà phê một cách nhanh chóng và
hiệu quả, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại cho cây cà phê.
Giỏ hái cà phê: Giỏ hái cà phê được sử dụng để thu hoạch cà phê thủ công.
+ Lưới thu hoạch: Lưới thu hoạch được sử dụng để thu hoạch cà phê đã rụng khỏi
cây.
- Giai đoạn sơ chế:
+ Máy tách vỏ cà phê: Máy tách vỏ cà phê giúp tách vỏ cà phê ra khỏi hạt cà phê.
+ Máy lên men cà phê: Máy lên men cà phê giúp lên men hạt cà phê, giúp cà phê có
hương vị thơm ngon hơn.
+ Máy sấy cà phê: Máy sấy cà phê giúp sấy khô hạt cà phê, giúp cà phê bảo quản
được lâu hơn.
- Giai đoạn rang xay:
+ Máy rang cà phê: Máy rang cà phê giúp rang cà phê đến độ chín mong muốn, giúp
cà phê có hương vị thơm ngon hơn.
+ Máy xay cà phê: Máy xay cà phê giúp xay cà phê thành bột, giúp cà phê dễ dàng
pha chế.
- Giai đoạn phối trộn:
+ Máy phối trộn cà phê: Máy phối trộn cà phê giúp phối trộn các loại cà phê khác
nhau theo tỷ lệ mong muốn, giúp tạo ra hương vị cà phê độc đáo.
- Giai đoạn đóng gói:
+Máy đóng gói cà phê: Máy đóng gói cà phê giúp đóng gói cà phê thành phẩm, giúp
bảo quản cà phê tốt hơn và dễ dàng vận chuyển.
Ngoài các thiết bị và công nghệ kể trên, còn có nhiều thiết bị và công nghệ khác
được sử dụng trong sản xuất cà phê rang xay. Việc sử dụng các thiết bị và công
nghệ phù hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng và hương vị cà phê, đồng thời giúp giảm
thiểu chi phí sản xuất.

IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:


- Công ty cổ phần cà phê trung nguyên là một trong những công ty hàng đầu trong
lĩnh vực cà phê tại Việt Nam. Công ty này đã có một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín
trên thị trường trong nhiều năm qua.
- Công ty cà phê trung nguyên nổi tiếng với việc sản xuất và cung cấp các sản
phẩm cà phê chất lượng cao, từ cà phê hạt nguyên chất đến cà phê rang xay và cà phê
hoà tan. Họ cũng mở rộng sản xuất ra các sản phẩm khác như trà và cacao.

- Tuy nhiên công ty cũng đã gặp phải một số vấn đề về quản lý và uy tín do các vụ
kiện tụng và tranh chấp nội bộ. Điều này đã ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công
ty trong mắt khách hàng và cộng đồng.

- Tổng quan, công ty cà phê trung nguyên vẫn là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu trong ngành cà phê tại việt nam, nhưng cần cải thiện trong việc quản lí và
duy trì uy tín để phát triển bền vững trong tương lai.
V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT/ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN:

1. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công ty cần tập trung vào việc cải thiện quy trình
sản xuất, chọn lọc nguồn nguyên liệu chất lượng cao để đảm bảo sản xuất cà phê Trung
Nguyên luôn đạt được tiêu chuẩn cao.

2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Công ty cần nghiên cứu vào phát triển để đưa
ra các sản phẩm mới, độc đáo và phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

3. Mở rộng thị trường: Công ty cần tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu,
đồng thời tăng cường quảng bá và tiếp cận khách hàng trong nước để tăng doanh số
bán hàng.

4. Đào tạo nhân viên: Công ty cần đầu tư vào đào tạo nhân viên, nâng cao năng lực và
kĩ năng làm việc để đảm bảo chất lượng phục vụ và tạo sự hài lòng cho khách hàng.

4. Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Công ty cần chăm sóc và xây dựng hình ảnh
thương hiệu uy tín, đáng tin cậy để thu hút khách hàng và tạo lòng tin từ phía
đối tác và người tiêu dùng.

Tài Liệu Tham Khảo:

Link tham khảo:

 https://trungnguyenlegend.com/lich-su-phat-trien/
 https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Nguy%C3%AAn_%28c%C3%B4ng_ty%29
 https://thelocalbeans.com/
 https://bancaphetrungnguyen.com/

 https://moit.gov.vn/tu-hao-hang-viet-nam/hanh-trinh-27-nam-xay-dung-thuong-
hieu-ca-phe-buon-ma-thuot.html
 https://vnexpress.net/trung-nguyen-mo-sieu-thi-ca-phe-tren-amazon-alibaba-
4117040.html
 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thu-dau-mot/quan-tri-san-
xuat/quy-trinh-san-xuat-ca-phe-hoa-tan-trung-nguyen/84211561
 https://www.youtube.com/watch?v=s3uH5lbVLZQ
 https://coffeetree.vn/quy-trinh-san-xuat-ca-phe-rang-xay.html

You might also like